Trong những năm qua ngành nông nghiệp của huyện có bước phát triển. Giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản năm 2011 đạt 1.094.417,2 triệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43
Bảng 3.2. Giá trị sản xuất Nông nghiệp huyện Điện Biên
TT Hạng mục ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Giá trị sản xuất nông nghiệp Triệu đồng 870.352 882.278 921.761 960.680
2 Giá trị sản xuất lâm nghiệp Triệu đồng 91.312 90.838 97.689 89.289
3 Giá trị sản xuất thủy sản Triệu đồng 18.590,0 26.835,0 35.230,0 44.448,2
4 Sản lượng lương thực có hạt Tấn 79.783,0 84.582,5 84.593,8 86.993,3
-Lúa Tấn 60.686,4 65.056,3 64.068,9 66.213,0
-Ngô Tấn 19.096,6 19.526,2 20.524,9 20.780,3
5 Tổng diện tích gieo trồng cây
hàng năm Ha 22.929,2 22.697,2 22.756,0 23.071,9
6 Số lượng đàn gia súc gia cầm Con
-Đàn trâu Con 20.895 21.664 22.443 22.620
-Đàn bò Con 9.398 10.208 11.085 11.496
-Đàn lợn Con 51.143 54.825 58.882 60.763
-Đàn dê Con 6.739 5.270 6.036 6.465
-Gia cầm Con 687.230 810.931 855.214 968.341
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44
Bảng 3.3. Diện tích, năng suất, sản lượng qua các năm của huyện Điện Biên
Hạng mục Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1.Lúa chiêm xuân
Diện tích Ha 4.424,4 4.459,4 4.514,4 4,559.8
Năng suất Tạ/ha 62,10 62,84 60,96 55,95
Sản lượng Tấn 27.475,5 28.020,7 27.515,5 25.513,1
2. Lúa mùa
Diện tích Ha 6.000,0 6.010,0 6.086,0 6.145,0
Năng suất Tạ/ha 57,18 54,49 58,08 58,9
Sản lượng Tấn 34.305,8 32.748,1 35.347,5 36.194,05
3. Lúa nương
Diện tích Ha 2.500,0 2.500,0 2.500,0 2.500,0
Năng suất Tạ/ha 13,10 13,20 13,40 13,5
Sản lượng Tấn 3.275,0 3.300,0 3.350,0 3.375,0
4. Ngô
Diện tích Ha 4.648,8 4.702,0 4.713,0 4.801,0
Năng suất Tạ/ha 42,00 43,65 44,09 46,1
Sản lượng Tấn 19.526,2 20.524,9 20.780,3 22.142,2
5. Khoai lang
Diện tích Ha 370,0 359,0 439,0 485,3
Năng suất Tạ/ha 76,62 116,42 120,68 120,3
Sản lượng Tấn 2.835,0 4.179,5 5.297,9 5.837,0
6. Sắn
Diện tích Ha 1.500,0 1.500,0 1.500,0 1.500,0
Năng suất Tạ/ha 98,00 99,50 102,00 110,0
Sản lượng Tấn 14.700,0 14.925,0 15.300,0 16.500,0
7. Bông
Diện tích Ha 43,0 42,0 42,0 63,0
Năng suất Tạ/ha 13,55 14,11 14,50 14,7
Sản lượng Tấn 62,4 58,8 42,6 92,61
8. Đậu tương
Diện tích Ha 633,0 643,0 644,0 444,0
Năng suất Tạ/ha 12,59 13,02 13,12 18,3
Sản lượng Tấn 1.043,9 1.173,6 1.177,5 812,52
9. Lạc
Diện tích Ha 348,0 353,0 348,0 350,0
Năng suất Tạ/ha 19,4 19,9 19,4 19,7
Sản lượng Tấn 613,2 686,1 683,8 689,5
10. Mía
Diện tích Ha 13,0 12,0 11,0 11,0
Năng suất Tạ/ha 209,39 203,26 211,36 241,0
Sản lượng Tấn 312,0 264,0 265,1 265,1
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Điện Biên và kết quảđiều tra)
Qua bảng ta thấy: Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2012 đạt 960.680 triệu
đồng chiếm 87,8%. Giá trị sản xuất lâm nghiệp 89.289 triệu đồng. Giá trị sản xuất thủy sản là 44.448,2 triệu đồng chiếm tỷ trọng không đáng kể. Toàn huyện có tổng sản lượng lương thực có hạt là 86.993,3tấn có xu hướng tăng so với các năm trước.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45
Tổng diện tích gieo trồng hàng năm trên địa bàn huyện là 23.071,9ha. Lương thực bình quân đầu người trong huyện tăng năm 2012 đạt. Thu nhập bình quân đầu người tăng, năm 2012 đạt 12,8 triệu đồng/người. Tuy có sự tăng trưởng trong phát triển nông nghiệp nhưng tốc độ phát triển không cao. Đời sống của nhân dân tuy đã
được nâng lên nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt.
