Vai trò của kiểm toán độc lập trong việc nâng cao chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
Trang 1DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
- BCTC: Báo cáo tài chính- BGĐ: Ban giám đốc
- CMKT: Chuẩn mực kiểm toán- CTKT: Công ty kiểm toán.- HĐQT: Hội đồng quản trị- KTĐL: Kiểm toán độc lập- KTV: Kiểm toán viên.- NĐT: Nhà đầu tư
- VACPA: Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam.- VAA: Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam
- UBCK: Uỷ ban chứng khoán.- TNHH: Trách nhiệm hữu hạn.
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động kiểm toán độc lập đã hình thành và phát triển hơn 17năm nay ở Việt Nam Đây là một lĩnh vực hoạt động đặc thù - lấy ngườisử dụng báo cáo tài chính làm đối tượng phục vụ chính yếu, bởi vậy chấtlượng của các báo cáo kiểm toán ảnh hưởng tới nhiều đối tượng khácnhau Từ một loại hình hoạt động chưa hề có ở Việt Nam nay kiểm toánđộc lập đã được xã hội thừa nhận, vai trò và vị trí của kiểm toán độc lậpngày càng được khẳng định trong nền kinh tế quốc dân Kiểm toán làmtăng mức độ tin cậy đối với các thông tin tài chính, góp phần lành mạnhhoá các quan hệ kinh tế Dựa vào kết quả kiểm toán, những người sử dụngbáo cáo tài chính được kiểm toán có được các thông tin khách quan, chínhxác, từ đó có thể đánh giá một cách đúng đắn tình hình tài chính cũng nhưkết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp làm cơ sở cho các quyếtđịnh kinh tế của mình.
Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của kiểm toán độc lập quan trọngnhư vậy, cho nên việc nâng cao vai trò của kiểm toán độc lập trong việc nângcao chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam là rất cấpthiết Và càng nóng hơn nữa sau vụ việc sai sót trong kiểm toán báo cáo tàichính nhiều năm của Công ty Bông Bạch Tuyết, nhiều nhà đầu tư đã cónhững hoài nghi về chất lượng kiểm toán Chính vì vậy em đã chọn đề tài:
”Vai trò của kiểm toán độc lập trong việc nâng cao chất lượng báo cáo tài
chính của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay” để thực hiện đề án môn
học Trên cơ sở các tài liệu trong các năm gần đây, cùng với kiến thức đã đượcđào tạo tại Nhà trường, em đã hoàn thành bản Đề án môn học kiểm toán với cácnội dung cơ bản như sau:
Trang 3- PHẦN I: Lý luận chung về kiểm toán độc lập và báo cáo tài chính- PHẦN II: Vai trò của kiểm toán độc lập trong việc nâng cao chất
lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Namhiện nay
- PHẨN III: Một số ý kiến nhằm nâng cao vai trò của kiểm toánđộc lập trong việc nâng cao chất lượng báo cáo tàichính của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
Do thời gian nghiên cứu còn ngắn và khả năng bản thân còn hạn chế nênbản Đề án không tránh khỏi thiếu sót Em rất mong nhận được sự đóng gópcủa cô và các bạn để hoàn thiện hơn.
Trang 4PHẦN I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1 Một số vấn đề về lý luận về kiểm toán và kiểm toán độc lập
1.1.1 Lịch sử hình thành kiểm toán và kiểm toán độc lập
Trên thế giới, thuật ngữ kiểm toán đã có từ lâu, thuật ngữ này xuất hiệntừ khi xuất hiện nhu cầu xác định tính trung thực, độ tin cậy của thông tintrong BCTC, kế toán và thực trạng tài sản của một chủ thể trong quan hệ kinhtế Kiểm toán có gốc từ La tinh là Audit nghĩa là Nghe Cho đến nay, ý nghĩanày chỉ mang tính lịch sử Ở thời điểm xuất xứ, thế kỷ III trước Công nguyêntừ Audit có ý nghĩa thật của nó Khi đó, các nhà cầm quyền La Mã đã tuyểndụng các quan chức để kiểm tra độc lập về tình hình tài chính và nghe thuyếttrình của họ về kết quả kiểm tra độc lập.
Ra sau thêm vài trăm năm nữa, kỹ năng nghe của kiểm toán, dần dần đivào trong một hệ thống, khi lúc này trên thế giới, sự ra đời của các công tychứng khoán, các hoạt động thương mại trở nên đa dạng và phức tạp, quy môcủa hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng dẫn đến sự tách rờiquyền sở hữu của các cổ đông và chức năng điều hành quản lý Vì vậy cácchủ sở hữu tìm kiếm những cách thức mới để kiểm tra nhằm ngăn chặn hànhvi gian lận của các nhà quản lý và những người làm công Đáp ứng nhu cầuđó, KTĐL bắt đầu xuất hiện và phát triển.
Từ hình ảnh về kiểm toán cổ điển là việc kiểm tra tài sản, phần lớnđược thực hiện bằng cách người nghe ghi chép đọc to lên cho một bên độc lậpnghe rồi chấp nhận Cho đến nay, thực tiễn kiếm toán đã phát triển cao, đặcbiệt ở Bắc Mỹ và Tây Âu bằng sự xuất hiện của nhiều loại hình kiểm toán,nhiều mô hình tổ chức và bằng sự thâm nhập sâu của kiểm toán vào nhiềulĩnh vực trong đời sống xã hội Kiểm toán phát triển mạnh ở các nước có nền
Trang 5kinh tế thị trường phát triển, đại diện là các công ty được thành lập từ nhữngnăm cuối của thể kỷ 19 phát triển đến hiện nay và trở thành những CTKThàng đầu thế giới như công ty Ernst & Young, công ty PriceWaterhouseCooper, công ty KPMG Peat Marwich, công ty Deloitte Touche(Big Four).
