1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Long An

56 280 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Long An

Trang 1

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG1.1 TÍN DỤNG NGÂN HÀNG:

1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng:

Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàngcho khách hàng trong thời hạn nhất định với chi phí nhất định, phản ánh quan hệ kinhtế giữa người sở hữu với người sử dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nềnkinh tế trên cơ sở hoàn trả vốn và lợi tức khi đến hạn.

Tín dụng ngân hàng là hoạt động tín dụng của ngân hàng với các chủ thể trongnền kinh tế với tư cách người được cấp tín dụng lẫn được cấp tín dụng Song người tathường đề cập đến ngân hàng với tư cách người cấp tín dụng.

1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của tín dụng trong nền kinh tế:

Trong nền kinh tế thị trường tín dụng có hai chức năng và nhiệm vụ sau đây:

- Thứ nhất: phân phối lại tài nguyên.

- Thứ hai: thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển sản xuất.- Phân phối lại tài nguyên:

Tín dụng là sự vận động của vốn chủ thế này sang chủ thể khác, hay nói mộtcách cụ thể hơn, là sự vận động từ những xí nghiệp, cá nhân có vốn tạm thời chưadùng đến sang những xí nghiệp, cá nhân cần vốn bổ sung nhằm phục vụ cho sản xuấtvà tiêu dùng Nghĩa là, nhờ sự vận động của tín dụng mà các chủ thể vay vốn nhậnđược một phần tài nguyên của xã hội phục vụ cho sản xuất hoặc tiêu dùng.

Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, phân phối lại tín dụng có liên quankhông chỉ thu nhập quốc dân mà cả tổng sản phẩm xã hội.

Trong nền kinh tế hiện đại phân phối vốn tín dụng qua các ngân hàng chiếm vịtrí quan trọng nhất Một mặt ngân hàng tập trung vốn tiền tệ của các xí nghiệp và cánhân để làm nguồn vốn cho vay; mặt khác ngân hàng phân phối nguồn vốn đó dướihình thức cấp tín dụng cho các nhà doanh nghiệp, cá nhân và một phần cho Kho bạcNhà nước.

- Thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển sản xuất:

Trong thời kỳ đầu, tiền tệ lưu thông là hóa tệ, nhưng khi các quan hệ tín dụngphát triển, các giấy tờ đã thay thế cho một bộ phận tiền trong lưu thông Lợi dụng đặcđiểm này các ngân hàng đã phát hành tiền giấy vào lưu thông Lúc đầu tiền giấy pháthành chỉ là thực hiện việc thay thế hóa tệ kim loại trong lưu thông, tức là phát hànhtrên cơ sở có trữ kim, nhưng dần dần tiền giấy phát hành vào lưu thông tách rời với dựtrữ vàng của ngân hàng.

Ngày nay, ngân hàng cung cấp tiền cho lưu thông chủ yếu được thực hiện thôngqua con đường tín dụng Đây là cơ sở đảm bảo cho lưu thông tiền thêm ổn định, đồngthời đảm bảo đủ phương tiện phục vụ cho lưu thông.

Như vậy nhờ có hoạt động của tín dụng, mà ngân hàng tạo ra tiền phục vụ chosản xuất và lưu thông hàng hóa Tiền do con người tạo ra qua con đường tín dụng baogồm bút tệ và tín tệ.

Trang 2

Nhờ vào các công cụ nói trên mà hàng hóa đi từ hình thái tiền tệ vào sản xuấtvà ngược lại, một cách trôi chảy hơn Nói cách khác, tín dụng thúc đẩy lưu thông hànghóa và phát triển kinh tế

1.1.3 Vai trò của tín dụng trong nền kinh tế:

Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế vận động theo các quy luậtkhách quan như: Quy luật giá trị, quy luật cung – cầu, quy luật cạnh tranh Các doanhnghiệp để có thể đứng vững trên thương trường thì cần phải có vốn để đầu tư và tíndụng ngân hàng là một trong những nguồn vốn tối ưu để doanh nghiệp có thể khaithác Các doanh nghiệp phát triển cũng có nghĩa là nền kinh tế phát triển Như vậy, tíndụng ngân hàng là đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và góp phần điềuhành nền kinh tế thị trường Vai trò của tín dụng ngân hàng được thể hiện trên cáckhía cạnh sau:

- Thứ nhất:Tín dụng ngân hàng làm tăng hiệu quả kinh tế.

Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất dựa trên vốn chủ sở hữu và vốn vay Mộttrong những nguồn để vay là từ ngân hàng, đó là nguồn tài trợ hiệu quả bởi vì nó thỏamãn nhu cầu vốn về số lượng và thời hạn Hơn nữa, để có thể vay vốn được từ cácngân hàng thì các doanh nghiệp cần phải nâng cao uy tín của mình đối với ngân hàng,đảm bảo được các nguyên tắc tín dụng Muốn vậy, trong các dự án kinh doanh củamình, doanh nghiệp phải chọn dự án có mức sinh lãi cao nhất Để các dự án khả thi,doanh nghiệp phải tìm hiểu thị trường, khai thác thông tin để định lượng hoạt độngkinh doanh của mình sao cho có hiệu quả Điều đó tăng hiệu quả kinh tế của dự án,phương án.

Mặt khác, một trong những quy định tín dụng của ngân hàng là khâu giám sátsử dụng vốn vay Với việc giám sát này của ngân hàng, bắt buộc doanh nghiệp phải sửdụng vốn vay đúng mục đích, phải nhạy bén với những thay đổi của thị trường, từ đógóp phần nâng cao hiệu quả kinh tế Bên cạnh đó, vai trò tư vấn của cán bộ tín dụngsẽ giúp cho doanh nghiệp lường trước được những khó khăn, vượt qua khó khăn đểđứng vững, điều này cũng góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.

- Thứ hai: tín dụng ngân hàng góp phần vào quá trình vận động liên tục của

nguồn vốn, làm tăng tốc độ chu chuyển tiên tệ trong nền kinh tế tạo cơ chế phân phốivốn một cách có hiệu quả.

Do đặc điểm tuần hoàn vốn nên trong quá trình sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp luôn có sự không ăn khớp về thời gian và khối lượng giữa lượng tiền cầthiết để dự trữ vật tư hàng hóa cho quá trình sản xuất kinh doanh trước đó Vì vậy,luân chuyển tiền tệ của doanh nghiệp có lúc thừa, có lúc thiếu vốn Nguồn vốn doanhnghiệp tạm thời nhàn rỗi cùng với các nguồn tiết kiệm từ dân cư, nguồn kết dư từngân sách được NHTM huy động và sử dụng để đầu tư cho các doanh nghiệp đangtạm thời thiếu vốn, cho nhu cầu tiêu dùng tạm thời vượt quá thu nhập của dân chúng,cũng như cho nhu cầu chi của ngân sách nhà nước khi chưa có nguồn thu.

Thông qua cơ chế sàng lọc, giám sát NHTM sẽ chỉ cho vay các dự án có tính khả thicao, khả năng thu hồi vốn lớn Điều này tạo nên một cơ chế phân phối vốn hiệu quả.

- Thứ ba: Tín dụng ngân hàng góp phần hỗ trợ các chiến lược kinh tế và các

Trang 3

Một trong những đặc điểm quan trọng của NHTM là khả năng tạo tiền thôngqua hoạt động tín dụng và thanh toán Khi nhà nước muốn tăng khối lượng tiền cungứng thì NHNN có thể tăng hạn mức tín dụng của các NHTM đối với nền kinh tế vàngược lại Do vậy thông qua hình thức tín dụng NHNN có thể kiểm soát được khốilượng tiền cung ứng trong lưu thông.

- Thứ tư: Tín dụng Ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình mở rộng mối quan

hệ giao lưu kinh tế quốc tế.

Trước xu thế quốc tế hóa, sự giao lưu kinh tế giữa các nước luôn được đặt ra.Trong nền kinh tế mở thì các doanh nghiệp không chỉ có quan hệ mua bán với cácthành phần khác trong nền kinh tế mà còn có những quan hệ Sài Gòn Thương Tín vớicác doanh nghiệp nước ngoài NHTM có thể thúc đẩy mối quan hệ này thông qua hìnhthức bảo lãnh, cho vay đối với doanh nghiệp để từ đó nâng cao uy tín của doanhnghiệp trên thị trường quốc tế.

Như vậy, tín dụng Ngân hàng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tếxã hội của một đất nước, nó thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triền.

- Cho vay nông nghiệp: loại vay này nhằm hỗ trợ nông dân trong sản xuất.

- Cho vay công nghiệp và thương mại: loại vay này giúp doanh nghiệp trang trảicác chi phí trong sản xuất.

- Cho vay cá nhân: là loại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân  Xét theo thời hạn:

- Cho vay ngắn hạn: loại vay có thời hạn tối đa 1 năm, nhằm tài trợ cho việc đầutư vào tài sản lưu động.

- Cho vay trung hạn: loại cho vay có thời hạn >= 1 năm và <= nhằm tài trợ choviệc đầu tư vào tài sản cố định.

