1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đông á chi nhánh an giang

78 602 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Tại Ngân Hàng TMCP Đông Á Chi Nhánh An Giang
Tác giả Châu Thị Hoàng Oanh
Người hướng dẫn Th.S. Nguyễn Xuân Vinh
Trường học Đại học An Giang
Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2008
Thành phố Long Xuyên
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 1,62 MB

Nội dung

MỤC LỤC ------   ------ Trang CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Phương pháp nhiên cứu 2

Trang 1

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHÂU THỊ HOÀNG OANH

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á

CHI NHÁNH AN GIANG

CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌCCHÂU THỊ HOÀNG OANH

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á

CHI NHÁNH AN GIANG

CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Long Xuyên, Tháng 06 năm 2008

Trang 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á

CHI NHÁNH AN GIANG

Sinh viên thực hiện: CHÂU THỊ HOÀNG OANHLớp : DH5KT MSSV: DKT 041712

Giáo viên hướng dẫn: Th.S NGUYỄN XUÂN VINH

Trang 3

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHĐẠI HỌC AN GIANG

Người hướng dẫn: Th.s NGUYỄN XUÂN VINH

(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Người chấm, nhận xét 1:(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Người chấm, nhận xét 2:(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Khóa luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn KhoaKinh tế - Quản trị kinh doanh ngày tháng năm

Trang 4

 

-Đề tài nhằm mục đích phân tích tình hình hoạt động tín dụng củaNHTMCP Đông Á – CNAG, thông qua việc phân tích chi tiết các yếu tố ảnhhưởng mạnh mẽ đến hoạt động tín dụng như: nguồn vốn, doanh số cho vay,doanh số thu nợ, dư nợ, và nợ quá hạn của ngân hàng

Qua quá trình phân tích, hoạt động tín dụng của ngân hàng Đông Á vẫn ổnđịnh và ngày càng phát triển, đạt hiệu quả cao Điều này được thể hiện cụ thể quasự tăng trưởng hàng năm của doanh số cho vay và dư nợ tại ngân hàng Tuy nhiêntrong quá trình hoạt động, thì ngân hàng vẫn có phát sinh nợ quá hạn Đây là mộtvấn đề hiển nhiên, vì bất cứ một khoản vay nào cũng có một xác suất rủi ro nhấtđịnh, việc kiểm soát được hay không là tùy thuộc vào kinh nghiệm và sự phánđoán của ngân hàng

Tóm lại, đề tài được thực hiện gồm 6 chương, mô hình nghiên cứu đề tàiđược xây dụng trên cơ sở lý thuyết về tín dụng ngân hàng

Việc thực hiện, nghiên cứu đề tài được tiến hành qua 2 giai đoạn:

(1) Tìm hiểu tổng quan về ngân hàng và giới thiệu các nội dung cơ bản vềhoạt động cấp tín dụng của NHTMCP Đông Á –CNAG

(2) Thu thập số liệu ở bộ phận tín dụng ngân hàng Dựa vào những số liệu đó,tiến hành phân tích tình hình về hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng.Kết quả nghiên cứu là phần đánh giá những ưu nhược điểm của hoạt độngtín dụng, cụ thể về: doanh số cho vay, dư nợ, thu nợ, nợ quá hạn, và quytrình tín dụng Cuối cùng là phần đề xuất giải pháp, kiến nghị về thựctrạng của hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng

Trang 5

 

TrangCHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Phương pháp nhiên cứu 2

2.1.2.3 Theo mức độ tín nhiệm của khách hàng 4

2.1.2.4 Theo phương thức cho vay 4

2.1.3 Đối tượng khách hàng 4

2.1.4 Điều kiện cho vay 4

2.1.5 Các phương thức cho vay 4

2.1.6 Chức năng và vai trò của tín dụng 5

Trang 6

3.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đông Á 11

3.1.2 Giới thiệu về chi nhánh Ngân Hàng Đông Á An Giang 11

3.1.3 Vai trò của NHĐA_AG đối với sự phát triển KT của tỉnh 13

3.2 Cơ cấu tồ chức – Tình hình nhân sự 13

Trang 7

3.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHĐA_AG trong 3 năm qua 17

3.5 Đánh giá thuận lợi, khó khăn và phương hướng KH năm 2008 19

3.5.1 Thuận lợi 19

3.5.2 Khó khăn 20

3.5.3 Phương hướng phát triển năm 2008 20

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HĐ TÍN DỤNG TẠI NHĐA_AG 22

4.1 Phân tích chung về tình hình huy động vốn tại NHĐA_AG 22

4.2.1.4 Thời hạn cho vay 27

4.2.1.5 Lãi suất cho vay 27

4.2.1.6 Phương thức cho vay 27

4.2.1.7 Hạn mức cho vay tối đa 28

4.2.2 Quy trình tín dụng tại Ngân Hàng Đông Á – CNAG 28

4.2.2.1 Sơ đồ quy trình tín dụng tại NHĐA_AG 28

4.2.2.2 Mô tả và giải thích từng bước thực hiện theo sơ đồ 30

4.3 Phân tích hoạt động tín dụng tại NHĐA_AG 35

4.3.1 Doanh số cho vay 35

4.3.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn 35

4.3.1.2 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế 37

4.3.2 Doanh số thu nợ 40

Trang 8

4.3.3 Dư nợ cho vay 45

4.3.3.1 Dư nợ theo thời hạn 45

4.3.3.2 Dư nợ theo thành phần kinh tế 47

4.3.4 Tình hình nợ quá hạn 49

4.3.4.1 Nợ quá hạn theo thời hạn 50

4.3.4.2 Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế 51

4.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của NHĐA_AG 534.5 Đánh giá những ưu điểm và tồn tại trong hoạt động tín dụng và công táchuy động vốn tại NHĐA_AG …55

4.6 Một số biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng và công tác HĐV 56

4.6.1 Về hoạt động huy động vốn 56

4.6.2 Về hoạt động tín dụng 57

4.6.1.1 Xây dựng chính sách cho vay có hiệu quả 57

4.6.1.2 Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng 57

4.6.1.3 Hoàn thiện quy trình tín dụng 58

4.7.1.4 Tăng cường kiểm soát nợ và hạn chế nợ quá hạn 58

Trang 9

 

-DANH MỤC BẢNG Trang

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 18

Bảng 4.1 Cơ cấu nguồn vốn 22

Bảng 4.2 Tình hình huy động vốn 23

Bảng 4.3 Doanh số cho vay theo thời hạn 35

Bảng 4.4 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế 38

Bảng 4.5 Doanh số thu nợ theo thời hạn 41

Bảng 4.6 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế 43

Bảng 4.7 Dư nợ theo thời hạn 45

Bảng 4.8 Dư nợ theo thành phần kinh tế 47

Bảng 4.9 Doanh số nợ quá hạn theo thời hạn 50

Bảng 4.10 Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế 52

Bảng 4.11 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng 54

Trang 10

 

-BIỂU ĐỒ TrangBiểu đồ 4.1 Cơ Cấu nguồn vốn 22

Biểu đồ 4.2 Doanh số cho vay theo thời hạn 36

Biểu đồ 4.3 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế 38

Biểu đồ 4.4 Doanh số thu nợ theo thời hạn 41

Biểu đồ 4.5 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế 43

Biểu đồ 4.6 Dư nợ theo thời hạn 46

Biểu đồ 4.7 Dư nợ theo thành phần kinh tế 48

Biểu đồ 4.8 Nợ quá hạn theo thời hạn 50

Biểu đồ 4.9 Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế 52

SƠ ĐỒSơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức 13

Sơ đồ 4.1 Quy trình tín dụng 29

Trang 13

Trong thời điểm hiện nay, do ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định tỷ lệdự trữ bắt buộc tại các ngân hàng TMCP tăng lên từ 10% đến 11% , dẫn đến tìnhtrạng thiếu hụt tiền đồng, làm cho nhiều NHTM cổ phần lớn hạn chế cho vay,đồng thời tăng lãi suất huy động, vì vậy nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp,các tổ chức kinh tế trở nên khó khăn Trong khi đó, hoạt động tín dụng lại là mộttrong các hoạt động chủ yếu, nếu hạn chế cho vay sẽ làm cho hoạt động kinhdoanh của ngân hàng bị tổn thất và trì trệ Do đó, đứng trước những thử thách vàcơ hội trong tiến trình đổi mới, thì việc nâng cao hiệu quả tín dụng trở nên cầnthiết đối với các NHTM Việt Nam

Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á, là một trong các ngân hàng điđầu trong các hoạt động dịch vụ mới, đang từng bước chuyên nghiệp hóa các hoạtđộng của mình, chủ yếu là hoạt động cấp tín dụng Hiện nay, thị trường dịch vụtài chính - ngân hàng đang cạnh tranh hết sức gay gắt Ngoài các ngân hàng trongnước vươn lên theo tiến trình hội nhập, còn có nhiều ngân hàng mới ra đời và sựtham gia của nhiều tập đoàn tài chính lớn Điều đó bắt buộc ngân hàng Đông Áphải chấp nhận cạnh tranh, tìm cho mình một lối đi riêng, để khẳng định thươnghiệu, tính độc đáo của riêng mình Thông qua việc cho vay, ngân hàng Đông Á đãgóp phần đẩy mạnh đầu tư, tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh An Giang Nhậnđịnh được tầm quan trọng này, và với những kiến thức có được trong quá trìnhthực tập nghiên cứu tại ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh An Giang, nên đề

tài “Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đông ÁAn Giang” là thích hợp trong giai đoạn hiện nay của lĩnh vực tài chính – ngân

hàng

Trang 14

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu nhất trong hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng Song đây cũng là hoạt động có mức rủi ro cao nhất Do đó, hiệuquả và chất lượng tín dụng là một yếu tố rất quan trọng Điều này yêu cầu ngânhàng phải quản lý, giám sát thường xuyên hoạt động này, nhằm giảm thiểu rủi ro,nâng cao hiệu quả tín dụng và khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

Vấn đề cần quan tâm là hoạt động tín dụng bị tác động bởi những yếu tốcụ thể nào Chính vì thế, mục tiêu nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung tìm hiểu,phân tích chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng như: nguồn vốn,doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay, cũng như mức nợ quá hạn củangân hàng Từ đó, sẽ tìm các giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tíndụng của ngân hàng và hạn chế rủi ro.

1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thu thập số liệu từ các báo cáo hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong3 năm 2005-2007 Ngoài ra nếu có điều kiện, sẽ trao đổi, phỏng vấn trực tiếp cácnhân viên, lãnh đạo tín dụng để thu thập nhiều thông tin hơn về tình hình tín dụngtrong thời gian qua của ngân hàng.

Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, tỷ lệ, và so sánh để nhận xét,đánh giá được chính xác hiệu quả tín dụng thực tế của ngân hàng.

Tham khảo thông tin từ internet, sách báo, tạp chí…

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Trong phạm vi đề tài này, sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích tình hình hoạtđộng tín dụng tại NHĐA_AG, thông qua việc phân tích chi tiết các yếu tố ảnhhưởng trực tiếp đến tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng Thời gian phântích là 3 năm (2005-2007).

Trang 15

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Những vấn đề cơ bản về tín dụng Ngân hàng2.1.1 Khái niệm

Tín dụng ngân hàng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàngcho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định.Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung:

- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu này sang chongười sử dụng.

- Sự chuyển nhượng này có thời hạn.

- Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí.

2.1.2 Phân loại tín dụng

Tín dụng ngân hàng có thể phân thành nhiều loại khác nhau tùy theonhững tiêu thức phân loại khác nhau Phân loại tín dụng dựa vào các căn cứ sauđây:

2.1.2.1 Theo thời hạn cho vay

Theo tiêu thức này, cho vay được chia làm 3 loại:

- Cho vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.

Mục đích của loại này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu độngcủa các doanh nghiệp, và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.

- Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng

đến 60 tháng, Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ vào tài sản cố định.Cho vay trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, đổimới hoặc cải tiến thiết bị máy móc, mở rộng kinh doanh, xây dựng các dự án cóquy mô nhỏ và thời gian thu hồi nhanh

- Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng

trở lên Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho các dự án đầutư, xây dựng nhà ở, thiết bị, phương tiện vận tải có qui mô lớn.

2.1.2.2 Theo mục đích của tín dụng

Theo tiêu thức này, tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành các loại sau:

- Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp- Cho vay tiêu dùng cá nhân.

- Cho vay bất động sản.- Cho vay nông nghiệp.

Trang 16

- Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu

2.1.2.3 Theo mức độ tín nhiệm của khách hàng

Theo tiêu thức này, cho vay có thể được phân thành các loại sau:

Cho vay không bảo đảm : là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm

cố hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân kháchhàng vay vốn để quyết định cho vay

Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền

vay như thế chấp, cầm cố của một bên thứ ba nào khác Sự bảo đảm này là căn cứpháp lý để ngân hàng có thêm một nguồn thu nợ thứ hai, bổ sung cho nguồn thunợ thứ nhất.

2.1.2.4 Theo phương thức cho vay

Theo tiêu thức này, cho vay được chia thành các loại sau:

2.1.4 Điều kiện cho vay

Ngân hàng xem xét cho vay đối với khách hàng có đầy đủ các điều kiện sau:

- Khách hàng là tổ chức phải có năng lực pháp luật dân sự Tổ chức nước

ngoài thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt nam thì năng lực pháp luật dân sựđược xác định theo pháp luật Việt Nam.

- Khách hàng là pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự Cá nhân

nước ngoài khi thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vidân sự được xác định theo pháp luật Việt Nam.

- Mục đích sử dụng vốn hợp pháp.

- Có khả năng tài chính bảo đảm hoàn trả nợ vay trong thời hạn cam kết.- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có

hiệu quả, phù hợp với qui định của pháp luật.

- Có trụ sở (đối với tổ chức) hoặc có hộ khẩu thường trú, tạm trú (đối với

cá nhân) tại địa bàn cho vay được phân công của sở Giao Dịch, Chi nhánh trựcthuộc Ngân hàng, các trường cho vay ngoài địa bàn cho vay này phải đượcTổng Giám Đốc chấp thuận.

2.1.5 Các phương thức cho vay

Tổ chức tín dụng thoả thuận với khách hàng vay vốn về việc áp dụng cácphương thức cho vay như sau:

Trang 17

- Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực

hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác

định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhấtđịnh.

- Cho vay theo dự án đầu tư: Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để

thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự ánđầu tư phục vụ đời sống.

- Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một

dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó, có một tổ chứctín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác

- Cho vay trả góp: Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định

và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợtheo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm

bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định.Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tíndụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.

- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ

chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vihạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máyrút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng Khi chovay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuântheo các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát hànhvà sử dụng thẻ tín dụng.

- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng

thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tàikhoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ vàNgân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứngdịch vụ thanh toán.

2.1.6 Chức năng và vai trò của tín dụng2.1.6.1 Chức năng.

 Phản ánh và kiểm soát đối với các hoạt động kinh tế Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ

Hoạt động của các trung gian tài chính là tập trung vốn tiền tệ tạm thờinhàn rỗi, mà nguồn vốn này được phân tán khắp nơi như: doanh nghiệp, cơ quannhà nước, cá nhân… trên cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh tế và từ đó thúc đẩynền kinh tế phát triển.

 Tiết kiệm được lượng tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội

Đặc trưng cơ bản của tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả và có lợitức, nhờ vậy mà hoạt động của tín dụng đã kích thích sử dụng vốn và có hiệu quả.Khi sử dụng vốn vay ngân hàng, doanh nghiệp còn phải tôn trọng hợp đồng tín

Trang 18

dụng, tức là phải đảm bảo hoàn trả nợ vay đúng thời hạn và tôn trọng các điềukiện khác đã ghi trong hợp đồng tín dụng, bằng các tác động như vậy đòi hỏidoanh nghiệp phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chiphí sản xuất, tăng vòng quay của vốn, tạo điều kiện để nâng cao doanh lợi củadoanh nghiệp.

2.1.6.2 Vai trò

 Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả

 Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa phát triển.

Trong nền sản xuất hàng hóa, tín dụng là một trong những nguồn hìnhthành vốn lưu động và vốn cố định của các xí nghiệp, vì vậy tín dụng đã góp phầnđộng viên vật tư hàng hóa đi vào sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật đẩynhanh quá trình tái sản xuất xã hội.

 Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định

trật tự xã hội

Trong điều kiện nước ta hiện nay, cơ cấu kinh tế còn nhiều mặt mất cânđối, lạm phát và thất nghiệp vẫn luôn là khả năng tiềm ẩn Vì vậy thông qua việcđầu tư tín dụng sẽ góp phần sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấukinh tế hợp lý Mặt khác, thông qua hoạt động tín dụng mà sử dụng nguồn laođộng và nguyên liệu thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, đồng thời giải quyếtcác vấn đề xã hội

 Tín dụng góp phần phát triển các mối quan hệ quốc tế.

