1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh - An Giang phần 1

42 791 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 813 KB

Nội dung

Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh - An Giang 1.1 Lý do chọn đề tài An Giang là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, với sự phát triển đa dạng các ngành nghề như

Trang 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU1.1 Lý do chọn đề tài

An Giang là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, với sự phát triển đa dạng cácngành nghề nhưng đặc biệt có thế mạnh về phát triển nông nghiệp, nuôi trồng và chếbiến thủy sản Nền kinh tế của tỉnh đang phát triển khá tốt, các khu vực sản xuất đềutăng Đặc biệt là xuất khẩu và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Do đó ngàycàng có nhiều doanh nghiệp, công ty đã thành lập và mở rộng quy mô sản xuất kinhdoanh, kéo theo nhu cầu về vốn tăng theo để đáp ứng cho sản xuất và kinh doanh vàhiện nay tình trạng thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh cũng như trong môi trường mởrộng và đầu tư luôn là vấn đề bất cập gây nhiều trở ngại và là nỗi lo của hầu hết cácdoanh nghiệp.

Trước tình hình phát triển đó thì các công ty, doanh nghiệp cần có sự hổ trợ về vốnvà một trong những kênh hỗ trợ về vốn quan trọng đó là kênh Ngân hàng, ngoài Ngânhàng Nhà nước thì các Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần (TMCP) trong đó có Ngânhàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang (Sacombank-AG) chiếm tỷ trọng lớntrong việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, công ty, cá nhân, hộ gia đình.Vì vậy mànhu cầu sử dụng vốn của các thành phần kinh tế được đáp ứng, tạo điều kiện cho hoạtđộng kinh doanh diễn ra một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao đã góp phần thúcđẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế của tỉnh không ngừng phát triển.

Trong các hoạt động của Ngân hàng thì hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng rất quantrọng, nó tạo ra thu nhập rất cao song rủi ro cũng nhiều Do đó công tác tín dụng là hoạtđộng quan trọng, nó mang lại lợi nhuận cao nhất, đóng góp nhiều nhất vào tổng thunhập của ngân hàng.Vì vậy công tác quản lý, kiểm soát, định hướng phát triển cho hoạtđộng tín dụng vừa đạt hiệu quả cao vừa an toàn rất là quan trọng Nhận thức được tầm

quan trọng của vấn đề này nên em chọn“ Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàngTMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh - An Giang” làm đề tài nghiên cứu.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Trong hệ thống Ngân hàng hoạt động tín dụng là hoạt đông chủ yếu và cũng gặpnhiều rủi ro Để phản ánh thực trạng tín dụng của Ngân hàng, đề tài tập trung vào phântích:

- Phân tích tình hình tín dụng của Ngân hàng dựa vào các yếu tố sau: nguồn vốn huyđộng, doanh số cho vay, khả năng thu nợ, tình hình dư nợ, kiểm soát nợ quá hạn và mộtsố chỉ đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng

-Từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đồng thời hạn chế rủiro.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập số liệu từ báo cáo tài chính của Ngân hàng qua 3 năm 2005, 2006 và 2007.- Tham khảo tài liệu từ sách báo, tạp chí, internet.

- Dùng phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh.

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Trong lĩnh vực kinh doanh của Ngân hàng rất đa dạng và do thời gian thực tập cóhạn, đồng thời kiến thức khả năng có hạn nên đề tài chỉ tập trung vào phân tích hiệu quảtín dụng của Ngân hàng qua 3 năm 2005, 2006, 2007

Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 1

Trang 2

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN2.1 Hoạt động huy động vốn

2.1.1 Tiền gởi khách hàng

Tiền gửi không kỳ hạn

Tiền gởi thanh toán là loại tiền gởi không kỳ hạn, khách hàng có thể rút ra bất cứlúc nào mà không cần phải báo trước Ngân hàng biết và Ngân hàng phải đáp ứng yêucầu đó của khách hàng, khách hàng cũng có thể ký séc để thanh toán nên gọi là tàikhoản giao dịch.

Khách hàng gửi tiền thanh toán nhằm mục đích an toàn về tài sản và mục đíchchờ thanh toán chứ không vì mục đích kiếm lãi Nguồn tiền gửi thanh toán khôngổn định do đó khi sử dụng Ngân hàng phải có một khoản dự trữ thích đáng.

Tiền gửi có kỳ hạn

Tiền gửi có kỳ hạn (tiền gửi định kỳ) là tiền gửi mà người gửi tiền chỉ được rútra sau một thời gian nhất định, trong suốt thời gian đó khách hàng không được buộcNgân hàng phải trả tiền lại cho mình.Về nguyên tắc khách hàng chỉ được rút ra khi đếnhạn đến hạn.Tuy nhiên, do tính cạnh tranh và khuyến khích khách hàng gởi tiền nênNgân hàng cho phép khách hàng rút tiền trước hạn với điều kiện người gửi tiền khôngđược trả lãi suất hoặc được trả lãi suất thấp hơn mức lãi suất có kỳ hạn khi rút tiềnđúng hạn Điều này còn phụ thuộc vào chính sách huy động vốn của Ngân hàng và loạitiền gửi định kỳ.

Đối với Ngân hàng tiền gửi có kỳ hạn là số tiền có hẹn đến một ngày nhất địnhmới trả lại cho khách hàng gửi tiền, điều này giúp cho Ngân hàng chủ động đượcnguồn vốn trong các thời kỳ để có kế hoạch cho vay, do đó việc sử dụng nguồn này đểcho vay rất hiệu quả.Các NHTM thường áp dụng biện pháp lãi suất để huy độngnguồn vốn này là chủ yếu.