- Cho vay dài hạn: loại cho vay có thời hạn>5 năm, nhằm tài trợ đầu tư vào cácdự án đầu tư.

 Căn cứ vào phương thức cấp tín dụng.

- Cho vay trực tiếp: loại vay ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho khách hàng vàkhách hàng trả trực tiếp cho ngân hàng.

- Cho vay gián tiếp: loại vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ướchoặc chứng từ nợ đã phát sinh còn trong thời hạn thanh toán.

Trang 4

 Căn cứ vào phương thức hoàn trả.

- Cho vay trả góp: loại vay này khách hàng phải trả hết cả gốc và lãi theo địnhkỳ.

- Cho vay phi trả góp: loại vay này khách hàng trả gốc và lãi khi có yêu cầu vàkhông đều ở một kỳ nào đó.

1.1.5 Rủi ro tín dụng:

1.1.5.1 Khái niệm về RRTD:

Trong các hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là hoạt động đem lạinhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng và cũng là hoạt động chứa nhiều rủi ro nhất Rủiro tín dụng là hoạt động xảy ra gây thiệt hại cho ngân hàng mà nguyên nhân của nó cóthể do ngân hàng, khách hàng và có thể là nguyên nhân khách quan khác.

Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng vốn có được tạo ra khi cấp tín dụng chomột khách hàng, hay có thể hiểu là khả năng khách hàng không trả được nợ theo hợpđồng tín dụng Xét về khía cạnh của ngân hàng, thì rủi ro tín dụng đồng nghĩa với thunhập dự tính của ngân hàng từ các tài sản có sinh lời không được hoàn trả đầy đủ cảvề mặt số lượng và thời hạn.

Do quan hệ tín dụng được hiểu theo hai chiều là đi vay và cho và Vì vây, cũngcần phải hiểu rủi ro tín dụng theo hai chiều đó là rủi ro trong cho vay và rủi ro tronghoạt động đi vay.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhu cầu cấp thiết về nguồn vốn đầu tưcàng lớn thì mức độ rủi ro tín dụng càng cao Nguồn thu nhập chính của các NHTM làtừ lãi suất mà người vay sẽ thanh toán cho ngân hàng, phần khác là từ hoạt động traođổi các món vay hoặc từ việc bảo đảm và cung cấp các dịch vụ tương tự Nguồn thunhập này phụ thuộc chủ yếu vào doanh số và lãi suất cho vay.

Tuy nhiên không có gi đảm bảo chắc chắn rằng tiền vay và tiền lãi sẽ đượcngười vay hoàn trả đúng hạn và đầy đủ Sự mất mát vốn vay và thu nhập này do nhiềunguyên nhân khác nhau, đó chính là những rủi ro mà ngân hàng thường gặp khi chovay Những rủi ro này là một nhân tố quan trọng có thể quyết định sự tồn tại của cảmột ngân hàng Vì vậy, mục tiêu chính của các nhà quản trị rủi ro tín dụng là đảm bảolợi nhuận tối đa ở các mức rủi ro có thể chấp nhận được Trong điều kiện cạnh tranhviệc cung cấp dịch vụ tài chính – ngân hàng gia tăng và bị áp lực từ nhiều phía, do đócó thể nói rằng tình trạng rủi ro và đặc biệt là rủi ro tín dụng của ngân hàng đang đượchết sức chú trọng.

1.1.5.2 Phân loại RRTD:

 Rủi ro mất vốn:

Là rủi ro cho vay không thu hồi được nợ Bản chất của tín dụng ngân hàng làứng trước tiền cho doanh nghiệp(người vay), sau một chu kỳ sản xuất hoắc kỳ luânchuyển hàng hoá thì khách hàng mới có tiền trả nợ ngân hàng Nội dung ứng trướccủa tín dụng ngân hàng càng cao thì mức độ rủi ro càng lớn Ngân hàng cho vay tínchấp có mức độ rủi ro cao hơn cho vay có tài sản thế chấp Tài sản thế chấp bằng giấy

Trang 5

hoạt động kinh doanh ngân hàng rủi ro này thường chiếm tỷ trọng lớn nhất ảnh hưởngnghiêm trọng đến tài sản kinh doanh Vì hơn 2/3 tài sản ngân hàng là các món cho vayvà đầu tư đem lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, do đó các khoản cho vay của ngânhàng không được hoàn trả, ngân hàng sẽ mất cả vốn lẫn lãi Số tiền thiệt hại này khivượt quá vốn tự có sẽ khiến ngân hàng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toándẫn đến phá sản.

 Rủi ro sai hẹn:

Là các khoản cho vay mà khi đến hạn khách hàng vẫn chưa thu hồi được vốn đểtrả cho ngân hàng Thông thường trường hợp này khách hàng sẽ xin ngân hàng giahạn thêm thời hạn trả nợ Nếu lý do của khách hàng không được ngân hàng chấpnhận, họ sẽ phải chịu lãi suất phạt Khoản tiền thu hồi chậm này có thể làm đảo lộn kếhoạch kinh doanh của ngân hàng và luôn tiềm ẩn nguy cơ mất vốn.

 Rủi ro lãi suất:

Quá trình chuyển hoá tài sản của ngân hàng bao gồm việc huy động và sử dụngvốn Kỳ hạn và độ thanh khoản của các tài sản nợ thường không cân xứng với kỳ hạnvà độ thanh khoản của các tài sản có làm cho ngân hàng phải chịu rủi ro về lãi suất.

Ngoài rủi ro về lãi suất tái tài trợ tài sản nợ hoặc tái đầu tư tài sản có thì khi lãisuất thị trường thay đổi ngân hàng có thể gặp rủi ro giảm giá trị tài sản

 Rủi ro về tỷ giá:

Rủi ro hối đoái thường diển ra dưới hình thức của một chênh lệch giữa giá đặtmua và giá chào bán của tiền tệ Các rủi ro trong việc giao dịch ngoại hối xuất phát từtỷ giá hối đoái của các loại tiền tệ khác nhau do tác động của kinh tế và chính trị củamột nước

1.1.5.3 Nguyên nhân của RRTD:

 Thông tin không cân xứng:

Trong những giao dịch diển ra trên thị trường tài chính, một bên thường khôngbiết tất cả những gì mà người ta thường biết về bên để có được quyết định đúng đắn.Sự không cân bằng về thông tin mà mỗi bên có được gọi là thông tin không cân xứng.Việc thiếu thông tin tạo ra những vấn đề trong hệ thống tài chính ở hai mặt, trước khicuộc giao dịch diển ra và sau khi cuộc giao dịch diển ra.

Chọn lựa đối nghịch là do vấn đề thông tin không cân xứng tạo ra trước khi diểnra cuộc giao dịch

1.1.5.4 Ảnh hưởng của RRTD đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nền kinh tế xã hội:

Đối với ngân hàng

Ngân hàng là đối tượng trực tiếp chịu sự ảnh hưởng của rủi ro tín dụng, ban đầulà ngân hàng bị thiệt hại về tài sản và sau đó là dẫn tới sự mất uy tín của ngân hàng,làm cho ngân hàng về tính lành mạnh trong hoạt động ngân hàng Trên mức đó là sựkhông tin vào tiềm lực tài chính của ngân hàng dẫn tới rủi ro thanh khoản có thể đẩyngân hàng tới bờ vực phá sản và đe doạ sự ổn định toàn bộ hệ thông ngân hàng.

Mặt khác khi khách hàng nhìn vào tình hình nợ quá hạn của ngân hàng thì ngườigửi tiền có thể nghi ngờ và không gửi tiền vào ngân hàng đó làm cho nguồn vốn ngân

Trang 6

hàng giảm mạnh và người đã gửi tiền thì rút tiền ra để gửi vào ngân hàng khác vì nghingờ vào tiềm lực tài chính của ngân hàng dẫn đến nguồn vốn của ngân hàng lại cànggiảm mạnh hơn Đối với những rủi ro vừa phải thì ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuậnngân hàng bởi vì lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng là từ hoạt động tín dụng, khi rủi rotín dụng xảy ra thì lãi từ các khoản cho vay có nguy cơ không thu hồi và để khắc phụcrủi ro tín dụng thì ngân hàng phải lập quỹ dự phòng rủi ro và được tính là chi phí củangân hàng ở mức độ cao hơn nữa lợi nhuận không đủ bù đắp thì phải dùng tới vốn tựcó, điều này dẫn đến làm giảm vốn tự có của ngân hàng ảnh hưởng tới qui mô hoạtđộng của ngân hàng.

