1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các phương thức chuyển tiền áp dụng tại ngân hàng saccombank.doc

32 1,1K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 135 KB

Nội dung

Các phương thức chuyển tiền áp dụng tại ngân hàng saccombank

Trang 1

Chương 2

CÁC PHƯƠNG THỨCCHUYỂN TIỀN

ÁP DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG SACOMBANK

Trang 2

2.1 TỔNG QUÁT VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1.1 Một số khái niệm, quy định và giải thích từ ngữ

2.1.1.1 Khái niệm

Phương thức chuyển tiền (Remittance) là phương thức thanh toán trong đó một khách hàng (người trả tiền, người mua, người nhập khẩu…) yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi (người bán, người xuất khẩu, người nhận tiền) ở một địa điểm xác định và trong một thời gian nhất định Phương thức chuyển tiền có thể áp dụng cả trong thanh toán mậu dịch lẫn phi mậu dịch (chuyển tiền dịch vụ).

2.1.1.2 Quy định

Việc mua, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài của người cư trú là công dân Việt Nam được thực hiện theo quyết định 1437/2001/QĐ - NHNN ngày 19/11/2001 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Các chi nhánh ngân hàng được phép bán, chuyển hoặc xác nhận mang ngoại tệ ra nước ngoài cho người cư trú là công dân Việt Nam có nhu cầu mua để chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài cho các mục đích sau mà không cần phải xin giấy phép của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam:

- Chi phí cho việc học tập, chữa bệnh cho bản thân hoặc cho thân nhân - Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài.

- Trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài - Trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài.

- Chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài - Đi định cư ở nước ngoài.

Trang 3

2.1.1.3 Giải thích từ ngữ

- Người cư trú là cá nhân thuộc các đối tượng sau:

+ Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam, công dân Việt Nam làm việc tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài, văn phòng đại diện tại nước ngoài của các tổ chức tín dụng, kinh tế Việt Nam và cá nhân đi theo họ.

+ Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh hoặc thăm viếng ở nước ngoài (không kể thời hạn).

+ Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thời hạn từ 12 tháng trở lên, trừ các trường hợp người nước ngoài học tập, chữa bệnh, du lịch hoặc làm việc cho cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.

- Người không cư trú: là các cá nhân không thuộc các đối tượng nêu trên - Mua ngoại tệ: là việc công dân Việt Nam dùng đồng Việt Nam để mua ngoại tệ tại Ngân hàng được phép trên cơ sở xuất trình các giấy tờ phù hợp theo quy định.

- Chuyển ngoại tệ: là việc công dân Việt Nam chuyển ngoại tệ ra nước ngoài thông qua Ngân hàng được phép.

- Mức khai báo Hải quan: là mức ngoại tệ do Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam quy định trong từng thời kỳ áp dụng cho việc mang ngoại tệ tiền mặt khi xuất nhập cảnh Cá nhân mang vượt mức quy định này phải khai báo Hải quan cửa khẩu.

- Thân nhân: là những người có quan hệ với nhau như bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, vợ chồng, con nuôi, anh chị em ruột.

- Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân: là một trong các giấy tờ sau: bản sao giấy khai sinh, bản sao hộ khẩu, bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, xác

Trang 4

nhận của chính quyền địa phương chứng minh quan hệ thân nhân Trường hợp là bố mẹ nuôi, con nuôi phải có xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Giấy thông báo chi phí: là một trong các loại giấy tờ sau: văn bản, chứng từ, hoá đơn của phía nước ngoài thông báo về chi phí có liên quan đến học tập, khám chữa bệnh và các loại chi phí khác dưới các hình thức là bản chính hoặc bản sao, bản in từ email hoặc bản fax.

- Giao dịch vãng lai một chiều: là các giao dịch chuyển tiền từ nước ngoài vào Việt Nam hay từ Việt Nam ra nước ngoài thông qua ngân hàng (hoặc bưu điện), giữa người cư trú với người không cư trú, mang tính chất tài trợ, viện trợ hoặc giúp đỡ thân nhân gia đình, sử dụng chi tiêu cá nhân, không có liên quan đến việc thanh toán xuất khẩu, nhập khẩu về hàng hoá dịch vụ hay vì mục đích chuyển vốn.

