1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển tư duy cho học sinh lớp 3 trong phân môn “Luyện từ và câu” thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trương thị bé

98 4,4K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 780,5 KB

Nội dung

Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, cần sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: Việc nghiên cứu đề tài góp phần: - Làm sáng tỏ vai trò, ý nghĩa của hệ thống bài tập TNKQN

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Từ xa xưa các bậc hiền triết và các nhà giáo dục từ cổ chí kim đều thừanhận tư duy có vai trò quyết định đến sự phát triển của văn minh loài người Từthời Khổng Tử đã coi trọng mối quan hệ giữa các khâu giáo dục Ông nhấnmạnh trong dạy học cần tuân thủ: “Học đi đôi với tư (tư là tư duy), với tập, với

hành” [23; tr 1] Ngạn ngữ cổ Hi Lạp cũng nhấn mạnh: “Dạy học không phải là

rót kiến thức vào một chiếc thùng rỗng mà là thắp sáng lên những ngọn lửa”[24; tr 1-2] Ngọn lửa được hiểu là tư duy Đối với các nước phương Tây, tư duyđược coi là giá trị tạo nên tất cả: “Tư duy tạo nên sự cao cả của con người”(Pascal); Ở nước ta, các nhà lãnh đạo, các nhà giáo dục cũng đặt tư duy vào bậchàng đầu Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói “Điều chủ yếu không phải

là nhồi nhét một mớ kiến thức hỗn độn,…mà là một phương pháp suy nghĩ,phương pháp nghiên cứu, phương pháp học tập, phương pháp giải quyết vấn đề”[23; tr 1]

Đứng trước xu thế phát triển tất yếu trong thời kỳ hội nhập quốc tế, mộttrong những thách thức lớn nhất của nền giáo dục Việt Nam là đào tạo ra nhữngcon người phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, thể chất và thái độlao động Những con người đó cần có cả đức lẫn tài mà năng lực tư duy là điềukiện cần thiết để chúng ta khám phá và lĩnh hội tri thức Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã từng nói: “Vì sự nghiệp mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thìphải trồng người” [21; tr 430], luận điểm này có ý nghĩa thực tiễn rất cao Để cómột đời cây khỏe mạnh, giáo dục cần có thời gian vun trồng, chăm bón “Trồngngười” xét về khía cạnh nào đó cũng giống như trồng cây Nếu trồng cây phảichăm lo vun trồng từ khi còn là mầm cây nhỏ bé yếu ớt, để cây khỏe mạnh, lớnthẳng, vươn cao, không bệnh tật, còi cọc, thì “trồng người” phải dạy dỗ, giáodục, uốn nắn từ khi còn ấu thơ, ngay khi trẻ bắt đầu bước chân vào con đường trithức Chính vì vậy, việc rèn luyện khả năng tư duy cho HS cần phải được thựchiện ngay từ cấp học đầu tiên Tuy nhiên, để có được những con người phát triểntoàn diện, không đơn thuần chỉ là sự chăm lo về mặt vật chất mà là cả một quá

Trang 2

trình giáo dục, quá trình nhận thức và học tập, phấn đấu lâu dài, gian khó suốt cảcuộc đời Rõ ràng, sự nghiệp trồng người khác xa về chất so với công việc trồngcây Trong thời đại của nền kinh tế tri thức thì tư duy càng trở nên quan trọnghơn bao giờ hết, Tất cả mọi hành động của con người đều theo mệnh lệnh của

bộ não – tư duy Tư duy chỉ đạo hành động và chính hành động quyết định sựthành bại và số phận con người Vậy làm thế nào để phát triển tư duy cho ngườihọc một cách hiệu quả đó chính là vấn đề lớn đặt ra không chỉ cho ngành giáodục mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội

Thế kỷ XXI với nhiều thách thức nhưng cũng mở ra nhiều vận hội đối vớiđất nước ta Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã nhấn mạnh

