1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chiến lược kinh doanh Trà thảo mộc Dr Thanh năm 2012

92 2,7K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 2,01 MB

Nội dung

Ngoài việc sản xuất sản phẩm chấtlượng cao phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, kế hoạch hoạt động marketing cũnggiữ một vai trò rất quan trọng nó là một trong những nhân tố quyết định

Trang 1

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING

TÓM LƯỢC

Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, cạnh tranh là yếu tố không thể tránh khỏi

và diễn ra ngày càng khốc liệt Các doanh nghiệpmuốn tồn tại và phát triển được trướchết phải bán được hàng Hơn nữa, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng toàncầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc, đòi hỏi các doanh nghiệpphải tự biếnmình thành một bộ phận trong chuỗi dây chuyền kinh tế thế giới Để làm được điều đócác doanh nghiệpthương mại không thể cứ mua vào và bán ra một cách đơn thuần màphải khôn khéo lựa chọn những giải pháp, kỹ thuật xúc tiến bán hàng, giới thiệu thôngtin sản phẩm sao cho có hiệu quả nhất Là công ty sản xuất nước giải khát, Tân HiệpPhát sản xuất các mặt hàng nước giải khát phong phú và đa dạng như: Trà Thảo MộcDr.Thanh, Trà Xanh Không Độ, Nước Tăng Lực Number One, Sữa Đậu Nành NumberOne…cung cấp cho người tiêu dùng trên toàn quốc Ngoài việc sản xuất sản phẩm chấtlượng cao phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, kế hoạch hoạt động marketing cũnggiữ một vai trò rất quan trọng nó là một trong những nhân tố quyết định đến vấn đềsống còn của một doanh nghiệp

Tân Hiệp Phát có một hệ thống tiêu thụ rộng khắp, hình thức phân phối cũngphong phú và đa dạng thông qua các kênh phân phối của các trung gian, các kế hoạchmarketing trải dài và rộng khắp trên toàn bộ sản phẩm của công ty Trong nội dung củabáo cáo này chỉ đưa ra kế hoạch marketing cho một trong các sản phẩm hàng đầu nângcao giá trị thương hiệu Tân Hiệp Phát trong thời kỳ đổi mới, đó là sản phẩm “ Trà thảomộc Dr Thanh ”

Tên đề tài được chọn:“Chiến lược kinh doanh Trà thảo mộc Dr Thanh năm 2012”

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

TÓM LƯỢC 1

MỤC LỤC 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 9

DANH MỤC CÁC BẢNG 10

DANH MỤC CÁC HÌNH 11

LỜI MỞ ĐẦU 12

1.1 Tính cấp thiết của đề tài: 12

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 13

1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 13

1.4 Nội dung nghiên cứu 14

1.5 Cấu trúc báo cáo 14

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 16

1.1 Mở đầu 16

1.2 Tổng quan về doanh nghiệp: 17

1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển: 17

1.2.2 Các thành tựu đạt được: 18

1.2.3 Các danh hiệu, khen thưởng đã được phong tặng: 19

1.2.4 Mục tiêu, sứ mệnh và định hướng chiến lược, giá trị cốt lõi của công ty: 20

1.2.4.1 Logo, hình ảnh nhận diện: 20

1.2.4.2 Mục tiêu: 22

Trang 3

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING

1.2.4.3 Sứ mệnh: 22

1.2.4.4 Định hướng phát triển 22

1.2.4.5 Chiến lược của THP: 22

1.2.4.6 Triết lý kinh doanh: 22

1.2.4.7 Giá trị cốt lõi: 23

1.3 Dòng sản phẩm của công ty (ngành hàng): 23

1.4 Nhiệm vụ và chức năng của Tân Hiệp Phát 25

1.5 Giới thiệu về sản phẩm trà thảo mộc Dr Thanh 25

1.6 Các yếu tố quyết định thành công: 28

CHƯƠNG 2: KẾ HOẠCH MARKETING 30

2.1 Tổng quan về kế hoạch Marketing: 30

2.2 Phân tich môi trường Marketing của công ty Tân Hiệp Phát: 30

2.2.1 Môi trường vĩ mô: 30

2.2.1.1 Kinh tế: 30

2.2.1.3 Chính trị - Pháp luật: 32

2.1.1.4 Toàn cầu hóa 34

2.1.1.5 Văn hóa – xã hội 35

2.1.1.6 Công nghệ 39

2.1.1.7 Tự nhiên 40

2.2.2 Môi trường vi mô 41

2.2.2.1 Khách hàng: 41

2.2.2.2 Sản phẩm cạnh tranh thay thế 41

2.2.2.3 Nhà cung ứng 41

Trang 4

2.3 Thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm trên thị trường: 46

2.3.1 Phân đoạn thị trường: 46

2.3.1.1 Phân đoạn vĩ mô: 46

2.3.1.2 Phân đoạn vi mô: 47

2.3.2 Xác định thị trường mục tiêu: 49

2.3.2.1 Đánh giá các phân khúc thị trường: 49

2.3.2.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu: 50

2.3.3.3 Định vị thị trường: 51

2.4 Mục tiêu Marketing của THP với Dr Thanh: 51

2.5 Nội dung kế hoạch Marketing của trà Dr Thanh: 52

2.5.1 Phân tích môi trường: 52

2.5.1.1 Phân tích thị trường: 52

2.5.1.2 Phân tích SWOT: 55

2.5.1.3 Phân tích các rủi ro từ môi trường bên ngoài: 60

2.6 Chiến lược Marketing Mix: 60

2.6.1 Giới thiệu các thành phần của Marketing mix : 60

2.6.1.1 Sản phẩm (Product) 61

2.6.1.2 Giá (Price) 61

2.6.1.3 Phân phối (Place) 62

2.6.1.4 Xúc tiến (Promotion) 62

2.6.2 Sản phẩm (Product): 62

2.6.2.1 Lịch sử phát triển của sản phẩm 62

2.6.2.2.Giai đoạn phát triển trong chu kỳ sống của sản phẩm trà thảo mộc Dr Thanh 63

