Đặc tính thủy hoá

Một phần của tài liệu Diễn biến đa dạng thành phần loài sinh vật của hệ sinh thái Hồ Tây (Trang 41)

3.2.2.1. Nhóm các yếu tố vô cơ Nhu cầu ôxysinh học (BOD)

BOD là nhu cầu oxy sinh học, là lƣợng oxy cần thiết để sinh vật tiêu thụ trong quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong nƣớc. Trong môi trƣờng nƣớc khi quá trình oxy hóa sinh học xảy ra thì các vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan, vì vậy xác định tổng lƣợng oxy hòa tan cần thiết cho quá trình phân hủy sinh học là phép đo quan trọng để đánh giá ảnh hƣởng của một dòng thải đối với nguồn nƣớc. BOD có nghĩa biểu thị lƣợng chất thải hữu cơ trong

các điểm từ 11 - 187mg/l, giá trị trung bình giữa các đợt từ 20 - 140 mg/l. Ở các điểm cách xa cống thải, hàm lƣợng này so với tiêu chuẩn nƣớc mặt đều vƣợt quá và gấp 2 - 3 lần. Tại các điểm cống xả thải vào hồ, hàm lƣợng này so với tiêu chuẩn nƣớc thải sinh hoạt cũng vƣợt quá gấp 2 - 4 lần. Nếu so sánh với các kết quả nghiên cứu trƣớc đây, hàm lƣợng BOD5 ở thời điểm hiện đại là cao hơn nhiều cả về giá trị cực tiểu cũng nhƣ cực đại.

Nhu cầu ôxyhóa học (COD)

COD là nhu cầu oxy hóa học của các chất hữu cơ trong nƣớc, là lƣợng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa các chất hóa học trong nƣớc bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. Nhu cầu oxy hóa hóa học các chất hữu cơ trong HST hồ Tây khác nhau giữa các mùa trong năm. Kết quả phân tích năm 2011 cho thấy, COD từ 29 - 370mg/l, giá trị trung bình trong các đợt (30 - 250 mg/l), cao hơn so với kết quả nghiên cứu trƣớc đây: 45 - 110mg/l (Nguyễn Quốc Hùng, 2001). So với giới hạn cho phép, tại các điểm khảo sát đều vƣợt quá giới hạn cho phép.

Hàm lượng nitơ trong nước

Nitơ và phốt pho là những nguyên tố chính cần thiết cho các sinh vật nguyên sinh và thực vật phát triển. Nitơ có thể tồn tại ở các dạng chính: nitơ hữu cơ, amoniac, nitrat, nitrit.

Hàm lượng Amoni NH4

Hàm lƣợng Amoniac có sự chênh lệch khá lớn giữa mùa mƣa và mùa khô. Hàm lƣợng NH4 trong các đợt khảo sát dao động từ 0,01 - 2mg/l, thƣờng ở mức độ cao và vƣợt giới hạn cho phép, nhất là thời kì mùa khô (tháng 4), có xu hƣớng giảm xuống trong các tháng mùa mƣa. Các điểm đo ở cống thải có hàm lƣợng amoni rất cao, vƣợt rất nhiều lần giới hạn cho phép nhƣ khu vực cống Đõ. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, hồ Tây đang bị ô nhiễm amoniac đặc biệt vào mùa khô, khi mà lƣợng chất thải hữu cơ vào hồ nhiều trong khi đó lƣợng mƣa thấp, do đó hàm lƣợng các chất thải hữu cơ

trong nƣớc tăng cao, đây là điều kiện thuận lợi góp phần vào sự phát triển của tảo trong hồ, gây ra hiện tƣợng nở hoa.

Hàm lượng nitrat NO3

Trong các chất dinh dƣỡng, hàm lƣợng NO3 trong các đợt khảo sát thƣờng dƣới giới hạn cho phép, ngoại trừ một vài điểm vƣợt giới hạn cho phép trong các tháng mùa khô. Đánh giá theo giá trị trung bình trong toàn đợt nghiên cứu thì hàm lƣợng nitrat đạt giới hạn cho phép của tiêu chuẩn nƣớc mặt Việt Nam (10 - 15mg/l) (TCVN 5942, 1995). Tuy nhiên hàm lƣợng nitrat trong nƣớc ở tầng đáy cao hơn tầng mặt. Vào mùa khô, tại cùng một địa điểm nghiên cứu thì hàm lƣợng nitrat cao hơn so với mùa mƣa. Hàm lƣợng nitrat cao nhất tại ao Và gần khách sạn Thắng Lợi, ngoài ra tại ao Và thì các thông số về độ đục, độ dẫn, độ muối, phospho tổng số đều cao hơn so với các địa điểm khác nghiên cứu trong hồ. Nguyên nhân do diện tích ao nhỏ và tƣơng đối tách biệt so với hồ Tây (ao chỉ thông với hồ Tây một phần nhỏ), lƣợng chất thải vào ao lớn, khả năng trao đổi nƣớc với hồ Tây thấp do đó các thông số thu đƣợc đều cao hơn so với các chỉ tiêu khác tại các địa điểm khác trên hồ Tây.

