Doanh số thu nợ theo loại hình cho vay

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh - An Giang phần 1 (Trang 30 - 33)

Thu nợ là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng, doanh số cho vay của các loại hình đều tăng ở các năm tương ứng với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng tăng theo. Cụ thể tình hình thu nợ của các loại hình như sau:

Bảng 4.6: Doanh số thu nợ theo loại hình

ĐVT: Triệu đồng Khoản mục 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Doanh số % Doanh số % Doanh số %

Tuyệt Tương Tuyệt Tương

đối đối(%) đối đối(%)

SXKD 17,206 55.86 181,622 55.10 1,007,581 66.17 164,416 955.57 825,959 454.77 Cá nhân 5,850 18.99 101,345 30.75 549,535 36.09 95,495 1,632.39 448,190 442.24 Doanh nghiệp 11,356 36.87 80,277 24.35 458,047 30.08 68,921 606.91 377,770 470.58 Nông nghiệp 2,611 8.48 52,762 16.01 137,313 9.02 50,151 1,920.76 84,551 160.25 Tiêu dùng, bđs 246 0.80 6,489 1.97 24,033 1.58 6,243 2,537.80 17,544 270.37 Mua sắm,SCNC 119 0.39 7581 2.30 20,242 1.33 7,462 6,270.59 12,661 167.01 Cầm cố sổ tiển gửi 1,245 4.04 29,955 9.09 221,357 14.54 28,710 2,306.02 191,402 638.97 CBCNV 9,074 29.46 34,399 10.44 87,263 5.73 25,325 279.09 52,864 153.68 CV TTC - 0.00 50 0.02 2,963 0.19 50 - 2,913 5,826.00 CV khác 299 0.97 16,755 5.08 22,033 1.45 16,456 5,503.68 5,278 31.50 Tổng 30,800 100 329,613 100 1,522,786 100 298,813 970.17 1,193,173 361.99

(Nguồn: Phòng hỗ trợ Ngân hàng Sài gòn Thương Tín)

Doanh số thu nợ năm 2005 là 30,800 triệu đồng, năm 2006 doanh số thu nợ là 329,613 triệu đồng tăng 298,813 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 970.17% so năm 2005. Doanh số thu nợ năm 2007 là 1,522,786 triệu đồng tăng 1,193,173, triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 361.99% so năm 2006. Từ bảng trên ta thấy doanh số thu nợ càng tăng mạnh qua các năm đều này chứng tỏ công tác thu nợ của Ngân hàng càng tốt.

Công tác thu nợ đối với lĩnh vực cho vay sản suất kinh doanh

Doanh số thu nợ đối với lĩnh vực cho vay sản suất kinh doanh trong 3 năm liên tục tăng, doanh số thu nợ năm 2005 là 17,206 triệu đồng, năm 2006 doanh số thu nợ là 181,622 triệu đồng tăng 164,416 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 955.57% so năm 2005. Doanh số thu nợ năm 2007 là 1,007,581 triệu đồng tăng 825,959 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 454.77% so năm 2006.

Về cơ cấu thì tỷ trọng không tăng nhiều, cụ thể năm 2005 chiếm 55.86%, năm 2006 chiếm 55.10% và năm 2007 chiếm 66.17%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng là do các thành phần kinh tế kinh doanh có hiệu quả đạt được lợi nhuận cho nên khả năng trả nợ vay cho Ngân hàng ngày càng cao. Ta thấy doanh số thu nợ của cá nhân có xu hướng tăng nhanh hơn so với doanh số thu nợ của doanh nghiệp, doanh số cho vay của cá thể

chiếm tỷ trọng 18.99% ở năm 2005, năm 2006 chiếm tỷ trọng 30.75% và tỷ trọng này tiếp tục tăng năm 2007 là 36.09%. Trong khi đó doanh số thu nợ của doanh nghiệp có xu hướng tăng rồi giảm, điều này cho thấy khả năng trả nợ của cá nhân cao hơn đối với doanh nghiệp, tuy nhiên đối với cá nhân hay doanh nghiệp thì tốc độ tăng trưởng vẫn tăng.

Công tác thu nợ đối với lĩnh vực cho vay nông nghiệp

Trong thời gian qua tình hình nông nghiệp phát triển rất mạnh nhưng bên cạnh đó cũng gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh,…Tình hình thu nợ vay như sau: doanh số thu nợ năm 2005 là 11,356 triệu đồng, năm 2006 doanh số thu nợ là 80,277 triệu đồng tăng 68,921 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 606.91% so năm 2005. Doanh số thu nợ năm 2007 là 458,047 triệu đồng tăng 377,770 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 470.58% so năm 2006.

Tỷ trọng thu nợ của nông nghiệp có xu hướng giảm năm 2006 nhưng đến năm 2007 thì tăng lại, nguyên nhân là do người dân đã có kinh nghiệm trong việc trồng trọt chăn nuôi, khắc phục được một phần nào của thiên tai và trong năm 207 giá cả của các sản phẩm nông nghiệp như: cá da trơn, gạo tăng cao. Ngoài ra An Giang là tỉnh có kim ngạch xuất khẩu gạo và thủy sản rất cao so với cả nước. Vì vậy mà đời sống của người dân ngày càng hoạt động có hiệu quả cho nên công tác thu nợ của Ngân hàng tăng trong thời gian qua. Điều này chứng tỏ Ngân hàng hoạt động có hiệu quả.

