1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Phú Lộc.doc

80 775 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 642,5 KB

Nội dung

Nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Phú Lộc

Trang 1

PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới(WTO), điều đó đã đem lại cho nền kinh tế nước ta nhiều cơ hội và thách thứcmới Trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng, hoạt động kinh doanhtrong nước trở nên năng động hơn bao giờ hết Trong đó, ngành tài chính ngânhàng có sự chuyển biến mạnh mẽ và trở thành tâm điểm chú ý của toàn xã hội.Trong thời gian này, những NHTM cổ phần ngoài quốc doanh mở rộng mạnglưới chi nhánh, tăng vốn điều lệ và tiến hành cổ phần hoá Tất cả vấn đề này đãtạo nên môi trường cạnh tranh sôi động trong lĩnh vực ngân hàng Các ngân hàngvới chức năng “đi vay để cho vay” đã nhanh chóng mở rộng các loại hình sảnphẩm dịch vụ để thu hút vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, đồng thời đẩy mạnh hoạtđộng tín dụng để lấy thu bù chi.

Hoạt động tín dụng là hoạt động truyền thống và chiếm tỷ trọng lớn trongthu nhập của NHTM Nhưng hoạt động tín dụng lại chứa đựng rất nhiều rủi ro, bởivì nó có mối quan hệ với các cá nhân, tổ chức khác trong toàn bộ nền kinh tế Cáccá nhân hay tổ chức hoạt động kinh doanh luôn chứa đựng nhiều rủi ro thậm chí làphá sản, cho nên khi đặt mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng - khách hàng thì rủiro tiềm ẩn mà ngân hàng phải gánh chịu là hiển nhiên

Muốn tồn tại và phát triển, các ngân hàng cần phải thiết lập một hệ thốngkiểm soát chặt chẽ nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng nói riêngcũng như rủi ro trong hoạt động kinh doanh nói chung Hệ thống KTNB ra đời vàphát triển phải đáp ứng yêu cầu đó Phải phát huy hết sức hiệu quả kiểm tra, giámsát nội bộ và tư vấn hoạt động cho ngân hàng Từ đó nâng cao hiệu quả công táctín dụng cũng như quản lý điều hành trong hoạt động tín dụng.

Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta KTNB là một vấn đề khá mới mẻ với nhiềunhà quản lý và nó chưa được quan tâm đúng mức, chưa phát huy hết các chứcnăng của KTNB Cũng như hệ thống các NHTM Việt Nam, công tác KTNB tại

Trang 2

NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Phú Lộc bên cạnh những ưu điểm đạt được cònkhông ít những hạn chế Vì vậy, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, côngtác KTNB hoạt động tín dụng hiệu quả sẽ giúp Chi nhánh góp phần hạn chế nhữngrủi ro trong kinh doanh, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững Nhận thức được sự cần thiết và vai trò của KTNB đối với hoạt động ngânhàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, cùng với kiến thức đã được trangbị trong quá trình 4 năm học tại nhà trường, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài:

“Nâng cao chất lượng KTNB hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánhHuyện Phú Lộc” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài này được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu sau:

- Đề tài đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm toán và kiểm toánnội bộ hoạt động tín dụng trong NHTM.

- Đề tài tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng KTNB hoạt động tín dụngtại NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Phú Lộc

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng KTNB hoạt động tíndụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Phú Lộc.

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là công tác KTNB hoạt động tín dụngtại NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Phú Lộc.

5 Phương pháp nghiên cứu

Tôi đã sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:

Trang 3

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng để tìmhiểu và hệ thống hoá lý luận về NHTM, đánh giá thực trạng KTNB hoạt động tíndụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Phú Lộc.

- Phương pháp so sánh: Phương pháp này nhằm xử lý các số liệu thu thậpđược dùng để tiến hành đối chiếu, so sánh số liệu giữa các năm, sự tăng giảm cácchỉ tiêu qua các kỳ phân tích

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Hỏi trực tiếp người cung cấp thông tin,dữ liệu cần thiết cho đề tài nghiên cứu Phương pháp này được sử dụng trong giaiđoạn thu thập những thông tin cần thiết và số liệu thô liên quan đến đề tài.

- Phương pháp kiểm toán hệ thống: Là phương pháp kiểm toán trong đócác thủ tục, kỹ thuật kiểm toán được thiết lập để thu thập các bằng chứng về tínhhiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán.

- Phương pháp kiểm toán cơ bản: Là phương pháp kiểm toán trong đó cácthủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm thu thập bằng chứng có liên quan do hệthống kế toán xử lí và cung cấp

6 Kết cấu của khoá luận

Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, khoá luận có bố cục gồm 3 chương:Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm toán và kiểm toán nội bộhoạt động tín dụng trong NHTM.

Chương 2: Thực trạng KTNB hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Chinhánh huyện Phú Lộc.

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng KTNB hoạt động tín dụng tạiNHNo&PTNT Chi nhánh huyện Phú Lộc.

Trang 4

PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUCHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN VÀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG

1.1 Tổng quan về kiểm toán

1.1.1 Sơ lược về sự ra đời và phát triển của kiểm toán

Trên thế giới, thuật ngữ kiểm toán đã có từ lâu, từ khi xuất hiện nhu cầu xácđịnh tính trung thực, độ tin cậy của thông tin trong báo cáo tài chính, kế toán vàthực trạng tài sản của một chủ thể trong quan hệ kinh tế Từ nền văn minh Ai Cậpvà La Mã cổ đại, đã xuất hiện kiểm toán cổ điển bằng cách những người làm côngviệc ghi chép kế toán đọc những số liệu, tài liệu cho bên độc lập nghe và nhận xét.Vì vậy, trong tiếng Anh từ Audit (kiểm toán), có gốc Latinh là Auditus (nghe).

Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, kiểm toán đã rất phát triển từ thế kỷXVIII, XIX Riêng trong nền kinh tế các quốc gia thuộc hệ thống các nước xã hộichủ nghĩa, do có một thời gian dài có một số quan niệm hết sức duy ý chí về mộtnền kinh tế xã hội chủ nghĩa nên kiểm toán cũng là một lĩnh vực không đượcxem xét đến (xem như không cần thiết) Tuy nhiên, những quan niệm ấy càngbộc lộ những yếu kém, không phù hợp với quy luật khách quan và kiểm toán đãra đời, đi vào hoạt động bắt đầu từ Nga, các nước Đông Âu, Trung Quốc… TạiViệt Nam, kiểm toán cũng mới chỉ thực sự có những hoạt động cụ thể từ khoảnghơn 10 năm nay mà thôi Kiểm toán Việt Nam được chính thức xuất hiện từtháng 5 năm 1991 với các Công ty kiểm toán độc lập, tháng 11 năm 1994 vớikiểm toán Nhà nước và tháng 11 năm 1997 với kiểm toán nội bộ.

Trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam, thuật ngữ kiểm toán mới xuất hiệntừ những năm cuối của thập kỷ 80 của thế kỷ XX và phát triển dần theo sự pháttriển và đổi mới nền kinh tế Trước khi có luật bổ sung sửa đổi: Luật các tổ chứctín dụng Việt Nam, trong hệ thống ngân hàng nước ta chưa định hình hệ thống

Trang 5

kiểm soát nội bộ mà chỉ có hệ thống kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụngvà đến năm 1999, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 03/1998/QĐ-NHNN3 ngày 03/01/1998: “Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động kiểm tra, kiểmtoán nội bộ trong các TCTD hoạt động tại Việt Nam”.

Theo quy định tại Quyết định số 03 nêu trên của NHNN, TCTD phải lậphệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ thuộc hệ điều hành, giúp Tổng giám đốc(Giám đốc) điều hành thông suốt, an toàn và đúng pháp luật hoạt động nghiệp vụcủa TCTD.

Các TCTD phải kiểm tra thường xuyên việc chấp hành pháp luật và các quyđịnh nội bộ; kiểm tra trực tiếp các hoạt động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực tạiSở giao dịch, Chi nhánh, Văn phòng đại diện và các công ty trực thuộc TCTDphải kiểm toán hoạt động nghiệp vụ từng thời kỳ, từng lĩnh vực nhằm đánh giáchính xác kết quả hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của TCTD.

Kết quả kiểm tra, kiểm toán nội bộ phải báo cáo kịp thời với Tổng giámđốc (Giám đốc), Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát Cũng theo quy định trên, tổchức bộ máy kiểm tra nội bộ trực thuộc Tổng giám đốc (Giám đốc) của TCTD.

Căn cứ Luật TCTD và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cácTCTD năm 2004, ngày 1 tháng 8 năm 2006, Thống đốc NHNN đã ban hànhQuyết định số 36/2006/QĐ-NHNN ban hành Quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộcủa TCTD và Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN ban hành Quy chế kiểm toánnội bộ của các TCTD

1.1.2 Khái niệm và bản chất của kiểm toán

Như trên đã nêu, kiểm toán mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam trong nhữngnăm gần đây, với những kinh nghiệm học hỏi từ những nước khác nhau, nhữngtài liệu khác nhau và với những suy nghĩ chủ quan khác nhau nên dẫn tới cónhững quan niệm khác nhau về kiểm toán Có thể khái quát thành ba quan điểmchính như sau:

Quan điểm thứ nhất: Kiểm toán được đồng nghĩa với kiểm tra kế toán Nộidung của hoạt động này là rà soát các thông tin kế toán, chứng từ kế toán và tổng

Trang 6

hợp cân đối kế toán Thực ra, đây là một chức năng vốn có của bản thân kế toán.Quan điểm này chỉ tồn tại vào những năm đầu của thời kỳ đổi mới, thời kỳ chúngta bắt đầu chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trườngtheo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước.

Quan điểm thứ hai: Là quan điểm theo các tác giả Alvin A.Arens và JamesK.Loebbecker: “Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập có thẩm quyền thuthập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng được của mộtđơn vị cụ thể, nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa cácthông tin với các chuẩn mực đã được thiết lập” Đây là quan điểm phát sinh cùngvới sự ra đời của cơ chế thị trường và được sử dụng trước tiên tại các nước sớmcó nền kinh tế thị trường phát triển.