Trong điều kiện ngày nay, phát triển kinh tế của một nước luôn gắn liềnvới thị trường thế giới, kinh tế “đóng” đã nhường bước cho kinh tế “mở”, vì vậytín dụng ngân hàng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền với các nềnkinh tế các nước Đối với các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng,tín dụng đóng vai trò rất quan trọng trong việc mở rộng xuất khấu hàng hóa, đồngthời nhờ nguồn tín dụng bên ngoài để công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinhtế.

2.1.7 Đảm bảo tín dụng2.1.7.1 Khái niệm

Bảo đảm tín dụng hay còn được gọi là bảo đảm tiền vay, là việc tổ chức tíndụng áp dụng các phương pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháplý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay Cho nên đây là phuơngtiện tạo cho chủ ngân hàng có sự đảm bảo rằng có một nguồn vốn khác để hoàntrả hoặc bảo chi nếu công việc cho vay bị phá sản.

Để đảm bảo tiền vay có hiệu quả đòi hỏi :

- Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm.

- Tài sản dùng làm bảo đảm nợ vay phải tạo ra được ngân lưu (phải có giá

trị và thị trường tiêu thụ).

- Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền xử lý tài sản dùng

làm bảo đảm tiền vay.

Trang 19

Cấm cố tài sản là việc bên đi vay giao tài sản là các động sản, thuộc sởhữu của mình cho bên cho vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Tài sản cầm cố có thể bao gồm các loại tài sản sau đây:

- Tài sản hữu hình như xe cộ, máy móc, hàng hóa….- Tiền trên tài khoản tiền gửi hoặc ngoại tệ.

- Giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu….

 Bảo đảm tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay

Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách hàng vay mà giá trị tàisản được tạo ra bởi một phần hoặc toàn bộ khoản vay của ngân hàng Bảo đảm tíndụng bằng TS hình thành từ vốn vay là việc khách hàng vay dùng TS hình thành từvốn vay để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay đó đối với ngânhàng.

 Bảo đảm tín dụng bằng hình thức bảo lãnh

Bảo lãnh là bên thứ ba cam kết đối với bên cho vay (người nhận bảo lãnh)sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay (người được bảo lãnh) nếu khi đến hạnma người được bảo lãnh không thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng nghĩa vụtrả nợ

2.1.8 Quy trình tín dụng2.1.8.1 Khái niệm

Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếpnhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định chovay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng

2.1.8.2 Các bước cơ bản trong quy trình tín dụng

Bước 1: Tiếp xúc, tìm hiểu và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn Khách hàng sẽ cung cấp những thôngtin cần thiết dùng thuyết minh cho việc vay vốn Nhân viên tín dụng sẽ trực tiếphướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn

Bước 2: Thẩm định tín dụng

Sau khi tiếp nhận những hồ sơ do khách hàng cung cấp, nhân viên tíndụng sẽ tiến hành phân tích, thẩm định những thông tin đó Ngoài ra, nhân viêntín dụng cập nhật thêm thông tin thực tế, thông tin thị trường bên ngoài của ngành

Trang 20

nghề mà khách hàng đang kinh doanh để nhằm phục vụ cho công tác thẩm địnhthêm chính xác

Bước 3: Xét duyệt cho vay

Nhân viên tín dụng trình báo cáo thẩm định và hồ sơ vay cho trưởngphòng tín dụng xem xét, kiểm tra, đánh giá lại, sau đó tiến hành thủ tục trình HộiĐồng Tín Dụng xem xét và ra quyết định có cho vay hay không.

Bước 4: Tiến hành thủ tục công chứng và ký hợp đồng tín dụng

Sau khi HĐTD có quyết định cho vay, NVTD thực hiện các công việc:- Lập hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, tiến hành thủ tục công chứngvề việc thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh đảm bảo nợ vay theo đúng quy định củangân hàng (nếu có).

- Lập hợp đồng tín dụng, hướng dẫn khách hàng ký tên vào các giấy tờ cóliên quan trong hợp đồng.

Bước 5: Giải ngân và kiểm tra hồ sơ vay vốn

Sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký, phòng ngân quỹ căn cứ vào đó đểtiến hành thủ tục giải ngân cho khách hàng

Bước 6: Thu nợ - Tính lãi – Thu lãi

Nhân viên giao dịch tính lãi phát sinh, lập phiếu tính và thu lãi cho kháchhàng Trước khi đến hạn thu nợ, nhân viên tín dụng cần làm việc với khách hàng,nhắc nhở trả nợ đúng hạn, xem xét tìm hiểu khách hàng có khả năng trả hết nợvay nữa hay không, để có thể tìm ra giải pháp kịp thời thu hồi nợ vay hoặc gia hạnnợ vay

Bước 7: Thanh lý HĐTD, lưu trữ hồ sơ tín dụng

Sau khi thanh lý HĐTD (khách hàng trả hết vốn vay và lãi phát sinh),nhân tín dụng kiểm tra lại số nợ còn thiếu trước khi thanh lý, tránh có sai sót.NVTD trình lãnh đạo ký thanh lý HĐTD, đồng thời thực hiện thủ tục giải chấp tàisản cho khách hàng theo đúng quy định của ngân hàng (nếu có).

2.1.9 Rủi ro tín dụng

Rủi ro trong hoạt động tín dụng thường xuyên xảy ra và dẫn đến nhữngtổn thất lớn cho ngân hàng Rủi ro tín dụng là rủi ro về tổn thất tài chính (trực tiếphoặc gián tiếp) xuất phát từ người đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúnghạn theo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán, không trả được nợ gốc hoặc vốnvà lãi đầy đủ, đúng hạn Rủi ro tín dụng là đặc trưng tiêu biểu nhất, dễ xảy ra nhấttrong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Trên phương diện quản lý, thì rủi ro tín dụng được chia làm hai loại: rủi rokiểm soát được và rủi ro không kiểm soát được Các ngân hàng thường tập trungngăn chặn những rủi ro có thể kiểm soát được, nhưng rủi ro vẫn có thể xảy ra,điển hình là một số loại rủi ro sau:

Trang 21

 Không thu được lãi đến hạn dẫn đến phải thiếu lãi, nghĩa là đến kỳhạn trả lãi mà doanh nghiệp không thể trả được nên ngân hàng phảihoãn lại để chờ thu vào kỳ sau.

 Không thu đựơc nợ gốc đến hạn dẫn đến phát sinh nợ quá hạn, điềnnày sẽ làm ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng,gây thâm hụt vốn.

 Không thu đủ lãi đến hạn dẫn đến lãi đóng băng, thậm chí phảigiảm miễn lãi Việc này sẽ gây ảnh hưởng đến thu nhập của ngânhàng từ thu lãi cho vay, mà đây lại là nguồn thu nhập chính củangân hàng.

 Không thu đủ nợ gốc đến hạn dẫn đến nợ gốc không có khả năngthu hồi và có thể là xóa nợ, đây là rủi ro lớn nhất của ngân hàng Ngân hàng vừa bị mất vốn, vừa mất luôn phần lợi nhuận

2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng2.2.1 Khái niệm

2.2.1.1 Doanh số cho vay

Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản cho vay trong năm tài chính, khôngkể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa Doanh số cho vay thường được xácđịnh theo tháng, quý, năm.

2.2.1.2 Doanh số thu nợ

Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản nợ mà ngân hàng đã thu về trongnăm tài chính, kể cả các khoản khách hàng thanh toán cho toàn bộ hợp đồng haymột phần hợp đồng.

2.2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng2.2.2.1 Vốn huy động / Tổng nguồn vốn:

Tỷ số này dùng để đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng Đốivới NHTM nếu tỷ số này càng cao thì khả năng chủ động của ngân hàng càng lớn.

VỐN HUY ĐỘNG / TỔNG NGUỒN VỐN = x 100% TỔNG NGUỒN VỐN

Trang 22

2.2.2.2 Dư nợ / Tổng nguồn vốn

Tỷ số này được sử dụng để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng củangân hàng, cho biết tỷ trọng đầu tư vào cho vay của ngân hàng so với tổng nguồnvốn hay dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn sử dụngcủa ngân hàng Nếu tỷ số này càng cao thì tình hình hoạt động tín dụng của ngânhàng ổn định và hiệu quả Ngược lại, ngân hàng đang gặp khó khăn nhất là khâutìm kiếm khách hàng.

DOANH SỐ THU NỢ

DOANH SỐ CHO VAY

Trang 23

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔPHẦN ĐÔNG Á – CHI NHÁNH AN GIANG

3.1 Lịch sử hình thành và phát triển

3.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đông Á

Ngân hàng TMCP Đông Á tên viết tắt là EAB (Eastern Asia CommercialBank), được thành lập và chính thức hoạt động vào ngày 01/07/1992, với trụ sở

đầu tiên đặt tại 60 – 62 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận Phú Nhuận, TP HCM Ngânhàng hoạt động khởi đầu với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, và hơn 56 nhân viên.

Ngày 7/7/2007, Ngân hàng Đông Á tổ chức kỷ niệm 15 năm ngày thànhlập, đánh dấu một giai đoạn mới cho sự phát triển tiếp tục của ngân hàng Trongsuốt hơn 15 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Đông Á đã cố gắng vượt quanhững khó khăn, thứ thách, luôn nỗ lực nâng cao năng lực tài chính, đặc biệt tiênphong phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại Đồng thời, để đáp ứngnhu cầu giao dịch ngày càng tăng của khách hàng, ngân hàng Đông Á đã mở rộngmạng lưới chi nhánh tại khắp các vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước, cùng vớiđầu tư xây dựng thêm các tòa nhà trụ sở chi nhánh với quy mô lớn Chính vì thếcho đến hiện nay, ngân hàng Đông Á đã phát triển được với một hệ thống gồm:một Hội Sở chính, một Sở Giao Dịch cùng với hơn 100 chi nhánh và phòng giaodịch được trải đều khắp trên cả nước Ngoài ra, ngân hàng Đông Á còn có cáccông ty thành viên là Công Ty Chứng Khoán Đông Á và Công Ty Kiều Hối ĐôngÁ, trong đó có 1 Hội Sở và 10 chi nhánh Và vào cuối năm 2007, vốn điều lệ củangân hàng đã tăng lên hơn 2000 tỷ đồng, với tổng số lượng nhân viên hơn 1500người Điều này đã khẳng định được sự phát triển của Đông Á trong giai đoạnmới

Cấp tín dụng là một trong những hoạt động chính tại ngân hàng Đông Á.Từ khi bắt đầu thành lập cho đến nay, hoạt động này có những bước phát triểnđáng kể, dư nợ cho vay tăng bình quân hàng năm là 77% Các loại hình cấp tíndụng rất đa dạng như: bổ sung vốn lưu động xuất nhập khẩu, tiêu dùng, mua ô tô,xe máy Nhìn chung, hoạt động tín dụng trong hơn 15 năm qua đã đóng góp rấtnhiều cho hoạt động chung của ngân hàng Đông Á, nó chiếm từ khoảng 60% –70% thu nhập của ngân hàng

Ngoài hoạt động chính là cấp tín dụng, ngân hàng Đông Á còn có các hoạtđộng dịch vụ khác như: gửi tiền tiết kiệm, thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ Doanhsố phát sinh thanh toán quốc tế và số lượng phát hành thẻ Đông Á qua các năm

Trang 24

tăng trưởng không ngừng Tốc độ tăng trưởng bình quân của hai sản phẩm, dịchvụ này là 50%/năm và 350%/năm

3.1.2 Giới thiệu về chi nhánh Ngân Hàng Đông Á An Giang

Ngân hàng Đông Á – chi nhánh An Giang là một trong những chi nhánhcấp 1 của EAB, hoạt động dưới sự điều hành, quản lý của Hội Sở Chi nhánhĐông Á An Giang được thành lập vào ngày 01/11/2001, trên cơ sở mua lại ngânhàng TMCP Tứ Giác Long Xuyên

Trong chiến lược phát triển tổng thể, ngân hàng Đông Á luôn chú trọngđến việc triển khai kế hoạch, mở rộng mạng lưới hoạt động tại các trung tâm kinhtế - xã hội trên phạm vi toàn quốc Vì vậy, vào ngày 28/7/2007, ngân hàng ĐôngÁ đã chính thức khánh thành tòa nhà trụ sở chính – CNAG, được đặt tại địa điểm:19/14, quốc lộ 91, phường Mỹ Thới, TP Long Xuyên, đồng thời chuyển chinhánh cũ đặt tại 378 Hà Hoàng Hổ, P Mỹ Xuyên thành phòng giao dịch Longxuyên – chi nhánh cấp 2 Ngoài trụ sở chính ở An Giang, và phòng giao dịchLong Xuyên, ngân hàng Đông Á còn mở rộng thêm hai phòng giao dịch tại ChâuĐốc và Cao Lãnh

Hiện nay, chi nhánh Đông Á An Giang có tổng số cán bộ nhân viên là 92người, tuy chỉ mới được thành lập không lâu, nhưng ngân hàng Đông Á An Giangluôn đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng, nỗ lực thực hiện theo tôn chỉ định

hướng đã đặt ra: “Ngân hàng Đông Á là sự lựa chọn hàng đầu của mọi ngườiViệt Nam, vì những nỗ lực đa dạng hóa dịch vụ, áp dụng cải tiến công nghệkhông ngừng, để sáng tạo ra ngày càng nhiều tiện ích vượt trội trong ngành tàichính ngân hàng, phục vụ cho những nhu cầu thiết thực của cuộc sống văn minhhiện đại, hướng tới xây dựng ngân hàng đa năng – một tập đoàn dịch vụ tài chínhvững mạnh.”

Những sản phẩm, dịch vụ cụ thể của ngân hàng Đông Á – AG

- Đối với khách hàng cá nhân:

+ Huy động tiền gửi thanh toán

+ Huy động tiền gửi tiết kiệm (có kỳ hạn, không kỳ hạn)

+ Tín dụng cá nhân (mục đích tiêu dùng, kinh doanh, mua nhà, du học…)+ Cung cấp các sản phẩm dịch vụ liên quan đến thẻ (thẻ đa năng, thẻ liên kết sinh viên…)

+ Chuyển tiền nhanh trong nước+ Chuyển tiền ra nước ngoài

+ Chuyển từ nước ngoài về Việt Nam+ Chi trả kiều hối

+ Thu đổi ngoại tệ

+ Thanh toán séc lữ hành.+ Bảo hiểm nhân thọ

Trang 25

+ Ủy thác đầu tư

- Đối với khách hàng doanh nghiệp:

+ Huy động tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn.+ Tín dụng doanh nghiệp:

 Cho vay vốn lưu động Cho vay xây dựng đầu tư Tài trợ xuất nhập khẩu+ Thu chi hộ:

 Thu chi hộ tiền mặt Dịch vụ trả lương+ Kinh doanh – đầu tư:

 Kinh doanh ngoại tệ Góp vốn ủy thác đầu tư+ Thanh toán quốc tế

+ Cho thuê nhà xưởng

3.1.3 Vai trò của Ngân hàng Đông Á An Giang đối với sự phát triểnkinh tế của tỉnh

Để thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, điều nàyđòi hỏi phải có một kênh cung ứng vốn đầy đủ và hiệu quả để hỗ trợ cho sự pháttriển của nền kinh tế tỉnh An Giang Ngân hàng Đông Á An Giang đã góp phầngiúp các hộ gia đình, cá nhân, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ có đủnguồn vốn kịp thời và hợp pháp để đầu tư sản xuất kinh doanh, và cạnh tranh trênthị trường Mặt khác, An Giang là tỉnh có thế mạnh về phát triển nông nghiệp vànuôi trồng thủy sản Các công nghệ về sản xuất nông nghiệp và chế biến nôngthủy sản đang được đầu tư vốn và trang bị hiện đại, giúp tỉnh An Giang đẩy nhanhtốc độ tăng trưởng kinh tế, phát huy tốt hơn nữa những thế mạnh về nông nghiệpvà thủy sản Điều này là một thành quả lớn đối với tỉnh An Giang, và một trongnhững đóng góp tích cực cho thành quả trên chính là sự hỗ trợ của các NHTM tạiAn Giang nói chung và ngân hàng TMCP Đông Á nói riêng Chính vì thế,NHĐA_AG đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh.

3.2 Cơ cấu tổ chức – Tình hình nhân sự3.2.1 Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Trang 27

HỖ TRỢ KINH DOANH

P GIAO DỊCH TRỰC THUỘC

BAN GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH

PHÒNG KHCN

PHÒNG KẾ TOÁNPHÒNG

P HÀNH CHÍNH – NHÂN SỰ

P CÔNG NGHỆ THÔNG TINPHÒNG

NGÂN QUỸ

BP Tín Dụng KHCN

BP Dịch Vụ KHCN

BP Quan Hệ KHCN

BP Kiểm Soát Nội Bộ

BP Tín Dụng KHDN

BP Dịch vụ KHDN

BP Quan Hệ KHDNBP Thanh

Toán QT

Bộ Phận Hành Chính

Bộ Phận Nhân Sự

BP Công nghệ TT

BP Sản xuất Thẻ (nếu có)

BP Kiểm Soát Nội Bộ

CHI NHÁNH EABMô hình tổ chức

Trang 28

3.2.2 Chức năng nhiệm vụ cụ thể của các phòng3.2.2.1 Ban giám đốc

Gồm 1 Giám Đốc và 1 Phó Giám Đốc

Giám đốc là người trực tiếp chỉ đạo kinh doanh, hướng dẫn, thực hiệncông việc theo sự ủy quyền của giám đốc Hội Sở, chịu trách nhiệm về tất cả hoạtđộng kinh doanh của chi nhánh.

