a. Vị trí địa lý
Huyện Điện Biên nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Điện Biên, có toạ độ địa lý từ 20017’ đến 21040’ Vĩ độ Bắc, 102019’ đến 103019’ Kinh độ Đông. Ranh giới của huyện tiếp giáp như sau:
- Phía Đông giáp huyện Điện Biên Đông, thành phốĐiện Biên Phủ; - Phía Đông Bắc giáp huyện Mường Ảng;
- Phía Đông Nam giáp tỉnh Sơn La; - Phía Bắc giáp huyện Mường Chà;
- Phía Tây và Tây Nam tiếp giáp với nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.
Huyện Điện Biên có 154 km đường biên giới chung với nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào. Đây là một lợi thế to lớn, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển, giao lưu kinh tế - văn hóa của huyện Điện Biên với các huyện trong, ngoài tỉnh và quốc tế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32
b. Địa hình, địa mạo
Địa hình huyện Điện Biên chia thành hai vùng rõ rệt:
- Vùng lòng chảo: Bao gồm 10 xã (Thanh Nưa, Thanh Luông, Thanh Chăn, Thanh Hưng, Thanh Yên, Noong Luống, Sam Mứn, Noong Hẹt, Thanh An và xã Thanh Xương) nằm trên cánh đồng Mường Thanh. Khu vực này có địa hình tương
đối bằng phẳng, độ cao trung bình 450 - 550 m so với mực nước biển, nghiêng dần từ Bắc xuống Nam và thấp dần từ 2 bên chân núi xuống sông Nậm Rốm, có độ dốc từ 3 - 50. Đây là vùng thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp (chủ yếu là canh tác lúa nước), các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch, là trung tâm phát triển kinh tế - văn hoá của huyện và toàn tỉnh Điện Biên;
- Vùng ngoài: Bao gồm 9 xã (Mường Phăng, Nà Tấu, Nà Nhạn, Mường Pồn, Núa Ngam, Pa Thơm, Na Ư, Mường Nhà và xã Mường Lói) phân bố xung quanh vùng lòng chảo, có địa hình chủ yếu là núi cao, chia cắt mạnh. Xen giữa các dãy núi cao là vùng đất bằng nhỏ hẹp hình thành nên các khu dân cư và vùng sản xuất của nhân dân, thích hợp cho phát triển lâm nghiệp.
c. Khí hậu
Mang đặc điểm chung khí hậu vùng núi Tây Bắc, huyện Điện Biên nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, hàng năm chịu ảnh hưởng của hai khối không khí lớn: Khối không khí phía Bắc lạnh, khô và khối không khí phía Nam nóng, ẩm, chia khí hậu Điện Biên thành hai mùa rõ rệt trong năm:
- Mùa lạnh và khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau: Nhiệt độ thấp, bình quân 18,90C - 19,10C, ít mưa, lượng mưa chiếm 20% lượng mưa cả năm, lượng bốc hơi lớn, độẩm thấp;
- Mùa nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 10: Nhiệt độ cao, bình quân tháng nóng nhất là 26,60C (tháng 6, 7), mưa nhiều, lượng nước bốc hơi lớn, độ ẩm không khí cao. Lượng mưa bình quân từ 1400 - 1600 mm/năm, mưa nhiều tập trung vào tháng 6, 7, 8, chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33
Hình 3.1.Một số yếu tố khí hậu thời tiết qua một số năm của huyện Điện Biên(1)
Nhìn chung, nhiệt độ trung bình trong các tháng đều lớn hơn 150C. Vào các
đợt gió mùa, mưa, sương muối, nhiệt độ thấp nhất trong ngày có thểxuống 3 - 50C; ngược lại, vào tháng nóng nhất (tháng 6, 7), nhiệt độ trong ngày có thể lên tới 38,60C. Nhiệt độ bình quân có sự biến động theo năm và giữa các tháng trong năm, tuy nhiên, mức độ chênh lệch không lớn, độ ẩm không khí trung bình dao động từ 80 - 85%. Nền nhiệt độ và độẩm này đã tạo nên một vùng khí hậu tương đối mát mẻ cho khu vực, thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi, tạo điều kiện phát triển một nền sản xuất nông nghiệp đa dạng.