Quan điểm thứ ba: Trong thời kỳ nền kinh tế thị trường đã phát triển mạnhmẽ, người quan tâm đến thông tin kinh tế - tài chính của đơn vị không chỉ có Nhànước mà còn có cả các chủ thể khác trong nền kinh tế Hơn nữa, đôi khi đốitượng kiểm toán không chỉ là các thông tin mang tính định lượng Chính vì vậy,theo quan điểm này, kiểm toán có phạm vi rất rộng, bao gồm: kiểm toán quy tắc(kiểm toán tuân thủ), kiểm toán hoạt động, kiểm toán báo cáo tài chính.

Từ những quan điểm trên, chúng ta có thể hiểu khái niệm về kiểm toán như sau:

Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập có thẩm quyền, có kỹ năngthu thập và đánh giá các bằng chứng khách quan, từ đó bày tỏ ý kiến về thựctrạng hoạt động được kiểm toán sau khi đối chiếu với các chuẩn mực được xâydựng cho việc báo cáo thông tin đó.

1.1.3 Vai trò của kiểm toán trong nền kinh tế thị trường

Chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thực hiện chủ trương đa dạng hóacác hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế được mở rộng và ngày càng đóngvai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước Trong điều kiệnnền kinh tế như vậy, thông tin tài chính của doanh nghiệp không chỉ để báo cáocho các cơ quan quản lí nhà nước để kiểm tra và xét duyệt mà nay các thông tinnày cần cho nhiều người, được nhiều đối tượng quan tâm, khai thác sử dụng chocác quyết định kinh tế Tuy ở nhiều góc độ khác nhau nhưng tất cả các đối tượng

Trang 7

này đều có cùng nguyện vọng là có được các thông tin có độ chính xác cao, tin cậyvà trung thực.

Luật pháp yêu cầu và để yên lòng người sử dụng các báo cáo tài chính phảiđược kiểm toán và chỉ có những thông tin kinh tế đã được kiểm toán mới là căn cứtin cậy cho việc đề ra các quyết định hiệu quả và hợp lí Việc các quy định mangtính pháp lí bắt buộc các thông tin tài chính trước khi công bố phải được kiểm toán,điều này thể hiện rõ nét vai trò của kiểm toán trong quá trình đổi mới nền kinh tế Trong các quan hệ kinh tế nhờ có kiểm toán mà các doanh nghiệp đã tìmđược tiếng nói chung đó là sự tin cậy lẫn nhau, sự thẳng thắn, trung thực trình bày vềtình hình tài chính của mình Đây là yếu tố hết sức quan trọng để đánh giá, lựa chọnđối tác kinh doanh Đặc biệt trong quan hệ hợp tác kinh doanh với nước ngoài, nếunhà đầu tư nước ngoài muốn tìm hiểu về hoạt động kinh doanh và đánh giá tình hìnhcủa một doanh nghiệp trước khi đầu tư, hợp tác kinh doanh thì chi phí cho cuộckiểm toán sẽ hiệu quả và rẻ hơn nhiều so với chi phí mà hai bên phải bỏ ra để đàmphán tự chứng minh về khả năng tài chính của mình Đồng thời ý kiến khách quancủa kiểm toán luôn đáng tin cậy hơn Ngay cả khi các công ty có vốn đầu tự nướcngoài được thành lập thì nhu cầu kiểm toán của các công ty này là tất yếu bởi yêucầu quản lí của các đối tác nước ngoài trong doanh nghiệp.

Hoạt động kiểm toán còn thu hút được lực lượng lớn các lao động có trình độchuyên môn nghiệp vụ cao và đặc biệt là lực lượng chuyên gia tư vấn nước ngoàilàm việc tại các công ty kiểm toán quốc tế.

Kiểm toán thực hiện kiểm tra tính trung thực hợp lí hợp pháp của thông tintrong hoạt động kinh tế, tài chính làm lành mạnh hoá các quan hệ tài chính, cung cấpcác thông tin trung thực cho quản lí vĩ mô trong nền kinh tế.

Với bên thứ ba, kiểm toán đã giúp ngân hàng, các công ty tài chính, các nhà đầutư, các cổ đông, đối tác… có đủ thông tin tin cậy, bằng chứng xác đáng để đưa ra quyếtđịnh có đầu tư, liên quan đến đơn vị được kiểm toán.

1.1.4 Phân loại kiểm toán

Có hai cách phân loại kiểm toán, phân loại theo chủ thể và phân loại theochức năng.

Trang 8

1.1.4.1 Phân loại theo chức năng kiểm toán

Căn cứ theo chức năng kiểm toán có thể chia công việc kiểm toán thànhba loại: kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán báo cáo tài chính.

 Kiểm toán hoạt động

Kiểm toán hoạt động là loại kiểm toán nhằm để xem xét và đánh giá vềtính kinh tế, tính hữu hiệu và tính hiệu quả của một hoạt động để đề xuất phươngán cải tiến Ở đây tính kinh tế là xem xét đánh giá công việc đạt được mục tiêu đềra với chi phí nhỏ nhất; tính hữu hiệu là khả năng hoàn thành nhiệm vụ hay mụctiêu; còn tính hiệu quả chính là việc đạt được kết quả cao nhất với một nguồn lựcnhất định, hay còn gọi là nguyên tắc tối đa.

Đối tượng của loại hình này rất đa dạng, cụ thể có thể bao gồm:

- Kiểm tra việc huy động, phân phối, sử dụng một cách tiết kiệm và cóhiệu quả các nguồn nhân lực (nhân lực, vật tư, hàng hoá, tài sản, tiền vốn…) củadoanh nghiệp.

- Kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh; phân phối vàsử dụng thu nhập; kết quả bảo toàn và phát triển vốn.

- Kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả hoạt động của các bộ phận chức năngtrong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong loại hình kiểm toán này chuẩn mực đánh giá được xác định tuỳ theotừng đối tượng cụ thể, vì thế không có chuẩn mực chung, và việc lựa chọn chuẩnmực thường mang tính chủ quan và tuỳ theo nhận thức của kiểm toán viên.Chuẩn mực có thể là các tiêu chuẩn kỹ thuật, tỷ suất bình quân ngành, hay mộttiêu chuẩn nào đó.

Loại hình kiểm toán này thường được thực hiện bởi các kiểm toán viên nộibộ, nhưng cũng có thể do kiểm toán viên nhà nước hay kiểm toán viên độc lập tiến hành Kết quả hoạt động chủ yếu để phục vụ cho lợi ích của bản thân đơn vị.

 Kiểm toán tuân thủ

Là việc kiểm tra nhằm đánh giá mức độ chấp hành pháp luật, hay một văn bản, một quy định nào đó của đơn vị.

Trang 9

Đối tượng của loại hình này rất đa dạng, cụ thể có thể bao gồm:

- Kiểm tra tính tuân thủ luật pháp, chính sách, chế độ tài chính kế toán,chế độ quản lý của Nhà nước và tình hình chấp hành các chính sách, quyết định,nghị quyết, quy chế của Hội đồng quản trị, của Ban giám đốc.

- Kiểm tra tính tuân thủ các quy định về nguyên tắc, quy trình nghiệp vụ,thủ tục quản lý của toàn bộ cũng như của từng khâu công việc, của từng bộ phậntrong hệ thống kiểm soát nội bộ.

- Kiểm tra sự chấp hành các nguyên tắc, các chính sách, các chuẩn mực kếtoán từ khâu lập chứng từ, vận dụng hệ thống tài khoản, ghi sổ kế toán, tổng hợpthông tin và trình bày báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị đến lưu trữ tàiliệu kế toán.

Chuẩn mực dùng để đánh giá là các văn bản có liên quan, ví dụ như luậtthuế, các văn bản pháp quy, các nội quy, các hợp đồng…

Kiểm toán tuân thủ có thể được thực hiện bởi các kiểm toán viên nội bộ,kiểm toán viên Nhà nước, hay kiểm toán viên độc lập Kết quả kiểm toán tuânthủ dùng để phục vụ cho các cấp thẩm quyền có liên quan.

 Kiểm toán báo cáo tài chính

Kiểm toán báo cáo tài chính là loại kiểm toán nhằm kiểm tra và xác nhậnvề tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính cũng như xem xét báo cáo tàichính có phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán và yêu cầu của luậtpháp hay không Đây là loại hình kiểm toán xuất hiện sớm và khá phổ biến Khithực hiện kiểm toán, nội dung cơ bản bao gồm: Kiểm tra và xác nhận tính kịpthời, đầy đủ, khách quan và tin cậy của các báo cáo tài chính trước khi ký duyệtvà công bố; Kiểm tra và đánh giá các báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trịvà đưa ra những kiến nghị và tư vấn cần thiết cho hoạt động kinh doanh nhằmđảm bảo sự hợp lý, hiệu quả.

Nếu kiểm toán tuân thủ sử dụng các văn bản làm chuẩn mực để đánh giáthì kiểm toán báo cáo tài chính lấy các chuẩn mực kế toán hay chế độ kế toánhiện hành làm thước đo chủ yếu.

Trang 10

Kiểm toán báo cáo tài chính thường được thực hiện bởi các kiểm toán viênđộc lập, và kết quả kiểm toán để phục vụ cho đơn vị, Nhà nước và các bên thứ 3,trong đó chủ yếu cho các nhà đầu tư, ngân hàng, nhà cung cấp, các cổ đông…

Trong thực tế kiểm toán báo cáo tài chính là hoạt động được tiến hành chủyếu Người ta ban hành rất nhiều các quy định, hướng dẫn việc thực hành kỹ thuậtkiểm toán này Việc thực hiện các loại kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủchủ yếu là dựa vào kỹ thuật kiểm toán của loại kiểm toán báo cáo tài chính.

1.1.4.2 Phân loại theo chủ thể tiến hành

Căn cứ theo chủ thể tiến hành có thể chia công việc kiểm toán thành ba loại: Kiểm toán Nhà nước

Là công việc kiểm toán do cơ quan kiểm toán Nhà nước tiến hành Kiểmtoán Nhà nước chủ yếu tiến hành các cuộc kiểm toán tuân thủ, xem xét việc chấphành các chính sách, luật lệ, chế độ của Nhà nước và đánh giá sự hữu hiệu, hiệu quảhoạt động tại các đơn vị sử dụng vốn và kinh phí của Nhà nước Cơ quan kiểm toánNhà nước là một tổ chức trong bộ máy quản lý của Nhà nước Kiểm toán viên Nhànước là các viên chức Nhà nước.