Đối với nền kinh tế xã hội

Khi rủi ro tín dụng xảy ra ở mức độ vừa phải thì không chỉ ngân hàng chịu ảnhhưởng mà người đi vay bị làm ăn thua lỗ phải phá sản ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế -xã hội dự tính, nạn thất nghiệp tăng lên, ảnh hưởng tới người gửi tiền không đượcđảm bảo như trước nữa làm cho nguồn vốn ngân hàng giảm dẫn đến ảnh hưởng xấuvề đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế Có thể nói ngân hàng là mộtmấu chốt quan trọng trong nên kinh tế nhất là như nước ta, mọi hoạt động kinh doanhđều thông qua ngân hàng dưới nhiều hình thức cả trong và ngoài nước, và dù là cónhững ngân hàng khác nhau nhưng mối quan hệ của các ngân hàng là rất chặt chẽ gắnkết với nhau không thể thiếu được tạo thành một hệ thống liên kết với nhau khôngtách rời, vì vậy khi rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra có nguy cơ làm ngânhàng đó đổ vỡ sẽ làm ảnh hưởng dây chuyền đến ngân hàng khác, mà hầu như hết cácchủ thể kinh tế đều liên quan chặt chẽ đến các ngân hàng sẽ làm rối loạn toàn bộ nềnkinh tế, như vậy rủi ro tín dụng ở mức độ lớn là một trong những nguyên nhân làmkhủng hoảng kinh tế, đưa nền kinh tế đi lùi lại sau mấy chục năm.

Đối với người đi vay

Đối với người đi vay khi rủi ro tín dụng xảy ra thì các chủ thể kinh tế chủ yếudựa vào nguồn vốn ngân hàng thì sẽ bị giảm hoặc mất nguồn vốn đầu tư và mở rộngqui mô, nhất là ảnh hưởng tới tính liên tục của quá trình sản xuất có thể gây đến phásản doanh nghiệp Đối với chủ thể kinh doanh gây ra rủi ro tín dụng thì mất đi hẳnnguồn vốn từ ngân hàng đó và gần như không thể đi tìm được nguồn vốn khác trongnền kinh tế vì không còn uy tín trong khả năng trả nợ.

1.2 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG:1.2.1.Tình hình hoạt động tín dụng của NHTM:

Hoạt động tín dụng là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụnggiao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất địnhtheo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi.

Thời hạn nhất định là thời hạn cho vay, là khoảng thời gian được tính từ khikhách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đãđược thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng.

Nói đến hoạt động cho vay thì ta xem xét đến vấn đề lãi suất Sau là cácphương thức xác định lãi xuất cho vay:

Trang 7

 Lãi suất phi rủi ro: Là lãi suất áp dụng cho đối tượng vay không có rủi romất khả năng hoàn trả nợ vay Chỉ có lãi suất tín phiếu Kho bạc hình thành dựatrên cơ sở đấu thầu tín phiếu mới có thể được xem là lãi suất phi rủi ro.

 Lãi suất huy động vốn: Là lãi suất ngân hàng trả cho khách hàng khi huyđộng tiền gửi.Lãi suất huy động vốn(Rd) có thể xác định như sau:

R = Rcb + Rth + Rct

Trong đó R là lãi suất cho vay, Rcb là lãi suất cơ bản,Rth là tỷ lệ điều chình rủiro thời hạn, Rct là tỷ lệ điều chỉnh cạnh tranh.

 Cách xác định lãi suất cho vay dựa vào lãi suất LIBOR hoặc SIBOR:

Đối với các khoản tín dụng bằng USD,NHTM có thể xác định lãi suất cho vaydựa vào lãi suất LIBOR (London Interbank Offer Rate) hoặc SIBOR (SingaporeInterbank Offer Rate) LIBOR là lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàngLondon do Hiệp hội các ngân hàng hàng đầu của Anh xác định hằng ngày vào lúc11:30 Ngân hàng có thể xác định lãi suất cho vay dựa vào LIBOR bằng công thứcsau:

1.2.2.1 Các tiêu chí đánh giá đến hoạt động tín dụng

 Chỉ tiêu định lượng.

Trang 8

- Chỉ tiêu nợ quá hạn: Nợ quá hạn là những khoản cho vay đến hạn mà khách hàngkhông trả được số tiền trong hợp đồng tín dụng và tiền lãi của số tiền đó và khôngđược ngân hàng gia hạn Số tiền này ngân hàng chuyển thành nợ quá hạn và áp dụnglãi suất quá hạn đối với những khoản nợ này (cao hơn lãi suất thông thường) Đây lànhững khoản nợ có độ rủi ro cao và ngân hàng có khả năng mất vốn Để đánh giá chấtlượng tín dụng trên cơ sở nợ quá hạn, người ta thường thông qua tỷ lệ nợ quá hạn:

Tổng dư nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = X 100%Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này càng nhỏ thì chất lượng tín dụng càng cao Chỉ tiêu này cho thấy khả

năng thu hồi vốn của NH đối với các khoản vay Đây là chỉ tiêu được dùng để đánhgiá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro TD tại NH.

Trong nền kinh tế thị trường rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng làtất nhiên Do đó nợ quá hạn của ngân hàng là tất yếu Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn,sinh lời và tăng khả năng cạnh tranh ngân hàng phải cố gắng giảm thiểu tỷ lệ nợ quáhạn Chỉ tiêu trên rất quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn.

Chỉ tiêu này giúp cho ngân hàng quản lý rủi ro các khoản cho vay Chỉ tiêu nàycòn chịu ảnh hưởng của chính sách xoá nợ của ngân hàng, một ngân hàng có chínhsách tốt là phải thiết lập quỹ dự phòng rủi ro đủ mạnh và thông báo định kỳ về nhữngmón vay không đủ khả năng thu hồi, để tránh tình trạng trong một lúc ngân hàng phảithông báo con số nợ không có khả năng thu hồi quá lớn và làm giảm tài sản của ngânhàng một cách nghiêm trọng Tuy nhiên, nếu ngân hàng thực hiện xoá nợ quá nhanhthì tỷ lệ này sẽ ở mức thấp nhất nhưng không có ý nghĩa thực tiễn.

Thông thường khi lập bảng theo dõi nợ quá hạn ngân hàng thường phân nợ quáhạn theo:

Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn):

- Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồiđầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý):

- Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại.Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn):

- Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ

cấu lại.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ):

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo

thời hạn đã cơ cấu lại.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn):

Trang 9

- Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.

- Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn

đã được cơ cấu lại.

Sự phân loại này có ý nghĩa đối với việc quản lý chất lượng tín dụng và đánh giá đểthiết lập dự phòng mất vốn.

Vòng quay vốn tín dụng:

Doanh số thu nợVòng quay vốn tín dụng =

Dư nợ bình quân

Trong đó: Dư nợ bình quân trong kỳ =( Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ)/2

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn TD của NH, thời gian thu hồi nợ củaNH là nhanh hay chậm.Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tưcàng an toàn.

Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ vòng quay của tín dụng của ngân hàng càngnhanh, điều này cũng chứng tổ việc thu hồi nợ nhanh và đúng hạn do đó tỷ lệ này caocũng chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng rất tốt Mặt khác vòng quay vốn tíndụng nhanh chứng tỏ tộc độ luân chuyển tiền tệ trong nền kinh tế nhanh, ngân hàng đãtham gia vào nhiều chu kỳ sản suất và lưu thông hàng hoá Với một lượng vốn nhấtđịnh nhưng do tốc độ chu chuyển vốn tín dụng nhanh nên ngân hàng có thể đáp ứngnhu cầu vốn tín dụng của doanh nghiệp trong phát triển kinh doanh.

Hiệu suất sử dụng Tổng dư nợ

Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này phản ánh NH cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động,nó còn nói lên khả năng huy động vốn tại địa phương của NH Chỉ tiêu này lớn thểhiện vốn huy động tham gia vào dư nợ ít, khả năng huy động vốn của NH còn chưatốt.

Chỉ tiêu này rất quan trọng vì nó đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngânhàng,liệu ngân hàng đã sử dụng hết khả năng của mình trong cho vay hay chưa?

- Chỉ tiêu hệ số thu nợ:

Doanh số thu nợ

Hệ số thu nợ = x 100%Doanh số cho vay

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của NH Nó phản ánhtrong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì NH sẽ thu về được bao

nhiêu đồng vốn.Tỷ lệ này càng cao càng tốt

 Chỉ tiêu định tính.

Trang 10

Trong quá trình đánh giá chất lượng tín dụng ngoài những chỉ tiêu có thể lượnghoá được thì còn có rất nhiều yếu tố mà không thể lượng hoá được Các chỉ tiêu địnhtính được qua quy chế, chế độ, thể lệ tín dụng, qua độ thoả mãn của khách hàng đốivới sản phẩm của khách hàng, độ tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng.

1.2.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của một ngân hàng, hoạt động tín dụngphát triển cũng kéo theo các hoạt động khác của ngân hàng phát triển Nâng cao chấtlượng tín dụng đã, đang và sẽ là cái đích mà tất cả các NHTM hướng tới Có nhiềunhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Bên cạnh các nhân tố từ chính ngân hàng,còn có những nhân tố từ khách hàng của ngân hàng và các nhân tố khách quan khác.

 Các nhân tố từ phía NH.

 Chính sách tín dụng của Ngân hàng:

Chính sách tín dụng cũng là một trong những chính sách trong chiến lược kinhdoanh của doanh nghiệp Đó là yếu tố đầu tiên tác động đến việc cung ứng vốn chonền kinh tế.

