Dư nợ cho vay theo loại hình cho vay

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh - An Giang phần 1 (Trang 35 - 37)

Bảng 4.8: Dư nợ cho vay theo loại hình

ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Phòng hỗ trợ Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín)

Trong 3 năm qua mức tăng trưởng dư nợ tại Chi nhánh đa phần tập trung vào các loại hình truyền thống như sản xuất kinh doanh, nông nhiệp, cho vay CBCNV, và gần đây ngân hàng mở rộng vào loại hình góp chợ và cầm cố sổ tiền gửi, cuối năm 2007 thì hạn chế cho vay bất động sản và hoàn toàn không đầu tư vào dịch vụ cho vay kinh doanh vàng và cầm cố cổ phiếu là những loại hình cho vay có triển vọng đạt lợi nhuận cao được các Ngân hàng đang tập trung phát triển hiện nay.

Khoản mục 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Doanh số % Doanh số % Doanh số %

Tuyệt Tương Tuyệt Tương

đối đối(%) đối đối(%)

SXKD 30,231 43.37 146,852 50.06 356,056 52.61 116,621 385.77 209,204 142.46 Cá nhân 24,185 34.69 116,659 39.77 293,258 43.33 92,474 382.36 1,015,242 870.26 Doanh nghiệp 6,046 8.67 30,193 10.29 62,797 9.28 24,147 399.39 32,901 108.97 Nông nghiệp 4,712 6.76 23,035 7.85 69,099 10.21 18,323 388.86 46,064 199.97 Tiêu dùng, bđs 605 0.87 8,250 2.81 17,755 2.62 7,645 1,263.64 9,505 115.21 Mua sắm,SCNC 275 0.39 7,150 2.44 21,556 3.19 6,875 2,500 14,406 201.48 Cầm cố sổ tiển gửi 651 0.93 23,796 8.11 51,839 7.66 23,145 3,555.3 28,043 117.85 CBCNV 32,052 45.98 79,188 26.99 130,132 19.23 47,136 147.06 50,944 64.33 CV TTC - - 270 0.09 2,475 0.37 270 - 2,205 816.67 CV khác 1,185 1.70 4,815 1.64 27,884 4.12 3,630 306.33 23,069 479.11 Tổng 69,711 100 293,356 100 676,795 100 223,645 320.82 1,222,379 416.69

Tình hình dư nợ đối với loại hình sản xuất kinh doanh

Dư nợ của SXKD ba năm qua như sau: Năm 2005 dư nợ là 30,231 triệu đồng, năm 2006 dư nợ là 146,852 triệu đồng tăng 116,621 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 385.77% so với năm 2005. Năm 2007 dư nợ là 356,056 triệu đồng tăng 209,204 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 142.46% so với năm 2006.

Xét về cơ cấu thì tỷ trọng dư nợ của SXKD chiếm tỷ trọng cao nhất /tổng dư nợ của Chi nhánh. Trong đó tỷ trọng dư nợ của cá nhân chiếm tỷ trọng cao hơn của doanh nghiệp năm 2005 tỷ trọng của cá nhân chiếm 34.69% tăng liên tục đến năm 2007 là 43.33%. tỷ trọng dư của doanh nghiệp tăng hai năm 2005 và 206 sang năm 2007 thì giảm nhẹ. Nguyên nhân do hộ sản xuất cá thể trong thời gian qua hoạt động có hiệu quả mở, rộng quy mô sản xuất nên họ cần vay vốn nhiều đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, vì vậy mà dư nợ cá thể liên tục tăng trong thời gian qua và dư nợ doanh nghiệp cũng vậy.

Tình hình dư nợ đối với loại hình nông nghiệp

Dư nợ nông nghiệp cũng tăng qua 3 năm như sau: Năm 2005 dư nợ là 4,712 triệu đồng, năm 2006 dư nợ là 23,035 triệu đồng tăng 18,323 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 388.86% so với năm 2005. Năm 2007 dư nợ là 69,099 triệu đồng tăng 46,064 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 199.97% so với năm 2006. Tỷ trọng cũng tăng qua năm 2005 chiếm tỷ trọng 6.76%, năm 2006 chiểm tỷ trọng 7.85%, năm 2007 chiếm tỷ trọng 10.21%.