2.1.2 Tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi vào Ngân hàng thì đượcNgân hàng cấp cho một quyển sổ gọi là sổ tiết kiệm Khách hàng có trách nhiệm quảnlý sổ và mang theo khi đến Ngân hàng để giao dịch Hiện nay một số Ngân hàng đãbỏ sổ tiết kiệm và thay vào đó là cung cấp cho khách hàng một bảng kê lúc gửi tiềnđầu tiên và hàng tháng để phản ánh tất cả các số phát sinh Đây cũng là nguồn vốn hoạtđộng của Ngân hàng, nó có tính ổn định và chiếm tỷ lệ khá cao Gồm 2 loại hình.

 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Là loại tiền gửi tiết kiệm mà khách hàng có thể gửi vào, lấy ra bất kỳ lúc nàokhông cần báo trước cho Ngân hàng Đối tượng gửi chủ yếu là những người tiếtkiệm, dành dụm hầu để trang trải cho những chi tiêu cần thiết đồng thời có mộtkhoản lãi góp phần vào việc chi tiêu hàng tháng Ngoài ra, đối tượng gửi có thể lànhững người thừa tiền nhàn rỗi muốn gửi vào ngân hàng để thu lợi tức đồng thời bảođảm an toàn hơn giữ tiền ở nhà.

 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Đây là loại hình gửi tiền mà người gửi có sự thỏa thuận về thời gian với Ngânhàng, khách hàng chỉ rút tiền khi đến thời hạn thỏa thuận Còn trường hợp đặc biệt rút

Trang 3

ra trước thời hạn thì lãi suất thấp hơn Lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn lớn hơn tiềngửi tiết kiệm không kỳ hạn lớn hơn.

2.1.3 Kỳ phiếu Ngân hàng

Là loại chứng từ có giá được Ngân hàng phát hành để huy động tiết kiệm trongxã hội nhằm mục đích phục vụ cho việc kinh doanh trong thời kỳ nhất định.Thời hạncủa kỳ phiếu còn phụ thuộc vào chính sách huy động vốn của ngân hàng, có thể là:3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, trên 12 tháng.

2.1.4 Trái phiếu Ngân hàng

Trái phiếu Ngân hàng là công cụ huy động vốn dài hạn vào Ngân hàng, nó là mộtloại chứng khoán có thể dùng để mua bán trên thị trường chứng khoán Ở nước ta,trái phiếu có kỳ hạn trên một năm Khi ngân hàng phát hành trái phiếu thì Ngân hàng cómục đích dùng số vốn đó để đầu tư vào các dự án mang tính chất dài hạn như: đầu tưvào các công trình, dự án liên doanh, cho vay dài hạn…Đối với khách hàng, trái phiếuNgân hàng là một khoản đầu tư mang lại thu nhập ổn định và ít rủi ro so với cổ phiếudoanh nghiệp.

2.2 Lý luận chung về tín dụng2.2.1 Khái niệm về tín dụng

Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị dưới hình thức hiện vậthay tiền tệ từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định trả lạivới một lượng lớn hơn.

Khái niệm trên thể hiện ở 3 đặc điểm cơ bản, nếu thiếu một trong 3 đặc đểm sauthì sẽ không còn là phạm trù tín dụng nữa:

- Có sự chuyển giao quyền sử dung một lượng giá trị từ người này sang người khác.- Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời.

- Khi hoàn lại lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải kèm theo mộtlượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức.

2.2.2 Các nguyên tắc tín dụng

Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo:

- Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

- Hoàn trả cả gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tíndụng.

2.2.3 Các hình thức tín dụng

- Căn cứ vào thời hạn tín dụng: Tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn - Căn cứ vào đối tượng tín dụng: Tín dụng vốn lưu động và tín dụng vốn cố định - Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá, tín

Trang 4

2.2.4 Chức năng và vai trò của tín dụng2.2.4.1 Chức năng

- Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ.

- Tiết kiệm được lượng tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội.- Phản ánh và kiểm soát đối với các hoạt động kinh tế.

- Việc cấp tín dụng để khách hàng thực hiện dự án đầu tư, phương án sản xuất kinhdoanh, dịch vụ ở nước ngoài được thực hiện theo quy định riêng của Ngân hàng Nhànước Việt Nam.

2.2.6 Điều kiện cho vay

Ngân hàng xem xét cho vay đối với khách hàng có đầy đủ các điều kiện sau: - Khách hàng là tổ chức phải có năng lực pháp luật dân sự Tổ chức nước ngoàithực hiện các giao dịch dân sự tại Việt nam thì năng lực pháp luật dân sự được xácđịnh theo pháp luật Việt Nam.

- Khách hàng là pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự Cá nhân nướcngoài khi thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sựđược xác định theo pháp luật Việt Nam.

- Mục đích sử dụng vốn hợp pháp.

- Có khả năng tài chính bảo đảm hoàn trả nợ vay trong thời hạn cam kết.

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả,phù hợp với qui định của pháp luật.

- Có trụ sở (đối với tổ chức) hoặc có hộ khẩu thường trú, tạm trú (đối với cá nhân)tại điạ bàn cho vay được phân công của sở Giao dịch, Chi nhánh trực thuộc Ngânhàng, các trường cho vay ngoài địa bàn cho vay này phải được Tổng giám đốc chấpthuận.