Hàm lượng nitơ tổng số (chưa có quy định trong TCVN)

Hàm lƣợng nitơ tổng tại các thời điểm nghiên cứu khác nhau có sự khác biệt nhau rất lớn. Hàm lƣợng nitơ tổng có trị số trung bình khoảng 4,07mg/l, biến đổi trong khoảng từ 0,491 đến 72,75. Điểm có nitơ tổng cao nhất tại cống Đõ và điểm hồ Trúc Bạch có hàm lƣợng cao nhất. Theo Viện chất lƣợng nƣớc Đan Mạch thì khi nƣớc bị phú dƣỡng, hàm lƣợng tổng N > 0,10 mg/l. Nếu so với giới hạn cho phép của Đan Mạch thì hàm lƣợng tổng N ở các điểm trên hồ vƣợt quá 4 lần, giá trị tính trung bình của hàm lƣợng này vƣợt quá 40 lần và tại các điểm cống thải còn cao hơn nữa.

Hàm lượng phốt pho

Phốt pho là chất dinh dƣỡng thích hợp cho sự phát triển của tảo (phì dƣỡng) trong một số nguồn nƣớc mặt. Chỉ tiêu về phốt pho có ý nghĩa quan trọng trong cấp nƣớc và xử lý nƣớc thải bằng các phƣơng pháp sinh học. Các thủy vực bị ô nhiễm bởi các nguồn thải khác nhau nhƣ phân ngƣời, phân xúc vật, nƣớc thải nông nghiệp, nƣớc thải công nghiệp của một số ngành sản xuất phân bón và thực phẩm thì hàm lƣợng phốt pho trong thủy vực cao. Hàm

lƣợng phốt pho dƣới dạng muối phốt phát PO4 hòa tan khá đồng đều tại các

điểm nghiên cứu.

Hàm lượng Phốt pho tổng

Phốt pho là chất dinh dƣỡng trong nguồn nƣớc có nguồn gốc từ quá trình tăng sinh khối trong HST nƣớc. Theo Viện chất lƣợng nƣớc Đan Mạch thì khi nƣớc bị phú dƣỡng, hàm lƣợng tổng P > 0,15mg/l. Tại hồ Tây hàm lƣợng phốt pho tổng có trị số trung bình khoảng 0,18 - 24,2 mg/l, điều này chứng tỏ nƣớc tại hồ Tây bị ô nhiễm yếu tố này khá trầm trọng. Hàm lƣợng phốt pho tổng trong nƣớc ở tầng gần đáy lớn hơn so với tại tầng mặt, vì tại tầng đáy quá trình trao đổi phốt pho mạnh hơn so với tầng nƣớc mặt. Hàm lƣợng phốt pho tổng tại các điểm nghiên cứu trong mùa khô cao gấp nhiều lần so với trong mùa mƣa, điều đó chúng tỏ rằng hàm lƣợng phốt pho tổng có sự chênh lệch rất lớn giữa 2 mùa. Tại cùng một điểm nghiên cứu nhƣng trong các mùa khác nhau thì hàm lƣợng phốt pho tổng cũng khác nhau, ở khu vực giữa hồ thƣờng thấp hơn nhiều so với các điểm nghiên cứu khác, đặc biệt thấp hơn nhiều so với khu vực cống thải.

3.2.2.2. Nhóm các độc tố hữu cơ

Nhóm các độc tố hữu cơ bao gồm dƣ lƣợng thuốc trừ sâu (Monitor, Wofatox, Bassa). Trong mùa khô trong hồ, còn thấy tồn tại một dƣ lƣợng nhỏ dƣới mức cho phép của một số loại thuốc trừ sâu nhƣ Monitor và Bassa, thì trong mùa mƣa không thấy xuất hiện cả 3 loại này tại các trạm thu mẫu ở phần hồ gần lƣu vực có diện tích thâm canh cây cảnh lớn, nơi sử dụng thuốc

hóa học cao. Nguyên nhân là do mùa mƣa, hồ đƣợc nhận một lƣợng nƣớc mƣa lớn, do đó hàm lƣợng các chất ô nhiễm bị pha loãng nên các chỉ số nghiên cứu đều giảm đi. Tuy nhiên, các chỉ số này còn rất nhỏ so với tiêu chuẩn cho phép. Do vậy có thể kết luận nƣớc hồ Tây chƣa bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật.

Một phần của tài liệu Diễn biến đa dạng thành phần loài sinh vật của hệ sinh thái Hồ Tây (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)