- Nguồn ngoại tệ chuyển ra nước ngoài: công dân Việt Nam được sử dụng ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi, ngoại tệ gửi tiết kiệm, ngoại tệ tự cất giữ hoặc ngoại tệ mua của các Ngân hàng được phép để chuyển ra nước ngoài.

2.1.2 Các bên liên quan trong phương thức chuyển tiền

- Người phát hành lệnh chuyển tiền (người mua/nhập khẩu…) - Ngân hàng nhận thực hiện việc chuyển tiền.

- Ngân hàng chi trả, chuyển tiền (Ngân hàng đại lý của Ngân hàng chuyển tiền).

- Người nhận chuyển tiền (người bán, tổ chức xuất khẩu…).

Trang 5

2.2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương thức chuyển tiền áp dụng cho cá nhân (T/T dịchvụ)

2.2.1.1 Phân loại T/T dịch vụ

A Chuyển ngoại tệ cho việc học tập của bản thân hoặc chothân nhân ở nước ngoài.

a Khái niệm

Công dân Việt Nam có nhu cầu để thanh toán tiền học phí, tiền ăn ở, sinh hoạt và các chi phí khác có liên quan trong quá trình học ở nước ngoài cho bản thân hoặc cho thân nhân được liên hệ với ngân hàng có thẩm quyền để làm thủ tục chuyển ngoại tệ.

b Điều kiện áp dụng

- Người cư trú là công dân Việt Nam sẽ hoặc đang học ở nước ngoài.

- Người cư trú là công dân Việt Nam có thân nhân sẽ hoặc đang học tập ở nước ngoài.

c Thủ tục chứng từ

Chuyển tiền ngoại tệ cho mục đích học tập ở nước ngoài củabản thân Hồ sơ gồm có:

- Đơn xin chuyển ngoại tệ.

- Bản sao hộ chiếu (không cần công chứng nhưng phải có bản gốc để đối chứng).

- Bản sao (không cần công chứng) visa còn hiệu lực và giấy gia hạn visa (nếu có) trong trường hợp du học sinh đang học tập ở nước ngoài.

- Giấy thông báo chi phí của nhà trường hoặc cơ sở đào tạo ở nước ngoài gửi cho người đi học Trường hợp thông báo không gửi đích danh người đi học,

Trang 6

khách hàng phải gửi kèm thư chấp nhận học của nhà trường hoặc cơ sở đào tạo nước ngoài đó hoặc giấy tờ chứng minh đang học tập ở nước ngoài.

Lưu ý về giấy thông báo chi phí:

o Nếu giấy tờ xuất trình là bản gốc nhưng không có chữ ký thẩm quyền của cơ sở đào tạo nước ngoài thì phải có logo của cơ sở đào tạo.

o Nếu giấy tờ xuất trình không phải là bản gốc hoặc nếu việc đăng ký khoá học và giấy mời tham gia khoá học được thực hiện qua mạng thì phải kèm theo trang web giới thiệu về cơ sở đào tạo đó và khoá học có liên quan Trường hợp trên trang web của cơ sở đào tạo không giới thiệu về khoá học có liên quan thì người thụ hưởng phải là cơ sở đào tạo.

o Trường hợp giấy tờ khách hàng xuất trình được viết bằng các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh hoặc tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch có xác nhận của cơ quan dịch thuật.

Mức ngoại tệ khách hàng được chuyển ra nước ngoài căn cứ vào mức chi phí theo giấy thông báo chi phí của nhà trường hoặc cơ sở đào tạo nước ngoài.

Trường hợp nhà trường hoặc cơ sở đào tạo nước ngoài không có thông báo về tiền ăn, ở, sinh hoạt và các chi phí khác có liên quan trong hoá đơn thì ngoài số tiền học phí đã được thông báo, ngân hàng sẽ bán ngoại tệ và chuyển sinh hoạt phí cho khách hàng trên cơ sở ước tính hợp lý Trường hợp vượt quá 7.000USD/người/năm, chi nhánh trình hồ sơ về Hội sở để phòng Tài trợ thương mại tham mưu trình ban Tổng giám đốc

Khách hàng là cá nhân chuyển ngoại tệ cho thân nhân đanghọc ở nước ngoài Hồ sơ gồm có:

Trang 7

- Giấy thông báo chi phí của nhà trường hoặc cơ sở đào tạo nước ngoài gửi cho người đi học Trường hợp thông báo không gửi đích danh người đi học, khách hàng phải gửi kèm thư chấp nhận học của nhà trường hoặc cơ sở đào tạo nước ngoài đó hoặc giấy tờ chứng minh đang học tập ở nước ngoài.

- Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân (bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, vợ chồng, con đẻ, con nuôi, anh chị em ruột) của người uỷ quyền Giấy tờ này là một trong các giấy tờ sau: bản sao giấy khai sinh, bản sao hộ khẩu, bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, xác nhận của cơ quan hoặc chính quyền địa phương chứng minh quan hệ thân nhân Trường hợp là bố mẹ nuôi, con nuôi phải có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (các giấy tờ này là bản sao không cần công chứng nhưng phải có bản gốc để đối chiếu).

- Bản sao chứng minh nhân dân của người chuyển (không cần công chứng nhưng phải có bản gốc để đối chiếu).

Trường hợp khách hàng doanh nghiệp có chức năng tư vấn,dịch vụ du học được các cá nhân đi du học uỷ quyền chuyển tiền ranước ngoài Hồ sơ gồm có:

- Văn bản của doanh nghiệp xin chuyển ngoại tệ, gồm các nội dung: danh sách người đi học, số lượng ngoại tệ xin chuyển cho từng người đi học, nơi chuyển ngoại tệ đến cho từng người đi học.

- Giấy thông báo của nhà trường hoặc cơ sở đào tạo nước ngoài về chi phí cho từng người đi học Nếu không có giấy thông báo này, doanh nghiệp phải gửi kèm thư chấp nhận học của nhà trường hoặc cơ sở đào tạo nước ngoài hoặc giấy tờ chứng minh đang học tập ở nước ngoài.

- Bản sao hộ chiếu (đối với trường hợp chưa đi học).

- Hợp đồng uỷ quyền giữa người đi du học và doanh nghiệp về việc người đi du học uỷ quyền cho doanh nghiệp làm các thủ tục về chuyển ngoại tệ.

Trang 8

- Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp xin phép lần đầu).

Lưu ý chung:

- Khách hàng là người không cư trú, người cư trú có nhu cầu chuyển hoặc mang ngoại tệ phục vụ cho các nhu cầu thanh toán vãng lai thì không cần phải xuất trình các chứng từ hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với nhà nước Việt Nam.

- Các giấy tờ cần công chứng, trong trường hợp chưa công chứng được thì khách hàng có thể xuất trình bản chính để ngân hàng kiểm tra và đối chiếu với bản photo.

- Các nội dung thể hiện trên đơn xin chuyển ngoại tệ ra nước ngoài gửi Ngân hàng cần được thể hiện rõ ràng và đầy đủ.

- Visa mà khách hàng xuất trình phải là visa dành cho người đi du học chứ không phải là visa dành cho người đi du lịch.

- Trường hợp đối tượng ra nước ngoài đến các quốc gia không cần visa nhập cảnh thì khách hàng chỉ cần xuất trình bản sao hộ chiếu.

- Người thụ hưởng số tiền chuyển ra nước ngoài là cơ sở đào tạo hoặc du học sinh (nếu trên giấy thông báo chi phí không thể hiện cụ thể nơi chuyển tiền đến).

B Chuyển ngoại tệ cho việc chữa bệnh của bản thân hoặcthân nhân

a.Khái niệm

Trang 9

Công dân Việt Nam có nhu cầu chuyển ngoại tệ để thanh toán tiền viện phí, tiền ăn ở, sinh hoạt và các chi phí khác có liên quan trong quá trình chữa bệnh ở nước ngoài thì được liên hệ với các ngân hàng có thẩm quyền để làm thủ tục xin chuyển ngoại tệ.

b.Điều kiện áp dụng

Người cư trú là công dân Việt Nam đã hoặc đang chữa bệnh ở nước ngoài.

c Thủ tục chứng từ

Chuyển ngoại tệ cho mục đích chữa bệnh ở nước ngoài củabản thân, hồ sơ gồm:

- Đơn xin chuyển ngoại tệ.

- Bản sao giấy tiếp nhận khám, chữa bệnh của cơ sở chữa bệnh ở nước ngoài hoặc bản chính giấy giới thiệu ra nước ngoài chữa bệnh của cơ sở chữa bệnh trong nước.

- Bản sao giấy thông báo chi phí hoặc dự tính chi phí của cơ sở chữa bệnh nước ngoài.