2.2.7 Các phương thức cho vay

Tổ chức tín dụng thoả thuận với khách hàng vay việc áp dụng các phương thứccho vay:

Trang 5

- Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ

tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa

thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.

- Cho vay theo dự án đầu tư: Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực

hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phụcvụ đời sống.

- Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay

vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó, có một tổ chức tín dụng làm đầumối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác

- Cho vay trả góp: Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa

thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳhạn trong thời hạn cho vay.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn

sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định Tổ chức tíndụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự hòng, mứcphí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.

- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tín

dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tíndụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự độnghoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng Khi cho vay phát hành và sửdụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các quy định củaChính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.

- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa thuận

bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toáncủa khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ViệtNam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

2.2.8 Thời hạn cho vay và lãi suất cho vay2.1.8.1 Thời hạn cho vay

Là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đếnthời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụngvà khách hàng.

2.1.8.2 Lãi suất cho vay

- Lãi suất cho vay và phí liên quan khoản vay được áp dụng theo biễu lãi suất vàbiểu phí tín dụng của Ngân hàng trong từng thời kỳ.

- Mức lãi suất đối với các khoản nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay đã đượcký kết hoặc được qui định trong hợp đồng tín dụng

- Ngân hàng có thể xem xét cho khoản miễn, giảm lãi tiền vay theo Quy chếmiễn, giảm lãi do Hội đồng quản trị Ngân hàng ban hành.

2.2.9 Bảo đảm tín dụng2.2.9.1 Khái niệm

Bảo đảm tín dụng hay còn gọi là bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp

Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 5

Trang 6

dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồiđược các khoản nợ đã cho khách hàng vay.

Để đảm bảo tiền vay có hiệu quả đòi hỏi:

- Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm.

- Tài sản dung làm bảo đảm nợ vay phải tạo ra được ngân lưu( phải có giá trị và thịtrường tiêu thụ).

- Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền xử lý tài sản dùng làm bảođảm tiền vay.

Cấm cố tài sản là việc bên đi vay giao tài sản là các động sản thuộc sở hữu củamình cho bên cho vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Tài sản cầm cố có thể bao gồm các loại tài sản sau đây:- Tài sản hữu hình như xe cộ, máy móc, hàng hóa….- Tiền trên tài khoản tiền gửi hoặc ngoại tệ.

- Giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu….

 Bảo đảm tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Bảo đảm tín dụng bằng hình thức bảo lãnh.

2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng

X 100%

VHĐCKH/TNV=

Vốn huy động có kỳ hạnTổng nguồn vốn huy động

X 100%

Trang 7

Tỷ số này cho biết tính ổn định vững chắc của nguồn vốn huy động tại một tổ chức tíndụng Tỷ số này càng lớn thì nguồn vốn huy động càng ổn định.

Dư nợ / Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của Ngân hàng Nếu chỉtiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của Ngân hàng ổn định và có hiệu quả Ngượclại Ngân hàng đang gặp khó khăn nhất là khâu tìm kiếm khách hàng.

Doanh số thu nợ/ Doanh số cho vay

Phản ánh một đồng vốn mà ngân hàng bỏ ra cho vay thì thu về được bao nhiêu đồng nợ.Nếu tỷ lệ này càng cao thì hoạt động tín dụng có hiệu quả, ngược lại nếu tỷ lệ này thấpthì Ngân hàng có khuynh hướng gặp nhiều rủi ro vì khó thu được nợ.

X 100%

Tổng dư nợNQH/TDN=

Nợ quá hạn

X 100%DSTN/DSCV=

Doanh số thu nợ

Doanh số cho vay X 100%

Trang 9

3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Phòng doanh nghiệp

Tiếp thị doanh nghiệp

- Quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể như: đánh giá vềtình hình thị trường và địa bàn định kỳ để phản hồi về cho phòng tiếp thị và pháttriển sản phẩm doanh nghiệp tham mưu cho Ban lãnh đạo Chi nhánh, hỗ trợ cácđơn vị trực thuộc Chi nhánh thực hiện các chỉ tiêu bán hàng,…

- Tiếp thị và quản lý khách hàng như: xây dựng, thực hiện kế hoạch tiếp thị kháchhàng, trực tiếp tiếp thị khách hàng hoặc tiếp thị theo yêu cầu của đơn vị trựcthuộc Chi nhánh, triển khai thực hiện các chương trình, sự kiện quảng cáo chocác sản phẩm dịch vụ,…

- Chăm sóc khách hàng doanh nghiệp như: triển khai chương trình tập huấn, huấnluyện kỹ năng chăm sóc khách hàng cho đơn vị trực thuộc,…

- Thực hiện thủ tục khi khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ và hướng dẫnkhách hàng đến quầy giao dịch liên quan.