“Giáo dục phải thật sự trở thành quốc sách hàng đầu… Cải tiến chất lượng dạy

và học để hoàn thành tốt việc đào tạo bồi dưỡng nguồn lực con người cho

CNH-HDH đất nước” [ 22; tr 133 ] Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì giáo dục

tiểu học là điều kiện cơ bản để năng cao dân trí, là bậc học đầu tiên mà các emđược tiếp cận với những tri thức của nhân loại Là cơ sở để hình thành cho các

em những kiến thức ban đầu và khả năng tư duy Do đó đòi hỏi giáo dục phảihình thành và phát triển tư duy cho trẻ ngay khi trẻ bước vào bậc Tiểu học

Cùng với những môn học khác, môn Tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học

có vai trò rất quan trọng, nó là công cụ kì diệu có sức hấp dẫn con người ngay từthuở ấu thơ, nó giúp hoàn thành kỹ năng hoạt động ngôn ngữ cho HS Thôngqua việc học Tiếng Việt rèn cho HS khả năng tư duy, phương pháp suynghĩ,giáo dục cho các em tư tưởng, tình cảm trong sáng Đặc biệt, phân môn

“Luyện từ và câu” có vị trí rất quan trọng là công cụ giao tiếp tư duy và học tập.Xuất phát từ mục đích yêu cầu của môn Tiếng Việt trong trường Tiểu học nóichung, phân môn “Luyện từ và câu” nói riêng, việc rèn luyện năng lực tư duycho HS là điều hết sức cần thiết Đặc biệt đối với HS lớp 3, đây là giai đoạn các

em sẵn sàng cho việc tiếp thu những tri thức mới của nhân loại khi đã học đượccách đọc chữ, viết chữ ở lớp 1 và những kiến thức vỡ lòng ở lớp 2 Chính vì vậy,việc phát triển tư duy cho các em là một trong những vấn đề hết sức cần thiết.Đây chính là nền tảng cho các em tiến thêm trên con đường của tri thức nhânloại

Trang 3

Tuy nhiên để phát triển tư duy trong phân môn “Luyện từ và câu” cho HSkhông phải là điều dễ dàng, cần phải có những phương pháp đúng đắn, nhữngđổi mới trong việc giảng dạy Trong mấy năm gần đây, khi nhà nước chủ trương

sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan vào một số kì thi quốc gia quantrọng và sử dụng một phần ở các bậc học thì ngày càng có nhiều người, đặc biệt làcác nhà giáo quan tâm đến phương pháp này TNKQ là một phương pháp có ýnghĩa đặc biệt quan trọng, giúp HS phát triển tư duy linh hoạt, nhanh nhẹn Đặcbiệt TNKQNLC góp phần giúp HS tự suy nghĩ lựa chọn được những đáp án đúngvới thời gian ngắn, phát triển khả năng tư duy logic cho HS

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “ Phát triển

tư duy cho học sinh lớp 3 trong phân môn “Luyện từ và câu” thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn”.

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

- HS lớp 3 trường Tiểu học Yên Hóa và trường Tiểu học Xuân Hóa

- Hoạt động tư duy của HS lớp 3 trong phân môn “Luyện từ và câu” thôngqua câu hỏi TNKQNLC

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Do thời gian thực hiện đề tài có hạn, vì vậy chúng tôi chỉ tiến hành điều tranghiên cứu và thực nghiệm tại trường Tiểu học Yên Hóa và trường Tiểu họcXuân Hóa

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt mục đích nghiên cứu, khóa luận phải thực hiện các nhiêm vụ sauđây:

- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài

- Tìm hiểu về thực trạng của việc phát triển tư duy cho HS lớp 3 trong phânmôn “Luyện từ và câu” thông qua hệ thống bài tập TNKQNLC

- Xây dựng hệ thống bài tập TNKQNLC cho HS lớp 3 trong phân môn

“Luyện từ và câu”

Trang 4

- Tiến hành TNSP để thu thập kết quả, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng

hệ thống bài tập TNKQNLC trong việc phát triển tư duy cho HS lớp 3 trongphân môn “Luyện từ và câu”

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, cần sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

Việc nghiên cứu đề tài góp phần:

- Làm sáng tỏ vai trò, ý nghĩa của hệ thống bài tập TNKQNLC trong việcphát triển tư duy cho HS lớp 3 trong phân môn “Luyện từ và câu”