Kiểm toán Nhà nước nhận xét, đánh giá và xác nhận việc chấp hành chínhsách, chế độ tài chính, kế toán ở các đơn vị Bên cạnh đó, kiểm toán Nhà nước còncó quyền góp ý và yêu cầu các đơn vị kiểm toán sữa chữa những sai phạm và kiếnnghị với cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm, đề xuất với Chính phủ những sữađổi, cải tiến cơ chế quản lý tài chính, kế toán cần thiết.

 Kiểm toán độc lập

Là hoạt động kiểm toán được tiến hành bởi các kiểm toán viên độc lập thuộcnhững tổ chức kiểm toán độc lập Họ thực hiện các cuộc kiểm toán báo cáo tàichính, và tuỳ theo yêu cầu của khách hàng, họ còn có thể thực hiện kiểm toán hoạtđộng, kiểm toán tuân thủ và các dịch vụ tư vấn về kiểm toán, thuế, tài chính.

Do sự độc lập trong hoạt động nên kết quả kiểm toán của họ tạo được sự tincậy đối với những người sử dụng, vì vậy trong nền kinh tế thị trường thì vai trò củahọ trở nên rất cần thiết và khó có thể thay thế Nói cách khác là tuy rằng báo cáo

Trang 11

kiểm toán các báo cáo tài chính có thể được nhiều đối tượng sử dụng nhưng đốitượng sử dụng chính yếu là các bên thứ ba, và những người này thường chỉ tin cậybáo cáo tài chính đã được kiểm toán viên độc lập kiểm toán.

Trên thế giới, kiểm toán độc lập là loại hoạt động dịch vụ tư vấn dưới sự bảohộ và thừa nhận của pháp luật, công việc kiểm toán độc lập càng ngày càng đượcquản lý chặt chẽ bởi các hiệp hội chuyên ngành về kiểm toán.

 Kiểm toán nội bộ

Là công việc kiểm toán do các KTV nội bộ của đơn vị tiến hành theo yêu cầucủa giám đốc doanh nghiệp hoặc thủ trưởng đơn vị KTNB có phạm vi thực hiệnnhư sau: kiểm toán báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị của doanh nghiệp vàcác đơn vị thành viên; kiểm toán tuân thủ; kiểm toán hoạt động.

Để có thể hoạt động hữu hiệu thì bộ phận KTNB được tổ chức độc lập vớicác bộ phận khác trong đơn vị, thế nhưng sự độc lập này chỉ mang tính tương đối vìhọ vẫn là nhân viên của đơn vị Đây chính là sự khác biệt chủ yếu giữa KTNB vàkiểm toán độc lập, và làm cho kết quả KTNB khó có được sự tin cậy của nhữngngười ở bên ngoài đơn vị.

Như vậy, cần hiểu chức năng xác nhận của KTV nội bộ ở đây theo một nghĩakhác với chức năng xác nhận của KTV độc lập: đó là sự xác nhận phục vụ chongười quản lý đơn vị (là người tổ chức và chỉ đạo KTNB) chứ không phải cho tất cảcác đối tượng sử dụng báo cáo của đơn vị Chính vì vậy, điều 6 của Quy chế kiểmtoán nội bộ (Quyết định 832/TC-CĐKT ngày 28/10/1997 của Bộ tài chính) đã chỉ rõtrách nhiệm của KTV nội bộ: … “kiểm tra và xác nhận chất lượng, độ tin cậy củathông tin kinh tế, tài chính của báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị trước khitrình ký duyệt”… Theo đó, KTV nội bộ chịu trách nhiệm trước người quản lý vàngười quản lý chịu trách nhiệm trước người sử dụng báo cáo tài chính về các thôngtin trên báo cáo.

1.1.5 Các phương pháp kiểm toán

Phương pháp kiểm toán được hiểu là các biện pháp, cách thức và thủpháp được vận dụng trong công tác kiểm toán nhằm đạt được mục đích kiểm

Trang 12

toán đã đặt ra.

Phương pháp kiểm toán là sản phẩm của sự nhận thức khoa học quátrình kiểm toán và thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị Có nhiều phương pháp được sử dụng trong kiểm toán nhưng trong thựctế có 2 phương pháp được sử dụng phổ biến là :

 Phương pháp kiểm toán hệ thống Phương pháp kiểm toán cơ bản

1.1.5.1 Phương pháp kiểm toán hệ thống

Là phương pháp tiếp cận đối tượng kiểm toán dựa trên hệ thống đểkiểm tra một lĩnh vực hoạt động, một khâu tác nghiệp trong mối tương quanvới các lĩnh vực hoạt động, các khâu tác nghiệp khác Kiểm toán viên thựchiện các thử nghiệm để thu thập bằng chứng kiểm toán để đảm bảo rằng hệthống kiểm soát nội bộ mà kiểm toán dựa vào đó để kiểm toán là một hệ thốngkiểm soát nội bộ có hiệu quả.

Các phương pháp được áp dụng phổ biến: Khảo sát hệ thống (walk through):

Hay còn gọi là kỹ thuật điều tra hệ thống Đòi hỏi việc kiểm tra chi tiếtmột loạt các nghiệp vụ từ đầu đến cuối để xem xét, đánh giá các bước kiểm soátáp dụng trong hệ thống điều hành nội bộ.

 Các thử nghiệm chi tiết đối với kiểm soát:

Là các thử nghiệm được tiến hành để thu thập bằng chứng về sự hiện hữucủa các quy chế kiểm soát và các bước kiểm soát, làm căn cứ cho việc thiết kếphương pháp kiểm toán cơ bản.

1.1.5.2 Phương pháp kiểm toán cơ bản

Là phương pháp kiểm toán trong đó các thủ tục kiểm toán được thiết kếnhằm thu thập bằng chứng có liên quan do hệ thống kế toán xử lí và cung cấp

Đặc trưng của phương pháp này là việc tiến hành các thử nghiệm, cácđánh giá đều dựa trên số liệu, các thông tin trên báo cáo tài chính và hệ thống kế

Trang 13

toán của đơn vị (gọi là phương pháp thử nghiệm trên số liệu) Trong kiểm toáncơ bản người ta thường sử dụng phương pháp phân tích và kiểm tra chi tiết Các bước thử nghiệm số liệu bao gồm:

 Phân tích số liệu:

Trên cơ sở sử dụng các tỷ lệ, các mối quan hệ tài chính để xác định nhữngtính chất hay những sai lệch không bình thường trong bảng cân đối kế toán vàcác báo cáo tài chính khác của doanh nghiệp Phân tích số liệu cho phép KTV cócái nhìn khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh và tài chính của đơn vịđược kiểm toán, phát hiện những điều kiện không hợp lí, những điều bất thườngnhững biến động lớn và những trọng tâm trọng yếu trong kiểm toán.

Kỹ thuật chủ yếu dùng để phân tích, đánh giá các thông tin tài chính củadoanh nghiệp là:

- Phân tích so sánh về lượng trên cùng một chỉ tiêu hay còn gọi là phân tíchngang Ví dụ về phân tích ngang như: so sánh số liệu kỳ này với kỳ trước hoặcgiữa các kỳ với nhau, so sánh số liệu với các đơn vị cùng ngành, cùng quy mô - Phân tích tỷ suất hay còn gọi là phân tích dọc, bằng cách so sánh, xácđịnh tỷ lệ tương quan giữa các chỉ tiêu, các khoản mục khác nhau Các tỷ suấtđược lựa chọn sử dụng tuỳ theo kinh nghiệm, trình độ của kiểm toán viên như:các tỷ suất về khả năng thanh khoản, khả năng sinh lời, cấu trúc tài chính củadoanh nghiệp.

 Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và các số dư tài khoản:

Là phương pháp kiểm tra trực tiếp các nghiệp vụ và số dư để xác định xem các nghiệp vụ kế toán có được phê duyệt đúng đắn hay không, có được hạchtoán và ghi sổ chính xác không, các số dư trên bảng cân đối có thực và chính xác không

Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, các loạinghiệp vụ không có tính chất phức tạp Còn đối với các doanh nghiệp có quy môhoạt động lớn thì việc kiểm tra chi tiết tất cả nghiệp vụ và số dư là không thể Khiđó, việc kiểm tra chi tiết chủ yếu dựa trên cơ sở kiểm tra mẫu của một số nghiệp

Trang 14

vụ cùng loại Hiện nay có 2 phương pháp chọn mẫu chính đó là phương phápchọn mẫu xác suất và phương pháp chọn mẫu phi xác suất.

1.2 Kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng trong NHTM1.2.1 NHTM và hoạt động tín dụng

1.2.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại

Ở Việt Nam, theo điều 20 Luật các tổ chức tín dụng (26/12/1997) chỉ rõ:“Ngân hàng là loại hình TCTD được thực hiện toàn bộ các hoạt động của ngânhàng và hoạt động kinh doanh khác có liên quan” Trong đó “hoạt động ngânhàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thườngxuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung cấp các dịchvụ thanh toán”

Với các chức năng như trên, NHTM tỏ rõ vị thế quan trọng của mìnhtrong nền kinh tế thị trường Ngân hàng đựơc ví như huyết mạch của nền kinh tếquốc dân Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã so sánh hệ thốngngân hàng, tài chính như “hệ thần kinh” chi phối hoạt động của nền kinh tế đấtnước mà trong tình hình hiện nay “hệ thần kinh” này cần hoạt động mạnh hơnnữa, đưa ra những dự báo, chiến lược thông minh, hiệu quả giúp Chính phủ giảiquyết khó khăn, duy trì đà tăng trưởng.

Hoạt động của NHTM ngày càng được đa dạng hoá, các dịch vụ ngân hàngđựơc cung cấp ngày càng chu đáo, với nhiều tiện ích hiện đại như InternetBanking, Phone Banking… Ngân hàng thực sự trở thành cầu nối không thể thiếuvà không thể thay thế trong nền kinh tế thị trường đang được quốc tế hoá cao,đang xâm nhập vào mọi mặt của đời sống xã hội Ngân hàng là một tổ chức đặcbiệt về tiền tệ tín dụng được thể hiện thông qua :

NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế, là nơi nhận tiền gửi của dâncư để cho vay đối với những người thiếu vốn và có nhu cầu vay, là công cụ quantrọng thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất.