- Quản lý kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các bộ phận tại đơn vị trực thuộc Chinhánh trong mảng chức năng được giao,…

Thẩm định doanh nghiệp

- Thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng (trừ hồ sơ cấp tín dụng mang tính chất dự ántheo quy định của Ngân hàng) như: phối hợp với Bộ phận Tiếp thị trong quátrình tiếp xúc khách hàng để xác minh tình hình sản xuất kinh doanh và khả

Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 9

Trang 10

năng quản lý của khách hàng, nghiên cứu hồ sơ, phương án vay vốn và tài sảnđảm bảo của khách hàng,…

- Thông báo quyết dịnh cấp tín dụng hoặc không cấp tín dụng cho bộ phận tiếp thịdoanh nghiệp,…

doanh, loại hình cho vay, hạn mức tín dụng, kiểm soát chặt chẽ tình hình nợ giahạn, nợ quá hạn, đề xuất các biện pháp thích hợp để hạn chế rủi ro, nâng caohiệu quả,…

- Lưu trữ, bảo quản bản chính hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh, giấy nhậnnợ, giấy gia hạn nợ và các giấy tờ liên quan khác, tổ chức lưu trữ toàn bộ cácbản sao hồ sơ cấp tín dụng đang lưu hành, đã tất toán vá các hồ sơ đã từ chốicho vay đề tham khảo, cung cấp khi có yêu cầu,…

Thanh toán quốc tế

- Xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế như: xử lý các nghiệp vụ liên quan đếnL/C nhập khẩu, nhờ thu nhập khẩu, L/C xuất khẩu, nhờ thu xuất khẩu, nhờ thutrơn,…

- Xử lý các giao dịch chuyển tiền quốc tế như: xử lý các nghiệp chuyển tiền đinước ngoài, thực hiện việc xác nhận mang ngoại tệ, mua bán ngoại tệ phục vụnhu cầu chuyển tiền đi nước ngoài hợp pháp theo đúng quy định, quy chế kinhdoanh ngoại hối của Ngân hàng,…

- Lập chứng từ kế toán có liên quan đến công việc do bộ phận phụ trách, quản lývà lưu trữ hồ sơ thanh toán quốc tế theo quy định,…

Xử lý giao dịch

- Thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi thanh toán và các dịch vụ khác có liên quanđến tài khoản tiền gửi thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, thực hiện cácnghiệp vụ kế toán tiền vay liên quan đến việc thu nợ, thực hiện các tác nghiệpvề thẻ được giao, quản lý các loại tài khoản tiền gửi, tiền vay, ngoại bảng củakhách hàng,…

- Thực hiện các nghiệp vụ mua bán vàng, ngoại tệ theo quy định cảu Ngân hàng. Phòng kế toán và quỹ

Trang 11

Quản lý công tác kế toán tại Chi nhánh

- Hướng dẫn, kiểm tra công tác hạch toán kế toán tại Chi nhánh và các đơn vị trựcthuộc Chi nhánh

- Tiếp nhận, kiểm tra và tổng hợp số liệu kế toán phát sinh hàng ngày /quý /nămcủa các đơn vị trực thuộc.

- Lưu trữ và bảo quản kho chứng từ kế toán theo quy định.- Đầu mối tiếp nhận các yêu cầu về thanh tra.

- Lập các chứng từ kế toán có liên quan đến công việc do Phòng đảm trách.,…Quản lý công tác an toàn kho quỹ

Thu chi và nhập xuất tiền mặt, tài sản quý và giấy tờ có giá như: thực hiện thu chitiền mặt, ngoại tệ, xuất nhập tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá được bảo quản theoquy định, tạm ứng quỹ,

Kiểm điếm, phân loại, đóng bó tiền theo quy định.Bốc xếp, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.Bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.

- Thực hiện quản lý, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng của toàn Chi nhánh.

- Tham mưu, theo dõi thực hiện chi phí điều hành trên cơ sở kế hoạch đã đượcduyệt,…

Quản lý công tác nhân sự

- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự hàng năm căn cứ vào kế hoạch mở rộngmạng lưới và kết quả định biên của Chi nhánh.

- Phối hợp với phòng nhân sự tại Hội sở trong việc tuyển dụng tại Chi nhánh.- Quản lý các vấn đề nhân sự liên quan đến luật lao đông, tham gia giải quyết các

tranh chấp lao động tại Chi nhánh.

- Giám sát hệ thống công nghệ thông tin tại Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc,bảo dưỡng trang thiết bị CNTT,…

Phòng giao dịch

Phòng giao dịch chia làm hai bộ phận: bộ phận dịch vụ khách hàng và bộ phận hỗ trợ.Bộ phận dịch vụ khách hàng.

- Tiếp thị và quản lý khách hàng, chăm sóc khách hàng.

Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 11

Trang 12

- Thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng: phân tích thẩm định, đề xuất cấp tín dụng vàcơ cấu lại các hồ sơ cấp tín dụng,…

3.3 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tại Ngân hàng 3.3.1 Thuận lợi

- Được sự quan tâm hỗ trợ kịp thời của Ban lãnh đạo Ngân hàng và các Phòng ban Hộisở, cũng như sự hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi của các cấp chính quyền địa phương.- Sự đoàn kết và nhiệt quyết cao của CBNV Chi nhánh An Giang đã tạo nên sức mạnhtập thể hướng đến một mục tiêu chung là cùng nhau chung sức xây dựng một Chinhánh vững mạnh về mọi mặt.

- Đội ngũ CBNV trẻ -năng động -được địa phương hoá với gần 100% CBNV Chi nhánhlà người địa phương nên rất am hiểu phong tục, tập quán của địa phương, từ đó rấtthuận lợi trong việc tiếp cận khách hàng

- Hình ảnh và thương hiệu Sacombank tại An Giang đã được nhiều người quan tâmthông qua nhiều chương trình như: “ Sacombank chạy vì sức khoẻ cộng đồng”, quỹ họcbổng “Ươm mầm cho những ước mơ “ và chương trình “ Ghế đá nơi công cộng “,….- Trụ sở khang trang và sạch đẹp luôn tạo ra sự mới lạ và thoải mái khi khách hàng đếngiao dịch nên đã tạo được ấn tượng tốt với khách hàng đến giao dịch

- Mạng lưới và tiện ích sản phẩm dịch vụ khá nổi trội: với mạng lưới rộng lớn –208điểm giao dịch trên toàn hệ thống như hiện nay nên rất thuận lợi trong việc phát triểncác dịch vụ đặc biệt nhất là dịch vụ chuyển tiền.