Phó giám đốc phụ trách công tác kinh doanh, công tác kế hoạch và đượcgiám đốc ủy quyền, ký duyệt mức cho vay theo quy định Đồng thời, tham mưucho giám đốc về tình hình tài chính, kịp thời và chính xác để đưa ra quyết địnhkinh doanh.

Ban giám đốc là trung tâm quản lý mọi hoạt động của chi nhánh Cóquyền quyết định những vấn đề liên quan đến ngân hàng: bãi nhiệm, khen thưởng,kỷ luật… các cán bộ, nhân viên ngân hàng Xét duyệt, thiết lập các chính sáchhoạt động và đề ra chiến lược kinh doanh, đại diện chi nhánh ký hợp đồng vớikhách hàng.

3.2.2.2 Phòng Khách Hàng Cá Nhân

Phòng khách hàng cá nhân có chức năng:

- Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân (KHCN)bao gồm các sản phẩm tín dụng, huy động vốn, thẻ, và các dịch vụ chuyển tiền,chuyển khoản, thanh toán tự động, chi trả kiều hối… qua các kênh giao dịch củangân hàng

- Chịu trách nhiệm chăm sóc KHCN, quản lý và phát triển quan hệ vớiKHCN của chi nhánh thông qua việc ghi nhận và giải đáp các ý kiến thắc mắc củaKHCN, tư vấn hướng dẫn KH về sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của kháchhàng.

- Quản lý, lưu trữ các hồ sơ và chứng từ, thực hiện báo cáo thống kê choGiám Đốc chi nhánh về hoạt động tín dụng, huy động vốn, kinh doanh dịch vụdành cho KHCN.

- Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về các vấn đề liên quan đến hoạtđộng kinh doanh sản phẩm dịch vụ dành cho KHCN, và tình hình phát triển quanhệ về chăm sóc KHCN của chi nhánh.

- Thực hiện các công việc khác liên quan đến việc phát triển quan hệ vàchăm sóc KHDN.

Trang 29

3.2.2.4 Phòng Ngân Quỹ

Phòng ngân quỹ là nơi thực hiện tham mưu cho Ban Giám Đốc về hoạtđộng ngân quỹ, là bộ phận quản lý toàn bộ tiền mặt bằng đồng Việt Nam, ngânphiếu thanh toán, các loại ngoại tệ, các chứng từ có giá, là nơi lưu trữ toàn bộchứng từ, sổ sách, giấy tờ của khách hàng đảm bảo khi vay vốn, thực hiện quản lýtài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng và một số nghiệp vụ liên quan đến chứcnăng ngân quỹ:

- Kiểm tra thực thu, thực chi theo chứng từ kế toán.- Cân đối thanh khoản, điều chỉnh vốn.

- Kinh doanh vàng, đá quý, thu đổi ngoại tệ.

3.2.2.5 Phòng Kế Toán

Phòng kế toán có chức năng:

- Thực hiện các nghiệp vụ hạch toán, kế toán nội bộ, hạch toán cho cácgiao dịch trên Trung tâm giao dịch tự động ABC, ATM và tổng hợp các số liệu kếtoán của chi nhánh.

- Theo dõi, hạch toán kịp thời, đầy đủ, nhanh chóng và chính xác cáckhoản tạm ứng, phải thu tạm trích, chi phí chờ phân bổ, các khoản phải trả, thunhập, chi phí…

- Thực hiện thanh toán liên ngân hàng.

- Hạch toán kế toán, tham mưu cho ban lãnh đạo về công tác kế toán tàichính, để có thể xử lý, đánh giá nhiệm vụ, công tác của phòng có chất lượng vàhiệu quả.

3.2.2.6 Phòng Hành chánh – Nhân Sự

Phòng hành chánh thực hiện toàn bộ các công việc về hành chánh, tổnghợp và báo cáo định kỳ tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng cho BanGiám Đốc, thực hiện tham mưu cho BGĐ về công tác quản lý tuyển dụng, đàotạo, thực hiện công tác thi đua, các chính sách, chế độ, chăm lo đời sống cho cánbộ - công nhân viên.

3.2.2.7 Phòng Công Nghệ Thông Tin

- Quản lý và vận hành hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) của chi nhánh,và trung tâm giao dịch tự động ABC, máy ATM mà chi nhánh được giao quản lý.

- Đề xuất trang thiết bị, công nghệ tin học cho chi nhánh.

- Thực hiện các công việc liên quan đến sản xuất Thẻ Đa Năng Đông Á- Lập các báo cáo định kỳ về tình hình sử dụng CNTT của chi nhánh.- Tham mưu cho Giám Đốc chi nhánh về hoạt động ứng dụng CNTT

3.2.2.8 Phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh: gồm

- Phòng giao dịch Long Xuyên- Phòng giao dịch Châu Đốc

Trang 30

Vào năm 2007 vừa qua, tỉnh An Giang đã xuất hiện thêm nhiều chi nhánhngân hàng mới như: Việt Á, An Bình, Nam Việt, VIBank Vào tháng đầu tiên củanăm 2008, lại có thêm 3 ngân hàng mới thành lập chi nhánh là: NH Sài Gòn HàNội, Techcombank và VPBank Dự kiến đến giữa năm 2008 này, trên địa bàn tỉnhAn Giang sẽ có thêm 2 TCTD nữa khai trương là NH Quân Đội và Eximbank.Tóm lại, vào thời điểm 16/01/2008, tỉnh An Giang đã có tổng cộng 47 TCTD,trong đó có 8 NHTMQD, 14 NHTMCP, 01 NH Chính Sách và 24 QTD và nếutính cả điểm giao dịch của ngân hàng là gần 110 điểm Hiện nay, ở tỉnh An Giangđã có quá nhiều các TCTD hoạt động, làm cho thị trường tài chính – ngân hàngcủa tỉnh ngày càng gay gắt và cạnh tranh quyết liệt, do thị phần về lĩnh vực nàyngày càng bị thu hẹp và xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh.

3.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đông Á An Giang trongnhững năm qua

Ngân hàng TMCP Đông Á – CNAG là một trong những tổ chức kinhdoanh về lĩnh vực tiền tệ Trong quá trình hoạt động kinh doanh, thì yếu tố lợinhuận là mục tiêu hàng đầu mà ngân hàng luôn hướng tới Và để gia tăng lợinhuận, ngân hàng Đông Á An Giang luôn thực hiện tốt công tác quản lý, điềuhành, đồng thời đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ nhằm thu hút thêm nhiều kháchhàng Trong 3 năm qua, tốc độ tăng trưởng về lợi nhuận của ngân hàng luôn đạtmức ổn định và phát triển.

Trang 31

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu200520062007

Đối TươngĐối(%)

1 TỔNG THU59.78583.16390.82723.37839,107.6649,22

- Thu huy động vốn28.20039.30042.99611.10039,363.6969,40 - Thu HĐ tín dụng30.88542.32743.98111.44237,051.6543,91 - Thu DVTT – NQ500400635-100-20,023558,75 - Thu khác2001.1363.215936468,02.079183,0

2 TỔNG CHI51.97173.73478.00821.76341,884.2745,80

- Chi huy động vốn23.80030.50027.8846.70028,15-2.616-8,58 - Chi HĐ tín dụng21.34130.28331.7638.94241,901.4804,89 - Chi DVTT – NQ8002.3004.1551.500187,51.85580,65 - Chi ĐCV2.5003.5005.1201.00040,01.62046,29 - Chi phí CB-CNV1.2122.4343.8131.222100,81.37956,66 - Nộp thuế, lệ phí113309351196173,54213,59 - Chi khác2.2054.4084.9222.20399,9151411,66

3 LỢI NHUẬN7.8149.42912.8191.61520,673.39035,95

(Nguồn: Phòng kế toán NHĐA-AG)

Qua bảng số liệu trên, ta thấy tổng thu nhập của chi nhánh không ngừngtăng trưởng Cụ thể: tổng thu năm 2005 là 56.785 triệu đồng, năm 2006 tổng thuđạt 85.163 triệu đồng, tăng 28.378 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng49,97% Đến năm 2007, đạt 90.827 triệu đồng, tăng 5.664 triệu đồng, tốc độ tăng6,65% Nguyên nhân có sự gia tăng này là do trong thời gian qua nguồn vốn củangân hàng không ngừng tăng trưởng Chính sự tăng trưởng này đã tạo điều kiệncho chi nhánh đẩy mạnh cho vay đối với các thành phần kinh tế Bên cạnh đó, dongân hàng luôn có chính sách phù hợp với cơ chế thị trường, nhưng vẫn đảm bảophù hợp với quy định của ngân hàng nhà nước.