NHTM chính là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường thông quahoạt động tín dụng của ngân hàng với doanh nghiệp.

Trang 15

NHTM là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế: Thông quahoạt động tín dụng và thanh toán giữa các ngân hàng trong hệ thống đã góp phầnmở rộng khối lượng tiền cung ứng ra lưu thông.

Bên cạnh đó NHTM chính là cầu nối giữa nền tài chính quốc gia với nền tàichính thế giới, tham gia quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu.Với các vai trò của mìnhchính NHTM đã góp phần thúc đẩy hoạt động ngoại thương ngày càng phát triển,dẫn đến sự hợp tác giữa các ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài.

1.2.1.2 Hoạt động tín dụng của NHTM

Tín dụng là một quan hệ giao dịch về tiền hoặc tài sản giữa hai chủ thể làbên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân,doanh nghiệp và các chủ thể khác); trong đó bên cho vay giao tiền hoặc tài sảncho bên đi vay được sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, đồngthời bên đi vay cam kết hoàn trả vô điều kiện vốn và lãi cho bên cho vay khi đếnhạn thanh toán đã thoả thuận.

Tín dụng ngân hàng là hình thức chủ yếu, chiếm vị trí quan trọng đặc biệttrong nền kinh tế Tín dụng ngân hàng có một số đặc điểm sau:

- Đối tượng của tín dụng ngân hàng là vốn tiền tệ, nghĩa là ngân hàng huyđộng vốn và cho vay vốn bằng tiền Nó phản ánh quan hệ kinh tế giữa chủ sở hữuvà cá chủ thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế trên nguyên tắc cóthời hạn, hoàn trả cả vốn gốc lẫn lợi tức.

- Tín dụng ngân hàng vừa là tín dụng tiêu dùng vừa là tín dụng mang tính chấtsản xuất kinh doanh gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Thời gian tín dụng được xác định do thoả thuận giữa bên cho vay và bênđi vay.

 Rủi ro tín dụng của NHTM

Rủi ro tín dụng là rủi ro của ngân hàng phát sinh trong quá trình cho vay,được biểu hiện dưới hình thức người đi vay không trả được nợ vay hoặc khôngtrả nợ cho ngân hàng đúng thời hạn như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng

Trang 16

Rủi ro tín dụng của NHTM thường được biểu hiện thông qua nợ quá hạn.Ngày 31/12/2001, Thống đốc ngân hàng Nhà nước ra Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng,trong đó Điểm 2 Điều 13 quy định chi tiết về việc chuyển nợ quá hạn như sau:“Khi đến hạn trả nợ gốc hoặc lãi, nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn vàkhông được điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc hoặc lãi hoặc không được gia hạn nợ gốchoặc lãi thì TCTD chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn.” Đây cũng đượcxem là định nghĩa nợ quá hạn của nước ta.

Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn*100/Tổng dư nợ

Tỷ lệ này cho thấy mức độ rủi ro tín dụng của một ngân hàng tại một thờikỳ, nó cho biết trong một trăm đồng dư nợ thì có bao nhiêu đồng nợ quá hạn.Theo NHNN, tỷ lệ này dưới 3% được đánh giá là tốt.

1.2.2 Kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng trong NHTM1.2.2.1 Kiểm toán nội bộ NHTM

a) Khái niệm về kiểm toán nội bộ NHTM

Theo Liên đoàn kế toán quốc tế IFAC thì khái niệm KTNB được nêu ra:“Một hoạt động được lập ra trong một đơn vị kinh tế, như một loại dịch vụ chođơn vị đó, có chức năng kiểm tra, đánh giá và giám sát tính thích hợp và hiệu quảcủa hệ thống kế toán và KTNB”

Tháng 6/1999, Hội đồng quản trị Viện KTNB đã thông qua định nghĩanhư sau về KTNB: “KTNB là hoạt động đảm bảo và tư vấn một cách độc lập,khách quan; được thiết kế nhằm tăng giá trị và tăng cường hoạt động của một tổchức Nó cho phép tổ chức đạt được các mục tiêu của mình bằng cách tiếp cận cókỷ luật và hệ thống nhằm đánh giá và tăng cường hiệu lực của các quy trình quảntrị, điều hành, kiểm soát và quản lý rủi ro”.

Với nội dung như vậy, Uỷ ban Basel đã đưa ra định nghĩa về kiểm toánnội bộ như sau: “KTNB là hoạt động độc lập, khách quan; là hoạt động tư vấnđược tổ chức thực hiện nhằm tăng thêm giá trị và cải thiện hoạt động của doanhnghiệp KTNB giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình bằng cách tổ chức

Trang 17

kiểm tra có tính hệ thống và chặt chẽ nhằm đánh giá và nâng cao hiệu quả củacác hoạt động quản trị rủi ro, kiểm soát và quản trị tổ chức”

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 610 ban hành kèm theo quyết địnhsố 143/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì: “KTNBlà một bộ phận trong hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị, có chức năng kiểmtra, đánh giá tính phù hợp, hiệu quả, sự tuân thủ của pháp luật và các quy địnhcủa hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị đó.”

KTNB NHTM được hiểu là quá trình hoạt động một cách có tổ chức, cókỷ luật và độc lập của những người có thẩm quyền trong ngân hàng nhằm kiểmtra, đánh giá về chất lượng và độ tin cậy của các thông tin tài chính và phi tàichính của ngân hàng, đồng thời đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả củacông tác quản lí rủi ro, kiểm soát nội bộ và quản trị điều hành của ngân hàng KTNB là một bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống cơ chế kiểm tra,giám sát nội bộ trong ngân hàng nên KTNB ngân hàng sẽ không bị bó hẹp phạmvi hoạt động kinh doanh trong một công việc, bộ phận nào mà phải mở rộngphạm vi nghiên cứu ra tới tất cả loại hình nghiệp vụ mà ngân hàng đã, đang và sẽthực hiện Có như vậy thì KTNB mới hướng công việc của mình vào cải thiện vànâng cao chất lượng hoạt động, tăng cường sức mạnh cho cơ chế kiểm soát nộibộ phát huy hiệu quả.

KTNB nằm ngoài quy trình, độc lập và tách rời với quy trình nghiệp vụ,sẽ không chịu trách nhiệm về tình hình, kết quả hoạt động của nghiệp vụ đó màchỉ có trách nhiệm kiểm tra và đánh giá một cách khách quan xem quy trìnhnghiệp vụ đó hay toàn hệ thống đã vận hành an toàn, hiệu quả hay chưa, thông tinđưa ra có chính xác hay không? Từ đó rút ra được các điểm yếu cần phải khắcphục, đưa ra ý kiến nhận xét để hoàn thiện quy trình, nhắc nhở các cán bộ nhânviên có ý thức tuân theo những chuẩn mực, quy định đã đề ra.

Như vậy, khi mới ra đời KTNB chỉ đóng vai trò chống gian lận, sai sótnhưng hiện nay đã mở rộng phạm vi chức năng hoạt động bao gồm cả việc kiểmtra những rủi ro mà ngân hàng phải tránh đỡ Một thực tế đã được thừa nhậntrong thời gian qua là công tác KTNB đã góp phần nâng cao hiệu quả quản trị

Trang 18

điều hành hoạt động của ngân hàng Để đạt được kết quả trên, các NHTM cần cóđội ngũ KTV không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn cần có đạo đứcnghề nghiệp tốt Bởi vậy, Ngân hàng phải có chính sách tuyển dụng, chính sáchđào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực khoa học, hợp lý để có được đội ngũ cán bộ,nhân viên có năng lực chuyên môn tốt, có ý thức kỷ luật, có tính chuyên nghiệpcao Với đặc thù riêng của hoạt động ngân hàng thì mỗi nhân viên ngân hàng đềucó trách nhiệm kiểm tra, tự kiểm tra theo quy trình nghiệp vụ, theo quy định ngânhàng đã thiết lập, đề cao ý thức chấp hành trong mọi thao tác nghiệp vụ Tronghoạt động kiểm toán thì KTV nội bộ còn phải thực hiện quy tắc đạo đức nghềnghiệp, đó là tính trung thực, tính khách quan, có năng lực chuyên môn, tính bảomật trong thực hiện nhiệm vụ

b) Chức năng của KTNB

- Chức năng kiểm tra: Là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật để xemxét, đối chiếu mức độ trung thực của các thông tin, tài liệu và tính hợp phápcủa việc thực hiện các nghiệp vụ hay lập các bản khai tài chính.

- Chức năng đánh giá: Thông qua kiểm tra, KTNB thực hiện đánh giátính đúng đắn, trung thực và hợp pháp của các số liệu, thông tin, tài liệu đượckiểm tra.

- Chức năng xác nhận: Thông qua kiểm tra, đánh giá, KTNB xác nhậnthực trạng của thông tin đã kiểm tra về tính đúng đắn, trung thực và hợp phápcủa các thông tin đó.

- Chức năng tư vấn: Trên cơ sở những phát hiện trong quá trình kiểm tra,đánh giá, KTNB đề xuất và tư vấn giải pháp để khắc phục sai sót, cải thiện và hoànthiện hệ thống kiểm soát nội bộ, giúp Ngân hàng đạt được mục tiêu của mình.

c) Nhiệm vụ của KTNB

- Kiểm tra và đánh giá tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả trong hệ thốngkiểm soát nội bộ, kiểm tra xác nhận độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính củabáo cáo tài chính, báo cáo kế toán của đơn vị trước khi trình BGĐ ký.

- Kiểm tra và theo dõi sát sao việc chấp hành các chính sách, chế độ kế

Trang 19

toán, các nghị quyết của HĐQT và của BGĐ thông qua việc rà soát lại hệ thốngkế toán, các quy chế về hệ thống kiểm soát nội bộ có liên quan.