- Đề tài góp phần tìm hiểu về thực trạng việc phát triển tư duy cho HS lớp 3trong phân môn “Luyện từ và câu” thông qua hệ thống bài tập TNKQNLC

- Đề tài đã xây dựng một số bài tập TNKQNLC nhằm góp phần phát triển

tư duy cho HS lớp 3 trong phân môn “Luyện từ và câu”

- Là tài liệu tham khảo cho HS và giáo viên trong quá trình dạy và họcphân môn “ Luyện từ và câu” lớp 3

6 Cấu trúc của đề tài

Trang 5

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc phát triển tư duy cho học sinh lớp 3 trongphân môn “Luyện từ và câu” thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quannhiều lựa chọn

Chương 2: Thực trạng của việc phát triển tư duy cho học sinh lớp 3 trongphân môn “Luyện từ và câu” thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quannhiều lựa chọn

Chương 3: Một số biện pháp phát triển tư duy cho học sinh lớp 3 thông qua

hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong phân môn “Luyện

từ và câu” và thực nghiệm sư phạm

Trang 6

NỘI DUNGCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO HỌC SINH LỚP 3 TRONG PHÂN MÔN “ LUYỆN TỪ VÀ CÂU”

THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề phát triển tư duy cho

HS Tiểu học thông qua phân môn “Luyện từ và câu” với nhiều công trình, bàiviết về TNKQNLC Trong phạm vi khóa luận này chúng tôi đã tiếp cận nhữngtài liệu và các tác giả có liên quan:

TS Nguyễn Thị Xuân Yến với bài viết “Phát triển tư duy cho học sinh qua dạy học môn Tiếng Việt” đã đề cập đến những phương pháp tổ chức đồng

tâm và phát triển Phương pháp dạy học hướng vào người học nhằm tôn trọnglợi ích, quyền lợi, sáng tạo cá nhân của HS.Nhờ đó, tư duy của người học sẽ đượchình thành và phát triển trong môi trường, điều kiện tốt nhất.

Trần Luận với công trình “Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông qua hệ thống bài tập” tác giả đã đưa ra hệ thống bài tập phong phú và đa

dạng nhằm phát triển khả năng tư duy cho HS Từ những bài tập đó, đòi hỏi HSphải biết suy nghĩ, huy động các kiến thức đã có để giải quyết vấn đề chính là

HS đang tư duy

Lê A, Thành Thị Yến Mỹ, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí trong “Phương pháp dạy học Tiếng Việt” (NXB Giáo dục, 2000) đã đưa ra phương pháp dạy

học Tiếng Việt cụ thể cho từng phân môn theo chương trình giáo dục cũ, khi đóphân môn “Luyện từ và câu” chưa xuất hiện mà nó tồn tại dưới hai phân môn:

Từ ngữ và ngữ pháp

Alêcxâyep với công trình: “Phát triển tư duy cho học sinh” đã chỉ ra tầm

quan trọng của việc phát triển tư duy cho HS đồng thời đưa ra những phươngpháp, biện pháp nhằm phát triển khả năng tư duy cho HS

Trang 7

Đinh Thị Oanh, Vũ Thị Kim Dung, Phạm Thị Thanh với công trình “

Tiếng Việt và phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học” ( NXB Giáo dục,

2006) đã đưa ra phương pháp dạy học Tiếng Việt và cụ thể cho từng phân mônTiếng Việt Trong đó có phương pháp dạy học “Luyện từ và câu” và điểm qua

về dạy học theo hướng đổi mới, tích cực, tạo hứng thú học tập cho HS

 Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) có bài viết

“Các kiểu thi trắc nghiệm” đã đề cập đến khái niệm và hình thức các dạng câu

hỏi trắc nghiệm Tài liệu cũng nói đến những điểm mạnh mà TNKQNLC manglại và giải thích cho chúng ta biết vì sao nên dùng dạng câu hỏi này trong quátrình dạy học