Chính sách tín dụng bao gồm: hạn mức tín dụng, kỳ hạn của các khoản vay, lãisuất cho vay và mức lệ phí, các loại vay được thực hiện.

Các điều khoản của chính sách tín dụng được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố khácnhau như các điều kiện kinh tế, chính sách tiền tệ và tài chính của ngân hàng Nhànước, khả năng về vốn của ngân hàng và nhu cầu tín dụng của khách hàng Khi cácyếu tố này thay đổi, chính sách tín dụng cũng thay đổi theo Đối với mỗi khách hàng,ngân hàng chó thể đưa ra các chính sách khác nhau cho phù hợp Một chính sách tíndụng đúng đắn sẽ thu hút nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt độngtín dụng trên cơ sở hạn chế rủi ro, tuân thủ phương pháp, đường lối chính sách củaNhà nước mà đảm bảo công bằng xã hội Bất cứ ngân hàng nào muốn có chất lượngtín dụng tốt cũng đều phải có chính sách tín dụng khoa học, phù hợp với thực tế củangân hàng cũng như của thị trường.

Quy trình tín dụng:

Quy trình tín dụng là tập hợp những nội dung, nghiệp vụ cơ bản, các bước tiếnhành trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng Nó bao gồmcác bước bắt đầu từ khâu chuẩn bị cho vay, phát tiền vay, kiểm tra trong quá trình chovay cho đến khi thu hồi được nợ.

Trong quy trình tín dụng,bước chuẩn bị cho vay rất quan trọng(khách hàngnhập hồ sơ vay vồn) Bao gồm 3 giai đoạn: khai thác và tìm kiếm khách hàng; hướngdẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và thành lập hồ sơ vay; phân tích thẩm địnhkhách hàng và phương án, dự án vay vốn Chất lượng tín dụng tuỳ thuộc nhiều vàochất lượng công tác thẩm định và quy định về điều kiện, thủ tục cho vay của từngNHTM.

Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay giúp cho ngân hàng nắm được diễn biếncủa khoản tín dụng đã cung cấp cho khách hàng để có những hành động điều chỉnhcan thiệp khi cần thiết, sớm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra.

Thu hồi và giải quyết nợ là khâu quyết định đến chất lượng tín dụng Sự nhạy

Trang 11

khách hàng cũng như những biện pháp xử lý kịp thời, tư vấn cho khách hàng sẽ giảmthiểu được những khoản nợ quá hạn và điều đó sẽ có tác dụng tích cực đối với hoạtđộng tín dụng.

Đồng thời với các bước trong quy trình tín dụng là công tác thu thập thông tin.Thông tin tín dụng càng nhanh, càng chính xác và toàn diện thì khả năng phòng chốngrủi ro tín dụng càng tốt Thông tin tín dụng có thể thu thập được từ rất nhiều nguồn: từtrung tâm tín dụng của ngân hàng Nhà nước, từ phòng thông tin tín dụng của các ngânhàng thương mại, qua báo chí, các tổ chức nghề nghiệp, qua việc cán bộ tín dụng trựctiếp thu thập tại cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng, qua báo cáo tài chính củakhách hàng.

Quy trình tín dụng của NHTM không mang tín cứng nhắc Đối với mỗi kháchhàng khác nhau, ngân hàng có thể chủ động, linh hoạt, thực hiện các bước trong quytrình tín dụng cho phù hợp.

Phẩm chất và trình độ cán bộ.

Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng là nhân tố quyết định đến sự thành bạitrong hoạt đông kinh doanh của ngân hàng nói chung và trong hoạt động tín dụng nóiriêng Sỡ dĩ như vậy là vì cán bộ tín dụng là người tham gia trực tiệp vào mọi khâucủa quy tình tín dụng, từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng.

Cán bộ tín dụng mà không có đạo đức nghề nghiệp, làm việc thiếu tinh thần tráchnhiệm, cố ý làm trái pháp luật sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Trình độchuyên môn nghiệp vụ cũng quyết định đến sự thành công của công tác tín dụng Cánbộ tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng, có kinh nghiệm đánh giáchính xác tính khả thi của dự án, xác định được tính chân thực của các báo cáo tàichính,phát hiện các hành vi cố tình lừa đảo của khách hàng(như sửa chữa báo cáo tàichính, lập hồ sơ thế chấp giả, dùng một tài sản thế chấp đi vay ở nhiều nơi )từ đóphân tích được khả năng quản lý và năng lực thực sự của khách hàng để quyết định cócho vay hay không.

Bên cạnh đó cán bộ tín dụng cần có sự hiểu biết rộng về pháp luật,môi trườngkinh tế xã hội, đường lối phát triển của đất nước, sự thay đổi của thị trường dự ántrước được những biến động có thể xảy ra từ đó tư vấn lại cho khách hàng xây dựnglại phương án kinh doanh cho phù hợp.

Kiểm soát nội bộ.

Thông qua kiểm soát nội bộ giúp cho nhà lãnh đạo ngân hàng nắm được tìnhhình hoạt động kinh doanh đang diễn ra, phát hiện những thuận lợi, khó khăn, sai tráitừ đó đề ra biện pháp giải quyết kịp thời.

Trang 12

Chất lượng tín dụng phụ thuộc vào việc chấp hành những quy định, thể lệ,chính sách và mức độ phát hiện kịp thời các sai sót cũng nguyên nhân dẫn đến nhữnglệch lạc trong quá trình thực hiện một khoản tín dụng.

Tình hình huy động vốn.

Tình hình huy động vốn ảnh hưởng tới chấp lượng tín dụng.Vốn huy độngngắn hạn là nguồn chủ yếu để cho vay ngắn hạn, vốn huy động trung dài hạn là nguồnvốn chủ yếu để cho vay trung dài hạn Vốn huy động càng lớn, ngân hàng thương mạicàng có khả năng cho vay, mở rộng hoạt động tín dụng Nếu ở ngân hàng không có sựphù hợp về kỳ hạn giữa nguồn vốn và cho vay mà không dự kiến nguồn bù đắp thì rủiro thanh khoản sẽ xảy ra.

 Các nhân tố từ phía Khách hàng.

Khách hàng là người lập phương án,dự án xin vay và sau khi được ngân hàngchấp nhận, khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn vay để kinh doanh Vì vậy,khách hàng cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

Sự trung thực của khách hàng.

Sự trung thực của khách hàng ảnh hưởng lớn tới chất lượng tín dụng của ngânhàng Nếu các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng không cung cấp các số liệu trungthực, vi phạm chế độ kế toán đã được ban hành thì sẽ gây khó khăn cho ngân hàngtrong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, cũng như việc quản lý vốn vay củakhách hàng để qua đó có thể đưa ra quyết định cho vay đúng đắn.

Nếu khách hàng sử dụng vốn vay ngân hàng không đúng đối tượng kinh doanh,không đúng với phương án, mục đính xin vay thì sẽ không trả được nợ đúng hạn.

 Rủi ro trong công việc kinh doanh của khách hàng.

Trong sản xuất kinh doanh,rủi ro phát sinh dưới nhiều hình thái khác nhau: dothiên tai, hoả hoạn, do năng lực sản xuất kinh doanh yếu kém, là nạn nhân của sự thayđổi chính sách của nhà nước, do bị lừa đảo, trộm cắp

 Tài sản đảm bảo.

Quyền sở hữu tài sản là một trong những tiêu chuẩn để được cấp tín dụng(cóthể là tài sản đảm bảo hoặc tín chấp) Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều tài sản của cácpháp nhân và cá nhân không có giấy chứng nhận sỡ hữu Tài sản cố định phần lớn lànhà xưởng, máy móc, thiết bị lạc hậu không đủ tiêu chuẩn thế chấp Trong khi đó nhucầu vay vốn ngân hàng là rất lớn Như vậy nếu cho vay theo đúng chế độ thì hầu hếtcác doanh nghiệp không đủ điều kiện để cho vay hoặc được cho vay nhưng khôngđáng kể.

 Các nhân tố khác.

Trang 13

Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm các chế hoạt động kinh tế có quan hệ biệnchứng, ràng buộc lẫn nhau nên bất kỳ một sự biến động của một hoạt động kinh tế nàođó cũng sẽ gây ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của các lĩnh vực còn lại Hoạtđộng của ngân hàng thương mại có thể được coi là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vựckhác nhau của nền kinh tế Vì vậy, sự ổn định hay mất ổn định của nền kinh tế sẽ cótác động mạnh mẽ đến hoạt động của ngân hàng - đặc biệt là hoạt động tín dụng.

Lạm phát, khủng hoảng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tín dụng Một nềnkinh tế ổn định tỷ lệ lạm phát vừa phải sẽ tạo điều kiện cho các khoản tín dụng có chấtlượng cao Tức là các doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường ổn định thì khảnăng tạo ra lới nhuận cao hơn, từ đó mà có thể trả vốn và lãi cho ngân hàng Ngược lạikhi nền kinh tế biến động thì các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cũng thấtthường ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới khả năng thunợ của ngân hàng.

