Đánh giá những ưu điểm và tồn tại trong hoạt động tín dụng và công tác

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đông á chi nhánh an giang (Trang 68)

TÍN DỤNG TẠI NHĐA_AG

4.5.1. Ưu điểm

Việc triển khai hiệu quả cấp tín dụng và tỷ lệ nợ quá hạn ở chi nhánh luôn ở dưới mức cho phép. Doanh số cho vay và dư nợ luôn tăng trưởng hàng năm.

Trong việc cho vay khách hàng là các tổ chức kinh tế, ngân hàng Đông Á đã xác định hoạt động kinh doanh mang tính chu kỳ, do đó không chỉ cho vay khi khách hàng thiếu vốn hoặc khi khách hàng đang phát triển mà điều quan trọng là ngân hàng đã biết cùng khách hàng tháo gỡ khi khách hàng gặp khó khăn và đồng hành cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh việc cho vay tổ chức kinh tế, ngân hàng cũng quan tâm đến việc cấp tín dụng cho tiểu thương tại các chợ, cho CB –CNV, cho các doanh nghiệp vay tiêu dùng.

Đào tạo được đội ngũ nhân viên tín dụng ưu tú, năng động, sáng tạo và có trình độ chuyên môn cao. Bên cạnh bằng những kỹ năng chuyên nghiệp, thì sự nhiệt tình và cung cách phục vụ tận tình đã xây dựng được niềm tin và sự tín nhiệm của khách hàng đến giao dịch.

Chi nhánh đã trang bị những công nghệ thông tin hiện đại cho các sản phẩm, dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi lựa chọn, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của chi nhánh, đặc biệt là trong dịch vụ cấp tín dụng.

4.5.2. Tồn tại

Trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng, nợ quá hạn vẫn phát sinh và tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ công tác thẩm định của ngân hàng vẫn chưa được hiệu quả và hoàn thiện. Đội ngũ nhân viên ở bộ phận tín dụng cần được huấn luyện thêm nữa về trình độ chuyên môn, đặc biệt là những kinh nghiệm về thẩm định

Tình hình thị trường ngân hàng hiện nay không ổn định và chịu sự tác động của Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy, NHĐA_AG đang hạn chế cho vay, nên trong quá trình xét duyệt cho vay của ngân hàng trở nên khó và thời gian xét duyệt lâu hơn.

Lãi suất cho vay của chi chánh cao hơn các Ngân hàng khác do chi nhánh huy động vốn vốn với lãi suất cao hơn.

4.6. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN

Qua thực tế phân tích, tình hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh trong 3 năm qua vẫn ổn định và ngày càng phát triển. Tuy nhiên, nợ quá hạn vẫn phát sinh trong qua trình hoạt động. Đây là một vấn đề hiển nhiên vì bất cứ một khoản cho vay nào cũng có một xác suất nhất định là sẽ không thu hồi được nợ. Nhưng tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh chỉ chiếm một tỷ lệ thấp. Đây là kết quả mà ngân hàng Đông Á đã thực hiện tốt công tác tín dụng, chính sách cho vay cũng linh hoạt theo sự thay đổi của thị trường dịch vụ tài chính.

Với những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động tín dụng và công tác huy động vốn tại chi nhánh Đông Á An Giang, tôi xin đưa ra một số giảp pháp nhằm bảo đảm nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro, đồng thời nâng cao nguồn vốn huy động tại chi nhánh như sau:

4.6.1. Về hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của NHTM. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng thực hiện các hoạt động khác, đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng. Nhận thức được tầm quan trọng trên, NHĐA_AG đã tiến hành áp dụng nhiều chính sách nhằm làm tăng nguồn vốn huy động.