Công tác thu nợ đối với lĩnh vực cho vay tiêu dùng và bất động sản

Đây là lĩnh vực chiếm tỷ trọng tương đối thấp so/tổng thu nợ, tình hình thu nợ của lĩnh vực này cũng tăng qua các năm. Cụ thể doanh số thu nợ năm 2005 là 246 triệu đồng, năm 2006 doanh số thu nợ là 6,489 triệu đồng tăng 6,243 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 3537.80% so năm 2005. Doanh số thu nợ năm 2007 là 24,033 triệu đồng tăng 17,544 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 271.37% so năm 2006.

Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do đời sống ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu về vật chất cũng tăng theo, khi người dân có nhu cầu tiêu dùng mà không đủ tiền nên đi vay mà với phương thức trả nợ thích hợp nên tạo được được tâm lý thoải mái cho người dân, an tâm sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó làm cho công tác thu nợ của Chi nhánh ngày càng tăng. Về tỷ trọng có xu hướng giảm nhẹ ở năm 2007 do tình hình bất động sản không ổn định.

Công tác thu nợ đối với lĩnh vực cho vay mua sắm và sữa chữa nhà cửa

Đây cũng là lĩnh vực chiếm tỷ trọng không cao so với tổng thu nợ và tình hình thu nợ cũng tăng qua các năm. Doanh số thu nợ năm 2005 là 119 triệu đồng, năm 2006 doanh số thu nợ là 7,581 triệu đồng tăng 7,462 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 6270.59% so năm 2005. Doanh số thu nợ năm 2007 là 20,242 triệu đồng tăng 17,544 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 167.01% so năm 2006.

Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là nhu cầu mua sắm phương tiện, trang thiết bị dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh tăng mạnh và nhu cầu về nhà ở cũng tăng. Về tỷ trọng giảm năm 2007 do giá cả lên rất cao. Vì vậy Chi nhánh đã hạn chế cho vay đối với loại hình này, từ tỷ trọng cho vay giảm năm 2007 kéo theo tỷ trọng thu nợ cũng giảm theo.

Đây là sản phẩm mới của Chi nhánh nhằm đa dạng hóa các loại hình cho vay để khách hàng có nhiều sự lực chọn cho sản phẩm vay của mình do là loại hình mới nên năm 2005 chiếm tỷ trọng rất thấp, nhưng trong năm 2007 loại hình này phát triển rất mạnh. Doanh số thu nợ năm 2005 là1,245 triệu đồng, năm 2006 doanh số thu nợ là 29,955 triệu đồng tăng 28,710 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 2306.02% so năm 2005. Doanh số thu nợ năm 2007 là 221,357 triệu đồng tăng 191,402 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 638.97% so năm 2006.

Về tỷ trọng cũng tăng rất cao năm 2006 chiếm tỷ trọng là 9.09% nhưng đến năm 2007 chiếm tỷ trọng là 14.54%. Nguyên nhân đây là loại hình cho vay có nguồn thu chắc chắn, phí hồ sơ lại thấp rất thuận lợi cho khách hàng khi có nhu cầu vốn sử dụng. Thông thường khách hàng chỉ vay trong thời gian ngắn khoảng vài tháng, công tác thu nợ đối với loại hình này tăng rất cao.

Công tác thu nợ đối với lĩnh vực cho vay cán bộ công nhân viên

Công tác thu nợ cũng tăng qua các năm, doanh số thu nợ năm 2005 là 9,074 triệu đồng, năm 2006 doanh số thu nợ là 34,399 triệu đồng tăng 25,325 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 279.09% so năm 2005. Doanh số thu nợ năm 2007 là 87,263 triệu đồng tăng 52,864 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 153.68% so năm 2006. Loại hình này vay không cần tài đảm bảo chủ yếu là thu vốn từ nguồn thu nhập mỗi tháng và hàng tháng Chi nhánh thu tiền qua kho bạc Nhà nước. Vì vậy mà công tác thu nợ cũng đạt được kết quả tốt.

Công tác thu nợ đối với lĩnh vực cho vay tiểu thương và cho vay khác

Sản phẩm cho vay tiểu thương chợ năm 2005 không có, năm 2006 không phổ biến nhiều đến năm 2007 loại hình này phát triển khá mạnh. Doanh số thu nợ năm 2006 là 50 triệu đồng, năm 2007 là 2,963 triệu đồng tăng 2,913 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 5826%, một tỷ lệ tăng rất cao.

Nguyên nhân tăng trưởng là loại hình bổ sung vốn vay nhanh cho những tiểu thương buôn bán ở chợ, công tác thu nợ là mỗi ngày và đều bằng nhau, các tiểu thương sử dụng số tiền vay để mua hàng bán mỗi ngày và tiền lời họ đóng lãi cho Ngân hàng. Vì vậy mà công tác thu nợ tương đối tốt và cũng được Chi nhánh tập trung phát triển trong thời gian tới.

Các sản phẩm cho vay khác như: cho vay du học, mua xe ô tô, cho vay lãi cấn trừ bất động sản,…doanh số thu nợ tăng qua các năm nhưng tỷ trọng thì giảm xuống do Chi nhánh đã hạn chế các hình cho vay này và năm 2007 thì hình thức cho vay mua bán chúng khoán không còn nữa, tuy nhiên công tác thu nợ vẫn tăng.

Nhìn chung công tác thu nợ của Ngân hàng đã đạt được hiệu quả. Tuy nhiên Ngân hàng cần phải tiếp tục quản lý chặt chẽ công tác thu nợ đối với từng đối tượng khách hàng và từng địa bàn. Cán bộ thẩm định nên theo dõi, nhắc nhở khách hàng khi gần đến hạn trả nợ, nhằm hạn chế nợ quá hạn và phòng ngừa rủi ro. Thực hiện được điều này sẽ giúp cho Ngân hàng giảm thiểu rủi ro nợ quá hạn đến mức thấp nhất góp phần nâng cao khả năng hoạt động của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh - An Giang phần 1 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w