Chức năng nhiệm vụ cụ thể của các phòng

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đông á chi nhánh an giang (Trang 28)

3.2.2.1. Ban giám đốc

Gồm 1 Giám Đốc và 1 Phó Giám Đốc

Giám đốc là người trực tiếp chỉ đạo kinh doanh, hướng dẫn, thực hiện công việc theo sự ủy quyền của giám đốc Hội Sở, chịu trách nhiệm về tất cả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Phó giám đốc phụ trách công tác kinh doanh, công tác kế hoạch và được giám đốc ủy quyền, ký duyệt mức cho vay theo quy định. Đồng thời, tham mưu cho giám đốc về tình hình tài chính, kịp thời và chính xác để đưa ra quyết định kinh doanh.

Ban giám đốc là trung tâm quản lý mọi hoạt động của chi nhánh. Có quyền quyết định những vấn đề liên quan đến ngân hàng: bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật… các cán bộ, nhân viên ngân hàng. Xét duyệt, thiết lập các chính sách hoạt động và đề ra chiến lược kinh doanh, đại diện chi nhánh ký hợp đồng với khách hàng.

3.2.2.2. Phòng Khách Hàng Cá Nhân

Phòng khách hàng cá nhân có chức năng:

- Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân (KHCN) bao gồm các sản phẩm tín dụng, huy động vốn, thẻ, và các dịch vụ chuyển tiền, chuyển khoản, thanh toán tự động, chi trả kiều hối… qua các kênh giao dịch của ngân hàng

- Chịu trách nhiệm chăm sóc KHCN, quản lý và phát triển quan hệ với KHCN của chi nhánh thông qua việc ghi nhận và giải đáp các ý kiến thắc mắc của KHCN, tư vấn hướng dẫn KH về sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Quản lý, lưu trữ các hồ sơ và chứng từ, thực hiện báo cáo thống kê cho Giám Đốc chi nhánh về hoạt động tín dụng, huy động vốn, kinh doanh dịch vụ dành cho KHCN.

- Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh sản phẩm dịch vụ dành cho KHCN, và tình hình phát triển quan hệ về chăm sóc KHCN của chi nhánh.

3.2.2.3. Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp

- Tố chức triển khai các sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp (KHDN).

- Quản lý, lưu trữ các hồ sơ và chứng từ khác liên quan đến hoạt động tín dụng doanh nghiệp, quản lý tài khoản và thông tin của KHDN.

- Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo, thống kê kế toán, và thực hiện báo cáo thống kê về hoạt động tín dụng, thanh toán quốc tế, huy động vốn, kinh doanh dịch vụ dành cho KHDN.

- Thực hiện các công việc khác liên quan đến việc phát triển quan hệ và chăm sóc KHDN.

3.2.2.4. Phòng Ngân Quỹ

Phòng ngân quỹ là nơi thực hiện tham mưu cho Ban Giám Đốc về hoạt động ngân quỹ, là bộ phận quản lý toàn bộ tiền mặt bằng đồng Việt Nam, ngân phiếu thanh toán, các loại ngoại tệ, các chứng từ có giá, là nơi lưu trữ toàn bộ chứng từ, sổ sách, giấy tờ của khách hàng đảm bảo khi vay vốn, thực hiện quản lý tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng và một số nghiệp vụ liên quan đến chức năng ngân quỹ:

- Kiểm tra thực thu, thực chi theo chứng từ kế toán. - Cân đối thanh khoản, điều chỉnh vốn.

- Kinh doanh vàng, đá quý, thu đổi ngoại tệ.

3.2.2.5. Phòng Kế Toán

Phòng kế toán có chức năng:

- Thực hiện các nghiệp vụ hạch toán, kế toán nội bộ, hạch toán cho các giao dịch trên Trung tâm giao dịch tự động ABC, ATM và tổng hợp các số liệu kế toán của chi nhánh.

- Theo dõi, hạch toán kịp thời, đầy đủ, nhanh chóng và chính xác các khoản tạm ứng, phải thu tạm trích, chi phí chờ phân bổ, các khoản phải trả, thu nhập, chi phí…

- Thực hiện thanh toán liên ngân hàng.

- Hạch toán kế toán, tham mưu cho ban lãnh đạo về công tác kế toán tài chính, để có thể xử lý, đánh giá nhiệm vụ, công tác của phòng có chất lượng và hiệu quả.

