Đối với ngân hàng Đông Á – CNAG, vốn huy động là một trong những nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Do đó chi nhánh cần nỗ lực đề ra những chiến lược hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng trong công tác huy động vốn. Trong đó, lãi suất là một trong các công cụ quan trọng để các ngân hàng thương mại sử dụng cạnh tranh với nhau. Ngân hàng Đông Á dùng nguồn vốn huy động từ khách hàng để cho vay lại, đầu tư kinh doanh nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy, nguồn vốn này đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cũng như để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: Phòng kế toán NHĐA-AG)
Nhìn chung, trong 3 năm qua công tác huy động vốn ở chi nhánh Đông Á AG đã đạt được thành tựu đáng kể, nguồn vốn huy động tăng trưởng hàng năm. Chính sự tăng trưởng ngu ồn vốn này đã góp phần không nhỏ trong việc mở rộng kinh doanh, phục vụ các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế địa phương. Cụ thể: nguồn vốn huy động năm 2006 tăng 16.165 triệu đồng, tốc độ tăng 17,14% so với năm 2005. Đến năm 2007, vốn huy động đã tăng lên 29.630 triệu
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
2006/2005 2007/2006 Tuyệt
Đối ĐốiTương (%)
Tuyệt
Đối ĐốiTương (%)
1. TG TCTD 43.933 50.186 62.565 6.253 16,89 12.379 24,67 - Tiền gởi CKH 32.112 40.756 50.000 8.644 26,92 9.244 22,68 - Tiền gởi KKH 11.821 9.430 12.565 -2.391 -20,23 3.135 33,24 2. TG TCKT & CT 48.901 58.813 76.064 9.912 20,27 17.251 29,33 - TGTT 11.240 13.299 16.286 2.059 18,32 2.987 22,46 - TGTK CKH 36.167 44.056 58.093 7.889 21,28 14.037 31,86 - TGTK KKH 976 1.051 1.226 75 7,63 175 16,65 - Tiền ký quỹ 518 407 459 -111 -21,42 52 12,74 Tổng VHĐ 92.834 108.999 138.629 16.165 17,41 29.630 27,18
đồng, tốc độ tăng 27,18% so vớn năm 2006.
Nguồn vốn huy động tại ngân hàng Đông Á An Giang bao gồm các khoản tiền gởi sau:
Tiền gởi của TCTD
+ Tiền gởi không kỳ hạn (TGTT)
Trong thời gian qua chi nhánh đã đạt số dư huy động của loại tiền gởi này như sau: năm 2005 đạt 11.821 triệu đồng, năm 2006 đạt 9.430 triệu đồng, giảm 2.391 triệu đồng. Năm 2007 đạt 12.565 triệu đồng, tăng 3.135 triệu đồng, tốc độ tăng 33,24% so với năm 2006. Trong năm 2006, số dư huy động của loại tiền gởi này giảm so với năm trước, nguyên nhân do các TCTD có nhu cầu gởi tiền loại có kỳ hạn hơn là không kỳ hạn nên loại tiền gởi này giảm xuống. Đến năm 2007 số dư huy động của tiền gởi không kỳ hạn tăng lên, cho thấy hoạt động kinh doanh của các TCTD có nhiều thuận lợi. Lãi suất loại tiền gởi không kỳ hạn rất thấp (khoảng 0,02%/tháng), vì thế sẽ giúp cho chi nhánh giảm được chi phí đầu vào.
+ Tiền gởi có kỳ hạn:
Tình hình huy động trong 3 năm qua như sau: năm 2005 đạt 32.112 triệu đồng, năm 2006 đạt 40.756 triệu đồng, tăng 8.644 triệu đồng, tốc độ tăng 26,92%. Năm 2007 đạt 50.000 triệu đồng, tăng 9.244 triệu đồng, tốc độ tăng 22,68% so với năm 2006. Qua sự tăng trưởng của loại tiền gởi có kỳ hạn, chứng tỏ các TCTD do kinh doanh hiệu quả, thu được nhiều lợi nhuận, nên có lượng tiền nhàn rỗi tạm thời gởi vào ngân hàng, để được hưởng lãi suất.
Tiền gởi của cá thể và TCKT
+ Tiền gởi thanh toán
Hình thức huy động này dành cho các đối tượng khách hàng chủ yếu như: cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Do khoản tiền gởi này là loại tài khoản không kỳ hạn nên khách hàng có thể rút bất cứ lúc nào mà không cần báo trước nên ngân hàng rất khó kế hoạch cho việc sử dụng loại tiền gởi này, vì vậy lãi suất của loại tiền gởi này được trả thấp hơn các loại khác.
