Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động cấp tín dụng tại SACOMBANK Long

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Long An (Trang 47)

nền kinh tế để phát huy những kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế trong hoạt động tín dụng.

2.2.5. Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động cấp tín dụng tại SACOMBANK Long An. Long An.

2.2.5.1. Thuận lợi:

- Qua hơn một năm hoạt động, SACOMBANK Long An đã nắm vững đặc điểm địa bàn, tạo mối quan hệ thân thiết với chính quyền địa phương, xây dựng quan hệ khách hàng ổn định làm cơ sở để phát triển thêm khách hàng mới. Uy tín và thương hiệu SACOMBANK đã dần dần khẳng định trên địa bàn, xoá sự nghi ngờ của người dân địa phương trước đây vốn chỉ quen giao dịch với hệ thống ngân hàng quốc doanh.

- Chi nhánh có đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình, phục vụ khách hàng tận tình chu đáo, luôn luôn theo sát từng hoạt động kinh doanh của khách hàng cùng với sự hỗ trợ tư vấn tích cực.

- Các sản phẩm tín dụng đối với DN và Cá nhân rất đa dạng và phong phú với các nhu cầu của khách hàng như vậy thì NH có thể đáp ứng được các nhu cầu và mong muốn đa dạng của khách hàng.

- Cán bộ công nhân viên thì rất nhiệt tình, vui vẻ, niềm nở và năng động. Đảm bảo đáp ứng kịp thời những mong muốn cũng như giải đáp những thắc mắc cho khách hàng nhanh chóng.

- Phòng tín dụng luôn được sự hỗ trợ nhiệt tình từ ban giám đốc cũng như các phòng ban khác trong chi nhánh. Đó là sự phối hợp nhịp nhàng của toàn bộ máy SACOMBANK giúp cho ngân hàng ngày một phát triển hơn.

- Chi nhánh nằm tại vị trí rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh.

2.2.5.2. Khó khăn:

Từ phía ngân hàng:

- Mặc dù cán bộ tín dụng làm việc rất tích cực nhưng số lượng người vẫn còn ít trong khi công việc thì quá nhiều, chính vì thế trong quá trình làm việc không tránh khỏi những sai sót.

- Trong thời gian ngắn ngủi có không ít các chi nhánh của các ngân hàng lần lượt mọc lên với những cơ sở hạ tầng và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại. Vì thế sự cạnh tranh ngày càng gay ngắt.

- Nền kinh tế suy thoái nghiêm trọng , chính sách lãi suất của NHNN cũng điều chỉnh liên tục làm cho hoạt động tín dụng bị trì trệ, điều này ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của chi nhánh.

Từ môi trường bên ngoài:

- Hệ thống thông tin tín dụng không đầy đủ. Chi nhánh lấy thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng CIC, tuy nhiên thông tin này cũng không phải hoàn toàn chính xác, bên cạnh đó số liệu cung cấp có thời điểm rất xa so với thực tế. Nguồn thông tin thì chưa đi sâu đối với từng KH. Thiếu các trung tâm thông tin dữ liệu khách hàng cá

nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ và vừa khi CIC mới chỉ cung cấp thông tin về doanh nghiệp, khiến ngân hàng không có cơ sở để đánh giá mức độ an toàn và rủi ro đối với khách hàng cá nhân vay vốn của mình, những điều này gây không ít khó khăn cho CBTD để đưa ra quyết định đúng đắn trong việc cho vay.

- Vướng mắc từ các văn bản pháp luật. Hiện nay các văn bản pháp luật nước ta về hoạt động của ngân hàng có những chỗ chồng chéo và mâu thuẫn với nhau. Điều này gấy không ít khó khăn cho CBTD cũng như KH, làm cho thủ tục trở nên rườm rà.

CHƯƠNG 3

CÁC KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK LONG AN.

3.1. CÁC KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK . SACOMBANK .

Theo dự báo, nền kinh tế thế giới 2011 chỉ đang bước đầu hồi phục, song vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Đối với nền kinh tế trong nước, bên cạnh những hạn chế nội tại của nền kinh tế, cuộc khủng hoản cũng sẽ tác động, ảnh hưởng không ít đến nhiều ngành nghề, nhiều khách hàng liên quan đến hoạt động tài chính của các NHTM, SACOMBANK cũng không ngoại lệ.

