Khảo sát ảnh hưởng của các thông số bào chế tới khả năng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên nén aspirin tác dụng kéo dài (Trang 41)

phóng dược chất từ viên nén

Dữ liệu hòa tan của 17 công thức được nhập vào chương trình MODDE 5.0 và ANNA & OPTIM 1.4 để đánh giá ảnh hưởng của các thông số bào chế tới sự giải phóng dược chất từ viên nén.

2.3.6.1 .Xử lý dữ liệu dựa trên mô hình toán học bậc 2

Sử dụng MODDE 5.0 để đánh giá ảnh hưởng của các biến độc lập lên các biến phụ thuộc thông qua mô hình toán học đa thức bậc 2 (Yị = bD + bịXị +

^3X3 + b12x ,x 2 + bịgXịXg + ^23X2X3 t*l |X|‘ + ồ22^2^ + với i = {1, 2, 4, 6, 8}). Hệ số phương trình hồi quy và hệ số R2hiệu chinh c^a c^c biến phụ thuộc là Yị, Y2, Y4, Y6, Yg và f2 được trình bày ở bảng 12.

I

Bảng 12: Các hệ số hồi quỵ. Hệ sô Yi. y2 y4 y6 y8 f2 a0 21,70* 34,50* 54,80* 70,80* 83,60* 68,10* a, 0,37 0,29 0,07 -0,04 0,05 1,73 a2 -1,66* -3,67* 1 \Q ìnr> * -8,39* -7,80* 7,41* a3 -0,72 -0,89 -1,05 . -1,14 -1,03 -1,21 a12 0,83 0,91 0,87 0,86 0,78 2,16 al3 0,87 1,07 0,05 1,34 1,22 1,51 a23 -0,73 -0,84 0,09 -0,89 -0,81 -1,67 an -0,66 -0,56 0,34 -0,57 -0,68 -0,49 a22 -0,13 1,03 0,84 3,82 3,48 -6,48 a33 -0,15 0,23 0,82 0,89 0,69 -1,06 d 2 ^ hiệu chỉnh 0,62 0,81 0,85 0,84 0,72 0,53

(*) p<0,05 : ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê

Nhận xét: Đối với các biến Ỵị, Y2, Y4 , Y6, Yg chỉ có giá trị a2 (hệ số hồi quy bậc nhất biểu diễn sự phụ thuộc của % giải phóng dược chất sau 1, 2, 4, 6, 8h theo tỉ lệ Eudragit L100) có ý nghĩa thống kê, sự ảnh hưởng cuả tỉ lệ talc và độ cứng không có ý nghĩa thống kê. Giá trị a2< 0, chứng tỏ tỉ lệ Eudragit L I00 có ảnh hưởng âm tính tới phần trăm giải phóng dược chất: khi tỉ lệ Eudragit L I00 tăng thì phần trăm giải phóng dược chất tại các thời điểm giảm. Các phương trình hồi quy của Yj, Yg và f2 có giá trị R2hiệu chinh thấp chứng tỏ hàm mục tiêu bậc 2 chưa phản ánh được đầy đủ mối quan hệ phức tạp giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

2.3.6.2. Xử lý dữ liệu dựa trên mạng thần kinh nhân tạo

Kết quả thử hòa tan của 17 công thức được phân tích dưới sự trợ giúp của phần mềm ANNA&OPTIM 1.4 nhằm đánh giá ảnh hưởng của 3 thông số bào chế là tỉ lệ Eudragit L100, độ cứng của viên và tỉ lệ talc tới phần trăm giải phóng dược chất. Chương trình chạy với lớp vào có 3 đơn vị tương ứng với 3

biến độc lập là độ cứng, tỉ lệ Eudragit L100 và tỉ lệ talc. Lớp ra có 1 đơn vị là giá trị f2 hoặc phần trăm giải phóng dược chất tại các thời điểm lh hoặc 2h, 4h, 6h, 8h. Số đơn vị lớp ẩn do máy tự chọn, số thí nghiệm là 17 và số lần luyện là 1000 lần.

Bảng 13: Kết quả phân tích dựa trên mạng thần kinh nhân tạo

Biến phụ thuộc SỐ đơn vị lớp ẩn Số lần luyện Sai số trung bình R Y, 4 1000 0,039 0,93 y2 2 1000 0,043 0,97 y4 2 1000 0,073 0,95 y6 2 1000 0,072 0,95 Yg 2 1000 0,059 0,96 Ỉ2 2 1000 0,093 0,92

Bảng trên cho thấy sai số trung bình nhỏ và giá trị R gần với 1 chứng tỏ sự phù hợp của ANN trong việc phân tích ảnh hưởng của các biến độc lập tới biến phụ thuộc khi mối quan hệ này là phức tạp. Mặt đáp của Y4 được thể hiện trong hình 7 và 8.

3.25 5.50

7.75 ^ 20

E u d r a g it LIOO (% ) 1 0 0 0

Hình 7: Mặt đáp mô tả sụ ảnh hưởng của tỉ lệ Euclragit L100 và tỉ lệ talc tói phần trăm aspirin giải phóng sau 4h (độ cứng = 5kP).

Hình 8: Mặt đáp mô tả ảnh hưởng của tỉ lệ talc và độ cứng tói phần trăm aspirin giải phóng sau 4h (Eudragit L100=10%).

*Nhận xét:

Hình 7 thể hiện sự phụ thuộc của Y4 vào tỉ lệ Eudragit L I00 và tỉ lệ talc khi độ cứng là 5 kP. Có thể thấy rằng khi tỉ lệ Eudragit L I00 tăng thì phần trăm giải phóng dược chất giảm do tốc độ ăn mòn của viên phụ thuộc vào sự hoà tan của Eudragit L I00. Khi tăng tỉ lệ talc thì tốc độ giải phóng dược chất giảm do bản chất sơ nước của talc, nhưng ở đây tỉ lệ talc ảnh hưởng không mạnh bằng tỉ lệ Eudragit L I00. Hình 8 thể hiện sự phụ thuộc của Y4 vào lực nén và tỉ lệ talc khi tỉ lệ Eudragit L I00 = 10%. Kết quả cho thấy trong phạm vi khảo sát sự ảnh hưởng của lực nén tới phần trăm giải phóng dược chất hầu như không đáng kể. Điều này phù hợp với cơ chế giải phóng dược chất ra khỏi dạng cốt Eudragit L I00 này là cơ chế ăn mòn tức là ít phụ thuộc vào độ xốp và hệ thống vi mao quản trong viên mà phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ ăn mòn của Eudragit L I00. Tuy nhiên khi tỉ lệ talc nhỏ ( 2%) thì tăng lực nén sẽ làm giảm khả năng giải phóng dược chất ra khỏi viên. Do đó có thể kết luận rằng, với viên nén này ảnh hưởng của Eudragit L I00 là mạnh nhất còn ảnh hưởng của lực nén thì hầu như không đáng kể.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên nén aspirin tác dụng kéo dài (Trang 41)