Trang 5

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING

2.6.2.3 Các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm 64

2.6.2.4 Các chỉ tiêu mẫu mã sản phẩm 65

2.6.2.5 Các cấp độ marketing của sản phẩm: 66

2.6.2.6.Hình ảnh & danh tiếng của sản phẩm 66

2.6.2.7.Điểm mạnh của sản phẩm 67

2.6.2.8.Điểm yếu của sản phẩm 67

2.6.3 Giá cả (Price) 68

2.6.4 Phân phối (Place) 68

2.6.4.1 Mạng lưới phân phối hiện tại: 69

2.6.4.2 Đánh giá hiệu quả phân phối 69

2.6.4.3 Mô tả và đánh giá các thành viên của kênh phân phối 69

2.6.4.4.Hiệu quả sử dụng vật phẩm xúc tiến của các nhà phân phối 70

2.6.4.5.Trưng bày tại các điểm bán và văn hóa cửa hàng 70

2.6.5 Xúc tiến hỗn hợp (Promotion) 70

2.5.5.1.Các hoạt động truyền thông – xúc tiến điển hình trong ngành: 70

2.6.5.2.Các hoạt động truyền thông – xúc tiến của Dr Thanh: 70

2.6.5.3 Các chương trình quảng cáo thương mại 71

2.6.5.4 Quảng cáo hợp tác giữa nhà phân phối và nhà sản xuất 72

2.6.5.5 Đánh giá về hiệu quả truyền thông của Dr Thanh 72

2.6.5.6.Thông điệp mũi nhọn 73

2.6.5.7.Chiến lược xúc tiến: 73

2.6 Ngân quỹ Marketing: 73

CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 74

3.1 Đánh giá tài chính công ty Tân Hiệp Phát: 74

Trang 6

3.1.1.1 Tình hình kinh doanh năm 2010 74

3.1.1.2 Tình hình kinh doanh năm 2011 75

3.1.1.3 So sánh tình hình bán hàng của 2 năm 2010 và 2011 77

3.1.1.4 Nhận xét tình hình kinh doanh năm 2010 – 2011 78

3.1.1.5 Giá thành sản phẩm Dr Thanh: 78

3.1.2 Báo cáo tài chính: 79

3.1.2.1 Tài chính doanh nghiệp: 79

3.2 Nội dung kế hoạch tài chính: 80

* Dự trù nguồn lực 81

CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH NHÂN SỰ 83

4.1 Nhân sự công ty Tân Hiệp Phát: 83

4.2 Sơ đồ tổ chức tổng quát: 84

4.3 Bộ máy lãnh đạo chủ chốt: 84

4.4 Nhân sự dành cho kế hoạch Marketing: 85

4.4.1 Lập chương trình 85

4.4.2 Nhân sự đảm trách: 86

CHƯƠNG 5: DỰ PHÒNG RỦI RO 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

Trang 7

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING

LNTT : Lợi nhuận trước thuế

LNST : Lợi nhuận sau thuế

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Biểu đồ số 1- thể hiện sự tăng giảm doanh số theo khu vực năm 2010……….… … 74

Biểu đồ số 2 - thể hiện sự tăng giảm doanh số theo khu vực năm 2011…….……… .75

Biểu đồ số 3 - thể hiện tỷ trọng đóng góp của các ngành hàng các khu vực năm 2010……… 75

Biểu đồ số 4 - thể hiện tỷ trọng đóng góp của các ngành hàng các khu vực năm 2011……… …76

Bảng số 5- thể hiện sự tăng trưởng của các ngành hàng trong 2 năm 2010 – 2011……….….….77

Biểu đồ số 6 - thể hiện sự tăng trưởng của các ngành hàng trong 2 năm 2010 – 2011………77

Biểu đồ số 7 – Đơn giá Dr Thanh……… …… 78

Bảng số 8–Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh……….………… 80

Bảng 9 : Kế hoạch sử dụng phương tiện truyền thông………… ……….…… 80

Bảng 10 : Bảng dự trù kinh phí……… ………… ……….81

Bảng 11 : Bảng dự trù kinh phí tổng……….………81

Trang 9

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1 Giới thiệu về công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát 16

Hình 2 Logo công ty TNHH TMDV Tân Hi ệp Phát 20

Hình 3 Sologan công ty TNHH TMDV Tân Hi ệp Phát 20

Hình 4 S ơ đồ SP công ty TNHH TMDV Tân Hi ệp Phát 24

Hình 5 Sả n ph ẩ m trà Dr Thanh 26

Hình 6 Bả ng th ố ng kê t ố c đ ộ tăng tr ư ởng của Việt Nam qua các năm 29

Hình 7 Chỉ số giá tiêu dùng của các n ư ớc năm 2007 31

Hình 8 Thu nhậ p bình quân qua các năm 36

Hình 9 Tố c đ ộ tăng dân số qua các năm 38

Hình 10 Logo nhận diện của Pepsico 43

Hình 11 Logo nhận diện của Tribeco 44

Hình 12 Logo nhậ n diệ n của URC 45

Hình 13 Hình ả nh tr ư ng bày của sản phẩm Dr Thanh trong siêu thị 55

Hình 14 Hình ả nh đóng gói của sản phẩm Dr Thanh 56

Hình 15 Hình ả nh th ươ ng mại của sản phẩm Dr Thanh 56

Hình 16 Hình ả nh mô hình SWOT 57

Hình 17 Mô hình Marketing Mix 63

Hình 18 Các qui cách sả n ph ẩ m Dr Thanh 66

Trang 10

Hình 20 Bà TGĐTHP Mrs Nụ 85 Hình 21 Bà GĐ DA Ms Ph ươ ng 85

Trang 11

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường luôn mở ra cơ hội kinh doanh mới, nhưng đồngthời nó cũng chứa đựng những cơ hội và đe dọa cho doanh nghiệp Để chiếm được thịphần và tạo dựng thương hiệu cho chính mình đòi hỏi các doanh nghiệpphải luôn vậnđộng, sáng tạo tìm ra con đường phát triển cho phù hợp với tình hình của họ

Việc này chỉ có thể khẳng định khi sản phẩm của doanh nghiệpthực sự đi sâuvào đời sống của người tiêu dùng và nghiên cứu marketing là hoạt động quan trọngnhằm góp phần vào tăng doanh số, thị phần, khách hàng mục tiêu, nâng cao nhận thứccủa khách hàng về doanh nghiệpđể tạo thuận lợi cho việc bán hàng hoặc cung cấp dịch

vụ lâu dài

Nước uống là một phần không thể thiếu trong đời sống của mỗi con người Thịtrường nước giải khát đang nóng lên từng ngày, sản phẩm nước giải khát có mặt khắpmọi nơi từ siêu thị, cửa hàng, đại lý…Bắt nguồn từ nhu cầu thực tiễn đó tập đoàn TânHiệp Phát đã tung ra thị trường sản phẩm Trà thảo mộc Dr Thanh, một dòng sản phẩmmới chưa từng xuất hiện trên thị trường trước đây Sản phẩm này đã nhận được phảnhồi rất tích cực từ phía người tiêu dùng Qua việc phân tích “Chiến lược kinh doanh sảnphẩm Trà thảo mộc Dr Thanh”, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về doanh nghiệpnày

1.1 Tính cấp thiết của đề tài:

Trong cơ chế thị trường, một doanh nghiệpmuốn tồn tại và thành công cần phảibiết sử dụng và kết hợp khéo léo các công cụ của Marketing_mix Mục đích cơ bản củaMarketing là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Để làm được điều này ngoài việc công

ty phải triển khai một số sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, giá cả hợp lý,phải có một hệ thống thông tin sản phẩm đa dạng, trực quan sinh động và phải đượctruyền bá rộng rãi tới người tiêu dùng Điều quan trọng hơn hết phải thiết kế, xác lập vàquản lý hệ thống kế hoạch marketing thật hiệu quả để đưa các chủng loại sản phẩmkhác nhau đến tay người tiêu dùng đúng lúc, đúng nơi họ cần

