Về huy động vốn
Huy động vốn là công việc đầu tiên, làm nền tảng cho những hoạt động tiếp theo của quá trình kinh doanh của ngân hàng.Với vị trí uy tín đã tạo dựng, ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – CN Long An đã hoàn thành tốt công tác huy động vốn theo kế hoạch đã xây dựng, đóng góp và thành tích huy động vốn chung của toàn hệ thống SACOMBANK. Các kết quả đạt được trong công tác huy động vốn của chi nhánh SACOMBANK Long An được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Long An.
Phân theo đối tượng khách hàng.
Đơn vị tính: Tỷ đồng/ngàn USD/ lượng vàng.
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 So sánh 09/10
Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Phân theo đối tượng KH
Huy động
từ CN 1,085.7 77 1,296 72 210.3 19.37%
Huy động
từ DN 324 23 504 28 179.7 55.41%
Phân theo loại tiền
VND 970 68.79 1,200 66.67 230 23.71%
USD 13,600 17.84 18,400 19.93 4,800 35%
Vàng 7,070 13.37 7,800 13.4 730 10.33%
Tổng huy
động 1,410 100 1,800 100 390 27.66%
0.00 200.00 400.00 600.00 800.00 1,000.00 1,200.00 1,400.00 2009 2010 Huy động từCN Huy động từDN
Bảng số liệu cho thấy trong công tác huy động vốn, mặc dù luôn có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng thương mại trong việc đưa ra mức lãi suất hấp dẫn, nhưng do Ngân hàng thường xuyên coi trọng chất lượng dịch vụ, kết hợp tốt chính sách khách hàng nên nguồn vốn của chi nhánh đều tăng, giữ ổn định và cân đối vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế có xu hướng tăng nhưng không lớn và tỷ trọng trong nguồn gửi không cao trong tổng nguồn vốn huy động. Điều đó là do các doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng chu yếu phục vụ cho nhu cầu thanh toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các DN luôn cần vòng quay vốn nên không để nhiều vốn trong ngân hàng. Tuy nhiên, Sacombank Long An vẫn luôn cố gắng để ngày càng nhiều DN hợp tác với ngân hàng nên tuy tăng không nhiều nhưng qua các thời kỳ thì vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế vẫn có xu hướng tăng. Do tạo được uy tín đặc biệt cùng với việc ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại theo mô hình ngân hàng bán lẻ và rút ngắn thời gian giao dịch cho khách hàng, việc quảng cáo các tiện ích của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cùng với việc bố trí đội ngũ giao dịch viên trẻ trung năng động, được đào tạo về kỹ năng giao tiếp văn minh đã góp phần tăng trưởng vốn hoạt động của chi nhánh.
Nói chung, công tác huy động vốn của chi nhánh là khá tốt, tạo ra một nguồn dồi dào để ngân hàng không những có thể thực hiện cung cấp tín dụng cho nền kinh tế mà còn dùng để điều hòa vốn trong toàn hệ thống.
Về sử dụng vốn:
Song song với việc hoạt động huy động vốn là hoạt động sử dụng vốn. Trong hoạt động này cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất. Hoạt động cho vay là hoạt động đóng vai trò quan trọng quyết định phần lớn hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Với uy tín của mình, ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Long An có rất nhiều khách hàng truyền
thống làm ăn có hiệu quả và thường xuyên giao dịch với ngân hàng như kinh doanh trong các lĩnh vực: hạt điều, thủy hải sản, thức ăn gia súc, lúa gạo xuất khẩu,…
Bảng: Tình hình dư nợ :Đvt: tỷ đồng Dư nợ Năm 2009 Năn 2010 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Theo kỳ hạn Ngắn hạn 500 62.75 850 65.38 Trung dài hạn 300 37.25 450 34.62 Theo thành phần kinh tế Doanh nghiệp 450 56.25 880 67.69 Cá nhân 350 43.75 420 32.31 Theo tiền tệ VND 750 93.75 1,100 84.62 Vàng ngoại tệ 50 6.25 200 15.38 Tổng 800 100 1,300 100
( Số liệu do phòng tín dụng ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Long An cung cấp) Qua bảng số liệu trên cho thấy tình hình dư nợ của chi nhánh ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Long An tăng.
Nhìn chung tình hình dư nợ ngắn hạn đều cao hơn so với trung dài hạn. Nên việc kiểm soát rủi ro là rất dễ thực hiện tránh được tình trạng rủi ro tín dụng. Việc cho vay đối với các tổ chức kinh tế tăng mạnh, vì các doanh nghiệp quy mô hoạt động ngày càng phát triển nên nhu cầu sử dụng vốn cũng tăng cao. Năm 2009 việc dư nợ cho vay đối với ngoại tệ tương đối ít chỉ chiếm 6.25% tổng dư nợ theo tiền tệ, nhưng đến 2010 dư nợ chiếm 15.38% tổng dư nợ theo tiền tệ điều này chứng tỏ rằng các doanh nghiệp đã phát triển mạnh công tác xuất nhập khẩu. Hoạt động Sài Gòn Thương Tín cũng từng bước phát triền chủ yếu là mặt hàng nông sản vì Long An là lúa gạo, thủy sản và hạt điều,…
Bên cạnh đó hoạt động đầu tư tín dụng vẫn đứng trước tình hình khó khăn chung của ngành ngân hàng: hạ tầng kinh tế của nhiều doanh nghiệp còn thấp, sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trên địa bàn, đã gay áp lực lớn đến công tác tín dụng. Sở dĩ
như vậy là vì hầu hết các doanh nghiệp là đơn vị kinh tế địa phương với quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, khả năng hấp thụ vốn thấp. Trong bối cảnh như vậy, ngay từ đầu năm Giám đốc đã đề ra nhiều biện pháp để mở rộng tín dụng với phương châm an toàn, hiệu quả.
Về lợi nhuận: đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2010/2009
Số tiền Số tiền Số tiền %
Thu nhập 125 135 10 +8
Chi phí 84 90 6 +7.14
Lợi nhuận 41 45 4 +9.76
Về lợi nhuận của SACOMBANK thì năm sau cao hơn năm trước. Qua đó cho thấy hiệu quả trong công tác quản lý của ban Giám đốc ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Long An. Cho thấy sự vượt bậc trong tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Năm 2010 có thể nói là năm thắng lợi lớn của SACOMBANK Long An trong việc mở rộng tín dụng, chỉ sau một năm hoạt động mà ngân hàng đã đạt được kết quả vượt trội so với 2009. Để đạt được kết quả trên trước hết là do nhu cầu vốn của các doanh nghiệp tăng để mở rộng kinh doanh và chuẩn bị quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, mặt khác với sự tác động của cơ chế thị trường như cơ chế tín dụng, chính sách lãi suất thỏa thuận. Bên cạnh đó, có sự nỗ lực phấn đấu của chi nhánh đã đưa hoạt động tín dụng của chi nhánh phát triển.
Qua những phân tích trên ta rút ra nhận xét sau:
Thứ nhất: Về cơ cấu cho vay, SACOMBANK Long An chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Tỷ lệ dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm phần lớn (62,75% -55,38%).
Thứ hai: Có thể nói SACOMBANK Long An đã thành công trong việc mở rộng tín dụng, Cụ thể dư nợ tăng mạnh vào năm 2010.
2.2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK CN.LONG AN: