Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Điện Biên

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 77 - 98)

Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phải dựa trên quan điểm sử dụng

đất của huyện và kết quảđánh giá hiệu quả các LUT và kiểu sử dụng đất của huyện

Điện Biên, cụ thể như sau:

Khai thác và sử dụng có hiệu quả diện tích đất trồng lúa hiện có, mở rộng diện tích đất trồng lúa nước thông qua việc đầu tư đồng bộ hệ thống thủy lợi, thâm canh tăng vụ. Để đảm bảo an ninh lương thực, dự kiến đến năm 2030, diện tích đất trồng lúa của huyện khoảng trên 12.200 ha.

Để phát huy lợi thế cây công nghiệp lâu năm hiện đang là xu thể phát triển trong sản xuất nông nghiệp của huyện, trong thời gian tới tiếp tục theo dõi sự phát

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 68 

triển cây cao su, đầu tư theo chiều sâu, chăm sóc và bảo vệ gần 1.000 ha diện tích cây cao su hiện có, nghiên cứu thay đổi cơ cấu giống, chuyển đổi cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu để mở rộng diện tích cây cao su trên quỹđất chưa sử

dụng, chuyển đổi một phần diện tích đất trồng cây hàng năm kém hiệu quả, một phần đất rừng sản xuất để trồng cao su ở khu vực các xã Na Tông, Núa Ngam, Mường Nhà, Pom Lót, Sam Mứn, Hẹ Muông, Mường Pồn, Thanh Nưa, Thanh Yên…LUT này phân bố chủ yếu trên nhóm đất đỏ vàng ởđộ dốc dưới 150, tầng đất mịn dày từ 70 - 100 cm, thích hợp trồng cây cao su, ít gây ô nhiễm môi trường, đòi hỏi nhiều công lao động có kỹ thuật cao, vốn đầu tư ban đầu lớn, khả năng quay vòng vốn chậm nên chưa thu hút được nhiều lao động, mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài, hiệu quả môi trường được cải thiện, tăng độ che phủ của đất trống.

Tiếp tục phát triển các loại cây ăn quả có giá trị gắn với mô hình kinh tế trang trại nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Dự kiến đến năm 2020, diện tích đất trồng cây lâu năm của huyện là trên 10.000 ha (trong đó diện tích đất trồng cao su là gần 9.000 ha) và ổn định trong những năm tới.

Tiềm năng diện tích đất nuôi trồng thủy sản của huyện có khả năng phát triển cả về quy mô, sản lượng. Dự kiến đến năm 2030 toàn huyện có khoảng 500 ha đất nuôi trồng thuỷ sản, tập trung phát triển ở các xã Noong Luống, Thanh Yên, Thanh Xương, Thanh An, Thanh Luông, Noong Hẹt, Nà Tấu, Thanh Nưa, Mường Phăng. Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của huyện trong thời gian tới, định hướng sẽ chuyển đổi một phần diện tích đất trồng cây hàng năm kém hiệu quả sang đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm và đất trồng rừng để nâng cao hiệu quả sản xuất; chuyển đổi đất trồng cây hàng năm khác sang đất phi nông nghiệp để phục vụ cho việc phát triển cơ sở vật chất hạ tầng. Đồng thời, phát triển đất nông nghiệp còn lại bằng cách khai thác các quỹđất chưa sử dụng đưa vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu giữa các loại cây trồng và thâm canh tăng vụ… Dự kiến đến 2030, diện tích đất nông nghiệp còn lại có khoảng 9.000 ha.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 69 

3.4.2. Mt s gii pháp nhm nâng cao hiu qu s dng đất sn xut nông nghip huyn Đin Biên

a. Giải pháp về cơ chế chính sách trong nông nghiệp

Tiếp tục hoàn thiện các quy định về giao đất, cho thuê đất, đền bù giải phóng mặt bằng tái định cư... và thực hiện đảm bảo công bằng, bình đằng về quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Hạn chế tới mức thấp nhất việc chuyển đất đang trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Xác định ranh giới và công khai diện tích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng cần bảo vệ nghiêm ngặt.