 Môi trường xã hội.

Quan hệ tín dụng được thực hiện trên cở sở lòng tin Nó là cầu nối giữa ngânhàng và khách hàng Đạo đức xã hội ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng Trong trườnghợp đạo đức xã hội không tốt, lợi dụng lòng tin để lừa đảo sẽ làm giảm chất lượng tíndụng Hơn nữa trình độ dân trí chưa cao, kém hiểu biết về hoạt động ngân hàng cũngsẽ làm giảm chất lượng tín dụng

 Môi trường tự nhiên.

Những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi trường tự nhiên như thiêntai(hạn hán, lũ lụt, động đất ), hoả hoạn làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinhdoanh của khách hàng, đặc biệt là trong các ngành có liên quan đến nông nghiệp, thuỷsản, hải sản.Vì vậy khi môi trường tự nhiên không thuận lợi thì doanh nghiệp sẽ gặpkhó khăn từ đó làm giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng Trên đây là những nhântố chính tác động tới chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại Để nâng caochất lượng tín dụng, chúng ta cần nghiên cứu và nhận thức đúng đắn các yếu tố trên,cùng với kết quả hoạt động thực tiễn của các ngân hàng, để từ đó đưa ra các biện phápkhắc phục có tính khả thi cao.

1.2.3 Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng tín dụng:

1.2.3.1 Đối với ngân hàng:

Chất lượng tín dụng làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ của các NHTM do tạothêm nguồn vốn từ việc tăng được vòng quay vốn tín dụng và thu hút thêm đượcnhiều khách hàng bởi các hình thức của sản phẩm, dịch vụ, tạo ra một hình ảnh tốt vềbiểu tượng và uy tín của ngân hàng cùng sự trung thành của khách hàng.

Chất lượng tín dụng tạo thuận lợi cho sự tồn tại lâu dài của ngân hàng, bởi vìchất lượng tín dụng cho phép ngân hàng có những khách hàng trung thành và nhữngkhoản lợi nhuận bổ sung vốn đầu tư Chất lượng tín dụng cũng cố mối quan hệ xã hộicủa ngân hàng, điều đó cũng có ý nghĩa là tạo được môi trường thuận lợi nhất chohoạt động ngân hàng Với những ưu thế trên, việc củng cố và nâng cao chất lượng tíndụng của NHTM là sự cần thiết khách quan vì sự tồn tại và phát triền lâu dài củaNHTM Cũng chính vì vậy, chất lượng tín dụng luôn luôn phải được cải tiến.

Trang 14

1.2.3.2 Đối với nền kinh tế:

Nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề ngày càng được quan tâm vì:

-Nâng cao chất lượng tín dụng để đưa hoạt động tín dụng thích nghi với điềukiện kinh tế thị trường,phục vụ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường.

-Đảm bảo chất lượng tín dụng là điều kiện để Ngân hàng làm tốt chức năngtrung tâm thanh toán, vì khi chất lượng tín dụng được đảm bảo sẽ tăng vòng quay vốntín dụng Nó tạo điều kiện cho ngân hàng làm tốt chức năng trung tâm tín dụng trongnền kinh tế quốc dân là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, tín dụng góp phần điều hoàvốn trong nền kinh tế

-Góp phần tăng vòng quay vốn, huy động tới mức tối đa lượng tiền nhàn rỗitrong xã hội để phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

-Làm giảm tối thiều lượng tiền thừa trong lưu thông Nó góp phần kiềm chế lạmphát, ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh tế, tăng uy tín quốc gia Đồng thời, thông quacác công trình đầu tư vốn phát huy tác dụng, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ cho nềnkinh tế.

-Tạo điều kiện áp dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động ngân hàng theo xuhướng của thế giới, hội nhập với hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia.

-Nâng cao chất lượng tín dụng để có khả năng hợp tác cạnh tranh.

Tín dụng là một trong những công cụ để thực hiện các chủ trương của Đảng vàNhà nước về phát triển kinh tế xã hội theo từng ngành,từng lĩnh vực Nâng cao chấtlượng tín dụng sẽ góp phần tăng hiệu quả sản xuất xã hội, đảm bảo phát triển cân đốigiữa các ngành, các vùng trong cả nước, ổn định và phát triển nền kinh tế Tín dụngcó mối quan hệ mật thiết với nền kinh tế xã hội Để có chất lượng tín dụng, ngoài sựnỗ lực của bản thân các NHTM, đòi hỏi nền kinh tế phải ổn định và phải có một cơchế, chính sách phù hợp, sự kêt hợp nhịp nhàng có hiệu quả giữa các cấp, các ngànhtạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của tín dụng.

1.2.3.3 Đối với người đi vay:

Đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu vay vốn với thời gian và lãi suất hợp lý sẽ gúpcho doanh nghiệp thay đổi cơ chế mới, mở rộng hoạt động sản xuất, làm tăng doanhthu, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Trang 15

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống SACOMBANK VN:

- Tên Ngân hàng : HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN- Tên tiếng Anh : SAIGON THUONG TIN COMMERCIAL JOINT STOCKBANK

- Tên viết tắt : SACOMBANK.

- Giấy phép thành lập: Số 05/GP-UB ngày 03/01/1992 của UBND TP.HCM- Giấy phép hoạt động: Số 0006/GP-NH ngày 05/12/1991 của Ngân hàng Nhànước Việt Nam

- Giấy CNĐKKD: Số 059002 do Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM cấp, đăng kílần đầu ngày 13/01/1992, đăng kí thay đổi lần thứ 24 ngày 10/04/2006

- Tài khoản: Số 4531.00.804 tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánhTP.HCM

- Mã số thsuế: 0301103908Lịch sử hình thành

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Sacombank thành lập ngày 21/12/1991trên cơ sở chuyển thể và sáp nhập từ Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp và ba hợptác xã tín dụng: Tân Bình – Thành Công - Lữ Gia tại Thành phố Hồ Chí Minh với cácnhiệm vụ chính là huy động vốn, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ Ngân hàng.Sacombank xuất phát điểm là một Ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăncủa đất nước với số vốn điều lệ ban đầu 03 tỷ đồng và hoạt động chủ yếu tại vùng venTP.HCM Tính đến nay Ngân hàng đã đi vào hoạt động 19 năm Sacombank trở thànhmột trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với số vốn điều lệ là 9.179 tỷđồng và 10.930 tỷ đồng vốn tự có, hơn 70.000 cổ đông đại chúng.

Ngoài ra,Sacombank còn có một nguồn nhân lực dồi dào với hơn 7.300 cán bộnhân viên trẻ, năng động sáng tạo,tính tự chủ, tự chịu trách nghiệm và có trình độchuyên môn cao với cơ cấu như sau :

 Về giới tính: 51,7% nữ, 48,3% nam

Trang 16

 Về trình độ: 57,48 trình độ trên đại học và đại học, 19,38% trình độ caođẳng và trung cấp,17,22% trình độ PTTH và 5,92% trình độ dưới 12/12.

 Về độ tuổi : 60,62% dưới 30 tuổi, 33,82% trong độ tuổi 30-40, 5,56% trên40 tuổi

Văn phòng đại diện và chi nhánh nước ngoài :

Tính đến ngày 31 /12/2010 mạng lưới hoạt động của Sacombank lên tới 316điểm giao dịch tại khu vực Đông Dương với 67 Chi nhánh,01 Sở Giao dịch và 245Phòng giao dịch tại 45/63 tỉnh thành trong cả nước Ngày 08/01/2008 Sacombank đãkhai trương hoạt động Văn phòng đại diện Nam Ninh tại Trung tâm thương mại quốctế Địa Vương số 59, đường Kim Hồ, thành phố Nam Ninh, khu tự trị dân tộc Choang,Quảng Tây, Trung Quốc, Ngày 12/12/2008, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tínđã chính thức gia nhập thị trường tài chính Lào bằng việc khai trương hoạt độngSacombank – Chi nhánh Lào tại Quận Chanthaboury, Thủ đô Viêng Chăn, NướcCHDCND Lào Vào Ngày 23/06/2009 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín(Sacombank) chính thức khai trương hoạt động Chi nhánh Phnôm Pênh (Campuchia).

Sacombank còn có quan hệ với gần 10.987 đại lý thuộc 307 Ngân hàng tại 81quốc gia và vùng lãnh thổ

Đối tác chiến lựơc của Sacombank

Sacombank đã được 3 tập đoàn Tài chính Quốc tế uy tín nắm gần 30% vốn cổphần và chia sẽ kinh nghiệm quản trị điều hành gồm: Tập đoàn tài chính DragonFinancial Holdings thuộc Anh Quốc góp vốn năm 2001, Công ty Tài Chính Quốc TếIFC trực thuộc Ngân hàng Thế Giới (World Bank) góp vốn năm 2002, Ngân hàngAustralia và New Zealand (ANZ) góp vốn năm 2005.