3.2.2.6. Phòng Hành chánh – Nhân Sự

Phòng hành chánh thực hiện toàn bộ các công việc về hành chánh, tổng hợp và báo cáo định kỳ tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng cho Ban Giám Đốc, thực hiện tham mưu cho BGĐ về công tác quản lý tuyển dụng, đào tạo, thực hiện công tác thi đua, các chính sách, chế độ, chăm lo đời sống cho cán bộ - công nhân viên.

3.2.2.7. Phòng Công Nghệ Thông Tin

- Quản lý và vận hành hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) của chi nhánh, và trung tâm giao dịch tự động ABC, máy ATM mà chi nhánh được giao quản lý.

- Đề xuất trang thiết bị, công nghệ tin học cho chi nhánh.

- Thực hiện các công việc liên quan đến sản xuất Thẻ Đa Năng Đông Á - Lập các báo cáo định kỳ về tình hình sử dụng CNTT của chi nhánh. - Tham mưu cho Giám Đốc chi nhánh về hoạt động ứng dụng CNTT

3.2.2.8. Phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh: gồm- Phòng giao dịch Long Xuyên - Phòng giao dịch Long Xuyên

- Phòng giao dịch Cao Lãnh

3.3. Sơ lược tình hình thị trường của lĩnh vực tài chính – ngân hàng trên địa bàn tỉnh An Giang.

Trong năm 2007, hoạt động kinh doanh của các TCTD tại tỉnh An Giang vẫn phát triển ổn định. Các TCTD không ngừng được mở rộng về quy mô, phạm vi hoạt động, nhằm tạo điều kiện cho các TCKT, cá thể kinh doanh dễ dàng tiếp cận, lựa chọn sản phẩm, dịch vụ và giao dịch với ngân hàng ngày càng đạt hiệu quả cao. Vào cuối năm 2007, tổng mức vốn huy động của các TCTD ở An Giang đạt được là 6.672 tỷ đồng, tăng 74,12% so với năm 2006, và chiếm 52% trên tổng dư nợ cho vay, đây là tỷ lệ đạt cao nhất trong những năm gần đây. Ngoài ra, tổng dư nợ cho vay ở tỉnh An Giang đạt gần 14 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay của các NHTMQD và quỹ tín dụng chiếm 67%, còn NHTMCP chiếm 33%, tăng 16% so với năm 2006. Qua những số liệu trên ta thấy được hoạt động huy động vốn và hoạt động cấp tín dụng của các TCTD trên địa bàn tỉnh An Giang đang có xu hướng tăng và phát triển nhanh chóng. (Nguồn: Ngân hàng TMCP Đông Á_AG)

Vào năm 2007 vừa qua, tỉnh An Giang đã xuất hiện thêm nhiều chi nhánh ngân hàng mới như: Việt Á, An Bình, Nam Việt, VIBank. Vào tháng đầu tiên của năm 2008, lại có thêm 3 ngân hàng mới thành lập chi nhánh là: NH Sài Gòn Hà Nội, Techcombank và VPBank. Dự kiến đến giữa năm 2008 này, trên địa bàn tỉnh An Giang sẽ có thêm 2 TCTD nữa khai trương là NH Quân Đội và Eximbank. Tóm lại, vào thời điểm 16/01/2008, tỉnh An Giang đã có tổng cộng 47 TCTD, trong đó có 8 NHTMQD, 14 NHTMCP, 01 NH Chính Sách và 24 QTD và nếu tính cả điểm giao dịch của ngân hàng là gần 110 điểm. Hiện nay, ở tỉnh An Giang đã có quá nhiều các TCTD hoạt động, làm cho thị trường tài chính – ngân hàng của tỉnh ngày càng gay gắt và cạnh tranh quyết liệt, do thị phần về lĩnh vực này ngày càng bị thu hẹp và xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh.

3.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đông Á An Giang trong những năm qua

Ngân hàng TMCP Đông Á – CNAG là một trong những tổ chức kinh doanh về lĩnh vực tiền tệ. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, thì yếu tố lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà ngân hàng luôn hướng tới. Và để gia tăng lợi nhuận, ngân hàng Đông Á An Giang luôn thực hiện tốt công tác quản lý, điều hành, đồng thời đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng. Trong 3 năm qua, tốc độ tăng trưởng về lợi nhuận của ngân hàng luôn đạt mức ổn định và phát triển.