- Về trồng trọt: Trong những năm qua, diện tích, năng suất và sản lượng cây trồng có nhiều biến động. Tuy nhiên, sự biến động này không lớn và không đồng
đều qua các năm. Diện tích, năng suất lúa có xu hướng tăng lên.
- Lúa là cây trồng chính trong ngành trồng trọt được canh tác ở 2 vụ trong năm là vụ Chiêm Xuân và vụ Mùa với diện tích gieo trồng năm 2013 đạt 4.559,8ha
đối với lúa Chiêm Xuân và 6.145,0ha đối với lúa mùa, lúa nương vụ mùa là 2.500ha. Năng suất vụ Chiêm Xuân đạt 55,95 tạ/ha, vụ Mùa đạt 58,9 tạ/ha và đối với lúa nương là 13,50 tạ/ha.
- Bên cạnh lúa thì các cây rau màu cũng là các loại cây trồng chủ lực của huyện như: sắn, ngô, khoai lang, rau các loại… Một số cây trồng chủ lực của huyện như: Rau xanh các loại, ngô, sắn, khoai lang, lạc, đậu tương… Trong những năm tới, nông nghiệp là ngành được huyện cũng như tỉnh tập trung đầu tư phát triển với mục tiêu nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc, giảm dần khoảng cách giữa miền núi và đồng bằng.
- Về chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản: Trong những năm qua, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phát triển ổn định. Năm 2013 có tổng số lượng đàn bò 12.756 con, số
lượng đàn lợn 76.790, số lượng gia cầm 946.200.
* Đặc điểm chính của các tiểu vùng SXNN
Dựa vào đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, cho thấy đất đai huyện Điện Biên có thể chia làm 2 vùng sản xuất nông nghiệp.
- Vùng lòng chảo gồm 10 xã: Thanh Nưa, Thanh Luông, Thanh Chăn, Thanh Hưng, Thanh Yên, Noong Luống, Sam Mứn, Noong Hẹt, Thanh An và xã Thanh Xương nằm trên cánh đồng Mường Thanh. Khu vực này có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình 450 - 550 m so với mực nước biển, nghiêng dần từ Bắc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46
xuống Nam và thấp dần từ 2 bên chân núi xuống sông Nậm Rốm, có độ dốc từ 3 - 50. Đây là vùng thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp chủ yếu là canh tác lúa nước. Vùng này có tổng diện tích đất tự nhiên là 33.902,43ha chiếm 20,68% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của vùng là 8.355,42ha chiếm 33,48% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện
-Vùng ngoài gồm 9 xã Mường Phăng, Nà Tấu, Nà Nhạn, Mường Pồn, Núa Ngam, Pa Thơm, Na Ư, Mường Nhà và xã Mường Lói phân bố xung quanh vùng lòng chảo, có địa hình chủ yếu là núi cao, chia cắt mạnh. Xen giữa các dãy núi cao là vùng đất bằng nhỏ hẹp hình thành nên các khu dân cư và vùng sản xuất của nhân dân, thích hợp cho phát triển lâm nghiệp. Vùng này có tổng diện tích đất tự nhiên là 130.023,6ha chiếm 79,32% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của vùng này là 16.600,9ha chiếm 66,52% diện tích đất nông nghiệp toàn huyện
3.2.3.Thực trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Điện Biên
a. Các loại hình sử dụng đất chính của huyện.