Để việc sử dụng đất đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường, phát triển bền vững cần có cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng; phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch đồng bộ với cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

b. Giải pháp về vốn

Khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế, người dân trong huyện tham gia vào các lĩnh vực: Sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, công nghiệp chế biến sản phẩm, phát triển ngành nghề truyền thống, thương mại, dịch vụ nông nghiệp…Thông qua các chính sách ưu đãi về bố trí mặt bằng đất đai, giá thuê đất, vay vốn ngân hàng…

c. Giải pháp về khoa học và công nghệ

Đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong sử dụng đất như các tiến bộ trong việc sử dụng đất dốc, sử dụng đất tiết kiệm, bảo vệ tài nguyên đất – môi trường và những tiến bộ thâm canh trong nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Bón phân cân đối và hợp lý cho từng cây trồng trong các kiểu và loại hình sử

dụng đất.

Tăng cường củng cố hệ thống khuyến nông, khuyến lâm đến cơ sở, cải tiến phương thức khuyến nông theo ngành hàng, xúc tiến hơn nữa công tác đào tạo nông dân cả về kỹ thuật sản xuất và quản lý kinh doanh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 70 

Phát triển kỹ thuật canh tác theo các mô hình khoa học trên đất dốc, việc hướng dẫn nhân dân canh tác theo phương pháp nông lâm kết hợp (băng chắn đá, hoặc cây phân xanh...) là việc làm hết sức cần thiết. Xây dựng và mở rộng mô hình nông lâm kết hợp hay canh tác theo đường đồng mức có tác dụng chống xói mòn, cải thiện độ phì nhiêu của đất, tránh hiện tượng sạt lởđất là việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng để nâng cao năng suất cây trồng, góp phần cải thiện môi trường sinh thái.

d. Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và môi trường

- Áp dụng kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện đất dốc là điều bắt buộc trong sử dụng đất nông nghiệp. Hạn chế cày, xới bề mặt đất (nhất là trong mùa mưa).

- Áp dụng các mô hình nông - lâm kết hợp, mô hình VAC, VACR,… trong sử dụng đất, thâm canh gối vụ để có hệ số sử dụng đất cao nhất và không có thời gian đất trống.

- Phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế: Giao thông, thuỷ lợi, cơ sở chế biến, thị trường tiêu thụ…

- Giao đất theo kế hoạch, năng lực khai thác sử dụng thực tế đối với tất cả

các trường hợp có nhu cầu sử dụng đất mới. Đất đã giao khi hết hạn sử dụng phải thu hồi kịp thời.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 71 

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1. Điện Biên là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Điện Biên có tồng diện tích là 163.926,03 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp có 142.057,92 ha chiếm 86,66% diện tích tự nhiên với điều kiện khí hậu thủy văn tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp nhưng cũng còn nhiều mặt hạn chế nhưđại hình cao, dốc bị chia cắt mạnh, bịảnh hưởng bởi thiên tai như hạn hán, lũ lụt, mưa đá, sương muối... giao thông khó khăn gây ảnh hưởng cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó trình độ dân trí còn thấp, thiếu vốn sản xuất, khoa học kỹ thuật chưa ứng dụng được nhiều trong sản xuất, nhiều nơi còn mang tính tự cung tự cấp dẫn đến việc phát triển kinh tế chưa cao.

2. Tại huyện Điện Biên hiện có: 6.Loại hình sử dụng đất chính với 17 kiểu sử

dụng đất. Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Huyện cho thấy: LUT chuyên lúa có hiệu quả kinh tế và môi trường ở mức TB, hiệu quả xã hội cao; LUT lúa- màu có hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường đều cao; 2 LUT chuyên màu và Cây ăn quả đều có hiệu quả kinh tế cao nhưng hiệu quả xã hội và môi trường ở mức trung bình ; LUT cây công nghiệp lâu năm có hiệu quả

kinh tế, xã hội và môi trường đều ở mức TB; LUT nuôi trồng thủy sản có hiệu quả

kinh tế cao, hiệu quả xã hội thấp, hiệu quả môi trường trung bình.