Trang 12

sở khoa học vững chắc hơn, thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng ngày càng tốt hơn.Hầu hết các doanh nghiệpcung cấp các sản phẩm, dịch vụ của mình thông qua cáctrung gian tiếp thị và từ các trung gian này đã hình thành các kênh phân phối Nó là cơ

sở vững chắc cho sự cạnh tranh có hiệu quả trên thương trường Với mong muốn đẩymạnh hơn nữa sự phát triển của các dòng sản phẩm của Tân Hiệp Phát tôi đã tìm hiểucác số liệu kinh doanh qua các năm, tôi mạnh dạn phân tích và nêu lên một số nhậnđịnh về kế hoạch marketing cho các dòng thức uống của công ty và đặc biệt đi sâu vàosản phẩm Trà thảo mộc Dr Thanh

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu kế hoạch marketing và phân phối sản phẩm của công ty, trên cơ sở

đó đề ra một số biện pháp hoàn thiện hệ thống

1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Phạm vi không gian: Nghiên cứu hoạt động marketing các sản phẩm của công tyTNHH TMDV Tân Hiệp Phát chú trọng vào dòng sản phẩm hàng đầu của công ty

phối, các kế hoạch triển khai bán hàng sản phẩm nước giải khát Trà thảomộc Dr Thanh của Tân Hiệp Phát ở Việt Nam

1.4 Nội dung nghiên cứu

Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Đánh giá hiệu quả các kế hoạch marketing đã triển khai của công ty

Trang 13

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING

Nhận định chung về các đối thủ cạnh tranh thông qua các kế hoạchmarketing sản phẩm cạnh tranh trực tiếp

Một số biện pháp khắc phục của điểm yếu và hoàn thiện hệ thốngmarketing của công ty Tân Hiệp Phát

1.5 Cấu trúc báo cáo

Gồm 5 chương cơ bản sau đây:

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

Trong phần này từ việc nêu lên tầm quan trọng, tính cấp thiết của kế hoạch marketing cho sản phẩm để người viết chọn lý do làm đề tài của mình Giới thiệu mục tiêu nghiên cứu, phạm vi về thời gian và không gian của người nghiên cứu.

Chương 2: KẾ HOẠCH MARKETING

Thông qua việc xác định các yếu tố môi trường, các điểm mạnh yếu khác nhau cũng như các thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp; từ đó cân nhắc chọn lựa và triển khai kế hoạch marketing thuận lợi nhất, hữu hiệu nhất mang lại lợi ích kinh tế và chiến lược giúp công ty nắm được nhiều lợi thế trên thị trường nước giải khát đầy cạnh tranh khốc liệt này.

Chương 3: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

Sau khi chọn lựa phương án, xây dựng kế hoạch phù hợp trên cơ sở đó sẽ hình thành nên một kế hoạch tài chính tương ứng để đáp ứng các yêu cầu về vật lực để triển khai kế hoạch một cách xuyên suốt và nhất quán, đảm bảo được kế hoạch đề ra theo đúng tiến độ và quy mô nhằm phát huy tối đa hiệu quả mang lại kết quả kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp.

Chương 4: KẾ HOẠCH NHÂN SỰ

Kế hoạch marketing đã có, kế hoạch tài chính luôn được đảm bảo vậy làm thế nào để tiến hành? Đó chính là lý do phải xây dựng được một kế hoạch nhân sự phù

Trang 14

công ty cũng như kế hoạch phát triển thêm nguồn nhân lực nhằm thỏa mãn được yêu cầu của công việc

Chương 5: DỰ PHÒNG RỦI RO

Mọi kế hoạch đều có sai sót nhất định khi mà bản thân chủ quan người lập cũng như bộ phận kiểm định đều mắc phải trong quá trình triển khai vào thực tế thị trường.

Do đó cần phải xây dựng, phòng ngừa các tình huống rủi ro để có những phương án

dự phòng, để có các công cụ, phương tiện và biện pháp dự phòng rủi ro

Trang 15

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1 Mở đầu

Khởi đầu từ một cở sở sản xuất bia với thương hiệu Bia Bến Thành chuyên phục

vụ người có thu nhập trung bình thấp, ngày nay Tân Hiệp Phát đang sở hữu hàng loạtsản phẩm đa dạng từ nước tăng lực Number One, trà xanh Không độ, nước giải nhiệt,nước hoa quả ép… Sản phẩm đánh dấu sự thành công vượt trội nhất của Tân Hiệp Pháttrên thị trường là khi họ tung ra trà Dr.thanh với câu slogan không thể hay hơn “Thanhnhiệt cơ thể”

Lý do về việc đặt tên gọi Dr.Thanh cũng khá lý thú, vì lý giải thứ nhất "Thanh"

ở đây nghĩa là thanh nhiệt, thanh khiết đúng như câu slogan "thanh lọc cơ thể"; thứ 2 làtên gọi trùng với ông chủ đó là Tổng giám đốc Trần Quý Thanh Dù lời giải thích thếnào đi nữa thì vẫn là một tên gọi khá hay và gây ra sự tò mò cho người tiêu dùng Cóthể ông chủ trà Dr.Thanh muốn tạo ra một sản phẩm mang tên mình để đi chinh chiếnkhắp năm châu, như vậy con cháu đời sau sẽ luôn nhớ mãi về một nhà sáng lập giàukhát vọng với sản phẩm đáng kính Dr.Thanh

Vào Thời điểm cuối năm 2008 mà cụ thể là ngày 22/12/2008 đẹp trời, vào lúc

mà sức mua sắm của người dân được đẩy lên cao nhất thì Dr.Thanh chính thức tung rathị trường Việt Nam Tầm bao phủ của Dr.Thanh đã bào trùm lên toàn bộ các kênhtruyền thông như Truyền hình TVC, Radio, Báo chí, Internet những chiến dịch quảngcáo sáng tạo này đã gây ra sự tò mò về một sản phẩm có thể chữa được bệnh "nóngtrong người" Ngay đến bây giờ tần suất quảng cáo của Tân Hiệp Phát vẫn khiến chonhiều người tiêu dùng, các doanh nghiệp nội ngoại vẫn phải choáng ngợp vì doanhnghiệp này "rất chịu chơi" Bằng chứng là năm 2008 họ là một trong 5 công ty có chiphí quảng cáo lớn nhất Việt Nam; không đâu là không có quảng cáo của Dr.Thanh hiệndiện

Trang 16

1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển:

CÔNG TY TNHH - TMDV TÂN HIỆP PHÁT

Địa chỉ: 219 Quốc lộ 13, Thuận An, Bình Dương Văn phòng : 151 Nơ Trang Long, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Hình 1 Giới thiệu về công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát

- Tiền thân là xưởng nước giải khát Bến Thành, sáng lập năm 1994

- Năm 1995: Ra đời sản phẩm Sữa Đậu Nành 220ml

- Năm 1996: Ra đời sản phẩm Bia tươi Flash

- Năm 1999: Đổi tên Xưởng nước giải khát Bến Thành thành Nhà máy nước giảikhát Bến Thành

- Năm 2001: Xây dựng nhà máy tại văn phòng 219 QL13 xã Vĩnh Phú, Thuận An,Bình Dương

- Năm 2002: Ra đời sản phẩm nước Tăng Lực No1

- Năm 2003: Ra đời sản phâm Bia Tươi đóng chai Laser

- Năm 2004: Ra đời Sữa Đậu Nành đóng chai thủy tinh và Nước Tinh khiết No1

Trang 17

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING

- Năm 2005: Tung sản phẩm Bia Gold Bến Thành

- Năm 2006: Ra đời sản phâm Sữa Đậu Nành Hộp giấy, Trà Xanh Không Độ,Tăng Lực No1 Dâu, nước uống vận động No1 Active

- Năm 2007: Sản xuất nước Trà Bí Đao lon, Jucie các loại, Tăng Lực No1 Chino,Trà Barley Không độ

- Năm 2008: Ra đời Trà Dr Thanh

- Năm 2009: Ra đời Café Sữa Vip

- Năm 2010: Ra đời Trà Xanh có Gas IKUN

- Năm 2011: Tái tung sản phẩm nước tăng lực Number 1 dâu với công thức vàbao bì mới

1.2.2 Các thành tựu đạt được:

Tháng 05/2000: "Huy chương vàng độc đáo" dành cho gian hàng tiếp thị

độc đáo của Bia Bến Thành do Hội đồng xét thưởng của Trung tâm thông tin

Bộ Thương mại tổ chức bình chọn

Thành do Cục Quản lý Chất lượng Vệ sinh An toàn Thực phẩm tổ chức

giải khát chất lượng cao hàng đầu tại Việt Nam do Báo Sài Gòn Tiếp Thịbình chọn

hội nhập quôc tế tại Triển lãm Thương mại Quốc tế Sài Gòn EXPO 2002

Trang 18

thương hiệu uy tín chất lượng hàng đầu" do Hội Sở hữu Công nghiệp ViệtNam tổ chức.

tặng Công ty Tân Hiệp Phát thành tích thực hiện tốt An toàn vệ sinh lao động, Phòng chống cháy nổ và phong trào xanh sạch đẹp năm 2004

Thủ Tướng chính phủ trao tặng bởi những thành tích đóng góp cho sự nghiệpphát triển phong trào thể dục thể thao

Việt Nam chất lượng cao" liên tục 8 năm liền do Người tiêu dùng bình chọn

nổi tiếng do VCCI phối hợp Nielsen Việt Nam thực hiện

hiệu Việt Nam nổi tiếng (Trà Xanh Không Độ - Number 1 năm 2008)

thưởng “Tinh Hoa Việt Nam 2009” (Chứng nhận số 16/KT-BTC - Vinh danhDoanh nghiệpHội nhập WTO)

đã đạt cúp các thương hiệu sản phẩm trà nổi tiếng Việt Nam trong khuôn khổ

Lễ hội liên hoan Trà quốc tế Thái Nguyên lần thứ nhất…

1.2.3 Các danh hiệu, khen thưởng đã được phong tặng:

Nước giải khát đạt chứng chỉ Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000

Trang 19

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING

hợp ISO và HACCP đầy đủ trong lĩnh vực thực phẩm bao gồm :

- Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.

- Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004 và Hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP.

Hai chứng nhận trên do tổ chức chuyên ngành uy tín quốc tế DetNorske Veritas giám sát và chứng nhận Các tiêu chuẩn này thể hiện khảnăng sản xuất và cung cấp sản phẩm có chất lượng vệ sinh an toàn thựcphẩm cao nhất cho người sử dụng

5070/BCT-QĐ)

số105/UBQG) tặng Công ty THP “Đã đạt nhiều thành tích xuất sắc trong quátrình Hội nhập Kinh tế Quốc tế năm 2010”

 Ngày 1/4/2011: Tập đoàn Tân Hiệp Phát vinh dự đón nhận 2 Bằng Khen củaThủ Tướng Chính Phủ trao tặng cho Tập thể Công ty TNHH TM DV TânHiệp Phát và cá nhân Tổng Giám Đốc – Tiến Sĩ Trần Qúi Thanh vì đã cóthành tích đóng góp từ năm 2006-2010 vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ TổQuốc theo Quyết định số 478/QĐ-TTg đã ký ngày 1/4/2011

1.2.4 Mục tiêu, sứ mệnh và định hướng chiến lược, giá trị cốt lõi của công ty: 1.2.4.1 Logo, hình ảnh nhận diện:

Trang 20

THP: chữ viết tắt tên công ty.

Việt Nam và có tầm cỡ châu Á

Trang 21

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING

1.2.4.2 Mục tiêu:

Mục tiêu của Công ty là tạo ra những sản phẩm thức uống tốt nhất, qua nhiềuthương hiệu: Number 1, Trà xanh Không Độ, Trà thảo mộc Dr Thanh… đến với ngườitiêu dùng bởi hệ thống phân phối rộng khắp và trải đều trên 64 tỉnh thành ở Việt Nam.Từng bước vươn ra thị trường các nước trong khu vực và trở thành một trong các tậpđoàn dẫn đầu Đông Nam Á, đặc biệt trong lĩnh vực nước giải khát

1.2.4.3 Sứ mệnh:

Tập đoàn Tân Hiệp Phát sản xuất và kinh doanh các sản phẩm tốt cho sức khỏengười tiêu dùng châu Á với mùi vị thích hợp và chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩnquốc tế, đồng thời liên tục thỏa mãn cao nhất nhu cầu của khách hàng để xứng danh lànhà cung cấp/ đối tác được ưa chuộng hơn để kinh doanh hoặc hợp tác

1.2.4.4 Định hướng phát triển

Định hướng phát triển của công ty là “Hôm nay phải hơn ngày hôm qua nhưngkhông bằng ngày mai” cùng với phương châm “thỏa mãn cao nhất mọi nhu cầu hiện có

và tiềm ẩn của khách hàng” Quản trị theo tiêu chuẩn quốc tế Chứng nhận TQM (Total

Quality Management) về chất lượng

1.2.4.5 Chiến lược của THP:

Tân Hiệp Phát tạo ra những sản phẩm thức uống tốt nhất qua nhiều thương hiệu:Number one, Laser, Ben Thành, Gold Ben Thảnh đến với người tiêu dùng bởi hệthống phân phối rộng khắp và trải đều trên 64 tỉnh thành của Việt Nam

Trở thành Tập đoàn hàng đầu Châu Á trong 3 lĩnh vực kinh doanh chính: ngànhthức uống, ngành thực phẩm ăn liền và bao bì nhựa

1.2.4.6 Triết lý kinh doanh:

Triết ký kinh doanh của chúng tôi là phải nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ

để cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng cao nhất, dịch vụ tốt nhất

Trang 22

ngày mai”.

1.2.4.7 Giá trị cốt lõi:

 “Hôm nay phải hơn hôm qua nhưng không bằng ngày mai”

 Tinh thần “ Không gì là không thể vượt qua”

 Cam kết “Chất lượng tiêu chuẩn quốc tế”

 “Định hướng theo tinh thần cao nhất của gia đình”

 “Trở thành đối tác được tin cậy”

 "Tinh thần làm chủ doanh nghiệptrong công việc”

 Tập đoàn THP phấn đấu là công dân có trách nhiệm và đáng kính trọng

1.3 Dòng sản phẩm của công ty (ngành hàng):

Công ty cho ra đời nhiều loại sản phẩm tùy theo tình hình thực tế thị trường,nhưng tất cả các sản phẩm được sắp xếp theo từng ngành hàng Do vậy, khi phân tích

số liệu, ngoài cái nhìn tổng thể về sản lượng tiêu thụ chung của công ty, chúng ta còn

có thể thấy được mức tiêu thụ của từng ngành hàng công ty và so sánh mức tăng trưởngcủa từng ngành hàng, từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp hơn

 Bia: Bia Bến Thành, Bia Gold, Bia tươi, Bia hơi

 Nước tăng lực: Nước tăng lực No.1, Tăng lực dâu (PET, Lon, RGB)

 Trà: Trà xanh 0o (không đường, chanh, mật ong, táo & dâu), Trà bí đao, TràBarley, IKUN (PET, Lon, RGB, TBA)

Trang 23

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING

 Trà Thảo Mộc Dr Thanh (PET, RGB, TBA)

 Sữa: Sữa đậu nành No.1, Sữa đậu xanh No.1 (TBA, RGB, Lon)

 Nước trái cây Juice: Cam, chanh dây, đào, me, thơm, mãng cầu,…(PET, TBA,RGB)

 Nước uống vận động Active…

 Nước Tinh Khiết No1

 Ikun: Ikun Chanh, dâu

Thị trường tiêu thụ của công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát

Công ty không xác định đối tượng khách hàng cụ thể và luôn cải tiến để phục vụkhách hàng mọi lúc, mọi nơi bao gồm tất cả địa bàn từ thành phố đến nông thôn và

lượng người tiêu dùng lớn và phân bố rộng Do vậy, các sản phẩm Tân Hiệp Phát ra đờiphù hợp với tất cả đối tượng khách hàng có thu nhập từ thấp tới cao Thị trường trongnước chiếm tỷ trọng cao hơn so rất nhiều với thị trường nước ngoài, và hiện nay công

ty đẩy mạnh việc quảng bá và đưa sản phẩm nước giải khát của mình tiếp cận thịtrường thế giới Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Lào, Campuchia, bắt đầu xuấtkhẩu sang các quốc gia khác trên thế giới như Ấn độ, Philipine, Trung Quốc và cácquốc gia Châu Phi…

Sơ đồ sản phẩm tiêu biểu:

Trang 24

Hình 4 Sơ đồ SP công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát

1.4 Nhiệm vụ và chức năng của Tân Hiệp Phát

Công ty Tân Hiệp Phát sản xuất và kinh doanh các sản phẩm tốt cho sức khỏengười tiêu dùng Châu Á với mùi vị thích hợp và chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩnquốc tế, đồng thời liên tục thỏa mãn cao nhất nhu cầu của khách hàng để xứng danh lànhà cung cấp/ đối tác được ưu chuộng hơn để kinh doanh hoặc hợp tác

Trang 25

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING

1.5 Giới thiệu về sản phẩm trà thảo mộc Dr Thanh

Sau một thời gian nghiên cứu và thử nghiệm sản phẩm vào ngày 22/12/2008sản phẩm trà thảo mộc Dr Thanh được tung ra thị trường với slogan “ Thanh nhiệt cơthể, không lo bị nóng” Sản phẩm đã được tung ra thị trường trong đúng dịp tết Kỷ Sửu.Đây là thời điểm mọi người thường tập trung vào các hoạt động vui chơi có tần suấtcao, kết hợp với thói quen ăn uống của người Á Đông là ưa thích các món chiên xào.Chính điều này thường gây cảm giác “nóng trong người”, tuy không phải là bệnh lýnhưng lại rất có hại cho sức khỏe Nhận biết được nhu cầu này tập đoàn Tân Hiệp Phát

đã đưa ra thị trường sản phẩm trà thảo mộc Dr.Thanh như là một lời tuyên bố về 1 dòngsản phẩm tiên phong một cách đúng lúc- đáp ứng được mong muốn của người tiêudùng

1.5.1 Tên sản phẩm:

Lý do về việc đặt tên gọi Dr.Thanh, Tân Hiệp Phát Group đưa ra lời giải thíchcũng khá lý thú, thứ nhất "Thanh" ở đây nghĩa là thanh nhiệt, thanh khiết đứng như câuslogan "thanh lọc cơ thể"; thứ 2 là tên gọi trùng với tên của Tổng giám đốc Trần QuýThanh Tên gọi đặc biệt này có lẽ ẩn chứa khát vọng về một thương hiệu Việt đẳng cấpquốc tế luôn tồn tại trong tâm huyết của người doanh nhân thành đạt này Đây cũng làmột cái tên ngắn gọn, dễ nhớ, dễ đi vào tâm trí người tiêu dùng. 

1.5.2 Bao bì

Trang 26

Hình 5 Sản phẩm trà Dr Thanh

Trà Dr Thanh có sự kế thừa trong khâu thiết kế bao bì, chai nhựa PET tiện dụngsau khi có sự thay đổi trong phong cách sống ngày càng mang tính di động và nhu cầungày càng lớn hơn đối với các sản phẩm thức uống có lợi cho sức khỏe, dây chuyền sảnxuất và kênh phân phối từ các sản phẩm khác của Tân Hiệp Phát mà điển hình là tràxanh không độ Trà Dr Thanh được đóng chai trong những điều kiện sản xuất đặc biệt

để giữ lại các chất bổ dưỡng, có lợi cho cơ thể Chai PET để đựng trà xanh chịu đượcnhiệt độ cao vì phải chiết rót khi còn nóng Ngay thời điểm ban đầu, Tân Hiệp Phát đãđầu tư riêng cho mình dây chuyền sản xuất chai PET này

1.5.3 Công dụng

Đánh vào tâm lý người tiêu dùng hiện nay, không những là một loại nước giảikhát, không ga, không chất bảo quản, không phẩm màu nhân tạo mà còn có lợi cho sứckhỏe Trà thảo mộc Dr.Thanh của Tập đoàn Tân Hiệp Phát là một loại nước giải khát