- Về lãi suất: ngân hàng cần có chính sách lãi suất linh hoạt, uyển chuyển. Tùy theo từng thời điểm nhất định mà ngân hàng phải đưa ra chính sách lãi suất huy động cho phù hợp. Để đạt được điều này, chi nhánh cần thường xuyên theo dõi sự biến động về lãi suất trên thị trường dịch vụ tài chính, để có thể đề ra các mức lãi suất phù hợp nhằm thu hút nhiều khách hàng, đặc biệt là những khách hàng có lượng tiền lớn tạm thời nhàn rỗi, hoặc có nguồn tiền gởi ổn định nhưng chưa có kế hoạch đầu tư cụ thể nào. Cụ thể, ngân hàng có thể thu hút khách hàng bằng phương thức lãi suất huy động kết hợp nhiều hình thức ưu đãi như: lãi suất bậc thang, hưởng lãi suất trả trước, mở tài khoản gởi tiền được nhận ngay quà, rút thăm trúng thưởng…Đặc biệt, ngân hàng cần có chính sách ưu đãi đối với những khách hàng quen thuộc.

- Chú trọng và tăng cường công tác tiếp thị đến các khách hàng, chủ yếu là cá thể và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phát triển mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng, với những đơn vị có lượng tiền nhàn rỗi, vì những đối tượng này thường xuyên cung cấp cho ngân hàng nguồn vốn có lãi suất thấp. Ngoài ra, chi nhánh cần tổ chức mạng lưới phục vụ cho công tác huy động vốn, tạo cho ấn tượng cho khách hàng cảm nhận được sự khác biệt về nơi giao dịch, cách phục vụ, cũng như làm cho khách hàng cảm thấy tin tưởng hơn vào ngân hàng.

- Chi nhánh cần quan tâm đến công tác đào tạo, huấn luyện, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên. Mặt khác cũng đào tạo về ngoại ngữ để mọi cán bộ - nhân viên của chi nhánh đều có thể giao tiếp với khách nước ngoài. Điều này sẽ tạo được một phong cách giao tiếp riêng của chi nhánh, đồng thời sẽ tạo cho khách hàng cảm nhận được sự tự tin cần thiết khi đến với ngân hàng.

4.6.2. Về hoạt động tín dụng

4.6.2.1. Xây dựng chính sách cho vay có hiệu quả

Một chính sách tín dụng có hiệu quả là cần phải có những quy định rõ ràng về điều kiện, nguyên tắc thẩm định, thời hạn cho vay và thu hồi vốn lãi, và quan trọng hơn nữa là có mức lãi suất vừa phù hợp với thị trường, vừa có thể thu hút được khách hàng. Chính sách cho vay này phải được truyền đạt đến mọi nhân viên dưới hình thức văn bản hoặc thông báo trên mạng nội bộ của ngân hàng, đặc biệt là nhân viên của phòng tín dụng cần phải theo dõi thường xuyên sự thay đổi về chính sách cho vay. Cụ thể về xây dựng chính sách tín dụng tại chi nhánh như sau:

- Về thủ tục và chính sách liên quan đến vấn đề tính lãi suất, thời hạn vay, và mức phí. Việc tính lãi suất phải được áp dụng theo từng đối tượng khách hàng, thích hợp với số lượng tiền vay, khoản tiền vay và phương thức tính lãi phải tương ứng với nhau.

- Xác định được mức cho vay tối đa đối với từng đối tượng khách hàng, từng ngành nghề kinh tế, cũng như những khoản cho vay có tài sản đảm bảo.

- Ngoài ra, chính sách cho vay phải xác định và phân rõ trách nhiệm của nhân viên tín dụng về việc giải quyết hồ sơ tín dụng. Quy định về cách thức thẩm định trong quá trình tiến hành thủ tục cho vay khách hàng.

4.6.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

- Thẩm định là khâu quan trọng nhất trong hoạt động tín dụng, nó giúp ngân hàng có được các quyết định chính xác trong quá trình cho vay. Trên nền kinh tế thị trường, hoạt động của các NHTM luôn tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Nhằm hạn chế rủi ro của các khoản tín dụng, thì ngân hàng cần có công tác thẩm định chặt chẽ. Tùy vào từng điều kiện thực tế, từng dự án và đối tượng khách hàng mà các nhân viên tín dụng thẩm định khác nhau. Cụ thể khi thẩm định dự án thì cần phải phân tích chi tiết về các mặt như: năng lực pháp lý khách hàng, nguồn cung cấp nguyên liệu, quy trình công nghệ sản xuất, vòng đời sản phẩm, khả năng tài chính…

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên tín dụng về kinh nghiệm thẩm định. Trong quá trình thẩm định thì nhân viên tín dụng cần thường xuyên cập nhật thông tin, dự báo ngành nghề, giá cả thị trường, thông tin kinh tế -kỹ thuật, thậm chí cần khảo sát thêm thực tế của ngành nghề mà khách

hàng đang kinh doanh., để giúp cho công tác thẩm định luôn chính xác và đạt hiệu quả cao.

