Giải pháp xử lí nợ quá hạn:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tin dụng tại saccombank.doc (Trang 38 - 41)

2004 2005 Sosánh2005/ Qui 1 năm 2006 Số tiền%Số tiền%Số tuyệt

2.3.5. Giải pháp xử lí nợ quá hạn:

 Phân tích nguyên nhân NQH của từng khách hàng, từ đó có biện pháp tháo gỡ. Đối với những khách hàng NQH có tính chất tạm thời, hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, ngân hàng xem xét khả năng trả nợ và phương án sản xuất kinh doanh trong thời gian tới để

quyết định cho vay. Việc cho vay đảm bảo thu hồi vốn, giúp khách hàng vượt qua khó khăn và có biện pháp trả nợ, có thể áp dụng biện pháp sau:

- Xác định phương án cơ cấu nợ: Căn cứ vào phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, khách hàng chứng minh được khả năng hoàn trả khi đến hạn sau khi được cơ cấu lại nợ thì ngân hàng sẽ cơ cấu lại. Để thực hiện việc cơ cấu lại nợ cho khách hàng thì đòi hỏi ngân hàng phải giám sát chặt chẽ các khoản nợ và hoạt động của khách hàng sau khi cơ cấu.

- Đối với khách hàng khó khăn về tài chính, kinh doanh thua lỗ, khó khắc phục, NQH chưa xác định được nguồn trả, ngân hàng cần quản lý chặt chẽ khoản vay và khách hàng trên như sau:

+ Đối với khỏan vay có tài sản đảm bảo: Tìm các khách hàng có khả năng về tài chính nhận lại nợ của khách hàng khó khăn để tiếp tục khai thác hiệu quả tài sản đảm bảo khả năng trả nợ. Ngân hàng rà soát tài sản đảm bảo, tình trạng tài sản, hồ sơ pháp lý để có thể phát mại tài sản thu hồi vốn. Phối hợp với các Bộ, ban, ngành cho tiến hành thanh lý, phát mại tài sản đảm bảo cho vay theo chỉ định NHNN… để thu hồi vốn. Trong trường hợp tài sản phát mại không đủ thu hồi vốn thì buộc khách hàng tiếp tục trả phần còn lại thông qua việc bán tiếp tài sản, nếu không ngân hàng này có thể tuyên bố khách hàng này phá sản.

Tư vấn cho khách bán bớt tài sản không phát huy hiệu quả, không cần sử dụng để trả nợ tiền vay.

 Biện pháp khai thác con nợ: Chủ yếu sử dụng khi khách hàng gặp rủi ro mà chưa cần mời đến cơ quan pháp luật xử lý. Ngân hàng làm tư vấn cho khách hàng đưa ra biện pháp tháo gơ õdần khó khăn, chuyển

hướng sản xuất, tích cực thu hồi nợ, tiết kiệm chi phí, giải quyết hàng tồn đọng, thậm chí còn phải cho vay vốn mới …

 Vận dụng xử lý phù hợp với khách hàng: có thể cho gian4 nợ hoặc cho vay liên vụ thêm thời hạn hoặc có thể hạ lãi suất, tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ. Cũng có thể cho vay thêm để khách hàng tiếp tục thực hiện dự án để có tiền trả nợ ngân hàng.

 Ngân hàng thành lập và duy trì hoạt động của ban xử lý nợ quá hạn, đưa hoạt động của ban này với trách nhiệm cao để có biện pháp kiên quyết kiệp thời với các khỏan nợ quá hạn. Phân tích rõ nguyên nhân dẫn tới nợ quá hạn làm căn cứ để thu hồi. Phân loại nợ quá hạn theo nguyên nhân chủ quan , khách quan, phân loại nợ quá hạn không có khả năng thu hồi, nợ quá hạn không có khả năng thu hồi một phần, nợ quá hạn có khả năng mất trắng.

 Hàng tháng cán bộ tín dụng tiến hành phân tích tình hình nợ quá hạn của địa bàn phụ trách, từ đó có cách xử lý với từng món nợ quá hạn. Phân kỳ trả nợ ngân hàng, bám theo những kỳ đã định đó cán bộ tín dụng trực tiếp đôn đốc để khách hàng tập trung mọi nguồn thu để thanh tóan với ngân hàng.

 Nợ quá hạn phát sinh do nguyên nhân chủ quan, ngân hàng xử lý kiên quyết theo mức kỷ luật hành chính và bồi thường vật chất theo Nghị đinh 18/CP của Chính phủ.

 Thông báo đình chỉ quan hệ tín dụng đối với khách hàng đó và khách hàng tự bán thành phẩm để trả nợ ngân hàng có sự giám sát chặt chẽ của ngân hàng.

 Nếu sử dụng hết biện pháp nghiệp vụ của ngân hàng mà khách hàng vẫn không trả nợ hoặc khách hàng lừa đảo thì chuẩn bị đủ hồ sơ

pháp lý để truy tố trước pháp luật và xử lí này làm trọng tâm, tuyên truyền rộng rãi để giáo dục những khách hàng khác .

 Đối với các ngân hàng thương mại phải chấp nhận “đau một lần”, cương quyết xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu, hạn chế và từng bước loại hẳn giải pháp nuôi nợ.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tin dụng tại saccombank.doc (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w