1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổng quan về ngân hàng Sài Gòn Thương Tín saccombank.doc

19 1,4K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 204,5 KB

Nội dung

Tổng quan về ngân hàng Sài Gòn Thương Tín saccombank

Trang 1

Chương 1

TỔNG QUAN VỀNGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

(SACOMBANK)

Trang 2

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)

Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín được thành lập vào năm 1991 theo:

- Giấy phép số 0006/NH – GP do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp ngày 05/12/1991

- Giấy phép số 05/GD – UB do Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố cấp ngày 03/04/1992.

Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

Tên viết tắt: Sacombank

Tên tiếng Anh: Sai Gon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank

Sacombank thành lập trên cơ sở hợp nhất 4 tổ chức tín dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh với các nhiệm vụ chính là huy động vốn, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ ngân hàng.

Mức vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng, từ năm 2003 Sacombank là ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam Đến tháng 10/2005, Sacombank đã tăng vốn điều lệ lên 1250 tỷ đồng.

Sacombank là ngân hàng bán lẻ và là ngân hàng rất thành công trong lĩnh vực tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và chú trọng đến dòng sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng cá nhân.

Sacombank có ba cổ đông lớn nước ngoài góp vốn đầu tư là Quỹ đầu tư Dragon Ginancial Holdings (Anh Quốc), Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) trực thuộc Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Ngân hàng ANZ.

Trang 5

Trang 3

Ngoài 3 cổ đông nước ngoài trên, Sacombank còn có các cổ đông là các nhà kinh doanh trong nước góp vốn đầu tư, Sacombank là ngân hàng thương mại cổ phần có số lượng cổ đông đại chúng lớn nhất Việt Nam.

1.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Sacombank

1.2.1 Hội đồng quản trị

- Chủ tịch: Oâng Đặng Văn Thành

- Phó Chủ tịch thứ nhất: Bà Huỳnh Quế Hà

- Ba (03) Phó Chủ tịch: Oâng Nguyễn Tấn Thành Oâng Dominic Scriven Oâng Nguyễn Châu

- Bốn (04) Thành viên hội đồng quản trị

1.2.2 Ban kiểm soát

- Trưởng ban: Oâng Đỗ Xuân Du

- Hai (02) Thành viên

1.2.3 Ban điều hành

- Tổng giám đốc: Bà Phan Bích Vân

- Các Phó Tổng giám đốc

Trang 4

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NGÂN HÀNG SACOMBANK

1.3 Mạng lưới hoạt động

Với định hướng là một ngân hàng bán lẻ việc mở rộng mạng lưới là một trong những mục tiêu chiến lược của Sacombank.

Mạng lưới hoạt động của Sacombank từ 3 Chi nhánh và 1 Hội sở lúc thành lập, tính đến thời điểm hiện nay mạng lưới hoạt động của Sacombank đã phát triển lên trên 100 điểm giao dịch gồm 1 Sở giao dịch TP.HCM, 1 Sở giao dịch Hà Nội, 53

Trang 7

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁTHỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

UỶ BAN QUẢN LÝ RỦI RO

HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

CÁC UỶ BAN VÀ DỰ ÁN

Trang 5

chi nhánh, 39 phòng giao dịch, 6 tổ tín dụng trải đều khắp các tỉnh/thành kinh tế trọng điểm trong cả nước: miền Bắc, duyên hải, miền Trung và miền Nam.

Bên cạnh đó, Sacombank còn thiết lập mối quan hệ với các ngân hàng đại lý ở nước ngoài và mở rộng quan hệ thanh toán và bảo lãnh với nhiều ngân hàng bạn.

Ngoài việc mở rộng mạng lưới hoạt động, Sacombank còn thành lập công ty trực thuộc và tham gia góp vốn vào nhiều công ty Riêng trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, Sacombank đã thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank – AMC) và góp vốn thành lập các công ty sau:

- Công ty chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC) - Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông (VASS).

- Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VIETFUND MANAGEMENT).

- Công ty Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (SACOMREAL).