Về chi phí hoạt động: nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng trong lĩnh vựchuy động vốn, chi nhánh đã tăng lãi suất và thực hiện thêm nhiều hình thức huyđộng khác Điều này cũng nhằm để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho các thànhphần kinh tế Ngoài ra để dịch vụ phục vụ khách hàng luôn nhanh chóng và thuậntiện, chi nhánh đã nâng cấp, tăng cường thêm các trang thiết bị về kỹ thuật, huấnluyện cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn, nên trong những năm qua chi phíhoạt động của chi nhánh cũng tăng dần Chi phí năm 2005 là 47.971 triệu đồng,năm 2006 là 74.734 triệu đồng, tăng 26.763 triệu đồng, tốc độ tăng 55,79% Quanăm 2007, tống chi phí là 77.008 triệu đồng, tăng 2.274 triệu đồng, tốc độ tăng3,04% so với năm 2006.

Qua số liệu của tổng thu nhập và tổng chi phí hoạt động của chi nhánh,cho ta thấy được lợi nhuận trong 3 năm qua đều tăng trưởng Năm 2005, lợi nhuậnđạt 8.814 triệu đồng Năm 2006 đạt 10.429 triệu đồng, tăng 1.615 triệu đồng, tốcđộ tăng 18,32% Đến năm 2007, lợi nhuận đạt 13.819 triệu đồng, tăng 3.390 triệuđồng so với năm 2006, tốc độ tăng 32,51%.

Trang 32

Kết quả vừa nêu trên đã cho thấy được sự nổ lực lớn của tập thể cán bộngân hàng Đặc biệt là năng lực điều hành của ban quản trị đã góp phần đạt đượckết quả này Mặt khác trong công tác tín dụng, lợi nhuận luôn là mục tiêu phấnđấu của chi nhánh, vì xét trên phương diện nào thì nó vẫn là một trong nhữngnhân tố chứng tỏ hiệu quả hoạt động của ngân hàng Chính vì thế trong thời giantới, ngân hàng cần nổ lực hơn nữa trong hoạt động kinh doanh đặc biệt là hoạtđộng cấp tín dụng để lợi nhuận luôn có sự tăng trưởng.

3.5 Đánh giá thuận lợi, khó khăn và phương hướng kế hoạch năm 20083.5.1 Thuận lợi

Nền kinh tế của cả nước và địa phương trong những năm qua phát triển ổnđịnh và tiếp tục tăng trưởng trên cơ sở mối quan hệ kinh tế quốc tế được củng cốvà phát triển.

Ngân hàng Đông Á An Giang thường xuyên được sự quan tâm hỗ trợ củaNHĐA Hội Sở Được sự chỉ đạo, điều hòa vốn trực tiếp của Hội Sở đã tạo điềukiện thuận lợi cho chi nhánh đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của khách hàng.Đồng thời trên cơ sở các chương trình tín dụng đã được xây dựng và các chínhsách phù hợp với khách hàng, đã góp phần cho chi nhánh phát huy được lợi thế vềhình thức phục vụ cũng như về uy tín ngân hàng trong xu thế cạnh tranh gay gắthiện nay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh An Giang.

Tuy chi nhánh được thành lập và hoạt động không lâu, nhưng chi nhánh đãnỗ lực vươn lên ngay từ những ngày đầu thành lập, luôn thực hiện tốt những mụctiêu đề ra Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã chứngminh được điều này

Thêm vào đó, để chiếm được ưu thế về khách hàng ngân hàng luôn chútrọng trang bị các phương tiện công nghệ hiện đại, đổi mới liện tục, đa dạng vềsản phẩm dịch vụ, tạo ấn tượng về phong cách phục vụ… nhằm phục vụ kháchhàng một cách tốt nhất và hiệu quả nhất Đặc biệt, chi nhánh đã đào tạo được mộtđội ngũ nhân sự trẻ, năng động, nhiệt tình, luôn có tinh thần trách nhiệm cao, vàđiều quan trọng hơn hết là có trình độ chuyên môn giỏi, nên đã tạo cho chi nhánhmột lợi thế lớn về nhân sự.

Nhìn chung, nhờ sự phấn đấu, nỗ lực của toàn bộ chi nhánh và Hội Sở cùngvới sự hỗ trợ nhiệt tình của các cấp chính quyền địa phương, đã giúp cho Chinhánh ngân hàng Đông Á An Giang thuận lợi hơn trong quá trình hoạt động, tiếpcận, phục vụ khách hàng Mặt khác cũng nhờ vào các loại hình dịch vụ của chinhánh đều đảm bảo được chất lượng nên luôn đáp ứng được nhu cầu khách hàngmột cách tốt nhất và có hiệu quả.

3.5.2 Khó khăn

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh An Giang đã xuất hiện nhiều tổ chức tín dụngmới, chưa kể những ngân hàng có thâm niên hoạt động lâu năm, đã tạo được lòngtin của khách hàng Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức của ngân hàng Đông Á

Trang 33

An Giang trong quá trình cạnh tranh giữa các ngân hàng TMCP trên tỉnh AnGiang Vì vậy, muốn duy trì và giữ vững được thương hiệu thì ngân hàng Đông Áphải nỗ lực nhiều hơn nữa trên mọi phương diện hoạt động.

Khó khăn tiếp theo là do nguồn vốn huy động của ngân hàng chưa cao sovới nguồn vốn kinh doanh Vì phần lớn nguồn vốn kinh doanh của chi nhánh đềudo vốn điều chuyển từ Hội Sở chuyển về Vì vậy, chi nhánh cần khắc phục hạnchế này bằng cách đa dạng nhiều hình thức huy động vốn khác nhau, tăng lãi suấthuy động linh hoạt, để khách hành dễ dàng lựa chọn những hình thức phù hợp vớithu nhập của mình, thu hút khách hàng đến với ngân hàng ngày càng thườngxuyên hơn.

Ngoài ra, tuy hiện nay ngân hàng có phát hành số lượng lớn thẻ Đa NăngĐông Á, nhưng phần lớn người dân vẫn chưa biết đến cũng như chưa biết cách sửdụng thẻ như thế nào, người dân chưa có thói quen sử dụng thẻ Chính vì thế,ngân hàng cần đẩy mạnh, mở rộng phạm vi quảng bá thêm nữa về thẻ ATM củaĐông Á

Tóm lại

Trên đây là những thuận lợi và khó khăn, thách thức mà ngân hàng Đông ÁAn Giang phải đối mặt trong thời gian tới Do đó để đứng vững trước những khókhăn này, chi nhánh cần phải phát huy những mặt thuận lợi, đồng thời đề ra cácphương hướng, kế hoạch hiệu quả để chi nhánh Đông Á An Giang ngày càng pháttriển trong tương lai.

3.5.3 Phương hướng phát triển năm 2008

Phương hướng, kế hoạch phát triển năm 2008 của ngân hàng Đông Á AnGiang được cụ thể hóa thông qua báo cáo tổng kết năm 2007 như sau:

 Nguồn vốn huy động tăng 30% trong năm 2008

 Lợi nhuận kinh doanh đạt 18.000 triệu đồng, tăng 30% so với năm 2007. Tổng dư nợ cho vay tăng trưởng 20% so với năm 2007.

 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ đến cuối năm 2008 dưới 3%.

Để đạt được những định hướng, kế hoạch được đặt ra, ngân hàng ĐôngÁ có thể thực hiện những biện pháp sau:

- Củng cố và phân công cụ thể các bộ phận, phòng ban đề ra các chiến lượchuy động vốn, tìm kiếm khách hàng Đồng thời, phát triển thêm dịch vụ thẻ ATM,thu hút tiền gởi của khách hàng, áp dụng kỳ hạn, lãi suất linh hoạt đối với nhữngkhách hàng lớn.

