- Trên cơ sở kiểm tra đưa ra những đánh giá, kiến nghị và tư vấn cần thiết cho hoạt động
3.2.4 Đa dạng hoá nội dung KTNB hoạt động tín dụng
Phải kết hợp cả ba loại kiểm toán: kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động. Trong đó, kiểm toán hoạt động là nội dung mà KTNB cần hướng tới, bởi vì kiểm toán hoạt động đánh giá tính hiệu quả, tính kinh tế của hoạt động tín dụng, từ đó đưa ra những ý kiến tư vấn nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động này.
Nội dung kiểm toán hoạt động tín dụng phải bao gồm:
- Kiểm toán tốc độ tăng trưởng tín dụng đánh giá sự phù hợp với mục tiêu đề ra, với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
- Kiểm toán cơ cấu tín dụng: kiểm toán theo tiêu thức nhóm khách hàng, ngành hàng, khu vực địa lý để xác định mức độ tập trung tín dụng vào một loại khách hàng, vào một lĩnh vực kinh doanh nhằm đánh giá tiềm ẩn rủi ro. Kiểm toán theo tiêu thức thời hạn cho vay để xác định tỷ lệ cho vay ngắn hạn, trung dài hạn có phù hợp với cơ cấu thời hạn của nguồn vốn huy động, có tuân thủ các tỷ lệ an toàn theo đúng quy định. Kiểm toán theo tiêu thức có hay không có tài sản đảm bảo. Kiểm toán theo tiêu thức chất lượng tín dụng để xác định tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trên tổng dư nợ nhằm đánh giá diễn biến, chiều hướng, chất lượng tín dụng... nhằm đánh giá mức độ rủi ro qua cơ cấu tín dụng, qua đó khuyến nghị một cơ cấu phù hợp, an toàn nhất.
- Kiểm toán việc chấp hành các quy chế, quy trình tín dụng của các khoản vay là việc kiểm tra các thành viên tham gia quy trình đã tuân thủ đúng các quy định trong từng khâu: Khâu nhận và xử lý hồ sơ. Kiểm toán sự đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ khách hàng, hồ sơ khoản vay, hồ sơ tài sản đảm bảo, việc lưu trữ hồ sơ... xác định rủi ro tiềm ẩn khi phát hiện hồ sơ không đầy đủ, thiếu trung thực, không được bảo quản lưu trữ an toàn. Kiểm toán thẩm định khách hàng, thẩm định
dự án, đánh giá chất lượng thẩm định qua các tài liệu làm cơ sở để thẩm định có đầy đủ, đáng tin cậy không, năng lực của cán bộ thẩm định. Kiểm toán trong cho vay cần kiểm tra việc chấp hành mức uỷ quyền phán quyết, nội dung các hợp đồng ký kết có chặt chẽ đảm bảo lợi ích cho ngân hàng không; kiểm tra sự phù hợp, hợp lý của hồ sơ chứng từ giải ngân, lãi suất áp dụng, định kỳ hạn trả nợ... nhằm phát hiện những bất hợp lý, những vi phạm qua việc xác định rủi ro tiềm ẩn. Kiểm toán sau khi cho vay là việc kiểm tra quá trình giám sát tín dụng, đôn đốc thu nợ, thu lãi như thế nào; các biện pháp CBTD đã sử dụng để quản lý vốn vay, nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng, kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ như trả nợ gốc, lãi, cung cấp thông tin theo quy định. Kiểm toán việc phân loại nợ đã phù hợp chưa, việc trích lập dự phòng có đúng quy định không.
- Các vấn đề được ghi nhận trong quá trình kiểm toán cần được trao đổi, thảo luận kỹ càng, các báo cáo kiểm toán phải được trình bày chính xác, khách quan, rõ ràng, chính xác, khách quan, rõ ràng, súc tích có tính xây dựng đầy đủ và kịp thời. Các giấy tờ làm việc, bằng chứng kiểm toán phải được lưu trữ và bảo quản đúng quy định. Thiết lập các thủ tục theo dõi kiểm toán để giám sát các hành động sửa chữa đối với các vấn đề được ghi nhận trong quá trình kiểm toán.
- Xây dựng và thực hiện chương trình đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả kiểm toán, bằng cách tự rà soát đánh giá chất lượng của chính bộ phận KTNB, bằng xây dựng bảng câu hỏi thăm dò để đánh giá mức độ hài lòng của các bên hữu quan đối với công tác kiểm toán, bằng đánh giá của các tổ chức chuyên môn bên ngoài như kiểm toán độc lập, thanh tra NHNN.
Qua kiểm toán cần phân tích đánh giá các khoản vay, đánh giá năng lực tài chính, tư cách khách hàng vay... phát hiện các vấn đề vi phạm, nguồn gốc, nguyên nhân của việc cho vay kém hiệu quả để xác định đo lường các rủi ro tiềm ẩn. Đồng thời đánh giá sự phù hợp, tính hiệu quả, hiệu lực của các quy chế, chính sách, quy trình tín dụng, đề xuất những ý kiến tư vấn để xây dựng kế
hoạch giảm thiểu những rủi ro, nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động tín dụng.