Ở Việt Nam, trước năm 1975 đã có văn phòng kiểm toán của cácCTKT quốc tế hoạt động ở Sài Gòn Sau khi đất nước thống nhất, hoạt độngkiểm toán của các văn phòng này không còn thích hợp với nền kinh tế kếhoạch hoá tập trung lúc bấy giờ Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung baocấp, các hoạt động kinh tế được chỉ đạo thống nhất, định sẵn Cùng với chế độsở hữu tập thể đã dẫn đến việc xác định quyền lợi, trách nhiệm, quyền hạn củacác nhà lãnh đạo doanh nghiệp cùng các cấp lãnh đạo khác không rõ ràng.Việc kiểm tra các thông tin kinh tế ở thời kỳ này mang tính tuân thủ là chủyếu và việc kiểm tra được thực hiện bởi các cơ quan chức năng (thuế, tàichính, cơ quan chủ quản ) Các thông tin này là cơ sở để đánh giá mức độhoàn thành kế hoạch và xây dựng kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo Mặt khácvới cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung thì không thể tồn tại mộtdoanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế nào được xem là độc lập để thực hiện đầyđủ chức năng kiểm toán Do vậy vào thời kỳ này không xuất hiện nhu cầu vềkiểm toán Chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, các loại hình doanhnghiệp theo các hình thức sở hữu khác nhau được thành lập và phát triểnmạnh, các doanh nghiệp này đóng vai trò và ý nghĩa quan trọng trong sự pháttriển nền kinh tế, đồng thời các doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang thựchiện cơ chế hạch toán kinh doanh độc lập Với sự chuyển đổi này cho thấy đãxuất hiện đầy đủ các điều kiện và yêu cầu cho sự ra đời của hoạt động KTĐL,đó là:
Một là, Do có sự đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tất sẽ phát sinh nhu
cầu cần phải có hoạt động kiểm toán cũng như nhu cầu tư vấn của bản thân
Trang 6các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đây là thông lệ và cũng là yêucầu của công ty mẹ Mặt khác về phía quản lý Nhà nước cũng cần phải cóđược thông tin đáng tin cậy để đánh giá thực trạng đầu tư cũng như thực hiệnchức năng quản lý Nhà nước trong khi không thể áp dụng các hình thức duyệtquyết toán như đối với các doanh nghiệp Nhà nước.
Hai là, Khi tính chủ động trong kinh doanh của các doanh nghiệp được
phát huy, các doanh nghiệp hạch toán kinh doanh độc lập, theo đó các yêu cầuthông tin kinh tế trung thực và đáng tin cậy là hết sức quan trọng Các thôngtin này không chỉ phục vụ cho cho một đối tượng là Nhà nước mà còn phụcvụ cho nhiều các đối tượng khác như Ngân hàng (tư cách là người cho vay),đối tác kinh doanh,
1.1.2 Bản chất và đặc trưng của KTĐL
Trên thế giới hình thức tổ chức của các tổ chức kiểm toán ở các nướckhông hoàn toàn giống nhau Ở mỗi nước luật pháp quy định rõ quyền hạn,trách nhiệm của các tổ chức kiểm toán, thừa nhận sự khách quan và độc lậpcủa kiểm toán… vì thế mà xuất hiện rất nhiều định nghĩa khác nhau vềKTĐL:
Theo định nghĩa của Liên đoàn quốc tế các nhà kế toán (InternationalFederation of Accountants - IFAC) thì “Kiểm toán là việc các KTV độc lậpkiểm tra và trình bày ý kiến của mình về các bản BCTC”.
Trong giáo trình kiểm toán của các tác giả Alvin A.Rens và JamesK.Loebbecker thì:“ Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và có thẩmquyền thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượngđược của một đơn vị cụ thể nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độphù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập”.
Trích từ Auditing - Theory & Practice của John Dunn, University ofStrathclyde, Glasgow nhà xuất bản Prentice Hall: “Kiểm toán là thủ pháp xemxét và kiểm tra một cách khách quan về từng khoản mục bao gồm việc thẩm
Trang 7tra những thông tin đặc trưng được xác định bởi KTV hoặc thiết lập bởi thựchành chung Nói tổng quát, mục đích của kiểm toán là trình bày ý kiến hoặc điđến kết luận về cái được kiểm toán”.
Ở Việt Nam, theo Nghị định 105 của Chính phủ ngày 30/4/2004:“KTĐL là việc kiểm tra và xác nhận của KTV và doanh nghiệp kiểm toán vềtính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và BCTC của cácdoanh nghiệp, tổ chức (gọi chung là đơn vị được kiểm toán) khi có yêu cầucủa các đơn vị này”.