4.6.2.3. Hoàn thiện quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng tại chi nhánh Đông Á An Giang tuy đầy đủ và phù hợp với thực tiễn nhưng chưa thực sự hoàn thiện, vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần được xem xét như:

- Trong quy trình tín dụng của chi nhánh cần bổ sung thêm bước đánh giá xếp hạng khách hàng. Xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng để xếp hạng khách hàng. Kết quả xếp hạng sẽ được sử dụng để xác định giới hạn tín dụng, tính được xác suất rủi ro và trích lập mức dự phòng hợp lý. Đây là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định, giúp họ quản lý các khoản vay hiệu quả hơn, hạn chế rủi ro tín dụng. Cụ thể khi xếp hạng sẽ mang lại lợi ích sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phát hiện sớm các khoản vay có khả năng bị tổn thất hay không thu hồi được, từ đó đưa ra biện pháp xử lý.

+ Cán bộ tín dụng có thể xác định được thời gian cần theo dõi, giám sát khả năng tài chính của khách hàng.

- Ngoài ra, tuy quy trình tín dụng của chi nhánh được thiết lập chi tiết và phù hợp thực tiễn, nhưng chi nhánh cần rút ngắn lại thời gian trình duyệt hồ sơ và thời gian thông báo kết quả cấp tín dụng. Vì tâm lý của đa số các khách hàng, đặc biệt là những đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, các hộ kinh doanh, thời gian hoạt động kinh doanh của họ luôn được luân chuyển liên tục, biến chuyển linh hoạt. Họ luôn muốn làm việc với tốc độ nhanh chóng, giải quyết công việc mau lẹ. Vì thế khi có nhu cầu vay vốn, họ sẽ tìm đến những ngân hàng có thủ tục tín dụng thực hiện đơn giản và nhanh chóng. Chính vì thế để rút ngắn thời gian giao dịch, chi nhánh cần chuẩn bị sẵn các mẫu dự án, phương án sản xuất, những mục đích sử dụng vốn mà khách hàng thường dư định thực hiện như: đóng bè, đào hầm để nuôi cá, trồng lúa, mua sắm tài sản cố định, bổ sung vốn kinh doanh…Thực hiện được như thế, ngân hàng sẽ giúp cho khách hàng giảm bớt được nhiều thời gian chờ đợi và chi phí trong khi làm thủ tục vay vốn. Mặc khác, cũng sẽ giúp giảm bớt áp lực công việc cho nhân viên ngân hàng trong quá trình làm việc.

- Quy trình tín dụng của chi nhánh còn có khâu định giá tài sản đảm bảo. Diễn biến giá cả về tài sản thế chấp, cầm cố trên thị trường hiện nay không ổn định, do sự cạnh tranh nhằm thu hút nhiều thành phần vay vốn của một số NHTM làm cho giá của những tài sản thế chấp tăng cao, gây khó khăn cho chi nhánh trong việc nhận tài sản đảm bảo. Do đó, chi nhánh nên có giảp pháp là thành lập một tổ chuyên trách về định giá tài sản thế chấp, có trình độ trong việc đánh giá, định giá tài sản.

4.6.2.4. Tăng cường kiểm soát nợ và hạn chế nợ quá hạn

Nợ quá hạn là vấn đề luôn làm cho các lãnh đạo ngân hàng quan tâm hàng đầu. Một NHTM dù có chính sách quản lý tài chính chặt chẽ đến đâu đi nữa thì vẫn không thể xử lý hết nợ quá hạn, vì có nhiều rủi ro tiềm ẩn mà ngân hàng không thể dự đoán hết được.