- Phát hiện những sở hở yếu kém, gian lận trong quản lý và bảo vệ tàisản, có các ý kiến đề xuất đề có thể hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ cũngnhư hệ thống quản lí điều hành kinh doanh.

d) Cơ cấu tổ chức KTNB trong NHTM

Cơ cấu tổ chức bộ phận KTNB của các ngân hàng về cơ bản có cấu trúcnhư sau:

Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức KTNB trong NHTM

- Thực hiện xác nhận về điều lệ hoạt động KTNB, kế hoạch kiểm toán vànguồn lực cần thiết.

 Ban KTNB: là nơi tập trung chức năng kiểm toán của toàn đơn vị ngân hàng - Ban KTNB có nhiệm vụ báo cáo trực tiếp lên Uỷ ban kiểm toán về kếtquả kiểm toán và các vấn đề liên quan đến Ban điều hành.

Chủ tịch HĐQT

Ban điều hành

Ban KTNBUỷ ban kiểm toán

Trang 20

- Thiết lập mối quan hệ làm việc và báo cáo công việc hàng ngày vớiTổng giám đốc/Giám đốc.

- Xây dựng, trình duyệt kế hoạch kiểm toán hàng năm  Phòng KTNB:

- Có chức năng tham mưu cho Ban KTNB để quản lí, chỉ đạo điều hànhhoạt động KTNB.

- Xây dựng, trình duyệt kế hoạch từng cuộc kiểm toán - Trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ KTNB.

- Lập, trình các báo cáo kiểm toán theo quy định.

1.2.2.2 Kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng trong NHTM

a) Sự cần thiết phải KTNB đối với hoạt động tín dụng trong NHTM

Một hợp đồng tín dụng luôn tiềm ẩn rủi ro, rủi ro tín dụng này chỉ hết khihợp đồng tín dụng được thanh lý Hoạt động tín dụng lại là hoạt động chủ đạocủa mỗi NHTM Rủi ro tín dụng luôn ẩn chứa trong mỗi hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng Như vậy một khi xảy ra rủi ro sẽ tác động rất lớn tới rủi ro mấtmát tài sản của ngân hàng mà tình huống xấu hơn nữa là rủi ro phá sản của ngânhàng Đây không phải chỉ là đề cập đến vấn đề có thể xảy ra mà nó đã xảy ratrong quá khứ.

Trong năm 2008 vừa qua đánh dấu hậu quả rủi ro hoạt động tín dụng màcác NHTM Mỹ phải gánh chịu khi mà các ngân hàng này phải gánh chịu nhữngkhoản nợ xấu kếch xù Năm 2008 cũng là năm đánh dấu cuộc khủng hoảng tàichính toàn cầu bùng nổ NHTM lớn nhất nước Mỹ là Washington MutualInc(WaMu) đã sụp đổ do sức nặng của những khoản nợ xấu kếch xù liên quanđến thị trường cho vay thế chấp Hay một số ngân hàng khác phải đóng cửa nhưOcala National Bank có tổng tài sản 223,5 triệu USD, ngân hàng SuburbanFederal có tổng tài sản 306 triệu USD… Điều đó thể hiện rằng rủi ro mà ngânhàng gặp phải là rất lớn và gây hậu quả hết sức nặng nề.

Công việc quản lý của ngân hàng là rất khó khăn, khối lượng công việccủa các nhà quản lý ngân hàng là rất lớn do ngân hàng thường có quy mô mạng

Trang 21

lưới hoạt động rộng khắp Điều đó dẫn đến một vấn đề đặt ra là liệu nhân viên tíndụng của mình có làm đúng nguyên tắc, đảm bảo tính đầy đủ về mặt pháp lýtrong hoạt động hay chưa? Công tác điều hành quản lý tín dụng của họ đã phùhợp chưa? Các chính sách tín dụng đã được ban hành có mang tính khả thi vàđem lại hiệu quả tốt chưa? Rồi rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải gánh chịu đangở mức độ nào? KTNB chính là bộ phận giải quyết được các yêu cầu trên, làphương tiện và công cụ đắc lực trong công tác quản lý điều hành cho ban lãnh đạongân hàng.

Bằng chức năng, nhiệm vụ và hoạt động cụ thể của mình, KTNB góp phầnnâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng Bởi vì KTNB thực hiệnkiểm tra giám sát hoạt động tín dụng của ngân hàng, kịp thời phát hiện hay có nhữngđánh giá về tính tuân thủ hoạt động tín dụng của ngân hàng mình.Trên cơ sở đó pháthiện kịp thời những sai sót, những hạn chế trong hoạt động tín dụng để có giải phápxử lý hay đề xuất kiến nghị cải tiến đổi mới hoạt động tín dụng làm cho hoạt độngtín dụng mang lại hiệu quả cao hơn Đảm bảo cho hoạt động tín dụng tuân thủ đúngcác chuẩn mực, chính sách, quy định của pháp luật.

b) Mục tiêu KTNB đối với hoạt động tín dụng của NHTM

KTNB đối với hoạt động tín dụng của NHTM nhằm đánh giá tính nghiêmtúc, đúng đắn trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện nghiệp vụ tín dụng, như:Chiến lược, chính sách kinh doanh, các quy trình cho vay và quy trình phê duyệttín dụng, việc tổ chức, chỉ đạo điều hành hoạt động tín dụng.

KTNB nhằm giúp phát hiện những sơ hở trong hoạt động tín dụng, nhữngrủi ro và tiềm ẩn rủi ro hoạt động tín dụng của NHTM từ đó đề xuất với HĐQT,ban lãnh đạo các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng củangân hàng.

Đánh giá tính thích đáng trong việc định giá trị của các khoản cho vay,tính chính xác, trung thực, phù hợp của các số liệu: dư nợ, lãi suất cho vay, địnhgiá tài sản đảm bảo.

Xác định ảnh hưởng của nghiệp vụ tín dụng tới hiệu quả hoạt động tàichính của ngân hàng.

Trang 22

c) Đối tượng của KTNB hoạt động tín dụng trong NHTM

Đối tượng của KTNB đối với hoạt động tín dụng của NHTM là tổng thểnghiệp vụ cho vay, cơ cấu rủi ro tiềm ẩn, toàn bộ các giai đoạn trong quá trìnhxét duyệt cấp tín dụng – giám sát tín dụng và uy tín tài chính của khách hàng vayvốn cũng như tài sản đảm bảo của họ.

Theo một cách trình bày khác, đối tượng của KTNB hoạt động tín dụng cóthể được phân thành 3 nhóm lớn như sau:

- Kiểm toán các rủi ro về cơ cấu trong nghiệp vụ tín dụng nhằm nắm bắtvà đánh giá rủi ro luỹ kế từ cơ cấu tín dụng.

- Kiểm toán các khoản cho vay nhằm nắm bắt và đánh giá các rủi ro về khảnăng tài chính của từng khách hàng vay, từ đó đánh giá độ an toàn của từng khoản chovay.

- Kiểm toán việc xét duyệt tín dụng và nguyên tắc phân quyền để có thểđánh giá về hoạt động nghiệp vụ này với độ tin cậy tối thiểu dựa trên các thôngtin hiện có, hay nói cách khác đó chính là việc đánh giá tính hiệu lực và hiệu quảcủa hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng.

d) Nhiệm vụ của KTNB hoạt động tín dụng

Kiểm tra, đánh giá tính hiệu lực, phù hợp của hệ thống kiểm soát nội bộtrong ngân hàng, độ tin cậy của các thông tin tín dụng trước khi ký quyết địnhcấp tín dụng cho khách hàng.

Kiểm tra, xác nhận độ tin cậy của các tài liệu liên quan trong bộ hồ sơ tíndụng, đánh giá tính hợp lý, đầy đủ của hồ sơ tín dụng Đánh giá tính tuân thủpháp luật và quy định cấp tín dụng của NHNN và bản thân ngân hàng

Kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng vốn.

Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống điều hành quản lí kinh doanhngân hàng trên cơ sở phát hiện sơ hở yếu kém, gian lận trong quản trị tín dụng,bảo vệ tài sản và nguồn vốn của ngân hàng.

e) Những nội dung chủ yếu của KTNB hoạt động tín dụng

Trang 23

Nội dung chủ yếu của KTNB hoạt động tín dụng là việc kiểm tra tính tuânthủ các quy định của NHNN và của chính bản thân hệ thống NHNo về việc tuân thủ nguyên tắc hoạt động và quản lý tín dụng, tuân thủ quy trình tín dụng.

Kiểm toán tính hiệu quả, tính kinh tế cũng như khả năng hoạt động của cơchế kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng.

Rủi ro tín dụng, hiệu quả của hoạt động tín dụng thể hiện ngay trong cơcấu tín dụng Kiểm toán cơ cấu tín dụng sẽ cho ta cái nhìn tổng quan về mức độtập trung tín dụng cũng như rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Kiểm toán về quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng sẽ đánh giá xem các quytrình nghiệp vụ tín dụng trên thực tế có được tuân thủ nghiêm túc không? Kiểmtra, đánh giá việc tổ chức, chỉ đạo điều hành hoạt động tín dụng có hiệu quảkhông, có khoa học không?

Kiểm tra chi tiết các hồ sơ vay vốn để đánh giá tính đầy đủ, hợp lệ của cácbộ hồ sơ Từ đó, chọn mẫu một số hồ sơ để kiểm tra, đối chiếu trực tiếp vớikhách hàng

Trên cơ sở đó KTNB phát hiện những sai sót yếu kém, sơ hở hay gian lậntrong quản trị tín dụng, bảo vệ an toàn tài sản cho ngân hàng Cũng từ đó đưa ranhững biện pháp cải thiện và hoàn thiện cơ chế điều hành, hoạt động tín dụng nóiriêng hay hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung.

Trang 24

Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phú Lộc là chi nhánh ngân hàng cấp 2,hoạt động theo quy chế điều hành của Giám đốc NHNo&PTNT Tỉnh Thừa ThiênHuế, theo Luật các TCTD và điều lệ của NHNo&PTNT Việt Nam theo Quyết địnhsố 210/NHNo-QĐ của Chủ tịch Hội đồng quản trị - Tổng giám đốc NHNo Ngânhàng hoạt động kinh doanh tiền tệ, trực tiếp giao dịch kinh doanh, hạch toán kinhtế nội bộ, có quyền đề nghị Ngân hàng cấp trên thành lập phòng giao dịch ở nhữngnơi cần thiết Sự có mặt của NHNo&PTNT huyện Phú Lộc đã cung ứng vốn cho 1thị trấn và 16 xã, góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, thúc đẩy tiềmnăng ở nông thôn, là người bạn đồng hành đáng tin cậy của bà con nông dân.