Đặc điểm của KTĐL thể hiện ở những điểm sau đây :
Một là, Đối tượng KTĐL là các thông tin kinh tế được kiểm toán mà
KTV sẽ đưa ra ý kiến về những thông tin này sau quá trình thực hiện kiểmtoán Các thông tin kinh tế được kiểm toán có thể là các BCTC tổng hợp, chitiết hàng năm, báo cáo quyết toán giá trị công trình, báo cáo xác định giá trịvốn góp của các bên đối tác, hoặc một nội dung, chỉ tiêu kinh tế nào đó nhưvề tình hình kê khai nộp thuế, tình hình sử dụng vốn đầu tư, Đối với các dựán thì ngoài các thông tin về tài chính như trên còn các thông tin kinh tế khácnhư các thông tin về tình hình thực hiện dự án, nội dung và đánh giá hiệu quảdự án, Có thể tập hợp các thông tin kinh tế là đối tượng kiểm toán thành cácnhóm sau:
- Thông tin kinh tế là các BCTC.
- Thông tin kinh tế mang tính hiệu quả trong hoạt động của một bộphận hay toàn bộ một tổ chức, một đơn vị Các thông tin này liên quan đếncác thủ tục và phương pháp hoạt động của một bộ phận hay của toàn đơn vịkinh tế với tư cách là chủ thể kiểm toán.
- Thông tin kinh tế liên quan đến việc tuân thủ các quy định mangtính chất pháp lý hoặc đã được thống nhất trước mà đơn vị kinh tế đó phảituân theo Ví dụ như việc thực hiện các quy định về quản lý lao động, tiềnlương, các chính sách quản lý tài chính,
Trang 8Hai là, Chủ thể KTĐL là các KTV được cấp chứng chỉ hành nghề hợp
pháp thuộc các công ty, các văn phòng kiểm toán chuyên nghiệp Theo tiêuchuẩn của IFAC (Liên đoàn kế toán quốc tế) và luật pháp các nước thành viênđều quy định các yêu cầu cơ bản của KTV là: Có kỹ năng và khả năng nghềnghiệp, chính trực, khách quan, độc lập và tôn trong bí mật Ở nước ta, cácquy định, tiêu chuẩn và yêu cầu cơ bản của KTV được quy định cụ thể trongQuy chế KTĐL trong nền kinh tế quốc dân ban hành kèm theo Nghị định 07/CP của Chính phủ và CMKT số 200 (đoạn 14,15) Các quy định này về cơbản không khác với các yêu cầu chung theo tiêu chuẩn của IFAC.
Ba là, Khách thể kiểm toán là các bộ phận đơn vị có diễn ra hoạt động
kiểm toán Khách thể của KTĐL gồm 2 loại là khách thể bắt buộc và kháchthể tự nguyện Trong đó khách thể bắt buộc gồm: Các doanh nghiệp, tổ chứccó vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại ViệtNam; các CTCP niêm yết kinh doanh trên thị trường chứng khoán; các tổchức tín dụng hoạt động theo Luật tổ chức tín dụng,ngân hàng thuộc cácthành phần kinh tế; các tổ chức tài chính; doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm,doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; doanh nghiệp Nhà nước (nếu trong nămkhông là khách thể của Kiểm toán Nhà nước) Khách thể tự nguyện là tất cảcác đơn vị, tổ chức, cá nhân còn lại có nhu cầu kiểm toán.
Bốn là, Mục đích của kiểm toán là kiểm tra, xác nhận và báo cáo về
mức độ phù hợp, trung thực, hợp lý của thông tin trình bày trên BCTC phụcvụ cho việc ra quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin Nói cách khác,mục đích của KTĐL là để có được những thông tin đáng tin cậy.
Trong nền kinh tế thị trường các thông tin tài chính có độ tin cậy, chínhxác và trung thực hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với các chủthể trong các hoạt động kinh tế KTĐL hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu nàycủa nền kinh tế Luật pháp nhiều nước khẳng định rằng, chỉ những báo cáo đãđược xem xét và có chữ ký của KTV độc lập mới được coi là hợp pháp, làm
Trang 9cơ sở cho Nhà nước tính thuế cũng như các bên quan tâm khác đưa ra cácquyết định kinh tế trong mối quan hệ với doanh nghiệp Ở nước ta, trong Quychế về KTĐL trong nền kinh tế quốc dân ban hành kèm theo Nghị định số 07/CP ngày 29/1/1994 của Chính phủ đã chỉ rõ: “Sau khi có xác nhận của KTVchuyên nghiệp thì các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo quyết toán của cácđơn vị kế toán là căn cứ cho việc điều hành, quản lý hoạt động ở đơn vị, chocác cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính Nhà nước xét duyệt quyếttoán hàng năm của các đơn vị kế toán, cho cơ quan thuế tính toán số thuế vàcác khoản phải nộp khác của đơn vị đối với ngân sách Nhà nước, cho các cổđông, các nhà đầu tư, các bên tham gia liên doanh, các khách hàng và các tổchức, cá nhân xử lý các mối quan hệ”.
Năm là, Phạm vi của KTĐL: Để hình thành ý kiến nhận xét về các
BCTC, KTV phải có được các căn cứ vững chắc cũng như các thông tin cốtyếu trong công việc ghi chép kế toán và các nguồn số liệu đáng tin cậy khácđã được dùng làm cơ sở cho việc xây dựng các BCTC, hay nói cách khác,KTV phải có đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp Do vậy phạm vi kiểmtoán sẽ là những công việc, thủ tục kiểm toán cần thiết mà KTV xác định vàthực hiện trong quá trình kiểm toán để thu thập đầy đủ các bằng chứng thíchhợp cho ý kiến kiểm toán hay nói như CMKT là để đạt được mục tiêu kiểmtoán Những công việc, thủ tục kiểm toán sẽ phụ thuộc vào nội dung kiểmtoán, tuy nhiên những thủ tục kiểm toán này phải được xác định trên cơ sởCMKT, phù hợp với yêu cầu của Hiệp hội nghề nghiệp, phù hợp với pháp luậtvà các thoả thuận trong hợp đồng kiểm toán.