- Song song với việc tăng cường doanh số cho vay là công tác theo dõi và thu nợ. Chi nhánh cần thường xuyên kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của

khách hàng, không để khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Thông qua quá trình theo dõi, ngân hàng có thể nắm bắt được khả năng tài chính của khách hàng, nếu thấy khách hàng có dấu hiệu khổng ổn như tình hình sản xuất kinh doanh có trở ngại, thua lỗ, hàng hóa tồn kho không tiêu thụ được, thì ngân hàng mới có biện pháp kịp thời để xử lý khoản vay của khách hàng.

Hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh trong 3 năm qua khá tốt nhưng vẫn phát sinh nợ quá hạn. Giải pháp để khắc phục, hạn chế nợ quá hạn là chi nhánh cần phải nâng cao khả năng dự đoán mức độ ảnh hưởng của các biến động về kinh tế - xã hội đến các ngành nghề kinh doanh của khách hàng vay vốn tại ngân hàng, nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đồng thời ngân hàng phải thường xuyên có chính sách đào tạo cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn để hạn chế những sai sót trong viêc phân tích, đánh giá sai khách hàng. Từ đó, tạo được hiệu quả cao trong quá trình cấp tín dụng, khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích kinh doanh, thu được lợi nhuận và sẽ hoàn trả nợ theo đúng hạn cho ngân hàng, hạn chế được nợ quá hạn.

4.6.3. Các biện pháp khác

4.6.3.1. Đào tạo đội ngũ nhân viên

Hệ thống các NHTM ngày càng phát triển về số lượng. Vấn đề cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt. Để có thể đứng vững và lớn mạnh, đòi hỏi ngoài nguồn vốn kinh doanh lớn, ngân hàng phải có đội ngũ nhân viên ưu tú, có năng lực, sáng tạo, năng động trong công việc, hơn hẳn các ngân hàng khác để thu hút nhiều khách hàng.

+ Tạo điều kiện, cơ hội để nhân viên phát huy hết khả năng tiềm ẩn, cho nhân viên tiếp xúc, trao dồi kinh nghiệm với các đồng nghiệp ở các đơn vị khác.

+ Nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên, đây là biện pháp hiệu quả nhất trong việc thu hút khách hàng

+ Thường xuyên tổ chức khen thưởng, khuyến khích, động viên tinh thần của cán bộ, nhiên viên, đồng thời cũng có những biện pháp xử lý những sai sót, để tạo được tác phong làm việc tốt nhất trong ngân hàng.

4.6.3.2. Thu hút và tìm kiếm khách hàng

Với chính sách tín dụng được xây dựng và những quy chế về lãi suất được ban hành vào từng thời kỳ nhất định. Mục đích là để thu hút, huy động vốn từ khách hàng và ngân hàng sẽ dùng nguồn vốn đó để cho vay lại. Ngoài những vấn đề đó thì chi nhánh cần có những giải pháp khác như:

- Các nhân viên ngân hàng chuyên trách nghiên cứu về kinh tế tỉnh, đi khảo sát, thăm dò tình hình hoạt động của các hộ kinh doanh, xí nghiệp, doanh nghiệp… để nắm bắt được nhu cầu thị trường, nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến công nghệ của các thành phần kinh tế đó. Từ đó, ngân hàng sẽ chủ động đề ra các kế hoạch tài trợ, cho vay vốn tùy theo từng ngành nghề cho các đối tượng trên.

- Ngoài ra, ngân hàng có thể liên hệ với các cấp chính quyền địa phương, phối hợp góp vốn liên doanh, thực hiện đầu tư vào các công trình, dự án quy mô lớn và có tính khả thi.

CHƯƠNG 5

KIẾN NGHỊ – KẾT LUẬN

---  ---

5.1. KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển của Ngân hàng Đông Á Hội Sở, thì ngân hàng Đông Á – CN An Giang cũng ngày càng phát triển bền vững. Điều này được thể hiện qua quá trình phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh. Thông qua việc phân tích các yếu tố như: nguồn vốn, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay, nợ quá hạn, lãi suất, quy trình cho vay…ta thấy hoạt động tín dụng tại Chi nhánh trong thời gian qua đã ngày một phát triển và đạt được hiệu quả cao. Hoạt động cấp tín dụng luôn tăng trưởng ổn định qua các năm. Nó góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung cho nền kinh tế tỉnh nhà thông qua việc đầu tư, hỗ trợ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đông á chi nhánh an giang (Trang 68)