- Công tác chăm sóc khách hàng được toàn thể CBNV Chi nhánh An Giang xác định làvũ khí cạnh tranh và là trách nhiệm của mọi người, từ đó khách hàng khi đến giao dịchlần đầu đã tạo ấn tượng tốt về Sacombank.

- Hệ khách hàng sau hơn 02 năm hoạt động Chi nhánh An Giang đã tạo được một hệkhách hàng tương đối lớn, đảm bảo cho Chi nhánh tăng trưởng, phát triển ổn định vàbền vững.

3.3.2 Khó khăn

- Sự xuất hiện ngày càng nhiều TCTD làm cho thị phần ngày càng thu hẹp, các TCTDđua nhau tung ra những chiêu thức lôi kéo các khách hàng của những Ngân hàng đanghoạt động trên địa bàn trong đó có Sacombank An Giang.

- Sau thời gian dài mất khách hàng, các Ngân hàng TMQD đã “ tỉnh giấc” nên khôngngừng nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường công tác tiếp thị để lôi kéo lại cáckhách hàng đã mất và thu hút thêm khách hàng mới, với lợi thế giá sản phẩm rẽ hơn cácNgân hàng TMCP, cho nên đã bị các Ngân hàng TMQD tiếp thị lôi kéo.

Trang 13

- Do nhu cầu mở rộng mạng lưới và qui mô họat động của Chi nhánh tăng trưởngnhanh, cho nên số lượng nhân viên cần tuyển nhiều, nghiệp vụ còn yếu chưa theo kịptốc độ phát triển của Chi nhánh Trong khi đó áp lực về các chính sách thu hút nhân tàicủa các TCTD mới mở tại An Giang đối với các nhân sự có năng lực và kinh nghiệmngày một tăng

- Một số sản phẩm dịch vụ của Sacombank còn hạn chế: như sản phẩm thẻ tiện ích chưacao, một số loại phí dịch vụ cao hơn so với các TCTD khác như phí thẩm định, phíTTQT, phí sử dụng hạn mức.

- Thủ tục cho vay đối với những món nhỏ lẻ của Sacombank còn quá nhiêu kê (do chưaban hành thủ tục đơn giản cho sản phẩm này) và phải đăng ký GDĐB, trong khi đó cómột số TCTD đang thực hiện thủ tục cho vay thật đơn giản và không đăng ký GDĐBđối với những món vay dưới 50 triệu đồng.

- Đối với những sản phẩm cho vay QTD không thể phát triển do khó cạnh tranh với NHĐông Á và NH Mỹ Xuyên về thủ tục quản lý tài sản thuế chấp, các hồ sơ vay vốn táithế chấp và đăng ký GDĐB.

3.4 Quy trình cho vay

Hình 3.2: Quy trình cho vay

Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 13

CHỨNG TỪ

Toàn bộHồ sơ vay

Tờ trình đã được duyệt

HĐ Tín dụng, HĐ Bảo đảmGiấy xác nhận tình trạng nhà đất

Biên bản nhận TSBĐ

Nhập kho hồ sơ TSBĐ

Nhu cầu vay

Bàn giao bản chính

giấy tờ nhà đất

Nhận HS TSBĐ trình

duyệt, giải ngân

Xét duyệt

Kiểm soát hồ sơ đã

duyệtTiếp nhận,

hướng dẫn HS

Xác minh thực tếđánh giá

tài sảnThẩm định

hồ sơ vayTổng hợp hồ

sơ, trình ký

Thông báo từ chối

Lập hợp đồng và trình kýCông chứng/

chứng thực giao dịch ĐB

(nếu có)Thông báo

đồng ý

Ký HĐ duyệt

GNNhận tiền

Giải ngân tiền vay

Lưu giữ Hồ sơ vay

Phiếu chuyển khoản/Giấy

lĩnh tiền

Bản chính giấy tờ nhà,

đất

Trang 14

Bảng 3.1: Diễn giải Qui trình cấp tín dụng tại Sacombank An Giang

Thời gian STTthực hiệnCác bướcNội dung thực hiệnHồ sơ/chứng từ

Tối đa 5ngày

Tiếp nhậnhướng dẫn

hồ sơ

- Tiếp nhận hồ sơ vay.

- Hường dẫn các điều kiện, thủ tục, hồ sơ vay vốn cho khách hàng

- Sổ theo dõi;- Phiếu hẹn xác

2 Xác minhthực tế - Xác minh hiện trạng thực tế của bất động sản mới.- Định giá bất động sản

- Bảng kiểm trathu thập thông tin.

- Bảng định giáTSBĐ

Từ 2 đến5 ngàytùy vào số

tiền vay

3 Thẩm địnhhồ sơ vay

- Đánh giá xếp hạn khách hàng.- Thẩm định các hồ sơ vay vốn.- Thẩm định tình hình sản xuất

kinh doanh hoặc nguồn thu nhập dùng để trả nợ.

- Bảng điểmkhách hàng.- Thu thập hồ sơ

- Báo cáo đánh giá định tính.

