Tình hình nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tin dụng tại saccombank.doc (Trang 33 - 36)

2004 2005 Sosánh2005/ Qui 1 năm 2006 Số tiền%Số tiền%Số tuyệt

2.4. Tình hình nợ quá hạn.

Như chúng ta đã biết, vấn đề rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng như vấn để quản lý hạn chế rủi ro còn là vấn đề khá mới mẻ. Vì thế, bất kỳ ngân hàng nào trong quá trình cho vay cũng phải xem xét một cách thận trọng về khách hàng như: sử dụng đúng mục đích vốn vay, trả nợ vay đúng thời hạn, hiệu quả hoạt động kinh doanh có tốt không.

Nhìn chung, các ngân hàng rất thận trọng trong khâu này, nên việc tìm kiếm khách hàng tin tưởng để cho vay rất quan trọng. Đòi hỏi ngân hàng

phải tỉnh táo khi xét duyệt cho vay, nhưng nếu quá thận trọng sẽ mất đi những khoản vay hấp dẫn mà nó có thể mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Vì khi rủi ro càng cao thì lợi nhuận đạt được sẽ càng lớn.

Khi khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả thì ít có nợ quá hạn xảy ra. Ngược lại, ngân hàng vì muốn gia tăng lợi nhuận hoặc vì một lý do nào đó mà ngân hàng nới rộng quy chế cho vay nhằm gia tăng số lượng tín dụng mà không xem xét, quan tâm đến chất lượng của các khoản tín dụng thì sẽ dẫn đến tình trạng có thể không thu hồi được các khoản nợ đã phát ra, từ đó phát sinh những khoản nợ quá hạn trong ngân hàng, làm gia tăng rủi ro trong kinh doanh. Trong thực tế, rủi ro luôn chứa nhiều tiềm ẩn nên ngân hàng khó tránh khỏi khoản nợ quá hạn phát sinh.

Hiện nay, nợ quá hạn đang là vấn đề nan giải cho bất kỳ một ngân hàng nào nên nhà nước rất quan tâm, luôn đề ra những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng trên, ổn định hoạt động của hệ thống ngân hàng, tăng cường vai trò của ngân hàng trong sự nghiệp phát triển của đất nước. Theo quy định của ngân hàng nhà nước thì tỉ lệ nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại không được vượt quá 5%.

Bảng 2.6: Tình hình nợ quá hạn tại Sacombank

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

2004 2005 2005/2004 Quý 1 – 2006

Số tiền % Số tiền % Số tuyệt

đối % Số tiền % Nợ quá hạn 64.056 1.0 7 73.739 0.8 8 9.683 15. 1 22.939 0.73 Dư nợ cho vay 5.986.511 100 8.379.412 100 2.392.901 40 3.142.280 100 (Nguồn : Ngân hàng SGTT)

Do mức tăng trưởng tín dụng được khống chế, ngân hàng có thêm điều kiện chọn lọc khách hàng, tăng cường chất lượng tín dụng. Trong năm

NHNN đã ban hành các quyết định 127/2005/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng. Đây là các quyết định đưa hoạt động tín dụng tiếp cận dần với chuẩn mực quốc tế có ảnh hưởng lớn đến hoạt động cho vay thu nợ, đến dự phòng, chi phí và lợi nhuận của ngân hàng thương mại. Số liệu thống kê cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng là khả quan.

Đến cuối năm 2005 tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay là 0,88% tăng 15.1% so với năm 2004. Trong đó tỷ lệ nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) trên tổng dư nợ cho vay là 0.55%. Nợ khó đòi ròng (nợ xấu - dự phòng rủi ro tín dụng) là không có.

Tính đến cuối tháng 3 năm 2006 dư nợ quá hạn là 22.939 triệu đồng chiếm 0.73% trong tổng dư nợ cho vay.

Đồ thị 2.4: Tình hình nợ quá hạn. 5,986,511 8,379,412 3,142,280 0 2,000,000 4,000,000 6,000,000 8,000,000 10,000,000 2004 2005 Quy 1 - 2006 No qua han Du no cho vay

Mặc dù giá trị nợ quá hạn là tăng lên nhưng tỉ trọng nợ quá hạn trong tổng dư nợ cho vay có xu hướng giảm xuống.

Bảng 2.7: Cơ cấu nợ quá hạn phân loại theo thời gian

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2004 2005 2005/2004 Quý 1 – 2006

tiền tiền đối tiền Quá hạn đến 6 tháng 40.158 62. 7 33.089 44. 9 -7.069 -17.6 8.969 39.1 Từ 6 tháng đến 1 năm 12.191 19 9.437 12. 8 -2.754 -22.6 4.840 21.1 Quá hạn trên 1 năm 11.707 18.

3 31.213 42. 42. 3 19.506 166. 6 9.130 39.8 Tổng nợ quá hạn 64.056 100 73.739 100 9.683 15.1 22.939 100 (Nguồn: ngân hàng SGTT)

Tổng nợ quá hạn năm 2005 tăng 9.683 triệu đồng tương ứng tăng 15.1% so với năm 2004 chủ yếu là do nợ quá hạn trên 1 năm tăng lên đáng kể. Sự tăng lên này là do nợ quá hạn trên 1 năm của năm trước chưa thu hồi được chuyển sang. Nợ quá hạn trên 1 năm của năm 2005 là 31.213 triệu đồng chiếm 42.3% trong tổng nợ quá hạn nhưng đến quí 1 năm 2006 tỷ lệ này giảm xuống còn 39.8% chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng tốt các biện pháp thu hồi một phần nợ quá hạn. Nợ quá hạn dưới 1 năm giảm xuống có thể là do ngân hàng đã thu hồi được nợ và cũng có thể khách hàng không trả được nợ đã chuyển khỏan nợ này sang nợ có khả năng mất vốn.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tin dụng tại saccombank.doc (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w