Tình hình huy động tiền gởi thanh toán từ cá thể và các TCKT tại chi nhánh như sau: năm 2005 đạt 11.240 triệu đồng. Năm 2006 đạt 13.299 triệu đồng, tăng 2.059 triệu đồng, tốc độ tăng 18,32%. Đến năm 2007, đạt 16.286 triệu đồng, tăng 2.987 triệu đồng, tốc độ tăng 22,46% so với năm 2006. Tuy loại tiền gởi này được trả lãi suất thấp hơn các loại khác, nhưng ta thấy được trong 3 năm qua lượng tiền gởi thanh toán đều tăng. Nguyên nhân là do khi sử dụng loại tiền này, khách hàng có thể rút bất cứ lúc nào, rất thuận tiện khi họ có nhu cầu tức thời phải cần rút tiền gấp. Và một phần do đối tượng sử dụng loại tiền này chủ yếu là cá thể, doanh nghiệp và các TCKT khác, nên số lượng khách hàng ngày càng tăng.
+ Tiền gởi tiết kiệm
Tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn:
Loại tiền gởi này được thiết kế chủ yếu dành cho đối tượng khách hàng là tầng lớp dân cư, cá nhân, hoặc tổ chức có lượng tiền nhãn rỗi muốn gởi vào ngân
hàng vì mục tiêu an toàn và sinh lợi. Vì loại tiền này, khách hàng có thể rút bất kỳ lúc nào nên chi nhánh phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả và khó lên kế hoạch cấp tín dụng. Do vậy, loại tiền gởi này thường được chi nhánh trả với lãi suất thấp.
Tình hình huy động tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn tại chi nhánh nhu sau: năm 2005 đạt 976 triệu đồng. Năm 2006 đạt 1.051 triệu đồng, tăng 75 triệu đồng, tốc độ tăng là 7,63%. Sang năm 2007, số dư huy động đạt 1.226 triệu đồng, tăng 175 triệu đồng, với tỷ lệ tăng là 16,65%.
Tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn:
Đối với loại tiền gởi này, khách hàng gởi tiền vì mục đích hưởng lãi, còn đối với ngân hàng đây là khoản tiền đã được xác định thời gian, ngân hàng dễ dàng xây dựng kế hoạch cho vay với khoản tiền này. Vì vậy, nó có ý nghĩa quan trọng, tạo được nguồn vốn ổn định cho ngân hàng. Điều này cho phép ngân hàng có thể chủ động trong việc đầu tư và cấp tín dụng cho khách hàng.
Tại chi nhánh Đông Á An Giang, số dư tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn trong 3 năm tăng trưởng khá ổn định. Cụ thể như sau: năm 2005 đạt 36.167 triệu đồng, năm 2006 đạt 44.056 triệu đồng, tăng 7.889 triệu đồng, tốc độ tăng 21,28%. Năm 2007 đạt 58.093 triệu đồng, tăng 14.037 triệu đồng, tốc độ tăng so với năm 2006 là 31,86%. Qua sự tăng trưởng của loại tiền gởi này, chứng tỏ thu nhập của người dân trong 3 năm qua ngày càng ổn định và phát triển, nhưng họ lại ít có sự lựa chọn trong việc đầu tư, vì thế họ quyết định đầu tư với hình thức đơn giản nhất là gởi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất.
+ Tiền ký quỹ
Để đảm bảo cho việc thanh toán L/C khi đến hạn hay đảm bảo thanh toán Séc…Ngân hàng thường yêu cầu khách hàng thực hiện ký quỹ. Số tiền ký quỹ nhiều hay ít tùy thuộc vào quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng. Số tiền này sẽ được chi nhánh lưu ký vào tài khoản riêng, và khách hàng sẽ không được hưởng lãi.
Số tiền ký quỹ tại chi nhánh Đông Á như sau: năm 2006 đạt 407 triệu đồng, giảm 111 triệu đồng, với tỷ lệ giảm tương ứng so với năm 2005 là 21,42%. Năm 2007 đạt 459 triệu đồng, tăng 52 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 12,74%. Trong năm 2006, lượng tiền ký quỹ có giảm nhưng không đáng kể vì nó không phải là nguồn vốn chính của chi nhánh. Nguyên nhân của việc giảm này là do việc mua bán giao dịch giữa các khách hàng, được thực hiện thanh toán qua ngân hàng không nhiều, hoặc họ cho rằng nếu giao dịch trực tiếp với nhau sẽ thuận tiện, nhanh chóng hơn trong khi mua bán, nên lượng tiền ký quỹ của khách hàng tại chi nhánh đã giảm xuống.
Nhìn chung trong 3 năm qua, các hình thức huy động vốn tại chi nhánh có sự phát triển với tốc độ nhanh chậm khác nhau, tất cả đều phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Ngân hàng luôn nỗ lực huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế, để có thể chủ động trong vấn đề sử dụng vốn. Vì chính sự tăng trưởng nguồn vốn này đã góp phần không nhỏ trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.