được làm từ 9 loại thảo mộc quý: Kim ngân hoa, hoa cúc, la hán quả, hạ khô thảo, cam thảo, đản hoa, hoa mộc miên, bung lai và tiên thảo giúp giải nhiệt và thanh lọc

cơ thể

Trang 27

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING

Theo PGS.TS Nguyễn Vãn Minh - chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học

“Nghiên cứu tính an toàn và một số tác dụng của trà thảo mộc Dr.Thanh”, thì những lợiích của việc uống trà thảo mộc Dr Thanh hàng ngày đã được nghiên cứu trong một đềtài khoa học kéo dài 6 tháng tại Học viện Quân y Sản phẩm này đạt được các phẩmchất như có tác dụng rõ rệt đến hệ thần kinh trung ương, giúp tăng khả năng nhận thức

và ghi nhớ, tăng khả năng chú ý cũng như tốc độ xử lý thông tin Về cơ bản khi sửdụng loại trà này, người tiêu dùng sẽ có cảm giác tỉnh táo, hoạt bát, đỡ mệt mỏi, ăn ngủngon hơn Và kết luận được các nhà khoa học đưa ra là: Trà thảo mộc Dr Thanh có độ

an toàn cao khi sử dụng hàng ngày

“Thanh lọc cơ thể, không lo bị nóng”

1.6 Các yếu tố quyết định thành công:

Vì một sự thật rõ ràng là, Dr.Thanh với tốc độ truyền thông, độ phủ của cáckênh phân phối, cũng như doanh thu bán hàng đã và vẫn đang gia tăng với tốc độchóng mặt (trong vòng 1 tháng sau khi tung sản phẩm đã có độ phủ trên 60%)

Và quả thực, nếu đánh giá Dr.Thanh là một thành công tiếp theo của tập đoàn Tân HiệpPhát (THP) thì cũng không có nhiều người bàn cãi Nhận định này xuất phát từ những

lý do sau đây:

1 Một sự lựa chọn agency kỹ càng và có chọn lọc THP đã đầu tư ngay từ đầu với 2 tên tuổi lớn là: LBC ( phụ trách strategy design) và O&M (phụ trách communications).

2 Concept đưa ra được giá trị cốt lõi của sản phẩm và hết sức rõ ràng với người tiêu dùng : “Nóng trong người, uống trà Dr.Thanh”

Trang 28

điểm mùa nắng nóng ở miền Nam mà cụ thể là TP.HCM.

4 Sự kế thừa trong khâu thiết kế bao bì, chai nhựa PET, dây chuyền sản xuất và kênh phân phối từ các sản phẩm khác của THP mà điển hình là trà xanh 0 Độ

5 Tiếp tục tạo ra được sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh bằng cách làm người dẫn đầu trong việc khai phá thị trường nước giải khát không ga có nguồn

Trần Quý Thanh (Chủ tịch THP) về chiến dịch quảng bá của sản phẩm này: “Đến trẻ con cũng biết về concept của sản phẩm chúng tôi”

Trang 29

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING

CHƯƠNG 2: KẾ HOẠCH MARKETING 2.1 Tổng quan về kế hoạch Marketing:

Là việc xem xét, nghiên cứu, phân tích các yếu tố tác động đến sự lựa chọn trà thảomộc Dr.Thanh của người tiêu dùng khi họ được nhận diện sản phẩm thông qua các nhân

tố như: hiệu quả của quảng cáo, sự tiện dụng của sản phẩm, khuyến mãi, định lượng vừa

đủ, khẩu vị phù hợp, chất lượng tốt, dễ dàng mua

Xem xét phân tích hiệu quả của các công tác, kế hoạch marketing đã triển khai để từng bước khắc phục các điểm yếu và phát huy điểm mạnh của sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng, uy tín thương hiệu và doanh thu sản phẩm

2.2 Phân tich môi trường Marketing của công ty Tân Hiệp Phát:

2.2.1 Môi trường vĩ mô:

Hình 6 Bảng thống kê tốc độ tăng trưởng của Việt Nam qua các năm

Mức tăng trưởng kinh tế của nước ta năm 2007 đạt ngưỡng cao, nhưng vào giai đoạn 2008– 2009, tốc độ tăng trưởng lại sụt giảm xấp xỉ 2% do chính sách giảm phát của Nhà nước Năm 2010, nền kinh tế nước ta đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phục hồi vàtăng trưởng khá nhanh (6.78%), năm 2011 tỉ lệ chỉ đạt 5.89% so với năm 2010 nhưng trong điều kiện tình hình sản xuất rất khó khăn và cả nước tập trung ưu tiên kiềm chế lạm

Trang 30

hồi năm 2012, dự đoán Việt Nam có nhiều triển vọng đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn vào năm 2011, với mức tăng trưởng 7,0-7,5% (theo dự báo của Chính phủ và nhiều tổ chức quốc tế khác)

Nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi:

Kinh tế Việt Nam đang dần vượt qua giai đoạn khó khăn và chính sách kích thích nềnkinh tế đã phát huy tác dụng Tình hình sản xuất công nghiệp bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc Doanh thu bán lẻ thực tế gồm cả mua sắm gia đình và cho doanh nghiệptiếp tục tăng mạnh, hiện đã vượt con số 20% Rõ ràng, hoạt động thương mại nội địa đã được cải thiện đáng kể

Chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam và một số nước trong khu vực (2007)

Trang 31

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING

Hình 7 Chỉ số giá tiêu dùng của các nước năm 2007

-> Nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng sẽ khiến chi tiêu của khách hàng cho nhu cầu thiết

yếu nhiều hơn, THP có thể triển khai hoạt động kinh doanh của mình để tăng lợi nhuận.

2.2.1.3 Chính trị - Pháp luật:

Sự ổn định về chính trị và sự nhất quán về quan điểm chính sách lớn khiến các nhàđầu tư có cái nhìn lạc quan về thị trường, bởi vậy đây là yếu tố thu hút một số lượng lớnđầu tư nước ngoài vào Việt Nam Mặt khác nền chính trị ổn định cũng góp phần thúc đẩysản xuất của các doanh nghiệp Doanh nghiệp không phải chịu sức ép về bất ổn định chínhtrị, có các điều kiện cơ sở để phục vụ sản xuất Chính trị ổn định mang lại nguồn đầu tưvốn nước ngoài đổ vào doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể dựa vào nguồn vốn đó để pháttriển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị phần Tóm lại sự ổn định về chính trị tạo ra nhiềuthuận lợi cho doanh nghiệp

Trang 32

động kinh tế, buộc các doanh nghiệpphải chấp nhận sự điều tiết của Nhà nước trong nềnkinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay.