Trước tiên SACOMBANK phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa củng cố và phát triển, đảm bảo hài hoà giữa hai mục tiêu an toàn và hiệu quả. Phát huy, cải thiện năng lực quản trị điều hành. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hoàn thiện công nghệ ngân hàng và tiếp tục mở rộng mạng lưới trọng điểm để chiếm lĩnh thị trường, tăng thị phần, triển khai bán chéo sản phẩm dịch vụ mới và nâng cao nămg lực quản lý rủi ro.

Tình hình cho vay đang ở mức tăng trưởng, tuy nhiên năng lực của chi nhánh Long An còn có thể vượt xa hơn và để đạt sự tăng trưởng vượt bậc này, theo em ngoài việc tiếp tục duy trì, phát huy các mặt tích cực hiện tại, chi nhánh nên áp dụng một số biện pháp sau:

3.1.1. Đối với Sacombank Long An:

3.1.1.1. Marketing:

Khâu đầu tiên nhưng lại có ý nghĩa quyết định nhất định trong việc mở rộng tín dụng tại chi nhánh Long An là khâu tiếp thị, hiện tại trên địa bàn TP. Tân An, và tỉnh Long An có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh cá nhân, hộ gia đình và hiện nay trên địa bàn TP Tân An có nhiều ngân hàng đang hoạt động. Vì vậy, chúng ta cần hết sức chủ động trong công tác tiếp thị, không nên ngồi chờ khách hàng đến xin cấp tín dụng mà phải năng động giới thiệu sản phẩm của ngân hàng, thực hiện bán chéo sản phẩm khác, phát huy mọi khả năng và tiềm lực để lôi kéo, thu hút khách hàng về phía ngân hàng, giao dịch với ngân hàng. Để làm tốt công tác tiếp thị chúng ta cần có một số kênh như sau:

Thực hiện khảo sát, tìm hiểu và đến tận địa điểm sản xuất kinh doanh của khách hàng thăm hỏi, tiếp thị các sản phẩm của Ngân hàng. Ta nên lưu ý là phải tạo lòng tin của khách hàng vào sản phẩm, không tiếp thị một cách sáo rỗng, lời lẽ trao đổi phải cố gắng tạo sự gần gũi, thân mật, đặc biệt là phải tạo cảm giác đơn giản và nhanh chóng đối với khách hàng về hồ sơ vay vốn. Khi khách hàng thắc mắc về hồ sơ, thủ tục cấp tín dụng thì nhân viên quan hệ khách hàng phải cố gắng tư vấn, hướng dẫn chi tiết, rõ ràng, tránh sự thiếu sót gây phiền hà cho khách hàng.

Việc bán cheo sản phẩm từ việc khai thác khách hàng cá nhân là thị trường tiềm năng. Đặc biệt là khách hàng sản xuất kinh doanh, doanh số chuyển tiền là rất cao do có nhiều đối tác trong tỉnh và các tỉnh khác.

Ngân hàng ra sức quảng bá hình ảnh của minh bằng lãi suất cạnh tranh, năng suất lao độn, cung cách phục vụ, kỹ thuật nghiệp vụ, công nghệ hiện đại… qua mạng lưới chi nhánh, qua các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tìm kiếm và thu hút khách hàng. Nhờ đó Ngân hàng có nhiều cơ hội lựa chọn danh mục đầu tư đúng đắn mà hạn chế đánh đổi lấy rủi ro vì mục tiêu lợi nhuận. Cần phải đặt thêm hình ảnh, thương hiệu của SACOMBANK ở nhiều nơi trong tỉnh. Nếu như lực lượng tiếp thị còn hạn chế thì việc phát tờ rơi đến các của hàng trong TP Tân An là việc làm hiệu quả nhất.

Đẩy mạnh tiếp thị lại các tổ chức lớn, các tổ chức này có số lượng thành viên tương đối nhiều, mức thu nhập ổn định, từ đó ngân hàng sẽ có được cả khách hàng DN và khai thác thêm khách hàng cá nhân tại DN đó.

Nên tổ chức những buổi họp mặt tại chi nhánh để trao đổi kinh nghiệm trong công tác tiếp thị cũng như các biện pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng.

Theo dõi kịp thời tình hình lãi suất của các ngân hàng cạnh tranh trên địa bàn hoạt động của chi nhánh. Từ đó nêu ra kiến nghị nhằm có chính sách điều chỉnh kịp thời, phù hợp nhằm đảm bảo tính cạnh tranh và phát triển của SACOMBANK.