- Bản sao hộ chiếu, visa của người bệnh (hoặc giấy tờ chứng minh người bệnh đang điều trị tại cơ sở chữa bệnh nước ngoài).

Mức ngoại tệ được phép chuyển ra nước ngoài được căn cứ vào mức chi phí theo giấy thông báo chi phí của cơ sở chữa bệnh nước ngoài.

Trường hợp cơ sở chữa bệnh nước ngoài không có thông báo về tiền ăn, ở, sinh hoạt và các chi phí khác có liên quan trong hoá đơn thì ngoài số tiền viện phí đã được thông báo, ngân hàng sẽ bán và chuyển sinh hoạt phí cho khách hàng trên cơ sở ước tính hợp lý nhưng không vượt quá 7.000USD/người bệnh/lần.

Trường hợp chưa có giấy thông báo chi phí của cơ sở chữa bệnh nước ngoài thì chi nhánh có thể chuyển hoặc bán ngoại tệ để khách hàng mang số tiền 10.000USD để trang trải cho các chi phí ban đầu

Trang 10

Trường hợp khách hàng là cá nhân có nhu cầu chuyểnngoại tệ cho thân nhân đang chữa bệnh ở nước ngoài, hồ sơ gồm:

- Đơn xin chuyển ngoại tệ.

- Bản sao giấy tiếp nhận khám, chữa bệnh của cơ sở chữa bệnh ở nước ngoài hoặc bản chính giấy giới thiệu ra nước ngoài chữa bệnh của cơ sở chữa bệnh trong nước.

- Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân.

- Bản sao giấy chứng minh nhân dân của người chuyển (không cần công chứng nhưng cần phải có bản gốc để đối chiếu).

C Chuyển ngoại tệ để trả các loại phí, lệ phí hoặc để đicông tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài

a.Khái niệm

Công dân Việt Nam có nhu cầu chuyển ngoại tệ để trả các loại phí, lệ phí (phí hội viên, phí xét hồ sơ, phí visa và các loại phí, lệ phí khác) cho nước ngoài thì được liên hệ với các ngân hàng có thẩm quyền để làm thủ tục xin chuyển ngoại tệ.

b.Điều kiện áp dụng

Người cư trú là công dân Việt Nam.

c Thủ tục chứng từ

 Đi công tác nước ngoài, hồ sơ gồm: - Đơn xin chuyển ngoại tệ.

- Bản chính quyết định cử đi công tác của cơ quan.

Trang 11

- Bản sao thư mời của phía cơ quan nước ngoài hoặc thư đăng ký tham dự hội thảo, hội nghị của cơ quan đang công tác.

- Bản sao giấy thông báo chi phí của phía cơ quan nước ngoài - Bản sao chứng từ vận chuyển hành khách (vé máy bay…) - Bản sao hộ chiếu, visa.

Trường hợp không có giấy thông báo chi phí của nước ngoài thì mức mua, chuyển ngoại tệ tối đa là 7.000USD cho một lần xuất cảnh.

 Đi du lịch thăm viếng ở nước ngoài hay trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài, hồ sơ gồm:

- Đơn xin chuyển ngoại tệ.

- Bản sao có công chứng hộ chiếu của người đi du lịch - Bản chính chứng từ vận chuyển hành khách (vé máy bay…).

- Bản sao giấy thông báo chi phí của nước ngoài (trường hợp trả phí, lệ phí cho nước ngoài).

Mức ngoại tệ khách hàng được phép chuyển ra nước ngoài được căn cứ và mức chi phí theo giấy thông báo chi phí do nước ngoài thông báo.

D Chuyển ngoại tệ để trợ cấp cho thân nhân đang ở nướcngoài

a.Khái niệm

Trang 12

Khách hàng có nhu cầu chuyển ngoại tệ để trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài có thể đến Sacombank để yêu cầu chuyển ngoại tệ trên cơ sở giấy phép chuyển ngoại tệ của Ngân Hàng Nhà Nước.

b.Điều kiện áp dụng

Người cư trú là công dân Việt Nam có thân nhân đang ở nước ngoài.

c Thủ tục chứng từ

Hồ sơ chuyển tiền gồm:

- Đơn xin chuyển ngoại tệ.

- Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân.