Nguyên nhân An Giang là tỉnh phát tiển mạnh về nông nghiệp vì vậy mà lượng vốn cung cấp cho tỉnh rất nhiều và tăng liên tục. Mặt khác trong thời gian qua giá cả mặt hàng nông nghiệp như: gạo, cá da trơn cũng tăng cao nên người dân thu hoạch được giá nên nhiều hộ cá thể mở rộng quy mô nuô cá vì vậy mà dư nợ của Ngân hàng tăng liên tục qua ban năm.

Tình hình dư nợ đối với loại hình tiêu dùng và bất động sản

Dư nợ tiêu dùng và bất động sản cũng tăng qua 3 năm như sau: Năm 2005 dư nợ là 605 triệu đồng, năm 2006 dư nợ là 8,250 triệu đồng tăng 17,755 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 1,263.64% so với năm 2005. Năm 2007 dư nợ là 17,755 triệu đồng tăng 9,505 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 115.21% so với năm 2006. Về tỷ trọng năm 2006 thì tăng và đến năm2007 thì giảm nhẹ. Nguyên nhân cuối năm 2007 tình hình giá cả và bất động sản không ổn định nên dư nợ đối với loại hình này có phần giảm nhẹ so tổng dư nợ của Chi nhánh.

Tình hình dư nợ đối với loại hình mua sắm và sữa chữa nhà cửa

Dư nợ loại hình mua sắm và sữa chữa nhà cửa cũng tăng qua 3 năm như sau: Năm 2005 dư nợ là 275 triệu đồng, năm 2006 dư nợ là 7,150 triệu đồng tăng 6,875 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 2500% so với năm 2005. Năm 2007 dư nợ là 21,556 triệu đồng tăng 46,064 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 199.97% so với năm 2006. Tỷ trọng cũng tăng qua năm 2005 chiếm tỷ trọng 0.39%, năm 2006 chiểm tỷ trọng 2.44%, năm 2007 chiểm tỷ trọng 3.19%. Nguyên nhân do xu hướng tiêu dùng của người dân ngày tăng, do nhu cầu phát triển của nền kinh tế xã hội, một số sự dụng vốn vay cho nhu cầu tiêu dùng của mình.

Dư nợ loại hình cầm cố sổ tiền gửi cũng tăng qua 3 năm như sau: Năm 2005 dư nợ là 651 triệu đồng, năm 2006 dư nợ là 23,796 triệu đồng 23,145 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 3555.3% so với năm 2005. Năm 2007 dư nợ là 51,839 triệu đồng tăng 28,043 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 117.85% so với năm 2006.

Tỷ trọng cũng tăng qua năm 2005 chiếm tỷ trọng 0.93%, năm 2006 chiểm tỷ trọng 8.11%, năm 2007 giảm xuống 7.66%. Nguyên nhân là do doanh số tăng nhiều nên dư nợ cũng tăng theo. Do loại hình này mới phát triển mạnh gần đây nên năm 2006 có sự tăng mạnh dư nợ so với năm 2005.

Tình hình dư nợ đối với loại hình CBCNV

Qua bảng số liệu phân tích: Dư nợ loại hình CBCNV tăng qua 3 năm như sau: năm 2005 dư nợ là 32,052 triệu đồng, năm 2006 dư nợ là 79,188 triệu đồng 23,145 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 147.06% so với năm 2005. Năm 2007 dư nợ là 130,132 triệu đồng tăng 50,944 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 64.33% so với năm 2006. Nguyên nhân là doanh số cho vay tăng liên tục qua ba năm, vì đây là đối tượng mà Chi nhánh đang đẩy mạnh trong thời gian qua. Bên cạnh đó thì tỷ trọng dư nợ giảm dần qua các năm .Vì vậy Chi nhánh cần phải tranh thủ khai thác, tập trung cho vay vốn, gia tăng dư nợ hơn nữa để mở rộng quy mô và tăng thêm lợi nhuận.

Tình hình dư nợ đối với loại hình tiểu thương và cho vay khác

Dư nợ của loại hình cho vay tiểu thương năm 2006 là 270, năm 2007 dư nợ là 2,475 triệu đồng tăng 2,205 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 816.67% so với năm 2006, dư nợ cho vay khác cũng tương tự.

Nhìn chung tình hình tăng trưởng dư nợ tín dụng trong các năm qua tại Chi nhánh là cao và đạt hiệu quả trong tất cả các loại hình cho vay. Tuy nhiên Chi nhánh cần phải tập trung thêm vào các loại hình cho vay mới như: tiểu thương và cầm có sổ, cho vay khác,…hơn để tạo sự cân bằng giữa các loại hình cho vay nhằm đạt hiệu quả hơn nữa trong hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh - An Giang phần 1 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w