Xác định phạm vi kiểm toán có ý nghĩa quan trọng, mà trước hết cácđơn vị được kiểm toán cần có những hiểu biết nhất định về kiểm toán, yêucầu của kiểm toán và việc tiến hành chặn công việc của KTV đều dẫn đếnviệc phạm vi kiểm toán bị giới hạn, trong trường hợp này, nếu KTV khôngthể thực hiện được các thủ tục kiểm toán thay thế khác một cách hợp lý, khi
Trang 10đó cần đưa ra ý kiến từ chối Tuy nhiên đôi khi do hạn chế về thời gian, hoàncảnh cũng có thể dẫn đến phạm vi kiểm toán bị giới hạn Trong những trườnghợp như vậy, KTV phải cố gắng tìm ra các phương pháp hợp lý để thu thậpđược các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp để có thể nêu ý kiến“chấp nhận toàn bộ” trong báo cáo kiểm toán Nếu không, tuỳ theo tính chất,mức độ trọng yếu và các bằng chứng bổ sung mà KTV đánh giá mức độ cầnthiết đề đưa ra ý kiến phù hợp.
1.2 Báo cáo tài chính và vai trò của kiểm toán độc lập với chấtlượng báo cáo tài chính.
1.2.1 Báo cáo tài chính.
1.2.1.1 Khái niệm
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế số I (IASI) thì “BCTC cung cấp thôngtin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động tài chính, cũng như lưu chuyểntiền tệ của các doanh nghiệp và đó là các thông tin có ích cho việc ra cácquyết định kinh tế”.
Theo Viện kế toán công chứng Mỹ (AICPA) thì “ BCTC được lậpnhằm mục đích phục vụ cho việc xem xét định kì hoặc báo cáo quá trình củatình hình đầu tư trong kinh doanh và những kết quả đạt được trong kì báo cáo.Hệ thống BCTC phản ánh sự kết hợp của những sự kiện được ghi nhận,những nguyên tắc kế toán và những đánh giá của cá nhân mà trong đó, nhữngnguyên tắc kế toán và những đánh giá được áp dụng chủ yếu đến việc ghinhận các sự kiện”.
Trong hệ thống kế toán Việt Nam, BCTC là loại báo cáo kế toán, phảnánh một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình vàkết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kìnhất định Như vậy BCTC không phải chỉ cung cấp những thông tin chủ yếucho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như: các nhà đầu tư, các nhà chovay, các cơ quan cấp trên, các cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan kế
Trang 11hoạch và đầu tư,… mà còn cung cấp những thông tin cho các nhà quản trịdoanh nghiệp, giúp họ đánh giá, phân tích tình hình tài chính cũng như kếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.1.2 Vai trò của hệ thống báo cáo tài chính
1.2.1.2.1 Vai trò của hệ thống báo cáo tài chính bên trong doanh nghiệp
Hệ thống BCTC giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong phân tíchhoạt động tài chính của doanh nghiệp Đồng thời, có ý nghĩa cực kì quantrọng đối với công tác doanh nghiệp Điều đó được thể hiện ở những vấn đềmấu chốt sau đây
- BCTC cung cấp những thông tin tổng quát về kinh tế – tài chính, giúpcho việc phân tích tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phântích thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kì Trên cơ sở đó, giúp choviệc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động cácnguồn vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá tìnhhình chấp hành và thực hiên các chính sách kinh tế tài chính của doanhnghiệp
- Những thông tin trên BCTC là những căn cứ quan trọng trong việcphân tích, phát hiện những khả năng tiềm tàng về kinh tế Trên cơ sở đó, dựtoán tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như xu hướng phát triểncủa doanh nghiệp Đó là những căn cứ quan trọng, giúp cho việc đưa ranhững quyết định cho điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhàquản trị doanh nghiệp.
- BCTC cung cấp những thông tin giúp cho việc phân tích tình hình tàisản, tình hình nguồn vốn, tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh trong mộtthời kì nhất định, phân tích thực trạng tài chính của doanh nghiệp như: phântích tình hình biến động về quy mô và cơ cấu tài sản, nguồn vốn, về tình hìnhthanh toán và khả năng thanh toán, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngânsách Nhà nước, tình hình phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trang 12- Các chỉ tiêu, các số liệu trên các BCTC là những cơ sở quan trọng đểtính ra các chỉ tiêu kinh tế khác, giúp cho việc đánh giá và phân tích hiệu quảsử dụng vốn, hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Đồng thời cũng là những căn cứ quan trọng để đánh giá thực trạng tàichính của doanh nghiệp.
1.2.1.2.2 Vai trò của hệ thống báo cáo tài chính bên ngoài doanh nghiệp Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, có sựquản lý vĩ mô của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc loại hình kinh tế khácnhau đều bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh, nhiều đối tượng quantâm tới tình hình tài chính của doanh nghiệp như: các nhà đầu tư, các nhà chovay, nhà cung cấp, khách hàng Mỗi đối tượng đều quan tâm đến tình hình tàichính dưới những góc độ khác nhau
Đối với các nhà đầu tư với mục đích là tìm kiếm lợi nhuận thông quaviệc đầu tư vào mua cổ phiếu của doanh nghiệp Do vậy họ luôn mong đợi,tìm kiếm cơ hội đầu tư vào doanh nghiệp có khả năng sinh lợi cao Tuynhiên, trong điều kiện nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, cácnhà đầu tư cũng phải tìm biện pháp bảo vệ an toàn cho đồng vốn đầu tư củahọ Các BCTC chứa đựng các chỉ tiêu tài chính tốt, hứa hẹn nhiều lợi nhuậnsẽ làm giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường tăng vọt Ngược lại, BCcho thấy tình hình tài chính xấu và nguy cơ các khoản lỗ sẽ kéo giá cổ phiếucủa doanh nghiệp xuống thấp Các nhà đầu tư tương lai tìm kiếm cơ hội đầutư nhờ các thông tin từ BCTC của doanh nghiệp.