- Bản sao giấy tờ chứng minh người hưởng trợ cấp đang định cư ở nước ngoài (hộ chiếu, thẻ cư trú, giấy nhập tịch).

- Các giấy tờ hợp pháp chứng minh nhu cầu phải chi ngoại tệ để trợ cấp cho nước ngoài (nếu có) như: giấy xác nhận viện phí của bệnh viện, giấy thông báo thu phí hoặc giấy tờ, báo chí có đề cập nơi cư trú của người thân bị thiên tai, lũ lụt, hoả hoạn…

- Bản sao chứng minh nhân dân của người chuyển.

Mức ngoại tệ được chuyển ra nước ngoài theo nhu cầu của khách hàng Tuy nhiên, với mục đích trợ cấp này, các khách hàng được phép mua, chuyển, mang ngoại tệ theo mức bình quân 7.000USD/người/năm Vượt mức quy định này, chi nhánh trình hồ sơ về Hội sở để phòng Tài trợ thương mại tham mưu trình ban Tổng giám đốc.

E Chuyển ngoại tệ cho người thừa kế ở nước ngoàia Khái niệm

Trang 13

Công dân Việt Nam đại diện cho người thừa kế ở nước ngoài có thể liên hệ với Sacombank để làm thủ tục chuyển ngoại tệ trên cơ sở xuất trình bộ hồ sơ hợp lệ.

b Điều kiện áp dụng

Người cư trú là công dân Việt Nam có thân nhân đang ở nước ngoài

c Thủ tục chứng từ

Hồ sơ chuyển tiền bao gồm: - Đơn xin chuyển ngoại tệ.

- Bản chính hoặc bản sao có công chứng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc chia thừa kế hoặc di chúc, văn bản thoả thuận giữa những người thừa kế hợp pháp.

- Bản chính văn bản uỷ quyền của người thừa kế (có công chứng) hoặc tài liệu chứng minh tư cách đại diện theo pháp luật của người xin chuyển ngoại tệ.

- Bản sao chứng minh nhân dân của người chuyển.

Số tiền của người thừa kế được hưởng có thể có thể chuyển một lần hoặc gửi vào ngân hàng Sacombank để chuyển dần (bao gồm cả gốc và lãi phát sinh) trong các năm tiếp theo bằng phương thức chuyển tiền định kỳ thoả thuận giữa Sacombank và khách hàng.

F Chuyển ngoại tệ để đi định cư ở nước ngoàia Khái niệm

Công dân Việt Nam được phép định cư ở nước ngoài có nhu cầu chuyển ngoại tệ có thể liên hệ với ngân hàng Sacombank để làm thủ tục chuyển ngoại tệ trên cơ sở xuất trình bộ hồ sơ hợp lệ.

b Điều kiện áp dụng

Công dân Việt Nam được phép định cư ở nước ngoài.

c Thủ tục chứng từ

Trang 14

Hồ sơ chuyển tiền bao gồm: - Đơn xin chuyển ngoại tệ.

- Bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép định cư hoặc giấy tờ chứng minh công dân Việt Nam được phép định cư ở nước ngoài.

- Bản sao hộ chiếu, visa của khách hàng xuất cảnh định cư.

Nếu tổng số tiền chuyển lớn hơn 50.000USD, người chuyển phải xuất trình giấy tờ chứng minh thực có số tiền chuyển cho mục đích định cư như giấy tờ bán nhà, sổ tiết kiệm…

2.2.1.2 Quy trình thực hiện T/T dịch vụ

 Bước 1: Giao dịch viên chi nhánh tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:

 Giao dịch viên kiểm tra số lượng hồ sơ:

Hồ sơ của khách hàng phải đủ số lượng các loại giấy tờ theo yêu cầu của từng trường hợp chuyển tiền cụ thể (đã nêu trên).

 Kiểm tra đơn xin chuyển ngoại tệ:

- Phải viết tay, không được đánh máy hoặc viết bằng mực đen - Số tiền bằng số và số tiền bằng chữ phải khớp nhau.

- Tên và địa chỉ người ra lệnh chuyển tiền - Tên và địa chỉ ngân hàng thụ hưởng.

- Số tài khoản, tên và địa chỉ người thụ hưởng - Nội dung, mục đích chuyển tiền.