Qua thực tế điều tra, có các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47
Bảng 3.4. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính của huyện
Loại hình SDĐ Kiểu sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
24.956,32 100
Chuyên lúa Tổng số 7.350,8 29,45
1.Lúa chiêm xuân- Lúa mùa 7.350,8 29,45
Lúa- Màu Tổng số 4.851,32 19,44
2. Lúa chiêm xuân-lúa mùa- ngô đông 1.465,2 5,87
3. Lúa chiêm xuân- lúa mùa- khoai lang 1.206,8 4,84
4.Lúa chiêm xuân- lúa mùa- đậu tương đông 764,32 3,06
5.Lúa chiêm xuân- lúa mùa- rau màu đông 1.415,0 5,67
Chuyên màu cây
CNHN/Lúa nương Tổng số 10.720,4 42,96
6Ngô- Lạc 951,2 3,81
7. Lạc- Khoai lang-Rau 549,5 2,20
8.Ngô- Rau các loại 512,4 2,05
9. Chuyên lạc 448 1,8
10. Chuyên ngô 2.311,8 9,26
11. Chuyên Sắn 1.500 6,01
12. Chuyên đậu tương 440 1,76
13. Chuyên rau các loại 1.507,5 6,05
14. Lúa nương 2.500 10,02
Cây CNLN 15. Cao su, chè, cà phê 1.073,5 4,30
Cây ăn quả 16. Cây ăn quả các loại 747,3 3,0
NTTS 17. Chuyên cá 212 0,85
(Nguồn: Phòng nông nghiệp phát triển nông thôn và kết quảđiều tra) b. Mô tả các loại hình sử dụng đất chính
- Loại hình sử dụng đất chuyên lúa (LUT1): là loại hình sử dụng đất phổ
biến trong sản xuất nông nghiệp. Dựa vào điều kiện khí hậu thuận lợi, tương đối chủ động nguồn nước tưới và diện tích đất thích hợp. Phân bố đều tại các xã, tập trung ở những nơi thuận lợi nguồn nước tưới. Tổng diện tích đất trồng lúa hai vụ: 7.350,8ha.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48
+ Lúa chiêm xuân: trồng các giống như IR64, lúa thơm các loại (HT số 1, Bắc thơm, tẻ thơm...), các giống lúa lai (nghi hương 2308, nhị ưu 838), khang dân....thời vụ gieo trồng tháng 12-1, thời gian sinh trưởng từ 115-135 ngày, năng suất từ 54- 56 tạ/ha.
+ Lúa mùa: trồng các giống như lúa lai NhịƯu, IR 64, bắc thơm số 7, hương thơm số 1, khang dân...thời vụ gieo trồng tháng 6, thời gian sinh trưởng từ 100-110 ngày, năng suất 57-59 tạ/ha.
- Loại hình sử dụng 2 lúa- màu (LUT2): có kiểu sử dụng đất Lúa chiêm xuân- Lúa mùa- cây vụđông (ngô, rau vụđông, khoai lang....). Loại hình sử dụng đất này tập trung chủ yếu ở các xã có đất tương đối bằng phẳng, độ dốc nhẹ, khả năng tưới tiêu chủđộng, thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nhẹ, phân bố chủ yếu ở các xã vùng lòng chảo như: Thanh Hưng, Thanh Nưa, Thanh Yên....