Bên cạnh đó, Sacombank còn có sự hợp tác hiệu quả với các tổ chức kinh tếtrong và ngoài nước như Hoàng Anh Gia Lai, Hữu Liên Á Châu, Trường Hải Auto,COMECO, Trường Phú, ISUZU Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, EVN,SJC, Bảo Minh, Habubank, Military Bank, Baruch Education Group Ltd BVI (BEG)–Đại diện của City University of New York (CUNY), Đại học Yersin- Đà Lạt

Vào ngày 16/5/2008, Sacombank tạo nên một bước ngoặc mới trong lịch sửhình thành và phát triển Ngân hàng với việc công bố hình thành Tập đoàn tài chínhSacombank Hiện nay, Tập đoàn Sacombank có sự góp mặt của các thành viên:

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), đóng vaitrò hạt nhân điều phối hoạt động của Tập đoàn;

Thành viên trực thuộc:

 Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBS); Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBL);

 Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBR); Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín(Sacombank-SBA);

Trang 17

 Công ty Vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín SBJ);

(Sacombank-Thành viên hợp tác chiến lược:

 Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn Thương Tín (STI);

 Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal); Công ty cổ phần XNK Tân Định (Tadimex);

 Công ty cổ phần Đầu tư - Kiến trúc - Xây dựng Toàn Thịnh Phát (TTP); Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM);

Trang 18

Mô hình tổ chức của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín:

Trang 19

2.1.2 Khái quát về Sacombank - Chi Nhánh Long AnQuá trình hình thành và phát triển

Trong những năm đầu thế kỷ 21, với sự phát triển chóng mặt của nền kinh tế nóichung cùng với sự thay da đổi thịt của thị trường tài chính, các ngân hàng ngày càng lớnmạnh và nhu cầu mở rộng qui mô và tổ chức là điều cần thiết Hoà vào làn sóng đó,Sacombank – chi nhánh Long An chính thức được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày21/05/2004 Văn phòng chi nhánh Long An toạ lạc tại:

167-169, Hùng Vương, P.2, Tp.Tân An, tỉnh Long An ĐT: (072) 831 592 – 831 586 HùngVưong là con đường trung tâm của thành phố Tân An, nơi đây tập trung rất nhiều chi nhánhcủa các ngân hàng khác, là một điều kiện để phát huy khả năng thu hut khách hàng.

Mạng lưới hoạt động của Sacombank - Long An:

Chi nhánh Long An: 165-167-169 Hùng Vương, Phường 2, TP Tân An, LongAn.

PGD Tân An : 8A Nguyễn Đình Chiểu, Phường 1, TP Tân An, Long An.PGD Bến Lức: 90 Nguyễn Hữu Thọ, Thị Trấn Bến Lức, Bến Lức, Long An.PGD Cần Giuộc: Lô 7-8 khu dân cư thương mại, khu phố 2 Thị Trấn CầnGiuộc, Cần Giuộc, Long An.

PGD Đức Hòa: TL825, Ấp Bình Tiền 1, Xã Đức Hòa Hạ, Đức Hòa, Long An.PGD Thủ Thừa: 2/30B Phan Văn Tình, TT Thủ Thừa, Thủ Thừa, Long An.PGD Cần Đước: 22A Quốc lộ 50, KP 3, TT Cần Đước, Cần Đước, Long An.PGD Mộc Hóa: 45A Hùng Vương, thị trấn Mộc Hóa, huyện Mộc Hóa, LongAn.

PGD Gò Đen: dự kiến khai trương quý I năm 2011, đưa tổng số điểm giaodịch lên 9 và hiện diện 7/14 huyện và TP tại Long An.

Đây là những địa bàn được đánh giá là phát triển nhất của Long An, nơi có khudân cư đông đúc và có các khu công nghiệp lớn nên có nhu cầu giao dịch với ngân hàngcao.Sacombank Long An là đơn vị hoạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân và có con dấuriêng, chấp hành đúng nghĩa vụ của nhà nước, chấp hành nghiêm chỉnh những qui định củangân hàng nhà nước cùng như các quyết định của Sacombank Hội Sở.

Những thành tựu Chi nhánh đạt được:

Cờ thi đua “Doanh nghiệp tiêu biểu xuất sắc năm 2006” do Chủ tịch UBNDTỉnh Long An trao tặng.

Bằng khen “Doanh nghiệp xuất sắc đạt cúp vàng năm 2009” do Chủ tịchUBND Tỉnh Long An trao tặng.

Bằng khen “Doanh nghiệp xuất sắc đạt cúp vàng năm 2008” do Chủ tịchUBND Tỉnh Long An trao tặng.

Bằng khen của Trưởng cục Thuế Tỉnh Long An trao tặng năm 2009.

Cờ thi đua “Doanh nghiệp tiêu biểu xuất sắc năm 2006” do Chủ tịch UBNDTỉnh Long An trao tặng.

Trang 20

2.1.3 Bộ máy tổ chức và quản lý của SACOMBANK CN LONG AN:

2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức:

2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ chính của các phòng ban:

Ban Giám đốc: Giám đốc

- Là người trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh củaNgân hàng.

- Tiếp nhận và hướng dẫn cán bộ, nhân viên của Ngân hàng những nhiệm vụ của cấptrên bàn giao.

- Chiu trách nhiệm trước pháp luật về những quyết định của mình.

- Có quyền sắp xếp, bổ nhiệm, khen thưởng kỷ luật cán bộ nhân viên của chi nhánhNgân hàng do giám đốc quản lý.

Phó giám đốc

Hỗ trợ cho giám đốc, theo dõi hoạt động hằng ngày của các phòng, xử lý những công việccó tính chất ngoài phạm vi của trưởng phòng.

 Phòng Doanh nghiệp:

 Quản lý và thực hiện các chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể

-Đánh giá về tình hình thị trường và địa bàn định kỳ để phản hồi, phát triển sảnphẩm doanh nghiệp và tham mưu cho ban lãnh đạo chi nhánh.

-Tham mưu Ban lãnh đạo chi nhánh giao, điều phối hợp chỉ tiêu bán hàngcho đơn vị trực thuộc chi nhánh.

Phòng doanh nghiệp

Phòng cánhân

KD ngoại

Phòng hổ trợ

Phòng kế toán và

Phòng hành chánh

Phòng Giao

BP TT Quốc

Trang 21

 Tiếp thị và quản lý khách hàng:

-Xây dựng, thực hiện kế hoạch tiếp thị khách hàng.

-Trực tiếp tiếp thị khách hàng hoặc tiếp thị theo yêu cầu của đơn vị trực thuộc chinhánh.

-Triển khai thực hiện các chương trình, sự kiện quảng cáo cho các sảm phẩm dịchvụ.

-Hướng dẫn, giới thiệu, tư vấn khách hàng về sản phẩm dịch vụ.

-Thu thập, tổng hợp và quản lý thông tin khách hàng phục vụ cho hoạt động của chinhánh và toàn Sacombank.

-Chăm sóc khách hàng:

-Thực hiện công tác chăm sóc khách hàng.

-Triển khai chương trình tập huấn, huấn luyện kỹ năng chăm sóc khách hàng chođơn vị trực thuộc.

-Thu thập, tiếp nhận, xử lý và phản hồi về các ý kiến đóng góp, khiếu nại, thắc mắccủa khách hàng.

 Chức năng khác:

-Thực hiện thủ tục khi khách hàng sử dụng sảm phẩm dịch vụ và hướng dẫn kháchhang đến quầy giao dịch liên quan.

-Hướng dẫn khách hàng bổ túc hồ sơ, tài liệu để điều chỉnh hồ sơ.

-Thông báo quyết định của ngân hàng đến khách hàng liên quan đến đề nghị sửdụng sản phẩm dịch vụ của khách hàng.

-Đôn đốc khách hàng trả vốn và lãi đúng kỳ hạn.

-Xây dựng kế hoạch hành động theo định kỳ tuần, tháng, quý; theo dõi đánh giá tìnhhình thực hiện và đề xuất cho Ban lãnh đạo chi nhánh các biện pháp cải tiến, tăng cườngnăng lực cạnh tranh và phát triển thị phần khắc phục khó khăn.

-Quản lý, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các bộ phận tại đơn vị trực thuộc chi nhánhtrong mãng chức năng được giao.

Bộ phận thanh toán quốc tế:

 Xử lý giao dịch thanh toán quốc tế.

- Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến L/C Sài Gòn Thương Tín.- Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến nhờ thu Sài Gòn Thương Tín- Xử lý nhờ thu trơn.

- Mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu thanh toán Sài Gòn Thương Tín theiđúng quy định, quy chế kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng.

 Xử lý các giao dịch chuyển tiền quốc tế

- Xử lý các nghiệp vụ chuyển tiền đi nước ngoài.- Thực hiện việc xác nhận mang ngoại tệ.

- Đầu mối thực hiện phát hành bankdraft theo uỷ quyền của Ban tổng giámđốc, xử lý nghiệp vụ huỷ bankdraft theo yêu cầu của khách hàng.

- Phối hợp kiểm kê bankdraft rỗng theo quy định.

- Mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu chuyển tiền đi nước ngoài hợp pháptheo đúng quy định, quy chế kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng.

