Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ phận KTNB tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Phú Lộc.doc (Trang 61 - 64)

- Trên cơ sở kiểm tra đưa ra những đánh giá, kiến nghị và tư vấn cần thiết cho hoạt động

3.2.2 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ phận KTNB tại Chi nhánh

 BGĐ đồng thời cũng là đối tượng kiểm toán của bộ phận KTNB cho nên BGĐ cần tạo mọi điều kiện cho KTNB hoạt động, phát triển đảm bảo tính độc lập và hiệu quả cao. Để đảm bảo tính khách quan trong hoạt động, các KTV nội bộ không chịu bất kể sự chi phối nào khi đưa ra các kết luận, đánh giá và nhận xét của mình . Cho nên các ý kiến của KTV nội bộ cần được bảo lưu khi thông qua biên bản kiểm tra với Giám đốc chi nhánh. Có như vậy thì các sai phạm mà cán bộ

KTNB phát hiện được mới được phản ánh và báo cáo cho cấp trên một cách trung thực, chính xác.

 Xây dựng, hoàn thiện chính sách cán bộ

Hiện nay, số lượng cán bộ làm công tác KTNB tại Chi nhánh là quá ít so với khối lượng công việc. Để chất lượng KTNB được đảm bảo, cần bố trí thêm cán bộ có trình độ chuyên môn làm công tác KTNB tại Chi nhánh.

Các lĩnh vực kiểm toán ở ngân hàng rất đa dạng và phong phú bao gồm tất cả các hoạt động nghiệp vụ, vì thế cán bộ kiểm tra, kiểm toán nội bộ đòi hỏi phải là người am hiểu tất cả các lĩnh vực. Do đó, ngân hàng cần phải xây dựng chính sách để đào tạo theo hướng chuyên môn hoá, cán bộ làm nghiệp vụ nào phải được đào tạo chuyên sâu vào nghiệp vụ đó, riêng cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm toán phải đào tạo vừa chuyên sâu một mặt nghiệp vụ, vừa phải nắm khái quát các hoạt động khác của ngân hàng để có được cái nhìn tổng quát và thấy được mối liên hệ giữa các khâu trong quy trình nghiệp vụ. Muốn vậy, ngân hàng xây dựng, hoàn thiện cán bộ KTNB theo những nôi dung sau:

- Chính sách tuyển dụng: Phải xây dựng được hệ thống các tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho các nhân viên làm việc trong hệ thống KTNB. Việc tuyển chọn KTV làm công tác KTNB nội bộ là không đơn giản và phải có tiêu chí, đòi hỏi rõ ràng hơn đối với các vị trí tuyển dụng khác. Có thể căn cứ vào một số tiêu chí sau đây:

+ KTV phải có trình độ đại học trở lên và có chuyên môn trong lĩnh vực làm kiểm toán: tài chính, ngân hàng, kế toán, công nghệ thông tin…Cần có thêm điều kiện bổ sung đối với các ứng viên này có thâm niên, kinh nghiệm công tác ở vị trí làm công tác kiểm toán. Điều này giúp cho ngân hàng giảm bớt gánh nặng và chi phí đào tạo đối với cán bộ làm công tác KTNB.

+ KTV cần có năng lực chuyên môn chuyên sâu, cần nắm chắc các quy trình nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng mình, không ngừng tích lũy cải thiện khả năng, hiểu biết của mình về các lĩnh vực khác của ngân hàng, nắm bắt được xu thế vận động của ngân hàng trong tương lai.

+ Về đạo đức nghề nghiệp: Cán bộ làm công tác KTNB cần phải không ngừng rèn luyện phẩm chất, tính kiên định, làm việc khách quan, tính độc lập trong công việc; Giữ tính bí mật trong công tác, không bao che cho các sai phạm, có khả năng giao tiếp thuyết trình để thực hiện công tác thu thập thông tin kiểm toán thuận lợi hơn và rõ ràng hơn.

- Chính sách đào tạo: Phải có chiến lược ngắn hạn và dài hạn để phát triển nguồn lực cho hệ thống KTNB. Hằng năm, ngân hàng phải tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, cập nhật kiến thức cho cán bộ, đặc biệt là cán bộ kiểm toán phải có chương trình đào tạo theo chuẩn mực quốc tế.

- Chính sách tạo môi trường làm việc: Xây dựng và tạo lập được môi trường làm việc tốt nhất: tâm lý ổn định, cống hiến, gắn bó với toàn thể cán bộ trong ngân hàng. Đặc biệt, đối với cán bộ KTNB do đặc thù công việc thường phải công tác xa nhà, thường phải va chạm khi thực thi công việc, áp lực công việc lớn… do đó họ phải có tâm lý tốt, bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng.

 Có chế độ quan tâm ưu đãi đối với đội ngũ làm công tác KTNB

Đối với Chi nhánh, bộ phận làm công tác KTNB có vai trò giúp việc đắc lực cho BGĐ, ngoài việc tư vấn cho BGĐ thì bộ phận KTNB còn làm công tác kiểm tra, giám sát mọi hoạt động tại ngân hàng. Ngay từ khi tuyển cán bộ công tác KTNB như nói ở trên đã có những đòi hỏi cao hơn bộ phận khác của TCTD, chính vì vậy cần có một chế độ đãi ngộ hợp lý cho KTV nội bộ.

Trước hết ngân hàng cần quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của KTV nội bộ bằng chính sách tiền lương, tiền thưởng hợp lý cân bằng với chức năng nhiệm vụ của bộ phận KTNB nhưng cũng không thái quá so với mức độ công việc được giao, thực hiện.

Ngân hàng tạo điều kiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ công tác cho cán bộ làm công tác KTNB của mình bằng việc cho cán bộ đi tham dự các lớp học bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn do NHNN tổ chức, do NHNo tổ chức hay các cuộc hội thảo về công tác KTNB của ngân hàng…

Có chế độ thưởng hợp lý phù hợp với kết quả công việc của KTV nội bộ, động viên khích lệ kịp thời đối với hoạt động của KTNB khi có những đề xuất, giải pháp tối ưu và hợp lý.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Phú Lộc.doc (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w