+ Vụ chiêm xuân: trồng các giống như: IR64, lúa thơm các loại (HT số 1, Bắc thơm 7, tẻ thơm...), các giống lúa lai( nghi hương 2308, nhị ưu 838), khang dân....thời vụ gieo trồng tháng 12-1, thời gian sinh trưởng từ 115-135 ngày, năng suất từ 54- 56 tạ/ha.
+ Vụ mùa: trồng các giống như lúa lai Nhị Ưu, IR 64, bắc thơm số 7, hương thơm số 1, khang dân...thời vụ gieo trồng tháng 5- 6, thời gian sinh trưởng từ 100- 110 ngày, năng suất 58-59 tạ/ha.
+ Cây vụ đông: trồng rau các loại như : su hào, bắp cải, các loại rau cải, khoai tây đông.
Ngô: là loại cây lương thực có yêu cầu về dinh dưỡng khá cao, mặc dù đã được người dân quan tâm nhưng kỹ thuật chăm bón chưa hợp lý, nên cây ngô vẫn chưa phát huy được hết thế mạnh trong vai trò là cây lương thực chủ đạo ở vùng miền núi. Các giống ngô thường được trồng như ngô tẻ, ngô lai, ngô nếp trồng để bán bắp, thời vụ
gieo trồng tháng 9-10, năng suất khoảng 45-47 tạ/ha.
Đậu tương đông: thời gian gieo trồng tháng 9
Rau vụ đông: trồng các loại như xu hào, bắp cải, rau cải, hành tỏi, bí... các loại rau này có thời gian sinh trưởng từ 80 - 120 ngày. Đây là các loại rau hàng hoá
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49
- Loại hình sử dụng đất chuyên màu và lúa nương (LUT3): gồm 7 kiểu sử
dụng đất Ngô xuân- Ngô hè thu, Đậu tương xuân- Đậu tương hè thu, Sắn, Ngô- Khoai lang, Lạc- Đậu tương, Rau các loại, Lúa nương, kiểu sử dụng đất này canh tác trên đất có độ dốc dưới dưới 150, địa hình vàn cao, thoát nước tốt, phân bốở hầu hết ở các xã trong huyện.
+ Ngô xuân: thời gian sinh trưởng 100 - 120 ngày, thời vụ gieo trồng tháng 2 - 3, năng suất đạt 46 tạ/ha.
+ Ngô hè thu: thời vụ gieo trồng tháng 6 - 7, thời gian sinh trưởng từ 90 – 120 ngày, năng suất đạt 46,7 tạ/ha.
+ Đậu tương xuân: thời gian sinh trưởng từ 90 - 110 ngày, thời vụ gieo trồng vào tháng 2 - 3, mặc dù là loại cây có khả năng cốđịnh đạm, xong lượng phân bón cho đậu tương lại thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu cho cây. Năng suất khoảng 18,3 tạ/ha.
+ Đậu tương hè thu: thời vụ gieo trồng tháng 6-7, thời gian sinh trưởng từ 90 - 110 ngày. Năng suất khoảng 20,9 tạ/ha.
+ Sắn: thường sử dụng giống sắn KM94, KM60, và một số giống sắn địa phương được trồng chủ yếu trên nhóm đất xám và nhóm đất đỏ, chu kỳ sinh trưởng trong vòng một năm, có khả năng chịu lạnh và khô hạn tốt, thời vụ gieo trồng vào tháng 2 - 3, thu hoạch vào cuối năm, năng suất đạt 110 tạ/ha.