- Sacombank mới khai trương Công ty Kiều hối Sài Gòn Thương Tín (SACOMREX)

Trang 7

1.4 Nội dung hoạt động

Theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, Sacombank được phép thực hiện các hoạt động sau:

1.4.1 Huy động vốn

Ngân hàng Sacombank được huy động vốn dưới các hình thức sau:

a Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.

b Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước chấp thuận.

c Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của tổ chức tín dụng nước ngoài.

d Vay vốn ngắn hạn của Ngân Hàng Nhà Nước dưới hình thức tái cấp vốn.

e Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước.

1.4.2 Hoạt động tín dụng

Ngân hàng cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước.

1.4.3 Các hình thức vay

Ngân hàng cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới các hình thức sau đây: a Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống.

Trang 8

b Cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống.

1.4.4 Xét duyệt cho vay, kiểm tra và xử lý

a Ngân hàng được quyền yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh phương án kinh doanh khả thi, khả năng tài chính của mình và của người bảo lãnh trước khi quyết định cho vay; có quyền chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng.

b Ngân hàng có quyền xử lỷ tài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng vay, tài sản của người bảo lãnh trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh để thu hồi nợ theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng; khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng và người bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định của pháp luật.

c Ngân hàng được miễn, giảm lãi suất cho vay, phí ngân hàng; gia hạn nợ; mua bán nợ theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước.

1.4.5 Bảo lãnh

a Ngân hàng bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức tín dụng, cá nhân theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước.

b Ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế được thực hiện bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác mà người nhận bảo lãnh là tổ chức cá nhân nước ngoài theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước.

Trang 11

Trang 9

1.4.6 Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác

a Ngân hàng được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định của pháp luật hiện hành Người chủ sở hữu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác phải chuyển giao ngay mọi quyền, lợi ích hợp pháp phát sinh từ các giấy tờ đó cho ngân hàng.

b Ngân hàng được cấp tín dụng dưới hình thức cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định pháp luật hiện hành Ngân hàng được thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp phát sinh trong trường hợp chủ sở hữu các giấy tờ đó không thực hiện đầy đủ những cam kết trong hợp đồng tín dụng.

c Ngân hàng được tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

d Ngân hàng có thể được Ngân Hàng Nhà Nước tái chiết khấu và cho vay trên cơ sở cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã được chiết khấu theo quy định của pháp luật hiện hành.

1.4.7 Công ty cho thuê tài chính

Ngân hàng phải thành lập Công ty cho thuê tài chính khi hoạt động cho thuê tài chính.

1.4.8 Tài khoản tiền gửi của ngân hàng

a Ngân hàng mở tài khoản tiền gửi tại Ngân Hàng Nhà Nước (Sở giao dịch hoặc chi nhánh Ngân Hàng Nhà Nước tỉnh, thành phố) nơi ngân hàng đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước.

b Chi nhánh của ngân hàng mở tài khoản tiền gửi tại chi nhánh Ngân Hàng Nhà Nước tỉnh, thành phố, nơi đặt trụ sở của sở giao dịch, chi nhánh.

Trang 10

c Ngân hàng mở tài khoản cho khách hàng trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

1.4.9 Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

a Ngân hàng thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: - Cung ứng các phương tiện thanh toán;

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng; - Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ;

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định.

- Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được Ngân Hàng Nhà Nước cho phép;

- Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.

b Ngân hàng tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước Tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế khi được Ngân Hàng Nhà Nước cho phép.

1.4.10 Các hoạt động khác

Ngân hàng thực hiện các hoạt động khác sau đây:

a Dùng Vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và của các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật.

b Góp vốn với tổ chức tín dụng nước ngoài để thành lập tổ chức tín dụng liên doanh tại Việt Nam theo quy định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam.

c Tham gia thị trường tiền tệ theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước.

d Kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế khi được Ngân Hàng Nhà Nước cho phép.

Trang 13

Trang 11

e Được quyền uỷ thác, nhận uỷ thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liện quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng uỷ thác và đại lý.

f Cung ứng dịch vụ bảo hiểm, được thành lập công ty trực thuộc hoặc liên doanh để kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

g Cung ứng các dịch vụ:

- Tư vấn tài chính và tiền tệ trực tiếp cho khách hàng hoặc qua các công ty trực thuộc được thành lập theo quy định của pháp luật.