Trang 15

Xét duyệttrong thờigian ngắn

4 Trình hồ sơvay

- Lập tờ trình, đề xuất ý kiến trình cho cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Thông báo cho khách hàng chuẩn bị hồ sơ để tiến hành thủ tục công chứng và đăng kýgiao dịch bảo đảm.

- Tờ trình xétduyệt hồ sơ vay.

- Toàn bộ hồ sơ vay

Đây là thờigian khách

hàng tựchủ động

Thủ tục bảođảm tiền

- Ký HĐ tín dụng, HĐ bảo đảm tiền vay.

- Thực hiện công chứng, chứng thực HĐ bảo đảm tiền vay

- Đăng ký GDBĐ tại cơ quancó thẩm quyền.

- Chuyển bản chính hồ sơ tài sảnbảo đảm sang P QLTD để làm thủ tục nhập kho qũy.

- Tờ trình đãduyệt

- HĐTD, HĐ bảo đảm đã công chứng- Giấy chứng

nhận đã đăng ký giao dịch bảo đảm.- Bảng chính

giấy tờ nhà đất.

Trong 1

buổi 6 Giải ngân

- Giải ngân tiền vay cho khách hàng

- Chuyển hồ sơ vay của khách hàng sang P QLTD lưu giữ

- HĐTD

- Phiếu chuyển khoản, giấy lãnh tiền.

Kiểm trasau cho vaysau cho vay

- Sau giải ngân, CBTD phải tiếnhành kiểm tra

- Nội dung kiểm tra lưu ý đến việc sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ.

Báo cáo kiểm tra sau cho vay

8 Tất toánHĐ vay

- Khi khách hàng trả hết nợ, tiếnhành hạch toán thu nợ, lãi và phí để tất toán HĐ.

- Chuyển hồ sơ sang P.QLTD để làm thủ tục giải chấp.

- Giấy nộp tiền của khách hàng- Bản chính giấy

tờ nhà đất.

3.5 Kết quả hoạt động của Sacombank An Giang trong 3 năm

Trong cơ cấu doanh thu của Chi nhánh chia làm hai loại: thu từ lãi và thu ngoài lãi.Thu từ lãi là thu từ hoạt động cho vay vốn của Chi nhánh, còn thu ngoài lãi là tiền thuđược do điều chuyển vốn đi Hội sở Tương tự nguồn chi cũng có hai loại: chi trã lãi làlãi phải trả cho khách hàng gửi tiền còn chi ngoài lãi là lãi phải trả do nhận vốn điềuhòa từ hội sở.Tình hình hoạt động kinh doanh được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.2: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 và 2007

Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 15

Trang 16

ĐVT:Triệu đồng

Tuyệt đốiTương đối

1.Thu từ lãi (lãi cho vay) 26,722 62,926 36,204 135.482.Chi trả lãi (trả lãi tiền

4.Thu ngoài lãi (lãi do

5.Chi ngoài lãi (lãi do

(Nguồn: Phòng hỗ trợ Ngân hàng Sài gòn Thương Tín)

Biểu đồ 3.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 và 2007

Doanh thuChi phíLợi nhuận

Từ bảng báo cáo trên ta thấy số tiền lãi thu được từ hoạt động cho vay tăng mạnh ởnăm 2007 Cụ thể là tiền lãi vay thu được năm 2006 là 26,722 triệu đồng, năm 2007

Trang 17

tiền lãi vay thu được là 62,926 tăng 36,204 triệu đồng so với năm 2006 ứng với tốc độtăng trưởng là 135.48% Điều này chứng mhinh rằng lợi nhuận của Chi nhánh bị ảnhhưởng rất lớn đối với hoạt động tín dụng, bên cạnh việc thu từ lãi cho vay thì Ngânhàng phải trả lãi tiền gửi Bên cạnh việc thu ngoài lãi năm 2007 tăng 1,311 triệu đồngso với năm 2006, còn chi ngoài lãi năm 2007 tăng 5,231 triệu đồng so với năm 2006 Lợi nhuận của Ngân hàng năm 2006 là 12,066 triệu đồng, năm 2007 lợi nhuận là22,433 triệu đồng tăng 10,367 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 85.92% Đạtđược kết quả đó là do trong thời gian qua Ngân hàng đã làm tương đối tốt các hoạtđộng cho vay, thu nợ cũng như kiểm soát nợ quá hạn, đồng thời đẩy mạnh tiếp thị, cónhững chính sách cho vay với mức lãi phù hợp Với kết quả này Chi nhánh sẽ ngàycàng phát triển và góp phần thúc đẩy nền kinh tế tỉnh nhà phát triển

3.6 Mục tiêu và phương hướng năm 20083.6.1 Mục tiêu năm 2008

- Huy động: năm 2008 ước đạt 580 tỷ đồng chiếm 8,5% thị phần của địa bàn, với 9,000khách hàng, đến 2010 ước đạt 1,800 tỷ đồng chiếm 10% thị phần địa bàn, với 14,000khách hàng.

- Cho vay: năm 2008 ước đạt 900 tỷ đồng chiếm 7% thị phần địa bàn, với 13,000 kháchhàng, đến 2010 ước đạt 1,500 tỷ đồng chiếm 10% thị phần địa bàn, với 28,000 kháchhàng.

- Doanh số TTQT: năm 2008 ước đạt 20 triệu USD chiếm 3% thị phần địa bàn, với 01khách hàng, đến năm 2010 ước đạt 40 triệu USD chiếm 5% thị phấn địa bàn, với 10khách hàng.