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

2006/2005 2007/2006 Tuyệt

Đối Tương Đối(%)

Tuyệt

Đối Tương Đối(%)

1. TỔNG THU 59.785 83.163 90.827 23.378 39,10 7.664 9,22 - Thu huy động vốn 28.200 39.300 42.996 11.100 39,36 3.696 9,40 - Thu HĐ tín dụng 30.885 42.327 43.981 11.442 37,05 1.654 3,91 - Thu DVTT – NQ 500 400 635 -100 -20,0 235 58,75 - Thu khác 200 1.136 3.215 936 468,0 2.079 183,0 2. TỔNG CHI 51.971 73.734 78.008 21.763 41,88 4.274 5,80 - Chi huy động vốn 23.800 30.500 27.884 6.700 28,15 -2.616 -8,58 - Chi HĐ tín dụng 21.341 30.283 31.763 8.942 41,90 1.480 4,89 - Chi DVTT – NQ 800 2.300 4.155 1.500 187,5 1.855 80,65 - Chi ĐCV 2.500 3.500 5.120 1.000 40,0 1.620 46,29 - Chi phí CB-CNV 1.212 2.434 3.813 1.222 100,8 1.379 56,66 - Nộp thuế, lệ phí 113 309 351 196 173,5 42 13,59 - Chi khác 2.205 4.408 4.922 2.203 99,91 514 11,66 3. LỢI NHUẬN 7.814 9.429 12.819 1.615 20,67 3.390 35,95

(Nguồn: Phòng kế toán NHĐA-AG)

Qua bảng số liệu trên, ta thấy tổng thu nhập của chi nhánh không ngừng tăng trưởng. Cụ thể: tổng thu năm 2005 là 56.785 triệu đồng, năm 2006 tổng thu đạt 85.163 triệu đồng, tăng 28.378 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng 49,97%. Đến năm 2007, đạt 90.827 triệu đồng, tăng 5.664 triệu đồng, tốc độ tăng 6,65%. Nguyên nhân có sự gia tăng này là do trong thời gian qua nguồn vốn của ngân hàng không ngừng tăng trưởng. Chính sự tăng trưởng này đã tạo điều kiện cho chi nhánh đẩy mạnh cho vay đối với các thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, do ngân hàng luôn có chính sách phù hợp với cơ chế thị trường, nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với quy định của ngân hàng nhà nước.

Về chi phí hoạt động: nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng trong lĩnh vực huy động vốn, chi nhánh đã tăng lãi suất và thực hiện thêm nhiều hình thức huy động khác. Điều này cũng nhằm để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế. Ngoài ra để dịch vụ phục vụ khách hàng luôn nhanh chóng và thuận tiện, chi nhánh đã nâng cấp, tăng cường thêm các trang thiết bị về kỹ thuật, huấn luyện cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn, nên trong những năm qua chi phí hoạt động của chi nhánh cũng tăng dần. Chi phí năm 2005 là 47.971 triệu đồng, năm 2006 là 74.734 triệu đồng, tăng 26.763 triệu đồng, tốc độ tăng 55,79%. Qua năm 2007, tống chi phí là 77.008 triệu đồng, tăng 2.274 triệu đồng, tốc độ tăng 3,04% so với năm 2006.

Qua số liệu của tổng thu nhập và tổng chi phí hoạt động của chi nhánh, cho ta thấy được lợi nhuận trong 3 năm qua đều tăng trưởng. Năm 2005, lợi nhuận đạt 8.814 triệu đồng. Năm 2006 đạt 10.429 triệu đồng, tăng 1.615 triệu đồng, tốc độ tăng 18,32%. Đến năm 2007, lợi nhuận đạt 13.819 triệu đồng, tăng 3.390 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 32,51%.

Kết quả vừa nêu trên đã cho thấy được sự nổ lực lớn của tập thể cán bộ ngân hàng. Đặc biệt là năng lực điều hành của ban quản trị đã góp phần đạt được kết quả này. Mặt khác trong công tác tín dụng, lợi nhuận luôn là mục tiêu phấn đấu của chi nhánh, vì xét trên phương diện nào thì nó vẫn là một trong những nhân tố chứng tỏ hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Chính vì thế trong thời gian tới, ngân hàng cần nổ lực hơn nữa trong hoạt động kinh doanh đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng để lợi nhuận luôn có sự tăng trưởng.

3.5. Đánh giá thuận lợi, khó khăn và phương hướng kế hoạch năm 2008 3.5.1. Thuận lợi

Nền kinh tế của cả nước và địa phương trong những năm qua phát triển ổn định và tiếp tục tăng trưởng trên cơ sở mối quan hệ kinh tế quốc tế được củng cố và phát triển.