- Bảo quản tài sản có giá trị và các giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, nhận cầm cố và các dịch vụ khác theo quy định của luật pháp.

h Thành lập các công ty trực thuộc để thực hiện các hoạt động kinh doanh có liên quan tới hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật.

1.4.11 Bất động sản

Ngân hàng không được phép trực tiếp kinh doanh bất động sản.

Nhiệm vụ chính của Sacombank là huy động vốn, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ ngân hàng.

1.5 Các sản phẩm dịch vụ

Sản phẩm dịch vụ của Sacombank đã không ngừng cải tiến và mở rộng Ngoài các nghiệp vụ huy động và cho vay truyền thống, Ngân hàng đã cung ứng nhiều dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu khách hàng và xu hướng phát triển của thị trường tiền tệ.

Trang 12

- Tiền gửi thanh toán cá nhân và doanh nghiệp - Tiết kiệm tích luỹ của Sacombank

- Tài khoản Aâu cơ

1.5.2 Cho vay

- Cho vay sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp

- Cho vay tiêu dùng - Cho vay bất động sản

- Cho vay đi làm việc ở nước ngoài - Cho vay cầm cố thẻ tiết kiệm

- Cho vay góp chợ - Cho vay du học - Cho vay nông nghiệp - Cho vay thấu chi

 Thời hạn vay đa dạng phù hợp với mục đích, khả năng trả nợ của khách hàng:

- Vay ngắn hạn: từ 1 đến 12 tháng;

- Vay trung hạn: trên 12 tháng đến 60 tháng; - Vay dài hạn: trên 60 tháng.

 Phương thức vay linh hoạt: vay trả góp, vay theo hạn mức tín dụng, vay theo dự án đầu tư…

 Tài sản thế chấp đa dạng: động sản, bất động sản, giấy tờ có giá, hàng hoá, nguyên liệu, máy móc thiết bị…

 Lợi ích của khoản vay nằm trong giá trị của hàng hoá hoặc phương án đầu tư hoặc quá trình sản xuất kinh doanh.

Trang 15

Trang 13

1.5.3 Dịch vụ chuyển tiền

- Chuyển tiền trong nước - Chuyển tiền ra nước ngoài

- Chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam  Với các tiện ích nổi bật như:

- Thủ tục đơn giản;

- Khách hàng có thể nhận tiền tại nhà theo yêu cầu; - Tiền chuyển đi và nhận về trong thời gian nhanh nhất; - Phí chuyển tiền thấp;

- Khách hàng có thể nhận tiền tại bất kỳ chi nhánh nào.

 Dịch vụ chuyển tiền của Sacombank tạo thuận lợi cho khách hàng trong việc chuyển và nhận tiền một cách nhanh chóng và an toàn.

1.5.4 Thanh toán quốc tế

Sacombank hỗ trợ khách hàng trong việc thanh toán với nước ngoài bằng các phương tiện thanh toán như chuyển tiền bằng điện, nhờ thu, tín dụng chứng từ…

 Phục vụ nhanh chóng, chính xác;  Cung cấp đủ ngoại tệ để thanh toán;

 Ngân hàng kiểm tra nhằm giúp khách hàng giảm thiểu sai sót trong bộ chứng từ xuất khẩu;

 Tư vấn thông tin và thủ tục cho khách hàng làm hồ sơ xuất nhập khẩu hàng hoá theo phương thức thanh toán T/T, D/P, D/A, L/C;

 Bảo mật thông tin.

1.5.5 Thẻ Sacompassport

- Thẻ thanh toán Sacompassport - Thẻ tín dụng nội địa Sacompassport

- Thẻ quốc tế (visa)

Trang 14

 Sử dụng thẻ Sacombank, khách hàng được cung cấp các tiện ích: - Thủ tục mở thẻ đơn giản;

- Có thể rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động (ATM) hoạt động 24/24, máy POS đặt tại các quầy giao dịch, hoặc thanh toán tiền mua hàng hoá dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ;

- Kiểm tra số dư tài khoản bất cứ lúc nào;

- Tiện lợi, an toàn khi sử dụng, dễ thao tác, dễ bảo quản;

- Công nghệ bảo mật hiện đại bằng số PIN (mã số cá nhân) tạo an toàn trong thanh toán.