- Về mạng lưới hoạt động: cần nâng cấp phòng giao dịch Long Xuyên vàCao Lãnh và Châu Đốc Đồng thời thành lập thêm 2 phòng giao dịch mới

+ PGD Tân Châu, đặt tại Tân Châu, tỉnh An Giang.

+ PGD Châu Phú, đặt tại Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.

Trang 34

Tuy hiện nay, thị trường dịch vụ tài chính - ngân hàng đang cạnh tranh hếtsức gay gắt, nhưng vì mục tiêu của ngân hàng là trở thành một trong những ngânhàng bán lẻ hàng đầu và với phương châm “Thành công của khách hàng là thànhcông của ngân hàng”, nên ngân hàng Đông Á luôn quan tâm đến chất lượng phụcvụ khách hàng, chú trọng đào đạo giao tiếp cho nhân viên giao dịch, cải tiến quytrình tín dụng cùng với chính sách lãi suất linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu hợp lýcủa khách hàng Chính vì vậy, dựa vào những thuận lợi và khó khăn vừa qua,ngân hàng Đông Á đã đề ra phương hướng, kế hoạch hoạt động kinh doanh phùhợp cho năm 2008 Kế hoạch năm 2008 là sẽ phát triển mạnh hơn về lĩnh vực huyđộng vốn, phát hành thẻ, và đặc biệt là về hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng.

Trang 35

2005200620072006/20052007/2006Số tiềntrọngTỷ

(%)Số tiền

(%)Số tiềntrọngTỷ(%)

ĐVT: triệu đồng (Nguồn: Phòng KHCN-KHDN)

Biểu đồ 4.1: CƠ CẤU NGUỒN VỐN

Triệu đồng

Vốn HĐVốn ĐCVốn khác

Nhìn chung, tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng đều qua 3 năm 2007 Cụ thể, năm 2005 tổng nguồn vốn là 256.384 triệu đồng, qua năm 2006 là301.613 triệu đồng, tăng 42.229 triệu đồng so với năm 2005, tăng tương ứng vớitỷ lệ 17,64% Đến năm 2007, tổng nguồn vốn là 391.721 triệu đồng, tăng 90.108triệu đồng, với tốc độ tăng là 29,88%.

2005-Qua những số liệu trên, ta thấy hoạt động của chi nhánh ngày càng pháttriển, quy mô vốn ngày càng tăng qua các năm Sự tăng trưởng nguồn vốn do xuấtphát từ nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế trong địa bàn tỉnh An Giang.

Trang 36

Ngoài ra, với chính sách lãi suất huy động hấp dẫn, nên nguồn vốn huy động từkhách hàng tại chi nhánh luôn có sự phát triển liên tục

Để đạt được kết quả trên, trong thời gian qua ngân hàng đã áp dụng nhữngđịnh hướng, chính sách đúng đắn với chế độ lãi suất hấp dẫn, nên đã duy trì đượckhách hàng cũ và thu hút thêm nhiều khách hàng mới Do đó, nguồn vốn huyđộng của chi nhánh có xu hướng ngày càng tăng, và công tác huy động vốn tại chinhánh đạt luôn đạt hiệu quả cao.

Ngoài nguồn vốn huy động, thì trong tổng nguồn vốn còn có vốn điềuchuyển Khi nhu cầu vay vốn của khách hàng tăng lên mà nguồn vốn huy động tạiđịa phương lại không đủ đáp ứng, thì nguồn vốn này sẽ hỗ trợ cho chi nhánh hoạtđộng liên tục Nguyên nhân của sự tăng trưởng nguồn vốn này là do nhu cầu vayvốn của các hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, hay người dân trong giai đoạnnày tăng cao, trong khi nguồn vốn huy động trên địa bàn không đủ đáp ứng nhucầu cho vay của ngân hàng.

4.1.2 Tình hình huy động vốn

Đối với ngân hàng Đông Á – CNAG, vốn huy động là một trong nhữngnguồn vốn chủ yếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh Do đó chi nhánh cần nỗlực đề ra những chiến lược hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng trong công tác huyđộng vốn Trong đó, lãi suất là một trong các công cụ quan trọng để các ngânhàng thương mại sử dụng cạnh tranh với nhau Ngân hàng Đông Á dùng nguồnvốn huy động từ khách hàng để cho vay lại, đầu tư kinh doanh nhằm mục đích tìmkiếm lợi nhuận Vì vậy, nguồn vốn này đóng vai trò quan trọng trong hoạt độngcũng như để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn

Chỉ tiêu200520062007

TuyệtĐối

TươngĐối(%)1 TG TCTD43.93350.18662.5656.25316,8912.37924,67

- Tiền gởi CKH 32.11240.75650.0008.64426,929.24422,68- Tiền gởi KKH11.8219.43012.565-2.391-20,233.13533,24

2 TG TCKT & CT48.90158.81376.0649.91220,2717.25129,33

- TGTT11.24013.29916.2862.05918,322.98722,46- TGTK CKH36.16744.05658.0937.88921,2814.03731,86- TGTK KKH9761.0511.226757,6317516,65- Tiền ký quỹ518407459-111-21,425212,74

Tổng VHĐ92.834108.999138.62916.16517,4129.63027,18

ĐVT: triệu đồng(Nguồn: Phòng kế toán NHĐA-AG)

Nhìn chung, trong 3 năm qua công tác huy động vốn ở chi nhánh Đông ÁAG đã đạt được thành tựu đáng kể, nguồn vốn huy động tăng trưởng hàng năm.Chính sự tăng trưởng ngu ồn vốn này đã góp phần không nhỏ trong việc mởrộng kinh doanh, phục vụ các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triểnkinh tế địa phương Cụ thể: nguồn vốn huy động năm 2006 tăng 16.165 triệu đồng,tốc độ tăng 17,14% so với năm 2005 Đến năm 2007, vốn huy động đã tăng lên29.630 triệu đồng, tốc độ tăng 27,18% so vớn năm 2006

Trang 37

Nguồn vốn huy động tại ngân hàng Đông Á An Giang bao gồm các khoảntiền gởi sau:

Tiền gởi của TCTD

+ Tiền gởi không kỳ hạn (TGTT)

Trong thời gian qua chi nhánh đã đạt số dư huy động của loại tiền gởi nàynhư sau: năm 2005 đạt 11.821 triệu đồng, năm 2006 đạt 9.430 triệu đồng, giảm2.391 triệu đồng Năm 2007 đạt 12.565 triệu đồng, tăng 3.135 triệu đồng, tốc độtăng 33,24% so với năm 2006 Trong năm 2006, số dư huy động của loại tiền gởinày giảm so với năm trước, nguyên nhân do các TCTD có nhu cầu gởi tiền loại cókỳ hạn hơn là không kỳ hạn nên loại tiền gởi này giảm xuống Đến năm 2007 sốdư huy động của tiền gởi không kỳ hạn tăng lên, cho thấy hoạt động kinh doanhcủa các TCTD có nhiều thuận lợi Lãi suất loại tiền gởi không kỳ hạn rất thấp(khoảng 0,02%/tháng), vì thế sẽ giúp cho chi nhánh giảm được chi phí đầu vào.

+ Tiền gởi có kỳ hạn:

Tình hình huy động trong 3 năm qua như sau: năm 2005 đạt 32.112 triệuđồng, năm 2006 đạt 40.756 triệu đồng, tăng 8.644 triệu đồng, tốc độ tăng 26,92%.Năm 2007 đạt 50.000 triệu đồng, tăng 9.244 triệu đồng, tốc độ tăng 22,68% so vớinăm 2006 Qua sự tăng trưởng của loại tiền gởi có kỳ hạn, chứng tỏ các TCTD dokinh doanh hiệu quả, thu được nhiều lợi nhuận, nên có lượng tiền nhàn rỗi tạmthời gởi vào ngân hàng, để được hưởng lãi suất

Tiền gởi của cá thể và TCKT

+ Tiền gởi thanh toán

Hình thức huy động này dành cho các đối tượng khách hàng chủ yếu như:cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu thực hiện thanh toán qua ngân hàng Do khoảntiền gởi này là loại tài khoản không kỳ hạn nên khách hàng có thể rút bất cứ lúcnào mà không cần báo trước nên ngân hàng rất khó kế hoạch cho việc sử dụngloại tiền gởi này, vì vậy lãi suất của loại tiền gởi này được trả thấp hơn các loạikhác.