Ngân hàng Đông Á An Giang thường xuyên được sự quan tâm hỗ trợ của NHĐA Hội Sở. Được sự chỉ đạo, điều hòa vốn trực tiếp của Hội Sở đã tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của khách hàng. Đồng thời trên cơ sở các chương trình tín dụng đã được xây dựng và các chính sách phù hợp với khách hàng, đã góp phần cho chi nhánh phát huy được lợi thế về hình thức phục vụ cũng như về uy tín ngân hàng trong xu thế cạnh tranh gay gắt hiện nay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh An Giang.

Tuy chi nhánh được thành lập và hoạt động không lâu, nhưng chi nhánh đã nỗ lực vươn lên ngay từ những ngày đầu thành lập, luôn thực hiện tốt những mục tiêu đề ra. Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã chứng minh được điều này.

Thêm vào đó, để chiếm được ưu thế về khách hàng ngân hàng luôn chú trọng trang bị các phương tiện công nghệ hiện đại, đổi mới liện tục, đa dạng về sản phẩm dịch vụ, tạo ấn tượng về phong cách phục vụ… nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất và hiệu quả nhất. Đặc biệt, chi nhánh đã đào tạo được một đội ngũ nhân sự trẻ, năng động, nhiệt tình, luôn có tinh thần trách nhiệm cao, và điều quan trọng hơn hết là có trình độ chuyên môn giỏi, nên đã tạo cho chi nhánh một lợi thế lớn về nhân sự.

Nhìn chung, nhờ sự phấn đấu, nỗ lực của toàn bộ chi nhánh và Hội Sở cùng với sự hỗ trợ nhiệt tình của các cấp chính quyền địa phương, đã giúp cho Chi nhánh ngân hàng Đông Á An Giang thuận lợi hơn trong quá trình hoạt động, tiếp cận, phục vụ khách hàng. Mặt khác cũng nhờ vào các loại hình dịch vụ của chi nhánh đều đảm bảo được chất lượng nên luôn đáp ứng được nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất và có hiệu quả.

3.5.2. Khó khăn

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh An Giang đã xuất hiện nhiều tổ chức tín dụng mới, chưa kể những ngân hàng có thâm niên hoạt động lâu năm, đã tạo được lòng tin của khách hàng. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức của ngân hàng Đông Á An Giang

trong quá trình cạnh tranh giữa các ngân hàng TMCP trên tỉnh An Giang. Vì vậy, muốn duy trì và giữ vững được thương hiệu thì ngân hàng Đông Á phải nỗ lực nhiều hơn nữa trên mọi phương diện hoạt động.

Khó khăn tiếp theo là do nguồn vốn huy động của ngân hàng chưa cao so với nguồn vốn kinh doanh. Vì phần lớn nguồn vốn kinh doanh của chi nhánh đều do vốn điều chuyển từ Hội Sở chuyển về. Vì vậy, chi nhánh cần khắc phục hạn chế này bằng cách đa dạng nhiều hình thức huy động vốn khác nhau, tăng lãi suất huy động linh hoạt, để khách hành dễ dàng lựa chọn những hình thức phù hợp với thu nhập của mình, thu hút khách hàng đến với ngân hàng ngày càng thường xuyên hơn.

Ngoài ra, tuy hiện nay ngân hàng có phát hành số lượng lớn thẻ Đa Năng Đông Á, nhưng phần lớn người dân vẫn chưa biết đến cũng như chưa biết cách sử dụng thẻ như thế nào, người dân chưa có thói quen sử dụng thẻ. Chính vì thế, ngân hàng cần đẩy mạnh, mở rộng phạm vi quảng bá thêm nữa về thẻ ATM của Đông Á.

Tóm lại

Trên đây là những thuận lợi và khó khăn, thách thức mà ngân hàng Đông Á An Giang phải đối mặt trong thời gian tới. Do đó để đứng vững trước những khó khăn này, chi nhánh cần phải phát huy những mặt thuận lợi, đồng thời đề ra các phương hướng, kế hoạch hiệu quả để chi nhánh Đông Á An Giang ngày càng phát triển trong tương lai.

3.5.3. Phương hướng phát triển năm 2008

Phương hướng, kế hoạch phát triển năm 2008 của ngân hàng Đông Á An Giang được cụ thể hóa thông qua báo cáo tổng kết năm 2007 như sau:

 Nguồn vốn huy động tăng 30% trong năm 2008

 Lợi nhuận kinh doanh đạt 18.000 triệu đồng, tăng 30% so với năm 2007.

 Tổng dư nợ cho vay tăng trưởng 20% so với năm 2007.

 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ đến cuối năm 2008 dưới 3%.

Để đạt được những định hướng, kế hoạch được đặt ra, ngân hàng Đông

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đông á chi nhánh an giang (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w