- Thu phí dịch vụ: năm 2008 ước đạt 3 tỷ đồng và đến năm 2010 ước đạt 5 tỷ đồngchiếm 12,5% lợi nhuận.

- Lợi nhuận trước DPRR: năm 2008 ước đạt 22 tỷ đồng, đến năm 2010 ước đạt 40 tỷ - Xếp loại Chi nhánh: Chi nhánh phấn đấu đến 30/06/2008 được tăng hạng lên loại 03và đến 2010 là loại 02.

3.6.2 Phương hướng năm 2008

Tăng nguồn vốn huy động

- Tiếp tục thức hiện việc phân khúc khách hàng theo số dư tiền gửi để có chính sáchchăm sóc hợp lý – ưu đãi.

- Tận dụng ưu thế về mạng lưới và các chương trình quảng bá thương hiệu để tiếp thịthu hút khách hàng.

Tăng trưởng tín dụng, giảm nợ quá hạn, nâng cao chất lượng tín dụng

- Cơ cấu lại danh mục cho vay theo hướng mở rộng thêm đối tượng cho vay để phân tánrủi ro như cho vay mua xe, mở rộng các sản phẩm cho vay có ưu thế như cho vay vượttỷ lệ đảm bảo, cho vay đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời….

- Rà soát, phân tích đánh giá lại toàn bộ nợ quá hạn để có biện pháp xử lý dứt điểm,không để NQH mới phát sinh Phấn đấu nợ quá hạn luôn ở mức dưới 1% tổng dư nợ.

Tăng thu dịch vụ Ngân hàng

Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 17

Trang 18

Tiếp tục phát huy ưu thế các sản phẩm dịch vụ có thế mạnh như chuyển tiền, bảo lãnhnội địa…

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Thường xuyên quan tâm, hỗ trợ, giải quyết kịp thời các thắc mắc đối với nguồnnhân sự hiện hữu tại Chi nhánh và luôn quan tâm đến việc tìm nguồn nhân sự có chấtlượng cao để đáp ứng nhu cấu phát triển của Ngân hàng.

Tổ chức thực hiện kế hoạch tự kiểm tra, chấn chỉnh tại đơn vị

- Xây dựng và thực hiện đúng kế hoạch tự kiểm tra, chấn chỉnh hàng năm đã đề ra.Định kỳ hàng quí thành lập Đoàn kiểm tra chấn chỉnh để kiểm tra toàn diện các mặthoạt động các Phòng ban, PGD trực thuộc.

- Phân công theo dõi thực hiện lịch tự kiểm tra chấn chỉnh và đào tạo để có kế hoạchbiện pháp thực hiện.

- Tổ chức khắc phục triệt để những kiến nghị của các Đoàn kiểm tra, thanh tra của Hộisở cũng như của các cơ quan chủ quản.

Các phương hướng khác

Thường xuyên kiểm tra chấn chỉnh tính chấp hành nội qui, qui chế, cũng như luônquan tâm hàng đầu trong việc chăm sóc khách hàng để làm vũ khí cạnh tranh.

Trang 19

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN TẠI CHI NHÁNH AN GIANG4.1 Phân tích tình hình huy động vốn

Bất kỳ một Ngân hàng nào thì vốn cũng là một yếu tố rất quan trọng, nó mang tínhchất quyết định đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Muốn hoạt độngtốt đem lại hiệu quả cao thì điều trước tiên là phải có nguồn vốn dồi dào đảm bảo choquá trình kinh doanh được thuận lợi Một nguồn vốn đều và ổn định sẽ giúp cho Ngânhàng chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn.

Vì vậy, một Ngân hàng muốn đứng vững trên thương trường thì điều kiện trướctiên, nguồn vốn của Ngân hàng phải đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được

thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế.Trong quátrình hoạt động Ngân hàng phải mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hoácác hình thức huy động để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư, hay các doanhnghiệp để phân phối lại những nơi cần vốn để sản xuất kinh doanh Nguồn vốn hoạtđộng của Ngân hàng tăng trưởng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng mở rộngđầu tư tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế và dân cư.

Trang 20

Tiền gửi tiết

kiệm CKH 16,816 50.33 168,913 87.11 355,477 85.91 152,097 904.49 186,564 110.45

Tổng 33,410100193,908100413,757100160,498 480.39 219,850 113.38

(Nguồn: Phòng hỗ trợ Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín)

Tiền gửi thanh toán

Đây là loại tiền gởi mà khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào, lãi suất của loạitiền gởi này không cao bằng các loại tiền gởi có kỳ hạn Mục đích chủ yếu của kháchhàng là dùng để thanh toán và các dịch vụ kèm theo phải đơn giản, thuận lợi và nhanhchóng.

Nguồn tiền gửi thanh toán trong thời gian qua không ngừng tăng lên Cụ thể vốnnăm 2005 đạt được là 16,207 triệu đồng, năm 2006 là 20,813 triệu đồng tăng 4,606 triệuđồng tương ứng với số tiền 28.42% so với năm 2005 Năm 2007 vốn đạt được là 52,775tăng 31,962 triệu đồng tương ứng với số tiền 153.57% so với năm 2006 Nguyên nhânnăm 2005 Chi nhánh mới thành lập nên công tác huy động vốn chưa được cao nhưng từnăm 2006 đến năm 2007 Chi nhánh đã có chính sách thay đổi lãi suất linh hoạt, công táctiếp thị được quảng bá nhiều giới thiệu về Ngân hàng bằng các hình thức phát tờ rơi vàcác chương trình rút thăm trúng thưởng, nhờ vậy mà thu hút được nhiều khách hàng.