Việc tiếp thị, tìm kiếm khách hàng vốn đã khó, nhưng việc chăm sóc và duy trì khách hàng lại càng khó hơn, nhất là trong tình hình cạnh tranh như hiện nay. Vì vậy, Chi nhánh Long An nên tăng cường hơn nửa công tác chăm sóc khách hàng. Nếu ta làm tốt công tác này thì công thác tiếp thị sẽ tăng theo cấp số nhân thông qua việc các khách hàng truyền miệng, giới thiệu nhau về sản phẩm tiện ích của SACOMBANK.

3.1.1.2. Tăng cường hoạt động huy động vốn.

Đối với một NHTM trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, việc huy động vốn là một vấn đề hết sức cần thiết bởi Ngân hàng cần phải có vốn tín dụng để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh tiền tệ tìm kiếm lợi nhuận đồng thời thoả mãn nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Nhu cầu về vốn của xã hội ngày càng tăng khi xã hội ngày càng phát triển. Do vậy, để đáp ứng được nhu cầu đó thì ngân hàng cần phải có được một nguồn vốn huy động ngày càng tăng về mặt số lượng. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh quyết liệt thì ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Long An phải có một phương sách huy động vốn thích hợp nhất.

Một cơ chế lãi suất hợp lý sẽ là một cơ hội để huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nhằm kích thích sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển. Áp dụng các hình thức huy động đa dạng hơn để phù hợp với từng khách hàng từ trẻ đến già, từ mọi thành phần kinh tế. Chẳng hạn, với những khoản tiền lớn sẽ có người đến tận nhà, cơ quan,… để nhận. Ngân hàng cần phải mở rộng mạng lưới giao dịch. Tuy nhiên, phải trên cơ sở các mạng lưới cũ đã hoạt động hết công suất và đã được nâng cấp về mặt hình thức cũng như về mặt chất lượng.

Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá nên lượng vốn để đáp ứng nhu cầu đó chưa thể đủ và sẽ còn đòi hỏi rất nhiều. Muốn đáp ứng nổi nhu cầu về vốn dài hạn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường thì ngân hàng sử dụng một tỷ lệ nhất định vốn vay ngắn hạn để cho vay dài hạn. Nhưng kể cả việc làm đó cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vay vốn dài hạn.

Chính vì vậy, SACOMBANK Long An cần phải huy động được nguồn vốn trung, dài hạn nhiều hơn nửa để tài trợ cho các dự án vay dài hạn.

3.1.1.3. Đơn giản hoá các thủ tục cho vay.

SACOMBANK Long An nên đơn giản hoá các thủ tục xin vay vốn, đẩy mạnh quá trình điều tra xét duyệt cho đối với các dự án có hiệu quả. Nhìn chung, khách hàng đi vay vốn bao giờ cũng ngại thủ tục xét duyệt cho vay quá nhiều.

Việc đơn giản hoá như vậy sẽ làm khách hàng không ngần ngại khi đặt quan hệ vay vốn với ngân hàng. Việc các thủ tục xét duyệt đơn giản cũng sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng điều tra có trọng điểm, không mất thời gian tìm hiểu quá lâu. Đơn giản không có nghĩa là qua loa, hời hợt đó là nguyên tắc của ngân hàng trước khi điều tra cho vay.

3.1.1.4. Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Mối quan hệ lâu dài với khách hàng giúp Ngân hàng giảm thiểu một cách đáng kể chi phí thu thập thông tin, đánh giá tiềm năng và rủi ro của khách hàng và việc phân loại khách hàng theo rủi ro tín dụng cũng dể dàng hơn.

Nhờ mối quan hệ lâu dài với ngân hàng, khách hàng được hưởng lãi suất vay ưu đãi, thủ tục đơn giản và thuận tiện, trị giá món vay có thể lớn hơn khách hàng thông thường.

3.1.1.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hoàn thiện quy trình nghiệp vụ cho vay.

Để đáp dụng một quy trình tín dụng hoàn thiện và khoa học thì trước hết ngân hàng cần phải có một cơ cấu quản lý chặt chẽ, đồng bộ. Xây dựng một tập thể cán bộ đoàn kết, mọi người phải năng nổ, sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình trong công việc.