 Chức năng khác

- Lập chứng từ có liên quan đến công việc do bộ phận phụ trách.

Trang 22

- Quản lý và lưu trữ hồ sơ thanh toán quốc tế theo đúng quy định.

- Triển khai thực hiện các phần công việc trong các quy định tác nghiệpliên quan đến chức năng của bộ phận.

- Tham gia thực hiện các phần công việc trong các quy định có liên quanđến bộ phận.

- Lập bảng phân công cho các nhân sự để thực hiện các nghiệp vụ trên. Phòng Cá nhân:

 Quản lý và thực hiện các chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể

- Đánh giá về tình hình thị trường và địa bàn định kỳ để phản hồi, phát triểnsản phẩm cá nhân và tham mưu cho ban lãnh đạo chi nhánh.

- Tham mưu Ban lãnh đạo chi nhánh giao, điều phối hợp chỉ tiêu bán hàngcho đơn vị trực thuộc chi nhánh.

- Hổ trợ các đơn vị trực thuộc chi nhánh thực hiện các chỉ tiêu bán hàng. Tiếp thị và quản lý khách hàng:

- Xây dựng, thực hiện kế hoạch tiếp thị khách hàng.

- Trực tiếp tiếp thị khách hàng hoặc tiếp thị theo yêu cầu của đơn vị trựcthuộc chi nhánh.

- Triển khai thực hiện các chương trình, sự kiện quảng cáo cho các sảmphẩm dịch vụ.

- Hướng dẫn, giới thiệu, tư vấn khách hàng về sản phẩm dịch vụ.

- Thu thập, tổng hợp và quản lý thông tin khách hàng phục vụ cho hoạtđộng của chi nhánh và toàn Sacombank.

 Chăm sóc khách hàng:

- Thực hiện công tác chăm sóc khách hàng.

- Triển khai chương trình tập huấn, huấn luyện kỹ năng chăm sóc kháchhàng cho đơn vị trực thuộc.

- Thu thập, tiếp nhận, xử lý và phản hồi về các ý kiến đóng góp, khiếu nại,thắc mắc của khách hàng.

 Chức năng khác:

- Thực hiện thủ tục khi khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ và hướngdẫn khách hàng đến quầy giao dịch liên quan.

- Hướng dẫn khách hàng bổ túc hồ sơ, tài liệu để điều chỉnh hồ sơ.

- Thông báo quyết định của ngân hàng đến khách hàng liên quan đến đềnghị sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách hàng.

- Đôn đốc khách hàng trả vốn và lãi đúng kỳ hạn.

- Xây dựng kế hoạch hành động theo định kỳ tuần, tháng, quý; theo dõiđánh giá tình hình thực hiện và đề xuất cho Ban lãnh đạo chi nhánh các biệnpháp cải tiến, tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển thị phần khắc phụckhó khăn.

- Quản lý, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các bộ phận tại đơn vị trực thuộcchi nhánh trong mãng chức năng được giao.

 Phòng hổ trợ kinh doanh: Quản lý tín dụng:

Trang 23

- Thực hiện thủ tục bảo đảm tiền vay.- Tiếp nhận tài sản bảo đảm.

- Tham gia cùng với Phòng Doanh nghiệp/Cá nhân kiểm tra sử dụng vốnđịnh kỳ và đột xuất sau khi cho vay đối với khách hàng có nợ xấu.- Lập thủ tục giải chấp tài sản bảo đảm: kiểm soát tình hình dư nợ trước

khi lập giấy giải chấp, hoàn trả bản chính giấy tờ sở hữu tài sản bảođảm cho khách hàng.

- Kiểm soát hồ sơ cấp tín dụng tại các đơn vị trực thuộc Chi nhánh theoquy định của Ngân hàng.

 Quản lý nợ:

- Quản lý danh mục cho vay, bảo lãnh theo danh mục ngành nghề kinhdoanh, loại hình cho vay, hạn mức tín dụng theo chính sách tín dụngcủa Ngân hàng trong từng thời kỳ và đề xuất biện pháp thích hợp đểhạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả.

- Theo dõi và báo cáo cho Ban lãnh đạo Chi nhánh, thông báo choPhòng Cá nhân/Doanh nghiệp về tình hình thu vốn, lãi của Chi nhánhvà diển biến của từng món vay.

- Kiểm soát chặt chẽ tình hình nợ gia han, nợ quá hạn, đề xuất các biệnpháp cụ thể để giảm thiểu nợ quá hạn, nợ không thu được lãi.

- Đề xuất biện pháp thực hiện việc thu nợ đối với các khoản nợ trễ hạn,nợ quá hạn, nợ xấu.

- Thực hiện các báo cáo định kỳ và đột xuất: tình hình nợ đến hạn trong10 ngày kế tiếp, nợ trễ hạn, nợ được gia hạn, nợ quá hạn, nợ quá hạnđến 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, trên 12 tháng, danh mục chovay theo ngành nghề, theo loại kỳ hạn, theo lãi suất, theo hạn mức vàmột số báo cáo khác có liên quan đến tín dụng.

- Lập kế hoạch nợ quá hạn, kế hoạch dự phòng rủi ro và theo dõi thựchiện.

- Thông báo nhắc nợ nội bộ cho Phòng Doanh nghiệp/ Cá nhân. Phòng kế toán và ngân quỹ:

 Bộ phận kế toán:

Trang 24

- Hướng dẫn, kiểm tra công tác hạch toán kế toán tại Chi nhánh và cácđơn vị trực thuộc Chi nhánh.

- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và kiểm soát các hoạt động thanhtoán trong nội bộ toàn Chi nhánh, giữa Chi nhánh đối với các đơn vịkhác trong hệ thống Sacombank và giữa Chi nhánh thanh toán trực tiếpvới các Ngân hàng khác.

- Tiếp nhận, kiểm tra và tổng hợp số liệu kế toán phát sinh hàngngày/tháng/quý/năm của các đơn vị trực thuộc.

- Chịu trách nhiệm hậu kiểm kịp thời chứng từ kế toán tại Chi nhánh,thực hiện, đề xuất các biện pháp xử lý các trường hợp sai sót.

- Lưu trữ và bảo quản kho chứng từ kế toán theo quy định.- Đầu mối tiếp nhận các yêu cầu về thanh toán, kiểm tra.

- Xây dựng kế hoạch, cho phí điều hành và quản lý chi phí điều hànhtoàn Chi nhánh.

- Quản lý số dư tài khoản của Chi nhánh tại các Ngân hàng và tài khoảncủa các Ngân hàng khác tại Chi nhánh phục vụ cho giao dịch liên Ngânhàng.

- Quản lý điều hoà thanh khoản toàn Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.- Lập các chứng từ kế toán có liên quan đến công việc do Phòng đảm

- Tổng hợp kế hoạch kinh doanh, tài chính hàng tháng, năm do Phòngtác nghiệp và các đơn vị trực thuộc xây dựng, lập kế hoạch tài chính,theo dõi tổng hợp các phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạchtheo định kỳ của toàn Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc, thực hiệnbáo cáo số liệu hàng tháng/quý/năm theo yêu cầu.

 Bộ phận ngân quỹ:

- Thu chi và xuất nhập tiền mặt, tài sản quý và giấy tờ có giá

- Tạm ứng quỹ, thanh toán tạm ứng với quỹ phụ và các đơn vị trực thuộctheo quy định.

- Kiểm đếm, phân loại, đóng bó tiền theo quy định.

- Bốc xếp tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá lên xuống các phương tiệnvận chuyển theo quy định.

- Quản lý, theo dõi, giám sát quá trình vận chuyển tiền mặt, tài sản quý,giấy tờ có giá.

- Thực hiện kiểm kê tồn quỹ hàng ngày, định kỳ và đột xuất theo quyđịnh.

- Lưu trữ, bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong kho theoquy định.

- Thực hiện các công tác nhằm bảo đảm tuyệt đối an toàn kho quỹ theoquy định.

 Phòng hành chánh.

 Quản lý công tác hành chánh:

- Tiếp nhận, phân phối, phát hành và lưu trữ văn thư.

Trang 25

- Thực hiện mua sắm, tiếp nhận, quản lý, phân phối tất cả các loại tàisản, vật phẩm liên quan đến hoạt động tại Chi nhánh.

- Thực hiện quản lý, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng toàn chi nhánh.

- Chủ trì việc kiểm kê tài sản của Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.- Tham mưu, theo dõi thực hiện chi phí điều hành trên cơ sở có kế hoạch

đã được duyệt.

- Chịu trách nhiệm tổ chức theo dõi kiểm tra công tác áp tải tiền bảo vệan ninh, phòng cháy chữa cháy và bảo đảm tuyệt đối an toàn cơ sở vậtchất trong và ngoài giờ làm việc.

- Quản lý hệ thống kho hàng cầm cố của Sacombank và nhân sự phụtrách kho hàng cầm cố(chi thực hiện đối với các Chi nhánh hoạt độngtại địa bàn không có hệ thống kho hàng của công ty quản lý nợ và khaithác tài sản trực thuộc Sacombank).