- Chi tiết về khoản phí do ai chịu

 Kiểm tra giấy thông báo chi phí:

Trang 15

Có thể là bản fax hoặc bản sao (trong trường hợp cần thiết có thể yêu cầu bản chính) Số tiền xin chuyển phải nhỏ hơn hoặc bằng số tiền trên giấy thông báo chi phí.

 Kiểm tra hộ chiếu: - Không cần công chứng - Hộ chiếu phải còn hiệu lực.

Lưu ý:

 Tất cả các giấy tờ khác có liên quan phải được công chứng hoặc khách hàng có thể mang bản chính đến ngân hàng Sacombank để nhờ xác nhận sao y bản chính.

 Giấy thông báo chi phí của nhà trường, giấy chấp nhận học của cơ sở đào tạo nước ngoài hoặc các giấy tờ chứng minh đang học tập ở nước ngoài… phải được dịch sang tiếng Việt và có xác nhận của công ty dịch thuật (trong trường hợp các giấy tờ này được thể hiện bằng một ngôn ngữ khác tiếng Việt và tiếng Anh).

 Bước 2:

- Sau khi kiểm tra hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Giao dịch viên Thanh toán quốc tế cùng với Giao dịch viên giữ tài khoản tiến hành kiểm tra số dư tài khoản của khách hàng trên chương trình Smartbank (số dư tài khoản của khách hàng phải lớn hơn hoặc bằng tổng số tiền mà khách hàng muốn chuyển và các loại phí mà khách hàng phải thanh toán theo thoả thuận) và xác minh chữ ký của chủ tài khoản Khách hàng cần phải chuẩn bị đủ số dư ngoại tệ cần chuyển, nếu không Giao dịch viên chi nhánh sẽ yêu cầu khách hàng làm thủ tục mua ngoại tệ

- Giao dịch viên chi nhánh sẽ đóng dấu “Đã thanh toán” lên bộ hồ sơ gốc và trả lại bộ hồ sơ gốc cho khách hàng, Sacombank lưu một bộ copy để làm cơ sở đối chiếu và soạn điện chuyển đi nước ngoài.

Trang 16

- Hạch toán phí: Giao dịch viên vào Smartbank chọn loại hình chuyển tiền ra nước ngoài đồng thời lập Phiếu thanh toán để tính tổng số tiền phải trả cho nước ngoài Sau khi tính phí (phí được tính dựa trên biểu phí của ngân hàng Sacombank) và định khoản xong, Giao dịch viên chi nhánh sẽ in chứng từ (Phiếu chuyển khoản) làm cơ sở để kế toán cắt tiền từ tài khoản của khách hàng chuyển trả cho nước ngoài.

- Soạn điện: Giao dịch viên tiến hành soạn điện, in bản thảo điện và duyệt điện ở cấp chi nhánh (Kiểm soát viên chi nhánh hoặc Giám đốc chi nhánh (nếu vượt hạn mức của Kiểm soát viên chi nhánh)).

 Bước 3: Giao dịch viên chi nhánh chuyển một bộ hồ sơ copy lên phòng Tài trợ thương mại trên Hội sở.

 Bước 4:

- Thanh toán viên Hội sở kiểm tra lại toàn bộ nội dung của bộ hồ sơ tương tự như ở chi nhánh đã làm, đồng thời Thanh toán viên Hội sở sẽ kiểm tra xem hồ sơ có phù hợp với các quy định của ngân hàng, của Nhà nước về quản lý ngoại hối không? Nếu thiếu chứng từ gì hoặc nếu chứng từ có gì sai sót thì Thanh toán viên Hội sở phải nhanh chóng thông báo cho chi nhánh biết để yêu cầu khách hàng bổ sung hoặc chỉnh sửa (nếu có thể) hoặc từ chối thanh toán.

- Ngoài ra, Thanh toán viên Hội sở còn phải kiểm tra Phiếu thanh toán mà Giao dịch viên chi nhánh đã lập:

 Số tiền chuyển ghi trên phiếu thanh toán phải giống số tiền ghi trên lệnh chuyển tiền cả về số tiền bằng số, số tiền bằng chữ và loại tiền.

 Kiểm tra dấu bán ngoại tệ hoặc dấu Đã thanh toán của chi nhánh trên hồ sơ

- Thông báo kết quả kiểm tra cho chi nhánh và yêu cầu chỉnh sửa (nếu có).

Ngày đăng: 19/09/2012, 15:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w