Nghiên cứu tác động của hệ thống luật pháp đến hoạt động của công ty Tân HiệpPhát chủ yếu xét tới 2 hệ thống luật:

Hệ thống luật kinh tế:

 Quy định quyền lợi,trách nhiệm của DN: Luật doanh nghiệpsố 60/2005/QH11

 Bảo hộ quyền thương hiệu cho doanh nghiệpbằng Luật sở hữu trí tuệ số50/2005/QH11,Luật chuyển giao công nghệ.…

 Quy định những điều khoản trong việc hoạt động kinh doanh với các tập đoàn nướcngoài tránh những đòi hỏi quá định mức

Tuy nhiên hệ thống luật kinh tế vẫn có những khiếm khuyết mà VN đang từngbước khắc phục Điển hình là về Luật cạnh tranh được Quốc hội thông qua ngày3/12/2004 và chính thức có hiệu lực từ 1/7/2005 Một trong những hạn chế là Luật Cạnhtranh mặc dù đã có hiệu lực hơn 4 năm nhưng những hiểu biết về nó vẫn giới hạn trongmột số ít người mà chưa lan tỏa đến từng doanh nghiệp - đối tượng chính của phápluật cạnh tranh

Các pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn chất lượng Ngày 7-8-2003, Chủ tịch nước Trần Đức Lương ký Lệnh công bố Pháp lệnh Vệ sinh antoàn thực phẩm, đã được UBTV QH khóa XI thông qua ngày 26-7-2003 Pháp lệnh gồm 7chương, 54 điều, có hiệu lực từ ngày 1-11-2003 Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩmgồm 7 chương, 54 điều, có ảnh hưởng trực tiếp đến ngành giải khát

Trang 33

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING

Trong lĩnh vực quảng cáo cũng cần lưu tâm khi chất lượng sản phẩm không đúng nhưnhững gì doanh nghiệp đã thông tin Để giải quyết vấn đề đó trong điều khoản 34, 35 mục

7 ghi rõ về phần: Quảng cáo, ghi nhãn sản phẩm đã chỉ ra: “Thực phẩm đóng gói sẵn phảiđược ghi nhãn thực phẩm Nhãn thực phẩm phải ghi đầy đủ, chính xác, rõ ràng, trung thực

về thành phần thực phẩm và các nội dung khác theo quy định của pháp luật”

2.1.1.4 Toàn cầu hóa

Xu hướng toàn cầu hóa ngày càng rõ nét trên thế giới, tác động đến mọi lĩnh vực,ngành nghề cũng như mọi doanh nghiệp Việt Nam hội nhập WTO đã mang lại cho TânHiệp Phát cũng như các doanh nghiệptrong nước rất nhiều cơ hội cũng như thách thức

Cơ hội:

 Mở rộng thị trường và tăng xuất khẩu:

Năm 2007 đánh dấu sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO) và là năm đầu tiên ghi nhận các thương hiệu của Việt Nam phát triển ngang tầmvới các thương hiệu quốc tế Sau khi gia nhập WTO hàng hóa của nước ta sẽ có cơ hội lớnhơn và bình đẳng hơn trong việc gia thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế khi nhiềunước cam kết về cắt giảm trợ cấp, giảm thuế và loại bỏ hàng rào phi thuế quan Tân HiệpPhát và các doanh nghiệp trong nước có cơ hội xuất khẩu lớn với lợi thế về điều kiện tựnhiên và chi phí rẻ…

 Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài:

Việc giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, mở cửa thị trường dịch vụ sẽkhiến môi trường kinh doanh ở nước ta ngày càng trở nên cạnh tranh hơn, giúp các doanhnghiệp tiếp cận các yếu tố đầu vào với chi phí hợp lý hơn

Trang 34

Môi trường thương mại quốc tế, nhờ nhiều nỗ lực của WTO, đã trở nên thôngthoáng hơn Gia nhập WTO sẽ giúp Việt Nam sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấpcủa tổ chức này, qua đó có thêm công cụ để đấu tranh với các nước lớn, đảm bảo sự bìnhđẳng trong thương mại quốc tế.

Thách thức

 Sức ép cạnh tranh:

Hội nhập WTO sẽ làm giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, cắt giảm trợcấp khiến cho nhiều doanh nghiệp mới có cơ hội gia nhập ngành và các đối thủ nướcngoài tiếp cận vào thị trường Việt Nam Điều đó làm gia tăng đối thủ tiềm ẩn và đối thủcạnh tranh buộc doanh nghiệp phải giảm giá để cạnh tranh với các sản phẩm thay thế khácChính Tân Hiệp Phát cũng phải chịu áp lực cạnh tranh với các hãng khác nhưHeineken,URC, Pepsi,Coca cola

+ Thách thức của chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Một trong những hệ quả tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế là chuyển dịch cơ cấu

và bố trí lại nguồn lực Dưới sức ép của cạnh tranh, một ngành sản xuất không hiệu quả cóthể sẽ phải mất đi để nhường chỗ cho một ngành khác có hiệu quả hơn Quá trình này tiềm

ẩn rất nhiều rủi ro, trong đó có cả những rủi ro về mặt xã hội Đây là thách thức hết sức tolớn Chúng ta chỉ có thể vượt qua thách thức này nếu có chính sách đúng đắn nhằm tăngcường hơn nữa tính năng động và khả năng thích ứng nhanh -> cần củng cố và tăng cườngcác giải pháp an sinh xã hội để khắc phục những khó khăn ngắn hạn

 Thách thức về nguồn nhân lực :

Trang 35

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING

Dưới sức ép cạnh tranh của các công ty nước ngoài, các doanh nghiệptrong nướccần phải có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng được công việcyêu cầu phải có trình độ cao

2.1.1.5 Văn hóa – xã hội

Thị hiếu, trào lưu:

Việt Nam hiện nay vẫn là một nước đang phát triển, vì vậy các nhu cầu tiêu dùngthiết yếu cho cuộc sống vẫn còn chiếm tỷ lệ rất cao trong cơ cấu tiêu dùng - khoảng 50%Theo một số đánh giá của các nhà đầu tư trong ngành nước giải khát, hiện nay Việt Namtiêu thụ một khối lượng lớn sản phẩm đồ uống, chừng khoảng 4,2 tỷ lít/năm và đang là thịtrường phát triển rất mạnh

Một nghiên cứu của AsiaPanel VN cho thấy xu hướng sử dụng các loại nước giảikhát có lợi cho sức khỏe đang bùng nổ ở VN, đặc biệt ở các thành phố lớn TheoAsiaPanel, số lượng hộ gia đình bước vào nhóm có thu nhập cao (trên 6,5 triệu đồng/tháng) đã tăng từ 7,3% lên 11,9% trong tổng số hộ dân VN tương ứng với điều đó làngười dân đã chuyển sang lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên bổ dưỡngcho sức khỏe như sữa, các chế phẩm từ sữa, nước trái cây, sinh tố, nước uống đóng chai…Khảo sát trên các hộ gia đình ở thành thị cũng cho thấy 70% quan tâm đến sức khỏe củamình hơn trước đây, 74% muốn sử dụng các loại vitamin và khoáng chất, và 80% thíchmua các loại sản phẩm có các hoạt chất có lợi cho sức khỏe như nhân sâm, calcium