Hiện nay, NHNo&PTNT huyện Phú Lộc có trung tâm hội sở tại thị trấnPhú Lộc và 4 phòng giao dịch trực thuộc tại các khu vực: PGD Truồi, PGD ThừaLưu, PGD Lăng Cô và PGD Khu Ba Tổng số cán bộ công nhân viên toàn Chinhánh là 44 người, trong đó 73% có trình độ đại học cao đẳng, 27% có trình độ

Trang 25

P.GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCHKẾ TOÁN NGÂN QUỸ

PHÒNG KINH DOANHtrung cấp Quá trình hoạt động của ngân hàng trong 20 năm qua là quá trình kiên trìđi theo định hướng phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam, theo đường lối đổi mớicủa Đảng và Nhà nước Thị trường hoạt động được xác định chủ yếu là nông nghiệpnông thôn, từng bước mở rộng kinh doanh đa năng, mở rộng các dịch vụ ngân hàngthông qua các biện pháp đổi mới toàn diện về nghiệp vụ, đổi mới công tác điềuhành, sắp xếp lại bộ máy hành chính, nâng cao chất lượng cán bộ, thực hiện phương

châm “đi vay để cho vay”, phục vụ cho nền kinh tế thị trường, năng động nhạy bén

với quan hệ cung cầu, lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu kinh doanh.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy

TRUNGTÂMHỘI SỞ

PHÒNGGD KHU IIIPHÒNG KẾ TOÁN

NGÂN QUỸ

GIÁM ĐỐC

Bộ phận kiểm tra, KTNB

Trang 26

 Nguyên tắc tổ chức: Bộ máy quản lý của chi nhánh NHNo&PTNThuyện Phú Lộc hiện nay được tổ chức theo mô hình quan hệ trực tuyến, chứcnăng Với mô hình này, bộ máy quản lý gọn gàng, năng động và hiệu quả phùhợp với yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kinh doanh của ngân hàng Đồng thời việcáp dụng mô hình này cũng không tách rời các nguyên tắc, chính sách, chế độ củaNHNo&PTNT Việt Nam.

Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận

- Giám đốc: Là người điều hành cao nhất, chịu trách nhiệm về mọi hoạt

động của ngân hàng trước Giám đốc NHNo&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế; Cótrách nhiệm phân công công việc cho các phòng ban một cách hợp lý, giúp bộmáy này hoạt động một cách nhịp nhàng, an toàn, hiệu quả.

- Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh: Có nhiệm vụ giúp Giám đốc chỉ

đạo công tác kế hoạch, chỉ đạo công tác huy động vốn, cho vay và thu hồi nợ trênđịa bàn; Là người được Giám đốc ủy quyền điều hành đơn vị khi Giám đốc đicông tác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những việc được Giám đốc ủyquyền.

- Phó Giám đốc phụ trách kế toán - ngân quỹ: Có trách nhiệm giúp Giám

đốc trong công tác kế toán – ngân quỹ và các công việc hành chính; Đảm bảo antoàn tài sản không để thất thoát.

- Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ chuyên sâu về kinh doanh, lập báo cáo

chuyên đề tín dụng, thực hiện phân tích tình hình tài chính của khách hàng để xácđịnh chương trình tín dụng; Thẩm định các dự án tín dụng lập hồ sơ cho vay,phòng ngừa và xủ lý rủi ro tín dụng…

- Phòng giao dịch: Có nhiệm vụ huy động vốn và cho vay, hạch toán thu

chi tiền mặt, kiểm tra, kiểm soát, chấp hành đầy đủ các báo cáo thống kê, thực thitheo yêu cầu của Giám đốc ngân hàng cấp trên quản lý.

- Phòng kế toán: Có nhiệm vụ chuyên sâu các hoạt động hạch toán kế

toán: trực tiếp hạch toán kế toán, mở tài khoản giao dịch với khách hàng, lưu giữ

Trang 27

hồ sơ, lập báo cáo tài chính, chuyển tiền qua ngân hàng, thanh toán bù trừ và làmcác dịch vụ khác…

- Tổ kho quỹ: Thực hiện nhiệm vụ thu chi tiền mặt, quản lý tài sản cầm cố,

thế chấp và các tài sản có giá trị khác, quản lý an toàn kho quỹ, thu đổi ngoại tệ…

- Bộ phận kiểm tra, KTNB: thuộc biên chế của Phòng kiểm tra, KTNB

NHNo&PTNT Thừa Thiên Huế, đóng tại Chi nhánh Có nhiệm vụ thực hiện việckiểm tra - kiểm toán theo kế hoạch của đơn vị, phát hiện những thiếu sót cũngnhư những tiềm ẩn rủi ro, định kỳ báo cáo kịp thời cho cấp trên để từ đó đưa rahướng khắc phục

2.1.3 Tình hình tài sản và kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh

2.1.3.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Phú Lộc từ 2007-2009

Qua bảng số liệu, ta thấy giá trị tổng tài sản và tổng nguồn vốn của Chinhánh qua các năm đều tăng lên cả về lượng tuyệt đối lẫn tương đối Điều đóchứng tỏ tình hình hoạt động của Ngân hàng là khả quan và tiến triển tốt Về sốtương đối, trung bình các chỉ tiêu của năm 2008 tăng 27.5% so với năm 2007,năm 2009 tăng 26.49% so với năm 2008 Cụ thể:

Tổng tài sản năm 2008 tăng 76.490 triệu đồng so với năm 2007, tươngứng tăng 27,5%; năm 2009 tăng 93.935 triệu đồng so với năm 2008, tốc độ tăng26,49% Đây là dấu hiệu tốt, chứng tỏ ngân hàng đang mở rộng quy mô kinhdoanh, đa dạng hoá nghiệp vụ cho vay, uy tín và vị thế của ngân hàng ngày càngnâng cao Trong tổng tài sản năm 2008 thì khoản mục tiền lãi cộng dồn dự thutuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại có tỷ lệ tăng cao nhất (142.86%) nếu xét về sốtương đối; tuy nhiên đến năm 2009, khoản mục này giảm so với 2008 là 1.990triệu đồng với tỷ lệ giảm là 16,22%, nguyên nhân của việc sụt giảm này là do lãisuất cho vay năm 2009 giảm theo chủ trương của Nhà nước về hỗ trợ lãi suất dẫnđến tiền lãi cộng dồn dự thu giảm Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản làkhoản mục cho vay trong nước, năm 2008 tăng 25,62% so với năm 2007, năm2009 tăng 28,05% so với 2008 Chỉ tiêu này cho thấy công tác tìm đầu ra chongân hàng có biến chuyển tốt, sự tích cực của CBTD trong việc tiếp cận khách

Trang 28

BẢNG 2.1: Quy mô và cơ cấu tài sản - nguồn vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phú Lộc

(Nguồn: phòng kế toán ngân quỹ)

Trang 29

hàng, khuyến khích các tầng lớp dân cư vay vốn để sản xuất kinh doanh, đặc biệtlà các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thường xuyên có quan hệ với ngânhàng Mặc dù khoản mục tài sản Có khác năm 2008 giảm so với năm 2007 nhưngđến năm 2009 có sự tăng trưởng vượt bậc tăng đến 757,3% so với năm 2008 Đólà kết quả tất yếu của việc ngày càng đa dạng hoá loại hình cung cấp dịch vụ vàmở rộng công cụ kinh doanh của ngân hàng Khoản mục còn lại trong tổng tàisản là tiền mặt&tiền gửi tại NHNN đều giảm, song tỷ lệ giảm là không đáng kểvà điều này ít ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh bởi vì đây lànhững khoản mục chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ dưới 1% trong tổng tài sản.

Về nguồn vốn, khoản mục giấy tờ có giá đã phát hành tuy về lượng tuyệtđối chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng nguồn vốn nhưng lại có tỷ lệ tăng cao nhất:năm 2008 tăng 133,13%, năm 2009 tăng đến 1227,77% so với năm 2008, nguyênnhân là ngân hàng đẩy mạnh việc phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn Chiếm tỷtrọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn là tài sản Nợ khác, khoản mục này liên tụctăng qua các năm, đặc biệt năm 2009 có sự tăng trưởng vượt bậc tăng 68.815 triệuđồng so với năm 2008, đó là do các khoản phải trả tăng Chiếm tỷ trọng thứ haitrong cơ cấu nguồn vốn là tiền gửi và các khoản vay, năm 2008 khoản mục nàytăng 31.951 triệu đồng xét về tương đối tăng 25,45% so với năm 2007 điều này cóđược là do lượng tiền gửi của khách hàng tăng mạnh; tuy nhiên năm 2009 tốc độtăng của khoản mục này chỉ đạt 13,25% so với năm 2008 Đó là do lượng tiền gửitiết kiệm của dân cư tuy có tăng nhưng tỷ lệ tăng là không đáng kể bởi vì nhữngảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm giá vàng, xăng dầu tăng gâykhó khăn cho cuộc sống của người dân Bên cạnh đó lãi suất huy động vốn giảmtrong năm 2009 làm cho khoản mục tiền gửi cộng dồn dự trả giảm

2.1.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Phú Lộc qua 3 năm 2007-2009

Qua bảng số liệu, ta thấy tình hình kinh doanh của Chi nhánh đang trênđà tăng trưởng Thu nhập không ngừng tăng lên qua các năm: Trong năm 2008,thu nhập tăng 22.142 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 66,75%, đến năm 2009,