Trên địa bàn huyện mỗi năm trung bình xuất hiện từ 1 - 2 trận mưa đá kèm theo lốc lớn. Vào các đợt rét đậm, rét hại, nhiệt độ xuống thấp tạo điều kiện để hình thành sương muối, tập trung vào các khu thung lũng, khe đồi thấp tại các xã vùng cao. Hiện tượng mưa đá và sương muối xảy ra đều gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp, kìm hãm sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng, gây thiệt hại về hoa màu, nhà cửa của người dân. Một hiện tượng khá phổ biến ở vùng núi Tây Bắc là sương mù. Số ngày có sương mù tại huyện Điện Biên lên tới 100 ngày/năm. Sương mù xuất hiện nhiều vào các tháng 1, 2 (khoảng 10-20 ngày/tháng) và ít hơn vào các tháng mùa nóng như tháng 6, 7 (khoảng 2-5 ngày/tháng). Sương mù thường thấy chủ
yếu ở những vùng thung lũng khuất gió, làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, giảm tầm nhìn khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34
Nhìn chung, khí hậu huyện Điện Biên có nhiều thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, phong phú. Nhằm hạn chế những tác động xấu của thời tiết, đảm bảo hiệu quả sản xuất cần thực hiện phòng chống lũ vào mùa mưa, giữ
nước vào mùa khô bằng cách xây dựng, hoàn thiện hệ thống mương, đập thủy lợi, bảo vệ rừng đầu nguồn, lựa chọn giống cây thích hợp trong sản xuất…
d. Thủy văn
Huyện Điện Biên có 2 con sông chính là sông Nậm Rốm và sông Nậm Núa, hợp lưu tại Pá Nậm (xã Sam Mứn) và đổ sang Lào hợp lưu với sông Nậm U.
- Sông Nậm Rốm: Bắt nguồn từ dãy núi Nà Tấu và Mường Đăng qua Nà Nhạn, hợp lưu với sông Nậm Phăng, Nậm Khẩu Hu, chảy qua lòng chảo theo hướng Bắc Nam hợp lưu với 28 nhánh suối khác, diện tích lưu vực khoảng 500km2. Lưu lượng bình quân 8,74 m3/s, mùa lũ bình quân 14,5 m3/s, mùa cạn 3,1 m3/s. Đây là con sông có tiềm năng lớn đã được khai thác xây dựng các công trình thuỷ điện có hiệu quả.
- Sông Nậm Núa: Có hai nhánh chính là Nậm Núa chảy từ Mường Nhà ra và Nậm Ngam chảy từ Pu Nhi xuống hợp lưu tại bản Pá Ngam và chảy ra Pá Nậm hợp lưu với sông Nậm Rốm, sông Nậm Núa về mùa mưa thường có lũ đột ngột, nước không kịp tiêu về hạ lưu thường dồn ngược về sông Nậm Rốm gây ngập lụt cho vùng thấp thuộc xã Sam Mứn, Noong Hẹt, Noong Luống
e. Tài nguyên đất
Huyện Điện Biên có diện tích đất tự nhiên là 163.926,03 ha chiếm 17,14% diện tích của tỉnh Điện Biên, được chia thành các nhóm đất sau
• Nhóm đất phù sa
Nhóm đất này có tổng diện tích là 9.173,84ha chiếm 5,59% diện tích đất tự
nhiên tập trung chủ yếu ở các xã vùng lòng chảo, nơi có sông Nậm Rốm chảy qua, một phần diện tích nhỏ phân bố dọc theo sông Nậm Núa. Nhìn chung, nhóm đất này thuộc loại đất tốt, có độ phì tự nhiên khá, cần được sử dụng triệt để vào sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển các loại cây lương thực, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35
• Nhóm đất đỏ vàng: có tổng diện tích 61.751,74ha chiếm 37,67% diện tích
đất tự nhiên toàn huyện,
• Nhóm đất mùn đỏ vàng trên núi:
Có tổng diện tích 47.646,45ha chiếm 29,07% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Nhìn chung, đất mùn vàng đỏ trên núi là loại đất tốt, có độ phì tự nhiên khá, nhưng đất ở trên cao, địa hình hiểm trở, đi lại rất khó khăn. Do đó, hướng sử dụng chính trên loại đất này là khoanh nuôi bảo vệ rừng.
• Nhóm đất mùn trên núi cao (A)
Phân bố trên địa bàn xã Mường Pồn với diện tích 606,53 ha, chiếm 0,37% diện tích tự nhiên của huyện. Nhóm đất này tập trung ở vùng núi có độ cao >1800 m. Đất có thành phần cơ giới nhẹ đến trung tính, hàm lượng chất hữu cơ rất cao.
Đạm tổng số khá, lân và kali tổng số trung bình. Do ở trên núi quá cao nên đất này không có ý nghĩa thực tế trong sản xuất nông nghiệp.
• Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D)
Nhóm đất này có diện tích 475,39 ha, chiếm 0,29% diện tích đất tự nhiên, phân bố trên địa bàn các xã Pa Thơm, Noong Luống, Thanh Yên, Thanh Nưa, Thanh Chăn và Nà Tấu. Đây là loại đất có đặc điểm rất đa dạng, phụ thuộc vào từng vùng và sản phẩm của mẫu chất đá mẹ tạo nên nó.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36
Ngoài ra, diện tích đất khác bao gồm núi đá 227,71 ha (chiếm 0,14% diện tích tự nhiên toàn huyện), đất có mặt nước chuyên dùng 1.592,88 ha (chiếm 0,97% diện tích tự nhiên toàn huyện).