378

636 1058

Trang 36

Hình 8 Thu nhập bình quân qua các năm

Nghiên cứu của AsiaPanel cũng chỉ ra rằng bao bì đang ảnh hưởng rất lớn đến

sự chọn lựa của người tiêu dùng bởi 57% số người được hỏi đã trả lời sẽ chọn mua sảnphẩm có thể uống ngay được từ trong hộp

Phong cách sống:

Nhịp sống hối hả của người VN hiện nay, phong cách sống hiện đại hơn,ngoài giờlàm việc người ta còn rất quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho gia đình và bản thân,tham gia nhiều các hoạt động thể dục thể thao, các hoạt động xã hội…Vì vậy người tiêudùng rất thích tiêu thụ những sản phẩm có khả năng sử dụng nhanh, tác dụng mà lại tốtcho sức khỏe Ngày nay việc tụ tập bạn bè; đồng nghiệp ở những quán giải khát saugiờ học, làm việc là rất thường xuyên của giới trẻ và nhân viên văn phòng Đáp ứng đượcnhu cầu của các đối tượng này doanh nghiệpsẽ có hướng phát triển đúng đắn và mang lạilợi nhuận

Phong tục, tập quán, truyền thống :

Trang 37

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING

Việt Nam xuất phát điểm là một nước nông nghiệp,thuộc về xứ nóng, vùng nhiệtđới gió mùa Chính các đặc điểm văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc điểmriêng của ẩm thực Việt Nam Vì vậy từ lâu, người Việt đã rất gần gũi với những sản phẩm

đồ uống từ thiên nhiên như trà xanh, bí đao, nước cốt dừa… Đặc biệt uống trà là một nétvăn hoá lâu đời trong phong tục của người Việt Uống trà trở thành cách hun đúc tìnhlàng, nghĩa xóm, làm con người trở nên thân thiện và gẫn gũi nhau hơn Dần dần, trà trởthành một phương tiện giao tiếp, mở đầu cho những cuộc gặp gỡ, giao đãi người thân, bạn

bè, đối tác Trà giống như một lễ nghi giữ vai trò giao lưu giữa các giai tầng trong xã hội,không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, đẳng cấp

Dân số, cơ cấu dân số, tỉ lệ tăng giảm dân số : Việt Nam là một nước đang phát triển với dân số khoảng 85.7 triệu người (đứng thứ

13 trên thế giới) Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong giai đoạn 1999-2009 là1,2%/năm Do vậy, đây vừa là một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng và triển vọng,vừa lànguồn nhân lực dồi dào với giá nhân công rẻ

Trang 38

Hình 9 Tốc độ tăng dân số qua các năm

Sự đô thị hoá tăng cũng đồng nghĩa với mức sống tăng,nhu cầu giải khát tăng đáng kể.Đặc biệt là ở những thành phố lớn,do mức tập trung dân đông,mùa hè ngày càng nóng bứcdẫn đến nhu cầu giải khát tăng mạnh vào những ngày hè

Trong hội thảo “Thách thức về già hoá dân số ở Việt Nam” , PGS-TS Nguyễn Đình

Cử - Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội cho biết: Nhịp độ già hoá ở nước tatrong thập kỷ 90 đã nhanh hơn, mạnh hơn nhiều so với thập kỷ 80 Mức sinh đang ngàycàng giảm sẽ thúc đẩy quá trình già hoá dân số trong khoảng 10-20 năm tới Điều này sẽảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp theohướng phục vụ lớp người cao tuổi nhiều hơn Bên cạnh đó tỷ lệ người trẻ và trung niên

là khá cao mang đến cho Tân Hiệp Phát lượng khách hàng khá lớn

Như vậy, nước ta với dân số đông, sự đô thị hoá nhanh, tỷ lệ giới trẻ lớn là 1thị trường tốt với lượng khách hàng dồi dào cho THP

Trang 39

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING

2.1.1.6 Công nghệ

Công nghệ sản xuất:

Hiện nay CN-KT đều phát triển rất nhanh,những thay đổi của công nghệ nhất

là trong dây chuyền sản xuất đồ uống không ga là điều đáng quan tâm Những tiến bộ

kỹ thuật tạo ra những ưu thế cạnh tranh mới, mạnh mẽ hơn các ưu thế hiện có, thiếtbị,dây chuyền sản xuất tiên tiến sẽ nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm,mẫu

mã sản phẩm đẹp,mang lại ưu thế cạnh tranh

Tận dụng yếu tố đó THP đã tổ chức thực hiện các hoạt động nhập công nghệ tiêntiến,c ông nghệ cao phục vụ nhu cầu nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm

Về bao bì sản phẩm: sự kế thừa trong khâu thiết kế bao bì đã tạo nên sự khác biệtthật sự trong lĩnh vực này THP đã tạo ra các loại chai nhựa PET, chai thủy tinh tái

sử dụng, hộp giấy Tetra Park và lon rất thuận lợi cho người tiêu dùng

Công nghệ thông tin - truyền thông:

Hiện nay công nghệ truyền thông của Việt Nam đã và đang phát triển một cách rấtmạnh mẽ,giúp cho doanh nghiệpquảng bá về hình ảnh của sản phẩm công ty một cách dễdàng hơn tới người tiêu dùng bằng nhiều cách khác nhau:quảng cáo trên Internet,trêntruyền hình, show quảng cáo…

Và nhiều công nghệ khác

Tóm lại nhờ CN-KT hiện đại,dây truyền sản xuất nước ngoài uy tín cùng với CNTTquảng bá mà THP có thể tự tin mở rộng thị trường và ngày càng tạo sự an tâm cho ngườitiêu dùng

Trang 40

Vị trí địa lý:

Việt Nam (tọa độ địa lý: kinh tuyến: 102°8′ 109°27′ Đông; vĩ tuyến: 8°27′ 23°23′ Bắc) nằm ở cực Đông Nam bán đảo Đông Dương Biên giới Việt Nam giáp vớivịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và Biển Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phíabắc, Lào và Campuchia phía tây Lãnh thổ đất liền Việt Nam hình chữ S và khoảng cách

-từ bắc tới nam là khoảng 1.650 km, vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây là 50 km, vớiđường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo

Nhờ vị trí địa lý thuận lợi của Việt Nam, Tân Hiệp Phát dễ dàng thông thương với cácđối tác trên toàn quốc cũng như trong khu vực và trên toàn thế giới bằng cả đường bộ,đường thủy và đường hàng không Tuy nhiên khoảng cách Nam - Bắc khá lớn nên việcphân phối, cung cấp sản phẩm cho thị trường miền Bắc gặp nhiều khó khăn về chi phí vậnchuyển, quảng bá sản phẩm, đòi hỏi công ty phải có chiến lược phù hợp

+ Nhiệt độ trung bình năm từ 220C đến 270C

+ Số giờ nắng khoảng 1.500 - 2.000 giờ/năm

+ Nhiệt độ bức xạ trung bình năm 100 kcal/cm2

Ngày đăng: 04/04/2015, 15:59

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w