+ Lúa nương: canh tác trên đất nương rẫy chủ yếu là dựa vào nguồn lợi của tự nhiên bằng cách chặt cây đốt rừng làm nương. Canh tác theo kiểu luân canh , thời gian bỏ hoá 3 - 5 năm, sau đó thảm thực vật dần dần mọc trở lại để phục hồi độ phì của đất. Hiện nay diện tích đất canh tác lúa nương có khoảng 2.500 ha. Với kiểu sử
dụng đất phổ biến bỏ hoá - lúa nương, cũng giống như LUT 1 lúa, loại hình sử dụng
đất này mang lại hiệu quả kinh tế thấp, năng suất cây lúa nương chỉ đạt từ 13 - 14 tạ/ha. Chủ yếu ở các xã vùng sâu, vùng xa, các xã vùng ngoài, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.
- Loại hình sử dụng đất cây lâu năm (LUT4): các loại cây công nghiệp lâu năm như cao su, chè, cà phê, người dân đã biết tận dụng địa hình đồi núi để trồng các loại cây công nghiệp này, nhưng hiệu quả chưa cao vì mô hình này mới đi vào thực hiện,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50
người dân chưa biết chủđộng áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất.
- Loại hình sử dụng đất cây ăn quả/vườn tạp (LUT5): các loại cây ăn quả phổ
biến đem lại hiệu quả kinh tế như : dứa, chuối, bưởi người dân đã biết tận dụng địa hình đồi gò để trồng các loại cây trồng này. Năng suất các loại cây này chưa cao do người dân chưa chủđộng áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất.
- Loại hình sử dụng đất nuôi trồng thủy sản (LUT6): Loại hình sử dụng đất này thường được sử dụng trên các vùng đất ngập sâu, cấy lúa năng suất thấp, bấp bênh, hiệu quả kinh tế thấp được chuyển hẳn sang thả cá hoặc các đầm, ao nuôi. Ở
loại hình sử dụng đất này cá được thả vào tháng 3 thu hoạch vào tháng 11, 12 và tháng 01. Các giống được thả vẫn là trắm, trôi, mè, chép, rô phi đơn tính,...
d. Thực trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phân theo tiểu vùng
- Vùng lòng chảo (tiểu vùng 1): Tiểu vùng 1 có 6 loại hình sử dụng đất với 167kiểu sử dụng đất. Trong đó loại hình sử dụng đất chuyên lúa có diện tích lớn nhất với 3.617,90 ha, chiếm 43,30% tổng diện tích các loại hình sử dụng đất. Loại hình sử dụng đất lúa- màu có diện tích 1.750,81 ha chiếm 20,95%. Loại hình sử
dụng đất chuyên màu cây CNHN/ lúa nương có diện tích 2.516,37 ha, chiếm 30,12%. Loại hình sử dụng đất cây lâu năm và cây ăn quả có diện tích 470,34 ha chiếm 5,63%.
- Vùng ngoài (tiểu vùng 2): Ở tiểu vùng 2 có 5 loại hình sử dụng đất với 16 kiểu sử dụng đất. Trong đó loại hình sử dụng đất chuyên màu có diện tích lớn nhất là 8.304,03 ha, chiếm 50,02% tổng diện tích các loại hình sử dụng đất. Loại hình sử
dụng đất chuyên lúa có diện tích 3.732,90 ha, chiếm 22,49% diện tích. Loại hình sử
dụng lúa- màu có diện tích 3.213,51 ha, chiếm 19,36%. Cuối cùng là loại hình sử
dụng đất cây lâu năm và cây ăn quả có diện tích 1.350,46 ha, chiếm 8,13% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51 Bảng 3.5. Diện tích các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của 2 tiểu vùng Đơn vị tính: ha STT Loại hình SDĐ Kiểu SDĐ Tiểu vùng 1 Tiểu vùng 2 Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 8.355,42 100 16.600,90 100 1 Chuyên lúa
1.Lúa chiêm xuân- Lúa
mùa 3.617,90 43,30 3.732,90 22,49 Tổng số 3.617,90 43,30 3.732,90 22,49 2 Lúa- Màu
2. Lúa chiêm xuân-lúa
mùa- ngô đông 400,05 4,79 1.065,15 6,42