Các chủ ngân hàng và nhà cung cấp tín dung, cũng như các doanhnghiệp cung cấp vật tư quan tâm đến khả năng sinh lợi và khả năng thanhtoán của doanh nghiệp thể hiện trên các BCTC để xác định khả năng thanhtoán của doanh nghiệp để đưa ra quyết định có nên cho doanh nghiệp vay haybán hàng trả chậm cho doanh nghiệp hay không.
Trang 13Ngoài ra, các cơ quan quản lý Nhà nước, các viện nghiên cứu kinh tế,sinh viên , người lao động,… cũng quan tâm đến các BCTC của doanh nghiệpđể đánh giá triển vọng của nó trong tương lai để từ đó đưa ra các quyết địnhcủa mình.
1.2.1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính
Chất lượng của thông tin tài chính được quyết định bởi các yếu tố sau:- Hệ thống kế toán mà DN đang áp dụng trong việc ghi chép giao dịchvà lập báo cáo tài chính Một hệ thống kế toán được xây dựng và ban hànhphù hợp với nền kinh tế thị trường sẽ tạo nền tảng để các báo cáo tài chínhphản ánh một các nhất quán và đầy đủ về tình hình tài chính và kết quả hoạtđộng kinh doanh của DN dựa trên các quy ước và nguyên tắc được công nhậnrộng rãi.
- Tính minh bạch trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính Các báocáo tài chính được kiểm toán hoặc soát xét thường có tính minh bạch cao hơnso với các báo cáo tài chính chưa được kiểm toán hoặc chưa được soát xét.
- Một thị trường chuyên nghiệp hơn, NĐT am hiểu hơn và nhiều tổchức đầu tư có quy mô hơn tham dự thì tự nhiên yêu cầu về một báo cáominh bạch hơn sẽ tăng lên Rõ nhất là khi trình độ NĐT tăng lên, họ sẽ tựmình kiểm chứng báo cáo phân tích của các CTCK, tự mình tìm hiểu báo cáotài chính Mặt khác, tổ chức đầu tư càng lớn, càng chuyên nghiệp thì càngchịu nhiều sức ép phải tuân thủ tiêu chuẩn đạo đức của các hiệp hội ngànhnghề và tổ chức mà họ tham gia Vì vậy, họ rất ngại các hành vi dựa vào quanhệ để tìm kiếm thông tin, thay vào đó sẽ đòi hỏi minh bạch thông tin Và sứcép thị trường buộc các công ty đại chúng phải cải thiện báo cáo tài chính,chứ không chỉ báo cáo thường niên để thu hút NĐT, cạnh tranh giành "kháchđầu tư" Công ty nào không đáp ứng yêu cầu về một báo cáo chất lượng hơnsẽ bị trừng phạt bằng kỷ luật thị trường, nghĩa là cổ phiếu giảm giá nhiều,ban lãnh đạo mất uy tín và có thể "mất ghế".
Trang 141.2.2 Vai trò của kiểm toán độc lập đối với chất lượng của báo cáotài chính
Ngày nay, thông tin tài chính của doanh nghiệp không chỉ để báo cáocho các cơ quan quản lý nhà nước để kiểm tra và xét duyệt mà nay các thôngtin này cần cho nhiều người, được nhiều đối tượng quan tâm, khai thác sửdụng cho các quyết định kinh tế Tuy ở nhiều góc độ khác nhau nhưng tất cảcác đối tượng này đều có cùng nguyện vọng là có được các thông tin có độchính xác cao, tin cậy và trung thực
Đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế, hoạt động kiểm toán độc lập ra đời vàtrở thành bộ phận cần thiết và quan trọng không thể thiếu trong đời sống cáchoạt động kinh tế Kiểm toán độc lập cung cấp cho những người sử dụng kếtquả kiểm toán sự hiểu biết về những thông tin tài chính họ được cung cấp cóđược lập trên cơ sở các nguyên tắc và chuẩn mực theo qui định hay không vàcác thông tin đó có trung thực và hợp lý hay không
Luật pháp yêu cầu và để yên lòng cho người sử dụng thì các báo cáo tàichính phải được kiểm toán và chỉ có những thông tin kinh tế đã được kiểmtoán mới là căn cứ tin cậy cho việc đề ra các quyết định hiệu quả và hợp lý.Việc các qui định mang tính pháp lý bắt buộc các thông tin tài chính trước khicông bố phải được kiểm toán, điều này thể hiện rõ nét vai trò của kiểm toántrong nền kinh tế Kiểm toán độc lập không thể thiếu được của hoạt động kinhtế trong nền kinh tế thị trường Kiểm toán làm tăng mức độ tin cậy đối với cácthông tin tài chính, góp phần lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế Dựa vào kếtquả kiểm toán, những người sử dụng báo cáo tài chính được kiểm toán cóđược các thông tin khách quan, chính xác theo đó có thể đánh giá một cáchđúng đắn tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp làm cơ sở cho các quyết định kinh tế của mình Bên cạnh mụctiêu chính là đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính, các kiểm toán viên, thông quaquá trình kiểm toán, còn có thể đưa ra những kiến nghị giúp doanh nghiệp
Trang 15hoàn thiện hệ thống kiểm soát, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tàichính nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh nói chung.