 Quản lý công tác nhân sự:

- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự tại Hội sở trong công việctuyển dụng tại Chi nhánh.

- Phối hợp với Phòng Nhân sự tại Hội sở trong việc tuyển dụng tại Chinhánh.

- Quản lý các vấn đề nhân sự liên quan đến luật lao động: hợp đồng laođộng Nghỉ phép tại Chi nhánh.

- Tham gia giải quyết các tranh chấp lao động tại Chi nhánh.- Tổng hợp kết quả thi đua khen thưởng toàn Chi nhánh.

- Báo cáo lao động định kỳ theo quy định của chính quyền địa phương.- Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh việc sắp xếp, bố trí, điều động, đề

bạt và xử lý kỷ luật đối với các nhân viên của Chi nhánh. Công tác IT

- Giám sát hệ thống công nghệ thông tin tại Chi nhánh và các đơn vị trựcthuộc(mạng, server, các chương trình ứng dụng).

- Hỗ trợ sử dụng và khai thác tài nguyên công nghệ thông tin tai Chinhánh và các đơn vị trức thuộc.

2.1.4.Những sản phẩm dịch vụ của Sacombank Long An Nhóm sản phẩm:

Sản phẩm tiền gửi

- Tiết kiệm có kỳ hạn - Tiết kiệm không kỳ hạn

- Huy động vàng - Tiền gửi thanh tóan thông thường- Tiền gửi tương lai - Tiết kiệm nhà ở

- Tiền gửi Đại Cát- Tiền gửi có kì hạn

- Tài khoản tuần năng động

Trang 26

Sản phẩm huy động dành cho CN đặc thù :

- Tiết kiệm Hoa hồng- Tài khoản Âu Cơ - Tài khoản Hoa Lợi Sản phẩm tiền vay

- Cho vay kinh doanh

- Cho vay tiểu thương phố chợ- Cho vay chứng khoán T+3- Cho vay chứng khóan- Cho vay mua nhà- Cho vay mua xe ôtô

- Cho vay tiêu dùng - bảo toàn - Cho vay tiêu dùng - bảo tín- Cho vay tiêu dung - CBNVNN

- Cho vay chứng minh năng lực tài chính - Cho vay du học

- Cho vay cầm cố thẻ tiền gửi  Dịch vụ chuyển tiền

- Chuyển tiền trong nước

- Chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài

- Chuyền tiền nhanh từ Việt Nam ra nước ngoài ( Mỹ , Úc , Canada )- Chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam

- Chuyển vàng nhanh trong nước- Dịch vụ chi trả kiều hối Moneygram Các dịch vụ

- DV cung ứng và phát hành séc- DV thu đổi séc du lịch

- DV cho thuê ngăn tủ sắt - DV giữ hộ tài liệu quan trọng

- DV trung gian thanh toán mua bán BĐS

- DV thanh toán Séc Campuchia tại Sacombank Việt Nam- Dịch vụ thấu chi tiền gửi

2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của SACOMBANK - Chi nhánh Long An

Về huy động vốn

Huy động vốn là công việc đầu tiên, làm nền tảng cho những hoạt động tiếptheo của quá trình kinh doanh của ngân hàng.Với vị trí uy tín đã tạo dựng, ngân hàngSài Gòn Thương Tín – CN Long An đã hoàn thành tốt công tác huy động vốn theo kếhoạch đã xây dựng, đóng góp và thành tích huy động vốn chung của toàn hệ thốngSACOMBANK Các kết quả đạt được trong công tác huy động vốn của chi nhánhSACOMBANK Long An được thể hiện qua bảng sau:

Trang 27

Bảng 1: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Long An.

Phân theo đối tượng khách hàng.

Đơn vị tính: Tỷ đồng/ngàn USD/ lượng vàng.

Số tiền Tỷ trọng% Số tiền Tỷ trọng% Số tiền Tỷ trọng %Phân theo đối tượng KH

Trang 28

Huy động từ CNHuy động từ DN

Bảng số liệu cho thấy trong công tác huy động vốn, mặc dù luôn có sự cạnhtranh quyết liệt giữa các ngân hàng thương mại trong việc đưa ra mức lãi suất hấpdẫn, nhưng do Ngân hàng thường xuyên coi trọng chất lượng dịch vụ, kết hợp tốtchính sách khách hàng nên nguồn vốn của chi nhánh đều tăng, giữ ổn định và cân đốivốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế có xu hướng tăng nhưng không lớn và tỷtrọng trong nguồn gửi không cao trong tổng nguồn vốn huy động Điều đó là do cácdoanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng chu yếu phục vụ cho nhu cầu thanh toán tronghoạt động sản xuất kinh doanh, các DN luôn cần vòng quay vốn nên không để nhiềuvốn trong ngân hàng Tuy nhiên, Sacombank Long An vẫn luôn cố gắng để ngày càngnhiều DN hợp tác với ngân hàng nên tuy tăng không nhiều nhưng qua các thời kỳ thìvốn huy động được từ các tổ chức kinh tế vẫn có xu hướng tăng Do tạo được uy tínđặc biệt cùng với việc ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại theo mô hình ngânhàng bán lẻ và rút ngắn thời gian giao dịch cho khách hàng, việc quảng cáo các tiệních của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cùng với việc bố trí đội ngũ giao dịch viên trẻtrung năng động, được đào tạo về kỹ năng giao tiếp văn minh đã góp phần tăng trưởngvốn hoạt động của chi nhánh.

Nói chung, công tác huy động vốn của chi nhánh là khá tốt, tạo ra một nguồndồi dào để ngân hàng không những có thể thực hiện cung cấp tín dụng cho nền kinh tếmà còn dùng để điều hòa vốn trong toàn hệ thống.

Về sử dụng vốn:

Song song với việc hoạt động huy động vốn là hoạt động sử dụng vốn Tronghoạt động này cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất Hoạt động cho vay là hoạt động đóng

Ngày đăng: 02/11/2012, 16:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Mô hình tổ chức của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín: - Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Long An
h ình tổ chức của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín: (Trang 18)
- Đánh giá về tình hình thị trường và địa bàn định kỳ để phản hồi, phát triển sản phẩm doanh nghiệp và tham mưu cho ban lãnh đạo chi nhánh. - Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Long An
nh giá về tình hình thị trường và địa bàn định kỳ để phản hồi, phát triển sản phẩm doanh nghiệp và tham mưu cho ban lãnh đạo chi nhánh (Trang 20)
Bảng số liệu cho thấy trong công tác huy động vốn, mặc dù luôn có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng thương mại trong việc đưa ra mức lãi suất hấp dẫn,  nhưng do Ngân hàng thường xuyên coi trọng chất lượng dịch vụ, kết hợp tốt chính sách  khách h - Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Long An
Bảng s ố liệu cho thấy trong công tác huy động vốn, mặc dù luôn có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng thương mại trong việc đưa ra mức lãi suất hấp dẫn, nhưng do Ngân hàng thường xuyên coi trọng chất lượng dịch vụ, kết hợp tốt chính sách khách h (Trang 28)
Bảng: Tình hình dư nợ :Đvt: tỷđồng - Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Long An
ng Tình hình dư nợ :Đvt: tỷđồng (Trang 29)
- Bảng kết quả hoạt động kinh doanh. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. - Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Long An
Bảng k ết quả hoạt động kinh doanh. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Trang 35)
Từ biểu đồ cho thấy tình hình sử dụng vốn của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín -  Long An ngày càng tăng cụ thể: - Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Long An
bi ểu đồ cho thấy tình hình sử dụng vốn của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Long An ngày càng tăng cụ thể: (Trang 36)
Bảng 4: Dư nợ cho vay theo loại tiền vay. Đvt: tỷđồng - Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Long An
Bảng 4 Dư nợ cho vay theo loại tiền vay. Đvt: tỷđồng (Trang 37)
Bảng 5: Dư nợ cho vay theo thời gian vay: Đvt: tỷđồng - Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Long An
Bảng 5 Dư nợ cho vay theo thời gian vay: Đvt: tỷđồng (Trang 38)
2.2.3.3. Theo thời gian vay: - Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Long An
2.2.3.3. Theo thời gian vay: (Trang 38)
Bảng 6: Vòng quay vốn tín dụng của NH: Đvt: tỷđồng - Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Long An
Bảng 6 Vòng quay vốn tín dụng của NH: Đvt: tỷđồng (Trang 39)
Tình hình thu nhập năm 2009, 2010 được thể hiện qua bảng số liệu sau: -Kết quả kinh doanh của ngân hàng. - Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Long An
nh hình thu nhập năm 2009, 2010 được thể hiện qua bảng số liệu sau: -Kết quả kinh doanh của ngân hàng (Trang 41)
Bảng 9: Thu nhập: đvt: tỷđồng - Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Long An
Bảng 9 Thu nhập: đvt: tỷđồng (Trang 43)
Bảng: Hiệu suất sử dụng vốn: Đvt: tỷđồng - Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Long An
ng Hiệu suất sử dụng vốn: Đvt: tỷđồng (Trang 43)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w