Trang 30

tăng 3.753 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 6,78% Trong đó thu nhập từ hoạtđộng tín dụng là chủ yếu, năm 2008 thu nhập từ hoạt động tín dụng có sự tăngtrưởng vượt bậc, tăng cả về giá trị và tỷ trọng, năm 2008 tăng 23.764 triệu đồng,xét về tương đối tăng 78,64% so với năm 2007, năm 2009 tăng 1.783 triệu đồngso với năm 2008, tỷ lệ tăng là 3,3% Chiếm tỷ trọng thứ hai trong thu nhập làthu khác, năm 2007 là 2.695 triệu đồng chiếm 8,13% trong tổng thu nhập; năm2008 giảm mạnh xuống còn 861 triệu đồng chỉ chiếm 1,56% trong tổng thunhập Đây cũng là điều dễ hiểu bởi vì trong năm này mục tiêu kinh doanh củaChi nhánh là đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng tín dụng được đặt lên hàng đầu Đếnnăm 2009, thu khác lại tăng mạnh cả về lượng tuyệt đối lẫn tương đối, điều đólà do sự điều chỉnh cơ cấu nguồn thu của Chi nhánh để phù hợp với tình hình thịtrường Chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu nguồn thu là thu từ hoạt động dịchvụ Nguồn thu này đều gia tăng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước cả về giátrị lẫn tỷ trọng, tuy nhiên thu từ dịch vụ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhậpbởi vì địa bàn hoạt động của Chi nhánh là khu vực nông thôn nên đời sống củangười dân chưa cao và hoạt động của các doanh nghiệp còn ở quy mô vừa và nhỏnên các dịch vụ này vẫn chưa phổ biến

Về chi phí, muốn có thu nhập tạo ra từ hoạt động tín dụng thì ngân hàng cầnchi trả cho hoạt động huy động vốn thông qua việc chi trả lãi suất tiền gửi Đây lànguồn chi chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của ngân hàng Trong năm2008, chi huy động vốn đạt 37.604 triệu đồng, tăng so với năm 2007 là 18.372 triệuđồng Đây là sự tăng trưởng vượt bậc của Chi nhánh trong chính sách thu hútkhách hàng, khẳng định sự thành công của Chi nhánh trong việc tạo uy tín vàthương hiệu trên thị trường Tuy nhiên, hoạt động huy động vốn chủ yếu là từnguồn tiền gửi dân cư, năm 2009 trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tếthì lượng tiền gửi tăng nhưng không đáng kể dẫn đến chi huy động vốn chỉ tăng1.117 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 2,97% so với năm 2008

Trang 31

Lợi nhuận của Chi nhánh cũng liên tục tăng lên trong 3 năm 2007 – 2009trong đó năm 2008 lợi nhuận của Chi nhánh đạt được là cao nhất Có thể nói rằngđây là năm mà ngân hàng rất thành công trong công tác tín dụng cũng như huy

Trang 32

BẢNG 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phú Lộc

3 Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí290,11540,12620,132586,2814,81

5 Chi hoạt động quản lý và CCDC1.0964,011.1302,521.3232,79343,119317,08

7 Chi về dự phòng, bảo hiểm tiền gửi 2.78110,178341,882.2064,67-1.947-70,011.372164,51

(Nguồn: phòng kế toán ngân quỹ)

Trang 33

động vốn Ngân hàng đã tận dụng cuộc cạnh tranh chạy đua lãi suất và đưa ranhững chính sách hợp lý, dựa vào uy tín của mình nên thu nhập của chi nhánh đãtăng 66,75% và chi phí tăng 63,72% so với năm 2007 Thu nhập với tốc độ tăngnhanh hơn tốc độ tăng của chi phí nên lợi nhuận năm 2008 tăng mạnh đạt 10.559triệu đồng, tăng 80,92%; năm 2009, lợi nhuận đạt 11.630 triệu đồng với tỷ lệ tănglà 10.14% Những con số trên cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng nóichung và hoạt động tín dụng nói riêng có hiệu quả, đang trên đà phát triển với lợinhuận năm sau đạt được cao hơn năm trước Có được kết quả trên là nhờ sự quantâm, chỉ đạo kịp thời của Ban giám đốc và sự cố gắng nổ lực của toàn bộ nhân viêntrong đó có sự đóng góp của bộ phận làm công tác KTNB ngân hàng.

2.2 Thực trạng kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Phú Lộc

2.2.1 Tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ tại NHNo&PTNT Việt Nam

Theo Quy chế về kiểm tra, kiểm toán nội bộ của các TCTD ban hành kèmtheo Quyết định số 03/1998/QĐ-NHNN3 ngày 03/01/1998 của Thống đốcNHNN Việt Nam, ngày 14/12/1998, HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam ban hành“Quy chế tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ trongtoàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam” (ban hành kèm theo Quyết định số 176/NHNo-HĐQT-02 ngày 14/12/1998 của HĐQT NHNo Việt Nam) Theo đó,KTNB trong NHNo&PTNT Việt Nam là việc thực hiện chức năng kiểm tra, xácnhận và đánh giá tính thích hợp, tính hiệu quả của hệ thống kế toán, hệ thống cáccơ chế, quy chế, quy định, biện pháp và các hướng dẫn quy trình nghiệp vụ cũngnhư chất lượng thực thi những trách nhiệm được giao trong toàn hệ thốngNHNo&PTNT Việt Nam Hoạt động KTNB là hoạt động kiểm tra, kiểm soát cáchoạt động kinh doanh, các báo cáo tài chính của toàn hệ thống từ Sở giao dịchcho đến Chi nhánh các cấp và công tác quản trị điều hành trong ngân hàng

Chức năng của KTNB:

- Kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả hoạt động kinh doanh của các bộphận chức năng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh.

Trang 34

- Kiểm tra tính tuân thủ luật pháp, chế độ tài chính kế toán, chế độ quản lý củaNhà nước và việc chấp hành các Nghị quyết, Quyết định của HĐQT, của Ban điều hành,các nguyên tắc, quy trình nghiệp vụ và các quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.

- Kiểm tra và xác nhận tính kịp thời, đầy đủ, khách quan, tính tin cậy củabáo cáo tài chính.

- Trên cơ sở kiểm tra đưa ra những đánh giá, kiến nghị và tư vấn cần thiết

cho hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo sự hợp lý và hiệu quả, đảm bảo an toàntài sản trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng trong toàn hệ thốngNHNo&PTNT Việt Nam.

Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý điều hành NHNo&PTNT Việt Nam

TỔNG GIÁM ĐỐC

CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

TRA, KTNB

HỆ THỐNG BAN CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ

SỞ GIAO DỊCH

CHI NHÁNH

VĂN PHÒNG

ĐẠI DIỆN

ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

CÔNG TY TRỰC THUỘC

Trang 35

2.2.2 Tổ chức bộ phận KTNB tại NHNo & PTNT Chi nhánh Phú Lộc

Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phú Lộc là Chi nhánh cấp 2 trực thuộcNHNo&PTNT Tỉnh Thừa Thiên Huế Trước đây, tại Chi nhánh có tổ kiểm tra,KTNB theo “Quy chế tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nộibộ trong toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam” (ban hành kèm theo Quyết địnhsố 176/NHNo-HĐQT-02 ngày 14/12/1998 của HĐQT NHNo Việt Nam) Ngày24/12/2004, NHNo ban hành Quyết định 454/QĐ/HĐQT-TCCB quy định chinhánh cấp 2 không còn tổ kiểm tra, kiểm toán nội bộ mà chỉ bố trí các cán bộ làm

độc lập với các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ và chịu sự quản lý, điều hành

Hiện nay, tại Chi nhánh NHNo&PTNT Phú Lộc chỉ có hai KTV phụ trách côngviệc kiểm toán nội bộ ở tất cả các lĩnh vực tín dụng, kế toán, ngân quỹ Có nhiệmvụ thực hiện việc kiểm tra - kiểm toán theo đề cương, phát hiện những thiếu sót,sai phạm báo cáo cho Giám đốc Chi nhánh, được sự thông qua của Giám đốc Chinhánh, KTV tiến hành lập và gửi báo cáo định kỳ gửi Phòng kiểm tra, kiểm toánnội bộ NHNo&PTNT Thừa Thiên Huế

GIÁM ĐỐC

BỘ PHẬN KIỂM TRA, KTNB

PHÒNG TÍN DỤNGPHÒNG KẾ TOÁN

NGÂN QUỸ

Trang 36

Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ phận kiểm tra, KTNB tại Chi nhánh

Chú thích: Quan hệ trực tuyến

Quan hệ chức năng

2.2.3 Nhiệm vụ của KTNB tại Chi nhánh

Hàng quý, nhận Phiếu giao việc hoặc đề cương/chương trình KTNB doPhòng kiểm tra, KTNB NHNo&PTNT Thừa Thiên Huế giao cho Từ đó, cán bộKTNB sẽ tự sắp xếp, bố trí thời gian hợp lý để hoàn thành các công việc đượcgiao theo trình tự thời gian Đồng thời, hàng tháng KTV phải lập và nộp các báocáo định kỳ để báo cáo về tiến độ thực hiện cũng như kết quả KTNB tại Chinhánh cho cấp trên.

Đánh giá mức độ rủi ro của danh mục tín dụng và quy trình quản trị rủi rotừ góc độ kinh doanh của từng phòng ban nghiệp vụ tại Chi nhánh Tham mưucho Giám đốc chi nhánh trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động và quản lýrủi ro.

Thường xuyên kiểm tra và đánh giá việc nghiêm túc chấp hành pháp luật,các quy định và chính sách của NHNo&PTNT Việt Nam nhằm kịp thời phát hiệnnhững vi phạm, sai lệch và khuyết điểm từ đó đề xuất các biện pháp chấn chỉnh,sữa chữa đảm bảo an toàn trong hoạt động.

Định kỳ tiến hành kiểm tra, kiểm toán các hoạt động nghiệp vụ tại Chinhánh, đề ra các biện pháp phòng ngừa vi phạm mới phát sinh, đưa ra các kiếnnghị cải thiện các chính sách, quy định, thủ tục lên trung tâm điều hành nghiêncứu và thực hiện.

Theo dõi, giám sát và đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị sau thanh tra,kiểm tra, kiểm toán tại đơn vị.

Làm đầu mối tiếp xúc và phối hợp làm việc với đoàn thanh tra, kiểm tra,kiểm toán của ngân hàng cấp trên và các cơ quan có thẩm quyền để tổ chức cáccuộc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán tại Chi nhánh NHNo&PTNT Phú Lộc theoquy định.

Trang 37

Làm báo cáo theo chức năng, nhiệm vụ của phòng theo định kỳ.