Trong các quan hệ kinh tế nhờ có kiểm toán mà các doanh nghiệp đãtìm được tiếng nói chung đó là sự tin cậy lẫn nhau, sự thẳng thắn, trung thựctrình bầy về tình hình tài chính của mình Đây là yếu tố hết sức quan trọng đểđánh giá, lựa chọn đối tác kinh doanh Đặc biệt trong quan hệ hợp tác kinhdoanh với nước ngoài, nếu nhà đầu tư nước ngoài muốn tìm hiểu về hoạt độngkinh doanh và đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp trước khiđầu tư, hợp tác kinh doanh thì chi phí cho cuộc kiểm toán sẽ hiệu quả và rẻhơn nhiều so với chi phí mà hai bên phải bỏ ra để đàm phán, tự chứng minhvề khả năng tài chính của mình Đồng thời ý kiến khách quan của kiểm toánluôn đáng tin cậy hơn Ngay cả khi các công ty có vốn đầu tư nước ngoàiđược thành lập thì nhu cầu kiểm toán của các công ty này là tất yếu bởi yêucầu quản lý của các đối tác nước ngoài trong doanh nghiệp Do vậy kiểm toánđộc lập ra đời đã đáp ứng tốt nhu cầu của hoạt động đầu tư trực tiếp nướcngoài, góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư và thúc đẩy nhanh quá trìnhchuyển đổi nền kinh tế.
Trang 16PHẦN II
VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Thực tế chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp VNhiện nay
2.1.1 Chất lượng báo cáo tài chính trước kiểm toán
Báo cáo tài chính phản ánh sự minh bạch của thị trường, vừa phản ánhkết quả kinh doanh của các công ty Có thể thấy gì qua số lượng, chất lượngvà kết quả kinh doanh từ báo cáo của các doanh nghiệp hiện nay Báo cáo tàichính vẫn còn những hạn chế, bất cập về ba mặt
- Báo cáo vẫn còn thiếu các chỉ tiêu chủ yếu và chi tiết theo quy định,nên việc đánh giá thông tin về doanh nghiệp khó đầy đủ, toàn diện
- Báo cáo còn chậm, nhiều công ty nộp báo cáo chưa đúng hạn
- Chất lượng báo cáo cũng còn những băn khoăn, lo ngại, thậm chíkhiến nhiều người sử dụng thông tin của báo cáo hoang mang
Theo thống kê do stox.vn thực hiện, cho thấy tình trạng báo động vềchất lượng báo cáo tài chính chưa kiểm toán Việc chênh lệch một vài trămtriệu đồng, thậm chí là vài tỷ đồng… giữa doanh thu, lợi nhuận trước và saukiểm toán là bình thường, vì có thể có những sai sót nhỏ trong cách tính toán,phân loại một số khoản thu, chi của doanh nghiệp và công ty kiểm toán.Nhưng thật khó hiểu với những khoản chênh lệch rất lớn, thậm chí thay đổihoàn toàn cán cân lỗ – lãi tại một số nơi Mùa báo cáo tài chính năm 2008 đãgióng một hồi chuông báo động về tình trạng chênh lệch lợi nhuận trước và
sau kiểm toán của nhiều doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Ấn tượng
nhất vừa qua là chênh lệch kết quả kinh doanh trước và sau kiểm toán của 2
Trang 17doanh nghiệp thuộc họ nhà Kinh Đô là KDC và NKD Với chênh lệch202,978 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trước và sau kiểm toán, từ lãi 142,376 tỷđồng về lỗ 60,602 tỷ đồng, KDC đang là doanh nghiệp xếp số một về khoảngcách chênh lệch lợi nhuận Một người anh em của KDC là NKD cũng có mứcchênh lệch lợi nhuận sau thuế trước và sau kiểm toán hơn 38 tỷ đồng, từ mứclãi hơn 39 tỷ đồng còn chưa đầy 1 tỷ đồng Một doanh nghiệp rất lớn và uy tínnhư Sacombank cũng để mức chênh lệch lợi nhuận trước thuế trước và saukiểm toán lên tới 133 tỷ đồng Hai doanh nghiệp ngành xây dựng là Công tyPhát triển đô thị Từ Liêm (NTL) và Công ty Đầu tư Phát triển đô thị và khucông nghiệp Sông Đà (SJS) cũng có chênh lệch kết quả kinh doanh trước vàsau khá lớn Với NTL, doanh thu trước và sau kiểm toán giảm 64,195 tỷđồng, từ mức 435,502 tỷ đồng về 371,307 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế thunhập DN cũng giảm từ 98,729 tỷ đồng về 61,812 tỷ đồng Trường hợp củaSJS, lợi nhuận năm 2008 của Công ty trong báo cáo tài chính giảm từ 175,122tỷ đồng trước kiểm toán về 118,884 tỷ đồng sau kiểm toán Trong các doanhnghiệp có chênh lệch kết quả kinh doanh trước và sau kiểm toán lớn, một sốcông ty không chỉ chênh lệch về số tuyệt đối lớn mà còn nắm giữ tỷ lệ chênhlệch ở mức choáng váng Trường hợp của Công ty Nam Vang (NVC), cóchênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán lên đến… 8.500%, từ lãi 0,529 tỷđồng về lỗ 44,423 tỷ đồng Hay trường hợp của Công ty Thủy sản Minh Phú(MPC), chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán là 1.043,94%, từ lãi4,036 tỷ đồng về lỗ 38,097 tỷ đồng.