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Đây loại tiền chiếm tỷ trọng thấp so với tổng tiền gửi, tuy nhiên số dư vẫn tăng lênnhưng không đáng kể Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền mà khách hàng đang nhàn rổitạm thời mà chưa biết lúc nào sử dụng.

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Đối với loại tiền gửi này khách hàng gửi tiền vì mục đích hưởng lãi, còn đối vớiNgân hàng đây là khoản tiền đã được xác định thời gian trả lại cho khách hàng vìvậy nó có ý nghĩa quan trọng đối với Ngân hàng, tạo nguồn vốn ổn định choNgân hàng cho phép Ngân hàng có thể chủ động trong vấn đề đầu tư.

Tình hình số dư tiền gửi tiết kiệm trong 3 năm trở lại đây đều tăng,cụ thể: năm2005 huy động được16,816 triệu đồng; năm 2006 đạt 168,913 triệu đồng tăng 152,097triệu đồng so với 2005, ứng với tốc độ tăng 904.49%, năm 2007 đạt 355,477 triệuđồng tăng 186,564 triệu đồng so với năm 2006, ứng với tốc độ tăng là 110.45% Sựtăng trưởng của loại tiền gửi này cho thấy thu nhập của người dân ngày càng tăngtrong khi người dân vẫn có ít sự lựa chọn để quyết định hình thức đầu tư và hìnhthức đơn giản nhất là gửi tiền vào Ngân hàng để hưởng lãi Tuy vậy, để thu hútđược loại tiền gửi này đòi hỏi Ngân hàng cần tiếp tục phát huy hơn nữa trước sức ép

Trang 21

cạnh tranh của các NHTM và các quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh.

Nhìn chung, trong 3 năm qua công tác huy động vốn ở Chi nhánh Sacombank AGđã đạt được thành tựu đáng kể, nguồn vốn huy động tăng trưởng hàng năm Chính sựtăng trưởng vốn này đã góp phần không nhỏ trong việc mở rộng kinh doanhphục vụ các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế địa phương.

4.2 Phân tích tình hình tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm 4.2.1 Doanh số cho vay

Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một

NHTM nào Sự chuyển hoá từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhucầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tếmà cả đối với bản thân Ngân hàng Bởi vì, nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủyếu cho Ngân hàng để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp các chi phíkinh doanh và tạo ra được lợi nhuận cho Ngân hàng.

4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn

Hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank AG đều tăng trưởng qua các năm Nguồn

vốn tín dụng của Ngân hàng được đầu tư hầu hết vào các thành phần kinh tế nhằm hỗtrợ vốn cho các đơn vị bổ sung vào vốn kinh doanh để phát triển sản xuất SacombankAG đầu tư tín dụng ngắn hạn, trung dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động và vốncố định của các đơn vị Tình hình cho vay của Sacombank An Giang được thể hiện quabảng sau:

Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thời hạn

ĐVT: Triệu đồng

% Doanhsố

dài hạn 27,500 41.7 171,743 21 301,714 15.83 144,243 524.52 129,971 75.68

Tổng 66,000100 553,257 100 1,906,225100 487,257738.27 1,352,968244.55

(Nguồn: Phòng hỗ trợ Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín)

Biểu đồ 4.2: Doanh số cho vay theo thời hạn

ĐVT: Triệu đồng

Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 21

Ngày đăng: 03/12/2012, 09:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.2: Quy trình cho vay - Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh - An Giang phần 1
Hình 3.2 Quy trình cho vay (Trang 15)
Bảng 3.1: Diễn giải Qui trình cấp tín dụng tại Sacombank An Giang - Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh - An Giang phần 1
Bảng 3.1 Diễn giải Qui trình cấp tín dụng tại Sacombank An Giang (Trang 16)
Bảng 3.2: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 và 2007 - Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh - An Giang phần 1
Bảng 3.2 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 và 2007 (Trang 17)
Biểu đồ 3.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 và 2007 - Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh - An Giang phần 1
i ểu đồ 3.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 và 2007 (Trang 18)
Bảng 4.1:Tình hình nguồn vốn - Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh - An Giang phần 1
Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn (Trang 21)
Bảng 4.2:Tình hình huy động vốn - Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh - An Giang phần 1
Bảng 4.2 Tình hình huy động vốn (Trang 22)
Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thời hạn - Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh - An Giang phần 1
Bảng 4.3 Doanh số cho vay theo thời hạn (Trang 24)
Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo loại hình - Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh - An Giang phần 1
Bảng 4.4 Doanh số cho vay theo loại hình (Trang 26)
Bảng 4.5: Doanh số thu nợ theo thời hạn - Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh - An Giang phần 1
Bảng 4.5 Doanh số thu nợ theo thời hạn (Trang 29)
Bảng 4.6: Doanh số thu nợ theo loại hình - Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh - An Giang phần 1
Bảng 4.6 Doanh số thu nợ theo loại hình (Trang 31)
Bảng 4.8: Dư nợ cho vay theo loại hình - Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh - An Giang phần 1
Bảng 4.8 Dư nợ cho vay theo loại hình (Trang 35)
Bảng đồ 4.5: Tình hình nợ quá hạn - Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh - An Giang phần 1
ng đồ 4.5: Tình hình nợ quá hạn (Trang 38)
Bảng 4.10: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu hoạt động tín dụng - Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh - An Giang phần 1
Bảng 4.10 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu hoạt động tín dụng (Trang 39)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w