Đầu mối tiếp nhận và tham mưu cho Giám đốc chi nhánh xử lý các đơn thưkhiếu nại, tố cáo phát sinh tại đơn vị có liên quan đến sự việc và cán bộ thuộc thẩm

quyền xử lý của Giám đốc chi nhánh theo quy định của pháp luật và của NHNo

2.2.4 Tần suất và phương pháp tiến hành KTNB hoạt động tín dụng

Công tác KTNB hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT HuyệnPhú Lộc được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất theo đề cương của Giám đốcNHNo&PTNT Tỉnh Thừa Thiên Huế giao cho Bên cạnh đó, cán bộ kiểm tra,KTNB tại Chi nhánh có thể tiến hành các cuộc kiểm toán thường xuyên nhằmtham mưu, tư vấn cho Giám đốc chi nhánh trong quản lý điều hành hoạt động tíndụng góp phần hạn chế được rủi ro tín dụng, đảm bảo an toàn hoạt động.

Công tác KTNB hoạt động tín dụng được thực hiện theo các phương pháp: Yêu cầu CBTD cung cấp báo cáo mới nhất về các khách hàng và cáckhoản vay của khách hàng.

 Kiểm tra thông qua phỏng vấn CBTD nhằm đánh giá bằng cảm tính vềtrình độ chuyên môn, kỹ năng và hiểu biết của CBTD về hoạt động tín dụng, quađó có thể phần nào dự đoán được những điểm yếu trong hoạt động quản lý tíndụng của Chi nhánh.

 Kiểm tra toàn bộ các hồ sơ tín dụng của các khách hàng/khoản vayđang dư nợ hoặc đã trả hết nợ.

 Nếu số lượng các hồ sơ quá nhiều và không có đủ thời gian để kiểm trahết, dùng phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên một số hồ sơ để kiểm tra

 Kỹ thuật kiểm toán chủ yếu được áp dụng theo phương pháp truyềnthống, chủ yếu kiểm toán tuân thủ và kiểm toán chi tiết, chỉ chú trọng vào các sựviệc xảy ra chứ chưa tiếp cận một cách hệ thống và tổng thể trên cơ sở địnhhướng rủi ro.

Trang 38

2.2.5 Các nội dung KTNB hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Phú Lộc

2.2.5.1 Kiểm tra việc tổ chức và chỉ đạo điều hành hoạt động tín dụng tại Chi nhánh

Để đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ, KTV nội bộ cần xem xét tổngquát về cơ cấu tổ chức của bộ phận tín dụng và tổ chức quy trình làm việc của bộphận này bởi vì cách sắp xếp, bố trí nhân sự cho chúng ta biết cách thức mà ngânhàng áp dụng để theo dõi hoạt động tín dụng cũng như theo dõi diễn biến rủi rotrong kinh doanh Mỗi một ngân hàng sẽ có cách tổ chức cơ cấu bộ phận tín dụngkhác nhau và vì vậy sẽ có cách thức tổ chức kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụngkhác nhau.

Dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, chúng ta có thểnhận thấy hoạt động tín dụng là một hoạt động cơ bản và chủ yếu tạo ra thu nhậpcủa Chi nhánh Trong ban lãnh đạo Chi nhánh đã có sự phân công nhiệm vụ theothông báo của Giám đốc NHNo&PTNT Tỉnh Thừa Thiên Huế về việc “Phâncông trách nhiệm Ban giám đốc” ngày 15/02/2006 Trong đó quy định Giám đốclà người phụ trách chung; một Phó giám đốc phụ trách kế toán và một Phó giámđốc phụ trách về hoạt động tín dụng Phó giám đốc phụ trách tín dụng là ngườichịu trách nhiệm trong việc tổ chức, điều hành hoạt động tín dụng tại Chi nhánh,phê duyệt các khoản vay nằm trong quyền phán quyết và thực hiện các công việctheo uỷ quyền của Giám đốc chi nhánh Có văn bản uỷ quyền của Giám đốc ngânhàng loại 3 cho Phó giám đốc ngân hàng loại 3 về phân cấp mức cho vay đối vớimột khách hàng theo Điều 6 – Văn bản 447/NV-KHTH ngày 02/06/2008 củaGiám đốc NHNo&PTNT Tỉnh Thừa Thiên Huế về việc “Uỷ quyền phân cấpphán quyết mức cho vay tối đa đối với một khách hàng” BGĐ luôn bám vàođịnh hướng của ngành, chỉ đạo của tỉnh để phân công điều hành trong hoạt độngtín dụng, duy trì chế độ họp giao ban vào sáng thứ hai hằng tuần để giao khoánđến phòng tổ, từng CBTD các chỉ tiêu thu nợ tồn đọng, nợ quá hạn và thu lãiđồng thời phổ biến các văn bản, quy định mới của ngành về hoạt động tín dụng.

Trang 39

Tại hội sở chính của Chi nhánh NHNo&PTNT Phú Lộc thì cơ cấu của bộphận tín dụng gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 5 CBTD Trưởng phòng tíndụng thực hiện các công việc: lập kế hoạch hoạt động hàng tháng, quý, năm vềhoạt động tín dụng; kiểm tra đôn đốc CBTD cập nhật và thực hiện đầy đủ các vănbản về quy chế cho vay của NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NHNo ViệtNam; kiểm soát nội dung thẩm định của CBTD, tiến hành tái thẩm định (nếu thấycần thiết) hồ sơ vay vốn, gia hạn nợ gốc, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, lãi PhóPhòng tín dụng đảm nhiệm các công việc theo uỷ quyền của Trưởng phòng tíndụng và kiêm công việc của CBTD cho vay khách hàng doanh nghiệp CácCBTD được phân công phụ trách công việc theo địa bàn cho vay, thực hiện cáccông việc từ hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn, thẩm định phương án/dựán, giám sát việc sử dụng vốn vay cho đến thu nợ, lãi.

Thông qua việc kiểm tra về việc tổ chức điều hành của bộ phận tín dụngtại Chi nhánh, cán bộ làm công tác KTNB đã rút ra một số nhận xét: Về cơ bảnthì việc tổ chức hoạt động tín dụng tại Chi nhánh đã tuân thủ đúng Điều 30 Quyếtđịnh số 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/3/2002 về việc phân định trách nhiệm đối vớicán bộ, thực hiện việc phân công, phân nhiệm rõ ràng cán bộ phụ trách tín dụng.Nhờ đó, hoạt động tín dụng đã diễn ra thông suốt, thu hút được nhiều khách hàngbằng chứng là hoạt động kinh doanh hiệu quả, lợi nhuận không ngừng tăng lênqua các năm Tuy nhiên, việc Trưởng phòng tín dụng vừa tổ chức, chỉ đạo điềuhành hoạt động tín dụng vừa đảm nhận việc lập kế hoạch kinh doanh không đảmbảo tính độc lập, khách quan vì có thể có xu hướng lập kế hoạch thấp để dễ dàngđạt được chỉ tiêu đề ra do đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.Bên cạnh đó với địa bàn hoạt động của Chi nhánh là tương đối rộng, khối lượngnghiệp vụ nhiều trong khi đó số lượng CBTD còn thiếu, tỷ lệ CBTD/tổng số cánbộ công nhân viên trong toàn Chi nhánh (16/44) dưới 50% chưa đảm bảo mứctrung bình chung của ngành Do đó, Chi nhánh cần đẩy mạnh việc tuyển dụngthêm CBTD.

Trang 40

2.2.5.2 Kiểm tra quy trình cấp tín dụng tại Chi nhánh

Theo quyết định của Thống đốc NHNN Việt Nam về quy trình tín dụngcho các TCTD chung và Luật các TCTD đã nêu ra trong Chương 3 mục 2 thì mộtquy trình tín dụng về cơ bản có 6 bước sau:

 Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn Bước 2: Phân tích tín dụng Bước 3: Ra quyết định tín dụng Bước 4: Giải ngân

 Bước 5: Giám sát tín dụng

 Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng

Trên cơ sở hướng dẫn chung đó, NHNo&PTNT Việt Nam đã ban hànhQuyết định số 72/ QĐ-HĐQT-TD ngày 31/3/2002 hướng dẫn cụ thể về quy trìnhtín dụng chung làm cơ sở cho CBTD, quản lý tín dụng thực hiện và kiểm tra.Bên cạnh đó còn ban hành quy trình cho vay và quản lý tín dụng dân cư và quytrình cho vay và quản lý tín dụng doanh nghiệp trong “Sổ tay tín dụng”

Quy định về quy trình cấp tín dụng được NHNo&PTNT Việt Nam đưa ramang tính khuôn mẫu và được áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống Điều đó đòihỏi các cán bộ tín dụng sẽ phải tuân theo, thực hiện đúng theo các bước đã nêu trên.Mỗi một bước trong quy trình cấp tín dụng sẽ chính là căn cứ để cán bộ làm côngtác KTNB kiểm tra đánh giá về mức độ tuân thủ quy trình cũng như việc cài đặtcác chốt kiểm soát trong quy trình có được thực hiện hữu hiệu không? Từ đó tạora sự thuận tiện hơn trong công việc của KTNB.

Bên cạnh các quy định về quy trình cấp tín dụng cụ thể trên,NHNo&PTNT còn ban hành Cuốn “ Sổ tay tín dụng NHNo&PTNT” giúp chocác CBTD căn cứ vào đó thực hiện công việc của mình Và đặc biệt là bộ phậnlàm công tác KTNB căn cứ vào đó để đưa ra nhận định đúng đắn khách quan,trung thực về các hồ sơ tín dụng được kiểm toán.

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức KTNB trong NHTM - Nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Phú Lộc.doc
Sơ đồ 1.1 Mô hình tổ chức KTNB trong NHTM (Trang 19)
BẢNG 2.1: Quy mô và cơ cấu tài sản - nguồn vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phú Lộc - Nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Phú Lộc.doc
BẢNG 2.1 Quy mô và cơ cấu tài sản - nguồn vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phú Lộc (Trang 28)
BẢNG 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phú Lộc - Nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Phú Lộc.doc
BẢNG 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phú Lộc (Trang 31)
Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý điều hành NHNo&PTNT Việt Nam - Nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Phú Lộc.doc
Sơ đồ 2.2 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý điều hành NHNo&PTNT Việt Nam (Trang 33)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w