Theo thống kê của stox.vn, có tới 47 doanh nghiệp có chênh lệch kếtquả kinh doanh trước và sau kiểm toán lên tới trên 50% Nhiều công ty vốn đãlỗ, sau kiểm toán còn bị lỗ nặng hơn rất nhiều, như FPC từ lỗ 44,4 tỷ đồng về
lỗ 83,2 tỷ đồng; TPC từ lỗ 51 tỷ đồng về lỗ 61,6 tỷ đồng Nguyên nhân là nếu
thực hiện theo đúng các chuẩn mực kế toán thì lợi nhuận thấp quá, nên nhiềudoanh nghiệp linh động làm theo các chuẩn mực… của mình Khi đơn vị
Trang 18kiểm toán yêu cầu điều chỉnh theo quy định thì kết quả kinh doanh từ lãi đã
chuyển sang lỗ hoặc lãi thấp hơn trước kiểm toán rất nhiều (theo nguồn
website www.stox.vn vào ngày 26/4/2009)
Có ít nhất hai lý do để khẳng định các sai lệch trong kết quả kinh doanhtrước và sau kiểm toán không đơn thuần là sai sót chuyên môn Thứ nhất, kếtquả kinh doanh trước kiểm toán lớn hơn sau kiểm toán một cách có hệ thốngvà với số tiền không nhỏ, chứng tỏ các doanh nghiệp đã cố tình mập mờ trongbáo báo tài chính theo hướng có lợi cho mình Thứ hai, trong các trường cóbất đồng giữa doanh nghiệp và kiểm toán viên trong xử lý nghiệp vụ thìdoanh nghiệp sẽ lập báo cáo theo quan điểm của mình và lý giải nguyên nhân,còn kiểm toán viên sẽ nêu ảnh hưởng của bất đồng trong xử lý kế toán trênbáo cáo của kiểm toán viên Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp có sai lệchkết quả kinh doanh trước và sau kiểm toán trong năm vừa qua đều chấp nhậnđiều chỉnh kết quả kinh doanh theo kiểm toán viên Điều đó cho thấy cácdoanh nghiệp hiểu rõ cách thức lập báo cáo của họ không hợp lý và khôngđúng với các quy định hiện hành, nhưng họ vẫn cố tình mập
mờ để cung cấp thông tin sai lệch cho các đối tượng sử dụng
Thời hạn để một doanh nghiệp niêm yết công bố báo cáo tài chính quýIV là 25 ngày kể từ ngày kết thúc quý và thời hạn để công bố báo cáo năm đãkiểm toán là 100 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính Như vậy, trongkhoảng thời gian 75 ngày giữa 2 kỳ báo cáo, không ít những cá nhân, tổ chứcsử dụng thông tin BCTC ra quyết định sai lầm theo những thông tin mà doanhnghiệp công bố.
2.1.2 Chất lượng báo cáo tài chính sau kiểm toán
Chất lượng của kiểm toán BCTC ở nước ta bước đầu đã được kháchhàng tin tưởng và ngày càng có uy tín Tuy vậy trên thực tế sự phát triển củahoạt động kế toán, kiểm toán hiện nay vẫn còn nhiều bất cập gây trở ngạikhông ít đối với quá trình hội nhập quốc tế và khu vực Trình độ, năng lực của
Trang 19nhiều công ty kế toán kiểm toán nước ta còn nhiều hạn chế, các loại hình dịchvụ chưa đủ sức cạnh tranh với các công ty nước ngoài, tình trạng cạnh tranhkhông lành mạnh giữa các công ty trong nước thông qua việc giảm giá chi phívẫn còn tồn tại, chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng được thực tế đòi hỏi Bêncạnh đó nhận thức của xã hội về các hoạt động kiểm toán còn nhiều hạn chế.Khuôn khổ hoạt động kiểm toán tuy đã có nhiều đổi mới nhưng chưa đồng bộvà đầy đủ, các tổ chức nghề nghiệp chưa đủ khả năng đảm nhận việc tổ chứcvà hướng dẫn quản lý chuyên môn
Mặt khác, chất lượng kiểm toán BCTC phản ánh nội dung và hệ thốngcác chỉ tiêu chưa hợp lý với yêu cầu, mục tiêu của nhiệm vụ kiểm toán chưaphản ánh những vấn đề cơ bản trọng tâm của tình hình quản lý điều hanh, sửdụng ngân sách nhà nước của các cấp các ngành Nội dung kiểm toán BCTCchỉ phản anh ở tầm vi mô mà chưa phản ánh đúng tầm vĩ mô Kết quả kiểmtoán còn mang tính liệt kê số liệu, liệt kê tình hình, liệt kê những sai phạm.Ngoài ra chất lượng kiểm toán BCTC còn mắc nhiều sai phạm về số liệu vàcách trình bày về văn phạm
2.2 Vai trò của kiểm toán độc lập trong việc nâng cao chất lượngBCTC của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
2.2.1 Thực trạng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam
Xuất phát từ lợi ích của hoạt động KTĐL, trong hơn 15 năm qua, Đảngvà Nhà nước ta đã rất quan tâm đến ngành KTĐL, tạo mọi điều kiện đểKTĐL Việt Nam phát triển Tính chuyên nghiệp của hoạt động kiểm toáncũng nhờ thế mà ngày càng được nâng cao Hoạt động kiểm toán đã và đanggóp phần xây dựng và phổ cập cơ chế chính sách kinh tế, tài chính; thực hiệncông khai, minh bạch BCTC của doanh nghiệp; ngăn ngừa lãng phí, thamnhũng; phục vụ đắc lực cho công tác quản lý và điều hành kinh tế, tài chínhcủa Nhà nước và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Tuy KTĐL ở ViệtNam đã có những bước tiến bộ đáng kể song vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.