1.5.6 Dịch vụ khác

- Dịch vụ cho thuê ngăn tủ sắt - Dịch vụ Phone – Banking - Dịch vụ bất động sản - Dịch vụ bảo lãnh

- Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ - Dịch vụ chi trả lương hộ

- Dịch vụ thu chi hộ tiền bán hàng - Dịch vụ chuyển đổi ngoại tệ

Ngoài các dịch vụ trên, Sacombank còn cung cấp các dịch vu như: tư vấn đầu tư, nhận uỷ thác đầu tư và quản lý tài sản, chiết khấu các chứng từ có giá và các dịch vụ ngân hàng khác trong khuôn khổ được phép hoạt động của Sacombank.

Trang 17

Trang 15

1.6 Kết quả hoạt động trong thời gian vừa qua

Trong năm qua, được sự tin tưởng của khách hàng trong cả nước, năm 2005 là năm Sacombank gặt hái được nhiều thành công Lợi nhuận năm 2005 là 306 tỷ đồng đạt 112% kế hoạch, tăng 54,5% so với năm 2004 Hiện nay, vốn điều lệ của Sacombank đạt 1.250 tỷ đồng, vốn tự có đạt 1.714 tỷ đồng, là Ngân hàng thương mại có vốn điều lệ lớn nhất tại Việt Nam, đây là điểm đánh dấu sự tăng trưởng đáng kể về năng lực tài chính của Ngân hàng So với năm 2004, năm 2005 tổng giá trị tài sản có của Sacombank là 14.456 tỷ đồng, tăng 39%, dư nợ cho vay đạt hơn 8.379 tỷ đồng, tăng 40%, hoạt động huy động vốn và các hoạt động kinh doanh khác đạt mức tăng trưởng tốt và khá toàn diện.

Công tác cấu trúc ngân hàng và công tác quản trị điều hành được tiếp tục cải tiến nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển Mô hình quản lý theo khu vực, tổ chức bộ máy tại các chi nhánh được hoàn thiện nhằm tăng tính hiệu quả và thống nhất trong toàn hệ thống.

Hệ thống công nghệ thông tin đang được đầu tư mới, khi hoàn thành sẽ đủ sức đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin, nâng cao chất lượng quản lý; đồng thời cũng là xương sống cho việc ứng dụng, mở rộng các dịch vụ ngân hàng điện tử và các loại hình dịch vụ khác.

Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ được tạo cơ chế tốt nhất để nâng cao tính độc lập, khách quan hoạt động, nhằm không những kiểm soát rủi ro mà còn kiểm soát được hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Nguồn nhân lực không ngừng được chú trọng đào tạo và bồi dưỡng theo hướng chuyên nghiệp nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của tiến trình phát triển Chính sách tiền lương mới được ban hành sẽ là đòn bẩy quan trọng để khuyến khích mọi cán bộ nhân viên gắn bó lâu dài và cống hiến hết mình cho ngân hàng.

Trang 16

Mạng lưới hoạt động được tiếp tục mở rộng, nâng cấp nhằm phát triển thị trường, tiếp cận khách hàng mới và đáp ứng nhu cầu về dịch vụ ngân hàng trong phạm vi cả nước.

Song song đó các hoạt động xã hội – từ thiện cũng được tăng cường nhằm thể hiện trách nhiệm xã hội của ngân hàng với cộng đồng.

Bảng 1: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu qua các năm

Chỉ tiêu20052004200320022001THỜI ĐIỂM CUỐI NĂM

- Tổng tài sản (tỷ đồng) - Vốn điều lệ (tỷ đồng)

- Mạng lưới hoạt động (điểm

- Tổng thu nhập (tỷ đồng) - Tổng chi phí (tỷ đồng) - Lãi trước thuế (tỷ đồng) - Lãi ròng (tỷ đồng)

HỆ SỐ TÀI CHÍNH (%)

- Lãi ròng/tổng tài sản bình

(Nguồn: Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín)

1.7 Định hướng phát triển và mục tiêu của Sacombank trong thời gian tới

Trang 19

Ngày đăng: 19/09/2012, 15:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu qua các năm - Tổng quan về ngân hàng Sài Gòn Thương Tín saccombank.doc
Bảng 1 Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu qua các năm (Trang 16)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w