Tình hình huy động tiền gởi thanh toán từ cá thể và các TCKT tại chinhánh như sau: năm 2005 đạt 11.240 triệu đồng Năm 2006 đạt 13.299 triệu đồng,tăng 2.059 triệu đồng, tốc độ tăng 18,32% Đến năm 2007, đạt 16.286 triệu đồng,tăng 2.987 triệu đồng, tốc độ tăng 22,46% so với năm 2006 Tuy loại tiền gởi nàyđược trả lãi suất thấp hơn các loại khác, nhưng ta thấy được trong 3 năm qualượng tiền gởi thanh toán đều tăng Nguyên nhân là do khi sử dụng loại tiền này,khách hàng có thể rút bất cứ lúc nào, rất thuận tiện khi họ có nhu cầu tức thời phảicần rút tiền gấp Và một phần do đối tượng sử dụng loại tiền này chủ yếu là cáthể, doanh nghiệp và các TCKT khác, nên số lượng khách hàng ngày càng tăng.

+ Tiền gởi tiết kiệm

Tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn:

Loại tiền gởi này được thiết kế chủ yếu dành cho đối tượng khách hàng làtầng lớp dân cư, cá nhân, hoặc tổ chức có lượng tiền nhãn rỗi muốn gởi vào ngânhàng vì mục tiêu an toàn và sinh lợi Vì loại tiền này, khách hàng có thể rút bất kỳ

Trang 38

lúc nào nên chi nhánh phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả và khó lên kế hoạch cấp tíndụng Do vậy, loại tiền gởi này thường được chi nhánh trả với lãi suất thấp.

Tình hình huy động tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn tại chi nhánh nhu sau:năm 2005 đạt 976 triệu đồng Năm 2006 đạt 1.051 triệu đồng, tăng 75 triệu đồng,tốc độ tăng là 7,63% Sang năm 2007, số dư huy động đạt 1.226 triệu đồng, tăng175 triệu đồng, với tỷ lệ tăng là 16,65%.

Tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn:

Đối với loại tiền gởi này, khách hàng gởi tiền vì mục đích hưởng lãi, cònđối với ngân hàng đây là khoản tiền đã được xác định thời gian, ngân hàng dễdàng xây dựng kế hoạch cho vay với khoản tiền này Vì vậy, nó có ý nghĩa quantrọng, tạo được nguồn vốn ổn định cho ngân hàng Điều này cho phép ngân hàngcó thể chủ động trong việc đầu tư và cấp tín dụng cho khách hàng

Tại chi nhánh Đông Á An Giang, số dư tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn trong3 năm tăng trưởng khá ổn định Cụ thể như sau: năm 2005 đạt 36.167 triệu đồng,năm 2006 đạt 44.056 triệu đồng, tăng 7.889 triệu đồng, tốc độ tăng 21,28% Năm2007 đạt 58.093 triệu đồng, tăng 14.037 triệu đồng, tốc độ tăng so với năm 2006là 31,86% Qua sự tăng trưởng của loại tiền gởi này, chứng tỏ thu nhập của ngườidân trong 3 năm qua ngày càng ổn định và phát triển, nhưng họ lại ít có sự lựachọn trong việc đầu tư, vì thế họ quyết định đầu tư với hình thức đơn giản nhất làgởi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất.

+ Tiền ký quỹ

Để đảm bảo cho việc thanh toán L/C khi đến hạn hay đảm bảo thanh toánSéc…Ngân hàng thường yêu cầu khách hàng thực hiện ký quỹ Số tiền ký quỹnhiều hay ít tùy thuộc vào quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng Số tiền này sẽđược chi nhánh lưu ký vào tài khoản riêng, và khách hàng sẽ không được hưởnglãi.

Số tiền ký quỹ tại chi nhánh Đông Á như sau: năm 2006 đạt 407 triệuđồng, giảm 111 triệu đồng, với tỷ lệ giảm tương ứng so với năm 2005 là 21,42%.Năm 2007 đạt 459 triệu đồng, tăng 52 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng12,74% Trong năm 2006, lượng tiền ký quỹ có giảm nhưng không đáng kể vì nókhông phải là nguồn vốn chính của chi nhánh Nguyên nhân của việc giảm này làdo việc mua bán giao dịch giữa các khách hàng, được thực hiện thanh toán quangân hàng không nhiều, hoặc họ cho rằng nếu giao dịch trực tiếp với nhau sẽthuận tiện, nhanh chóng hơn trong khi mua bán, nên lượng tiền ký quỹ của kháchhàng tại chi nhánh đã giảm xuống.

Nhìn chung trong 3 năm qua, các hình thức huy động vốn tại chi nhánh cósự phát triển với tốc độ nhanh chậm khác nhau, tất cả đều phụ thuộc vào nhiềuyếu tố chủ quan và khách quan Ngân hàng luôn nỗ lực huy động vốn từ dân cư vàcác tổ chức kinh tế, để có thể chủ động trong vấn đề sử dụng vốn Vì chính sựtăng trưởng nguồn vốn này đã góp phần không nhỏ trong hoạt động kinh doanh,đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

4.2 CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG TẠI NHĐA_AG

Trang 39

4.2.1 Một số nội dung cơ bản về quy chế cho vay đối với khách hàngtại ngân hàng Đông Á An Giang

4.2.1.1 Đối tượng vay vốn

Là các cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân,các tổ chức khác…, hội đủ điều kiện vay theo quy định của pháp luật và quy địnhcủa ngân hàng Đông Á.

Đối tượng cho vay của NHĐA cụ thể được phân thành 2 loại là: kháchhàng cá nhân (có thể là dân cư, tiểu thương, các tổ chức kinh tế, tổ chức tíndụng…), và khách hàng doanh nghiệp, trong đó Đông Á chủ yếu chú trọng đếnđối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

4.2.1.2 Điều kiện cho vay

NHĐA xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện:

- Có năng lực pháp lực dân sự đầy đủ.

- Pháp nhân phải được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ đầy đủ trong thời hạn cam kết.- Mục đích sử dụng vốn phải phù hợp với mục tiêu đầu tư và hợp pháp.- Có dự án đầu tư hoặc phương án SXKD khả thi, tính toán được hiệu quảtrực tiếp.

- Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có chứng chỉ hành nghề.- Chấp nhận, thực hiện đúng các quy định về đảm bảo tiền vay như thếchấp, cầm cố, bảo lãnh của bên thứ ba, hoặc được tín chấp theo quy định của phápluật

- Cam kết hoàn trả vốn gốc và lãi vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợpđồng tín dụng.

- Chứng từ trong hợp đồng phải được phát hành và lưu hành hợp pháp,phải đầy đủ, rõ ràng, không cạo sửa, tẩy xóa và phải còn trong thời hạn hiệu lực.

4.2.1.3 Mục đích cho vay

Ngân hàng cho khách hàng vay để sử dụng vào các mục đích sau:

- Mua vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị bao gồm cả thuế VAT thuộctổng giá trị lô hàng, và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện cho dự án hoặcphương án SXKD, hoạt động kinh doanh, dịch vụ, đời sống, và đầu tư phát triển.

Ngày đăng: 03/12/2012, 09:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đông á chi nhánh an giang
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 31)
Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đông á chi nhánh an giang
Bảng 4.1 Cơ cấu nguồn vốn (Trang 35)
Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đông á chi nhánh an giang
Bảng 4.2 Tình hình huy động vốn (Trang 36)
Sơ đồ 4.1: Quy trình tín dụng - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đông á chi nhánh an giang
Sơ đồ 4.1 Quy trình tín dụng (Trang 41)
Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thời hạn - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đông á chi nhánh an giang
Bảng 4.3 Doanh số cho vay theo thời hạn (Trang 48)
Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đông á chi nhánh an giang
Bảng 4.4 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế (Trang 51)
Bảng 4.5: Doanh số thu nợ theo thời hạn - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đông á chi nhánh an giang
Bảng 4.5 Doanh số thu nợ theo thời hạn (Trang 54)
Bảng 4.6: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đông á chi nhánh an giang
Bảng 4.6 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế (Trang 56)
Bảng 4.7: Dư nợ theo thời hạn - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đông á chi nhánh an giang
Bảng 4.7 Dư nợ theo thời hạn (Trang 58)
Bảng 4.8: Dư nợ theo thành phần kinh tế - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đông á chi nhánh an giang
Bảng 4.8 Dư nợ theo thành phần kinh tế (Trang 60)
Bảng 4.9: Doanh số nợ quá hạn theo thời hạn - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đông á chi nhánh an giang
Bảng 4.9 Doanh số nợ quá hạn theo thời hạn (Trang 63)
Bảng 4.10: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đông á chi nhánh an giang
Bảng 4.10 Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế (Trang 65)
Bảng 4.11: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đông á chi nhánh an giang
Bảng 4.11 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng (Trang 67)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w