Trang 20Thứ nhất, Mô hình CTKT độc lập: KTĐL ở Việt Nam hình thành từ
năm 1991 với sự ra đời của hai CTKT đầu tiên có sở hữu vốn của Nhà nước.Sau đó là một số CTKT nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật Đầu tưnước ngoài với mô hình TNHH Nhiều CTKT sở hữu tư nhân theo mô hìnhTNHH được thành lập sau khi có Luật Doanh nghiệp năm 2000 Một sốCTCP kiểm toán có sở hữu tư nhân cũng đã được thành lập từ mấy năm trướcđây theo nhu cầu hợp tác của các CTKT tư nhân Trong xu thế chung về việcsắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước nói chung và các công ty thuộc BTCquản lý nói riêng, gần đây BTC đã cổ phần hóa 02 công ty, chuyển đổi 01công ty thành công ty TNHH một thành viên Tính đến nay đã có 105 công tythuộc đủ các thành phần kinh tế, gồm: 6 doanh nghiệp nhà nước, 66 công tyTNHH, 4 công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, 12 CTCP và 17 công ty hợpdanh với 156 chi nhánh và văn phòng ở các tỉnh, thành phố trên khắp cả nước,với số lượng hơn 5.000 nhân viên.
Việc chuyển đổi mô hình quản lý (đối với các CTCP kiểm toán) vàchuyển đổi sở hữu (đối với các CTCP kiểm toán có sở hữu của Nhà nước vàcác doanh nghiệp nhà nước) được coi là một bắt buộc mang tính pháp lý.Đồng thời, đây cũng là một nhu cầu rất bức thiết của các công ty này vì yêucầu của sự phát triển và vì yêu cầu của việc nâng cao năng lực quản lý vànăng lực cạnh tranh Việc chuyển đổi này là theo thông lệ và xu thế tất yếuphát triển ngành nghề kế toán, kiểm toán trên thế giới Việt Nam không thểnằm ngoài xu thế này Dù các quy định này được ban hành hơi chậm, nhưngcác CTKT của Việt Nam đã sẵn sàng cho việc chuyển đổi, và coi việc chuyểnđổi này như là một trong những cơ hội tốt để các công ty tiếp tục phát triển vàthành công Một vấn đề nữa là theo cam kết gia nhập WTO và với chiến lượcsắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam, không thể có sự tiếp tụctồn tại các CTKT có sở hữu Nhà nước Thêm nữa, các Tổ chức tài trợ quốc tếvà các nhà đầu tư nước ngoài thường thuê các CTKT danh tiếng, có chất
Trang 21lượng đã được khẳng định và đặc biệt là phải có tính độc lập, minh bạch rấtcao để kiểm toán, phù hợp với yêu cầu của Công ty mẹ cũng như của các nhàđầu tư trên toàn thế giới Đối với các CTKT có sở hữu vốn của nhà nước, việcchuyển đổi sở hữu còn có tác động tích cực và mạnh mẽ trên một số mặt quantrọng sau:
Một là, Chủ động hoàn toàn trong chính sách trả lương cho nhân viên
-không bị khống chế tỷ lệ quỹ lương; -không bị trừ quỹ lương theo cơ chế “Lợinhuận năm sau phải cao hơn năm trước và không được thấp hơn lợi nhuận kếhoạch” Điều này thực sự quan trong vì nó cho phép các công ty được trảlương cao để thu hút các nhân viên giỏi, đồng thời cho phép công ty chủ độngđầu tư chi phí vào đào tạo và nâng cao chất lượng nhân viên và chất lượngdịch vụ;
Hai là, Tăng cường trách nhiệm cá nhân của các thành viên Ban Giám
đốc trong việc điều hành công ty, quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ gắnvới trách nhiệm vật chất;
Ba là, Các thành viên của Ban Giám đốc các công ty sau khi chuyển
đổi cũng phải có trách nhiệm trong việc nâng cao năng lực cá nhân cả về diềuhành và kiến thức chuyên môn để duy trì ổn định hoạt động và tiếp tục pháttriển công ty cao hơn;
Bốn là, Giải quyết hoàn toàn tính độc lập nghề nghiệp do ảnh hưởng
bởi sở hữu Nhà nước.
Việc chuyển đổi loại hình sở hữu của các doanh nghiệp kiểm toán hiệnnay dù có nhiều khó khăn nhưng được đánh giá là một bước tiến quan trọngcho mỗi công ty và cho sự phát triển chung của nghề kiểm toán tại Việt Nam.Việc chuyển đổi này sẽ làm tăng thêm tính độc lập, khách quan, minh bạch vàđáp ứng yêu cầu đổi mới của pháp luật kiểm toán cũng như yêu cầu hội nhậpkinh tế quốc tế.