Nhìn chung, nguồn tài nguyên đất của huyện Điện Biên khá đa dạng, phần lớn các loại đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, do đó, cần có kế hoạch khai thác, sử dụng đất hợp lý và hiệu quả, bố trí các loại giống cây trồng phù hợp, thâm canh, tăng vụ, hoàn thiện hệ thống thủy lợi, kết hợp với các biện pháp cải tạo đất, tránh xói mòn, suy thoái; đồng thời, chú ý khoanh nuôi, bảo vệ rừng đầu nguồn, những nơi thuận lợi có thể bố trí cây trồng theo mô hình nông lâm kết hợp, nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái.
g. Tài nguyên nước
* Nguồn nước mặt
Huyện Điện Biên thuộc lưu vực sông Mê Kông và sông Đà, với 2 hệ thống sông chính là hệ thống sông Nậm Rốm và sông Nậm Núa. Ngoài ra trên địa bàn có nhiều hồ
chứa, công trình thuỷ lợi như: Hồ Pa Khoang, hồ Hồng Khếnh, hồ Pe Luông, hồ Hồng Sạt, hồ Bó Hóng, hệ thống đại thuỷ nông Nậm Rốm…
- Hồ Pa Khoang là hồ chứa nước lớn nhất của huyện Điện Biên với diện tích 6 km2, dung tích khoảng 37,2 triệu m3, góp phần điều tiết nước sông Nậm Rốm, cung cấp nước tưới cho cánh đồng Mường Thanh, bổ sung nước cho thuỷđiện Thác Bay và đảm bảo cung cấp nước cho toàn huyện;
- Hồ Hồng Sạt thuộc xã Sam Mứn có chiều dài 2 km, rộng trung bình 200m, diện tích lưu vực khoảng 9 km2, cung cấp nước tưới cho 360 ha ruộng lúa và hoa màu của xã Sam Mứn;
- Hồ Pe Luông, Hồng Khếnh, Bó Hóng… chất lượng nước tương đối tốt và ít ô nhiễm;
- Hệ thống đại thuỷ nông Nậm Rốm cung cấp nước tưới cho vùng lòng chảo. Nhìn chung, nguồn nước mặt của huyện khá dồi dào, đây là một điều kiện thuận lợi đối với sản xuất nông nghiệp, giúp cho việc tưới tiêu nước được chủđộng, tăng khả năng mở rộng diện tích canh tác, nâng cao hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, do khả năng tập trung nước biến động theo mùa, vào mùa mưa, lượng mưa lớn kéo
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37
theo dòng chảy mạnh dễ gây lũ quét cục bộ, xói mòn mạnh; ngược lại vào mùa khô, mưa ít, độ ẩm thấp, tình trạng khô hạn, thiếu nước thường xảy ra gây ảnh hưởng
đáng kể đến sinh hoạt và sản xuất của người dân. Do đó, trong quá trình sản xuất, cần chú ý hoàn thiện hệ thống mương thủy lợi, xây kè, đập… đảm bảo sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên nước.
* Nước ngầm
Trữ lượng nước ngầm trên địa bàn huyện tương đối dồi dào, chủ yếu tập trung ở vùng ven sông suối và vùng thấp (vùng lòng chảo).
h. Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê năm 2013, diện tích đất rừng của huyện là 111.461,08 ha, chiếm 68% tổng diện tích tự nhiên, trong đó:
- Đất rừng phòng hộ 81.040,89 ha, chiếm 72,71% diện tích đất lâm nghiệp, bao gồm rừng có tự nhiên phòng hộ 35.062,46 ha, đất có rừng trồng phòng hộ
9.771,80 ha, đất khoanh nuôi rừng phòng hộ 18.847,50 ha, đất trồng rừng phòng hộ
17.367 ha. Diện tích rừng phòng hộ phân bố chủ yếu ở các xã vùng ngoài như
Mường Nhà, Mường Lói, Mường Pồn, Na Ư…
- Đất rừng đặc dụng có diện tich 753,78 ha, chiếm 0,68% diện tích đất lâm nghiệp, trong đó, đất có rừng tự nhiên đặc dụng 653,44 ha, đất trồng rừng đặc dụng là 100,34 ha. Rừng đặc dụng chỉ có ở xã Mường Phăng.
- Đất rừng sản xuất có diện tích 29.657,33 ha, chiếm 26,61% diện tích đất lâm nghiệp, gồm đất có rừng tự nhiên sản xuất 13.004,55 ha, đất có rừng trồng sản xuất 1.333,42 ha, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất 5.756,13 ha, đất trồng rừng sản xuất 9.563,8 ha. Rừng sản xuất phân bố tập trung ở các xã Mường Nhà, Mường Lói, Núa Ngam, Sam Mứn…