Công tác nâng cao và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng hiện tại khá tốt, cần tiếp tục duy trì và phát huy. Hơn nửa, phải đảm bảo cho nhân viên được hưởng đầy đủ quyền lợi đúng quy định. Tuyển dụng lao động có trình độ cao để tăng cường nơi thiếu, trẻ hoá dần bộ phận nhân viên nghiệp vụ, xây dựng lực lượng kế thừa cho cán bộ quản lý.

Với hệ thống trang thiết bị hiện có của Chi nhánh, nên mua sắm hơn nữa những máy móc hiện đại, đổi mới công nghệ để đáp ứng yêu cầu nhanh chóng, cải tiến kỹ thuật trong xu hướng chung của xã hội.

Nếu áp dụng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay cá nhân sản xuất kinh doanh cần phải xác định mức rủi ro thấp nhất cho khoản tín dụng đó. Do vậy ngân hàng cần mạnh dạn phân công trách nhiệm tới cán bộ tín dụng. Mức quy định cụ thể tuỳ thuộc tính chất đối tượng món vay.

Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng lâu dài, tình hình kinh doanh tốt Ngân hàng có thể mạng dạn nâng cao dư nợ. Tuy nhiên, với những đối tượng không có tính minh bạch cao. Đòi hỏi người làm công tác thẩm định phải thật sự giỏi, kỷ lưỡng, tính quan sát cao, tinh vi hơn trong các thủ thuật khai thác thông tin khách hàng.

3.1.1.6. Đa dạng hoá khách hàng và lĩnh vực cho vay.

Nói một cách tổng quát, để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh cần đa dạng hoá các sản phẩm. Chẳng hạn, kinh doanh chứng khoán ta cần đa dạng hoá danh mục đầu tư. Ngân hàng cũng vậy, muốn giảm rủi ro ngân hàng không nên chỉ tập trung quá lớn vào một đối tượng khách hàng nhất định hay một ngành nghề kinh doanh nhất định nào đó. Cụ thể tại SACOMBANK, có thể nói cho vay DN vừa và nhỏ là một lợi thế lớn, tuy nhiên NH cũng nên phát triển cho vay cả DN lớn hoạt động ổn định, phát triển cho vay khách hàng cá nhân nhằm phân tán rủi ro. Bên cạnh đó, NH cũng không nên chỉ tập trung vào thương mại và sản xuất chế biến mà nên mở đường cho vay các lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp hay xây dựng. Điều này sẽ hạn chế được tổn thất cho NH nếu như có khủng hoản một ngành kinh tế nào đó xảy ra.

Tuy nhiên, đa dạng hoá không đồng nghĩa với việc phức tạp hoá, điều đó dẫn đến nguy cơ rất khó quản lý cho NH. Việc mở rộng đối tượng KH hay ngành nghề cho vay cũng trên cơ sở thận trọng và có chọn lọc, hạn chế việc mở rộng cho vay các đối tượng có rủi ro cao và những ngành nghề kinh doanh tiềm ẩn tính bất ổn cao trong thị trường. Vì vậy sẽ dẫn đến các tác động ngược chiều trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng.

3.1.1.7. Nâng cao trình độ nhân viên.

Nền kinh tế Việt Nam đã thực sự hoà mình vào dòng chảy nền kinh tế thị trường, vì vậy vấn đề vốn cho DN là hết sức quan trọng trong việc mở rộng kinh doanh hay nói cách khác về khả năng cạnh tranh mang tính cấp thiết, mà nhu cầu vốn được đáp ứng kịp thời đó chính là vay tại các NH, đó cũng là lý do để NH trong những năm gần đây phát triển mạnh hơn.

Hệ thống NH phát triển với số lượng ngày càng tăng, vấn đề cạnh tranh giữa các NH không thua kém các DN sản xuất, để có thể đứng vững và lớn mạnh đòi hỏi vốn kinh doanh phải lớn, đội ngũ nhân viên có năng lực, sáng tạo trong công việc hơn hẳng các NH khác để thu hút khách hàng. Để thực hiện điều này đòi hỏi NH phải:

- Đào tạo và đào tạo lại trình độ của nhân viên NH.

- Ngoài chuyên môn nghiệp vụ NH, cần bổ sung thêm kiến thức về các lĩnh vực

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Long An (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w