3. Từ kết quảđánh giá hiệu quả các LUT tại huyện Điện biên cho thấy Loại hình sử dụng đất lúa- màu có nhiều triển vọng phát triển tại địa phương, do có hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường đều cao, đặc biệt hiệu quả kinh tế với GTSX bình quân đạt 130.243,6 nghìn đồng/ha thu nhập hỗ hợp đạt 88.229,45 nghìn đồng/ha với hiệu quảđồng vốn trung bình đạt 1,9.

4. Trên cơ sở xem xét điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và môi trường, trong định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của địa phương đến năm 2020, huyện cần mở rộng diện tích các kiểu sử dụng đất cho hiệu quả cao, thu hút nhiều lao động nên phát triển mạnh LUT sử dụng đất Lúa-màu với các kiểu sử dụng đất thích hợp cho từng tiểu vùng, địa phương cụ thể. Đồng thời quan tâm phát triển các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 72 

kiểu sử dụng đất có cây đậu tương, lạc và cây lâu năm cũng có triển vọng.

5. Các giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Điện Biên gồm: Khoa học công nghệ; Cơ chế chính sách; Vốn; Bảo vệ, cải tạo đất và môi trường;

2. Kiến nghị

Do thời gian thực hiện đề tài có hạn, để có những kết luận và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sửđất chính xác hơn, đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 73 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tiếng việt

1. Vũ Thị Bình (1993), "Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên đất phù sa sông

Hồng huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng", Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực

phẩm, số 10, NXBNN, Hà Nội, trang 391-392.

2. Nguyễn Văn Bộ (2000), Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

3. Nguyễn Duy Bột (2001), “ Tiêu thụ nông sản – thực trạng và giải pháp”, Tạp chí kinh tế và phát triển, (3), trang 28 – 30.

4. Ngô Thế Dân (2001), "Một số vấn đề khoa học công nghệ nông nghiệp trong thời kỳ

công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp”. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn, số 1/2001, trang3-4,13.

5. Đường Hồng Dật và các cộng sự (1994), Lịch sử nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Vũ Năng Dũng (1997), Đánh giá hiệu quả một số mô hình đa dạng hoá cây trồng vùng Đồng bằng sông Hồng.

7. Đại cương về Nông nghiệp bền vững, bản dịch, NXB Nông nghiệp, Hà Nội – 1994. 8. Nguyễn Như Hà (2000), Phân bón cho lúa ngắn ngày trên đất phù sa Sông Hồng 9. Đỗ Nguyên Hải (2001), Đánh giá các loại hình sử dụng đất bền vững ở huyện Từ Sơn.

10. Lê Văn Hưng (2008), “Phát triển nông nghiệp hữu cơ”, truy cập từ trang web

http://www.ppd.gov.vn/ttbaochi/ttinbaochi152.htm

11. Đặng Hữu (2000), “Khoa học và công nghệ phục vụ CNH - HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn”, Tạp chí cộng sản (17), trang 32.

12. Hội Khoa học Đất Việt Nam (2000), Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Nguyễn Đình Hợi (1993), Kinh tế tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh nông

nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội.

14. Nguyễn Khang, Phạm Dương Ưng (1995), “Kết quả bước đầu đánh giá tài nguyên đất Việt Nam”, Hội thảo quốc gia về “Đánh giá và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm phát triển sinh thái và phát triển lâu bền”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr.1-5. 15. Luật Đất đai năm 2003 (2004), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. Phạm Văn Phê (2001), Giáo trình sinh thái học nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 132 - 142.

17. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Điện Biên (2013), Số liệu thống kê đất đai năm 2013.

18. Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Điện Biên (2013), Tình hình phát triển nông nghệp qua một số năm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 74 

19. Phòng Thống kê huyện Điện Biên (2013), Số liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội các năm 2008 - 2013.

20. Đoàn Công Quỳ (2001), Đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông lâm

nghiệp huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp,

Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, tr, 5- 97.

21. Lê Hồng Sơn (1996), "Ứng dụng kết quả đánh giá đất vào đa dạng hoá cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng", Hội thảo quốc gia Đánh giá và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

22. Đỗ Thị Tám (2001), “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản

xuất hàng hoá huyện Văn Giang - tỉnh Hưng Yên”, Luận văn thạc sĩ khoa học

Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.

23. Đào Châu Thu, Nguyễn Khang (1998), Đánh giá đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 24. Vũ Thị Phương Thuỵ (2000), Thực trạng và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh

tế sử dụng đất canh tác ở ngoại thành Hà Nội, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học

Nông nghiệp I Hà Nội.

25. Nguyễn Duy Tính (1995), “Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông

Hồng và Bắc Trung Bộ”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

26. Đào Thế Tuấn (1998), Phân vùng sinh thái, hệ thống giống lúa, hệ thống cây trồng vùng đồng bằng Sông Hồng

27. Vũ Thị Ngọc Trân (1996), Phát triển kinh tế nông hộ sản xuất hàng hóa ở vùng đồng

bằng sông Hồng, Kết quả nghiên cứu khoa học thời kỳ 1986 - 1996, NXB Nông

nghiệp, Hà Nội, trang 216 - 226.

28. Nguyễn Thị Vòng và các cộng sự (2001), Nghiên cứu và xây dựng quy trình công

nghệ đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng”. Đề

tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Hà Nội.

B.Tiếng anh

29. Smith, Julian Dumaski (1993), FESLM An International framme - work for Evaluating sustainable and management, World soil report No

30. ESCAp/FAO/UNIDO (1993), Balanced Fertiliter Use It Peactical Imprtance and

Guidelines For Ageiculture in Asia Pacific Region. United Nation New York

 

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 75 

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Diện tích tự nhiên của 2 tiểu vùng tại huyện Điện Biên

TT Đơn vị hành chính Diện tích (ha) Tỷ lệ % Tng din tích t nhiên 163.926,03 100 1 Vùng lòng chảo 33.902,43 20,68 1.1 Xã Thanh Nưa 10.020,03 6,11 1.2 Xã Thanh Yên 1.948,08 1,19 1.3 Xã Noong Luống 2.127,07 1,3 1.4 Xã Noọng Hẹt 1.297,53 0,79 1.5 Xã Sam Mứn 6.675,96 4,07 1.6 Xã Thanh Luông 3.618,49 2,21 1.7 Xã Thanh Hưng 2.045,22 1,25 1.8 Xã Thanh Xương 1.922,39 1,17 1.9 Xã Thanh Chăn 2.229,68 1,36 1.10 Xã Thanh An 2.017,98 1,23 2 Vùng ngoài 130.023,6 79,32 2.1 Xã Nà Tấu 7.442,69 4,54 2.2 Xã Nà Nhạn 7.693,17 4,69 2.3 Xã Mường Pồn 12.518,77 7,64 2.4 Xã Mường Phăng 9.158,56 5,59 2.5 Xã Pa Thơm 8.908,07 5,43 2.6 Xã Núa Ngam 12.249,07 7,47 2.7 Xã Na Ư 11.422,89 6,97 2.8 Xã Mường Nhà 30.175,81 18,41 2.9 Xã Mường Lói 30.454,57 18,58

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 76 

Phụ lục 2. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp phân theo tiểu vùng

TT Đơn vị hành chính Diện tích (ha) Tỷ lệ %

Din tích đất sx nông nghip toàn huyn 24.956,32 100

1 Vùng lòng chảo 8.355,42 33,48 1.1 Xã Thanh Nưa 1.378,76 5,52 1.2 Xã Thanh Yên 866,53 3,47

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 77 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)