Những công trình nghiên cứu trên là tài liệu gợi ý quý báu cho tôi trongquá trình tiến hành thực hiện đề tài Phát triển tư duy cho HS Tiểu học là mộtvấn đề đang được nhiều nhà giáo dục quan tâm, đề cập trên nhiều phương diện,tuy nhiên nó vẫn chỉ dừng lại ở mức độ khái quát chung Với khóa luận này, tôitiếp tục nghiên cứu cụ thể hơn về việc sử dụng hệ thông bài tập TNKQNLCtrong phân môn “Luyện từ và câu” lớp 3 nhằm rèn luyện và phát triển khả năng

tư duy của HS

1.2 Một số vấn liên quan đến tư duy và phát triển tư duy cho học sinh lớp 3 1.2.1 Khái niệm về tư duy

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tư duy, theo Từ điển Bách khoa toànthư Việt Nam, tập 4 “Tư duy là sản phẩm cao nhất của vật chất được tổ chứcmột cách đặc biệt -Bộ não người - Tư duy phản ánh tích cực hiện thực khách

quan dưới dạng các khái niệm, sự phán đoán, lý luận v.v ” [19; tr 12] Theo một định nghĩa khác, "tư duy" là danh từ triết học dùng để chỉ những hoạt động

của tinh thần, nó đem lại những cảm giác của người ta sửa đổi và cải tạo thế giớithông qua hoạt động vật chất tức là hoạt động của trí não, làm cho người ta cócách nhận thức đúng đắn về sự vật và ứng xử tích cực với nó

M.N.Sacđacôp khẳng định: “ Tư duy là sự nhận thức khái quát gián tiếpcác sự vật và hiện tượng của hiện thực trong những dấu hiệu, những thuộc tínhchung và bản chất của chúng Tư duy cũng là sự nhận thức sáng tạo những sựvật, hiện tượng mới, riêng rẽ của hiện thực trên cơ sở những kiến thức khái quáthóa đã thu nhận được” [13; tr 56]

Trang 8

Còn theo tác giả Nguyễn Xuân Trường ( ĐHSP Hà Nội) thì “Tư duy làhành động trí tuệ nhằm thu thập và xử lý thông tin về thế giới quanh ta và thếgiới trong ta Chúng ta tư duy để hiểu, làm chủ tự nhiên và xã hội của chínhmình” [25; tr 1]

1.2.2 Đặc điểm của tư duy

Cơ chế hoạt động cơ sở của tư duy dựa trên hoạt động sinh lý của bộ nãovới tư cách là hoạt động thần kinh cao cấp Mặc dù không thể tách rời nãonhưng tư duy không hoàn toàn gắn liền với một bộ não nhất định Trong quátrình sống, con người giao tiếp với nhau, do đó tư duy của từng người vừa tựbiến đổi qua quá trình hoạt động của bản thân vừa chịu sự tác động biến đổi từ

tư duy của đồng loại thông qua hoạt động có tính vật chất Tư duy không chỉ gắnvới bộ não của từng cá thể người mà còn gắn với sự tiến hóa của xã hội, trởthành một sản phẩm có tính xã hội trong khi vẫn duy trì được tính cá thể củamột con người nhất định

Tư duy bắt nguồn từ hoạt động tâm lý Hoạt động này gắn liền với phản xạsinh lý là hoạt động đặc trưng của hệ thần kinh cao cấp Hoạt động đó diễn ra ởcác động vật cấp cao, đặc biệt biểu hiện rõ ở người Theo quan điểm của triếthọc duy vật biện chứng, lao động là một trong các yếu tố quyết định để chuyểnhóa vượn có dạng người thành con người Từ chỗ là một loài động vật thích ứngvới tự nhiên bằng bản năng tự nhiên, con người đã phát triển sự thích ứng đóbằng bản năng thứ hai là tư duy với năng lực trừu tượng hóa ngày càng sâu sắcđến mức nhận thức được bản chất của hiện tượng, quy luật của tự nhiên và nhậnthức được chính bản thân mình

Tư duy bao gồm các đặc điểm sau:

- Tư duy là sản phẩm của bộ não con người và là một quá trình phản ánhtích cực thế giới khách quan

- Kết quả của quá trình tư duy bao giờ cũng là một ý nghĩ và được thể hiệnqua lời nói

Trang 9

- Bản chất của tư duy là ở sự phân biệt, sự tồn tại độc lập của đối tượngđược phản ánh với hình ảnh nhận thức được qua khả năng hoạt động của conngười nhằm phản ánh đối tượng.

- Tư duy là quá trình phát triển năng động và sáng tạo

- Khách thể trong tư duy được phản ánh với nhiều mức độ khác nhau từthuộc tính này đến thuộc tính khác, nó phụ thuộc vào chủ thể là con người

1.2.3 Phẩm chất của tư duy

Những công trình nghiên cứu về tâm lí học và giáo dục đã khẳng định rằng:

Sự phát triển tư duy nói chung được đặc trưng bởi sự tích luỹ các thao tác tư duythành thạo vững chắc của con người Những phẩm chất của tư duy là:

Tính định hướng: thể hiện ở ý thức nhanh chóng và chính xác đối tượngcần lĩnh hội, mục đích phải đạt và con đường tối ưu để đạt mục đích đó

Bề rộng: thể hiện có khả năng vận dụng nghiên cứu các đối tượng khác

Độ sâu: thể hiện ở khả năng nắm vững ngày càng sâu sắc bản chất của sựvật, hiện tượng

Tính linh hoạt: thể hiện ở sự nhạy bén trong việc vận dụng những tri thức

và cách thức hành động vào các tình huống khác nhau một cách sáng tạo

Tính mềm dẻo: thể hiện ở hoạt động tư duy được tiến hành theo các hướngxuôi và ngược chiều (Ví dụ: từ cụ thể đến trừu tượng và từ trừu tượng đến cụthể )

Tính độc lập: thể hiện ở chỗ tự mình phát hiện được vấn đề, đề xuất cáchgiải quyết và tự giải quyết vấn đề

Tính khái quát: thể hiện ở chỗ khi giải quyết mỗi loại nhiệm vụ sẽ đưa ra

mô hình khái quát Từ mô hình khái quát này có thể vận dụng để giải quyết cácvấn đề cùng loại

Để đạt được những phẩm chất tư duy trên, trong quá trình dạy học chúng tachú ý rèn luyện cho HS các thao tác tư duy

1.2.4 Phát triển năng lực tư duy

Việc phát triển tư duy cho HS trước hết là giúp HS nắm được các kiến thứccần lĩnh hội đồng thời cần biết vận dụng các kiến thức đó vào việc giải bài tập

Trang 10

và thực hành Qua đó HS sẽ nắm chắc hơn kiến thức và biến những kiến thức đótrở nên sinh động HS chỉ thực sự lĩnh hội được tri thức khi tư duy của các emphát triển.

Tư duy càng phát triển thì khả năng tiếp thu tri thức sẽ diễn ra nhanh, sâusắc và có chất lượng hơn, khả năng vận dụng kiến thức càng linh hoạt và hiệuquả hơn Như vậy việc phát triển tư duy cho HS có vai trò tiên quyết trong việctiếp thu tri thức của HS Sự phát triển tư duy của HS được diễn ra xuyên suốtquá trình tiếp thu và vận dụng tri thức Khi tư duy phát triển sẽ tạo ra một kỹnăng và thói quen làm việc có suy nghĩ, có phương pháp chuẩn bị lâu dài cho

HS hoạt động sáng tạo sau này Do đó hoạt động trong phân môn “Luyện từ vàcâu” cần phải tập luyện cho HS khả năng tư duy thông qua hệ thống bài tậpTNKQNLC Từ những hoạt động dạy và học trên lớp, GV cần vận dụng hệthống bài tập trắc nghiệm nhằm phát triển khả năng tư duy của HS trong phânmôn “Luyện từ và câu” HS tham gia vào hoạt động này một cách tích cực sẽnắm được các kiến thức và phương pháp nhận thức đồng thời các thao tác tư duy

sẽ được rèn luyện

1.2.5 Dấu hiệu đánh giá tư duy phát triển

Để có thể đánh giá sự phát triển của tư duy ta cần căn cứ vào các biểu hiệnsau:

* HS có khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng vào các tình huống khácnhau: Trong quá trình học tập, HS đều phải giải quyết những vấn đề đòi hỏi cần

sự liên tưởng đến những kiến thức đã được học trước đó Nếu HS biết cách sửdụng các kiến thức cũ vào các tình huống mới thì chứng tỏ đã có biểu hiện của

tư duy phát triển

* Tái hiện nhanh chóng các kiến thức, các mối quan hệ cần thiết để giảiquyết một bài tập cụ thể nào đó Thiết lập nhanh chóng các mối quan hệ bảnchất giữa các sự vật hiện tượng đã có trước đó

 Có khả năng phát hiện ra những cái chung và cái riêng của các hiệntượng, vấn đề khác nhau Từ đó tìm ra cách giải quyết phù hợp cho từng vấn đề

Trang 11

 Có năng lực vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn Đây là kết quảphát triển tổng hợp của sự phát triển tư duy Để có thể giải quyết được các bàitập đòi hỏi HS phải biết phân tích, suy đoán, vận dụng các thao tác tư duy để cócách giải quyết thích hợp.

1.3 Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển tư duy cho học sinh

Theo Luật Giáo dục 2005, những mục tiêu cơ bản của bậc học phổ thôngnói chung, bậc học Tiểu học nói riêng là hình thành và phát triển được nền tảng

tư duy của con người trong thời đại mới, bao gồm: Những kiến thức và kĩ nẵng

cơ bản như: đọc, viết, tính toán và những kiến thức cơ bản của các môn họctrong nhà trường phổ thông; những kĩ năng tư duy và hoạt động sáng tạo như:biết cách suy luận, phát hiện và giải quyết vấn đề, biết cách học và tự học, có tưduy phê phán, tư duy sáng tạo…; phẩm chất và nhân cách con người mới như:

có bản lĩnh, có ý thức và tinh thần trách nhiệm, trung thực, biết tự quản lý vàlàm chủ bản thân, có đời sống nội tâm phong phú, có nhân cách cao cả… Trong

đó, mục tiêu phát triển năng lực giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo ở người họcđược vô cùng coi trọng Điều này thể hiện trong nhà trường chính là thông quadạy kiến thức để hình thành và phát triển năng lực tư duy, phát triển trí tuệ, tưduy sáng tạo và các phẩm chất nhân cách khác của HS Như vậy, thông qua dạy

và học để tạo nền móng trí tuệ, cách thức giải quyết vấn đề, hoạt động sáng tạo

ở người học được xem như một trong những mục tiêu cơ bản, trọng tâm củagiáo dục ở nhà trường phổ thông nói chung, nhà trường Tiểu học nói riêng trongthời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay

Phát triển tư duy cho HS tức là giúp HS nắm kiến thức một cách sâu sắc,bền vững, không học vẹt, không máy móc, rập khuôn Biết vận dụng kiến thứcvào thực tiễn một cách linh hoạt có hiệu quả Tư duy càng phát triển thì khảnăng nắm bắt tri thức càng nhanh và sâu sắc Chính vì vậy việc phát triển tư duycho HS là một việc làm hết sức có ý nghĩa

L.N Tônxtôi đã nói “Kiến thức chỉ thực sự là kiến thức khi nó là thành quả

của những cố gắng tư duy chứ không phải trí nhớ” [25; tr 1] điều đó có nghĩa là

HS chỉ lĩnh hội được kiến thức khi họ thực sự tư duy Trong thực tế, không phải

Trang 12

sự vật hiện tượng nào cũng rõ ràng để chúng ta có thể tri giác hay cảm giácđược Có những sự vật hiện tượng mà chỉ có tư duy chúng ta mới có thể nắmđược Do đó, việc phát triển năng lực tư duy có ý nghĩa to lớn trong quá trìnhhọc tập và tiếp thu tri thức của HS Bằng cách tư duy người học có thể nắm bắttri thức một cách dễ dàng hơn, vận dụng kiến thức vào thực tiễn một cách linhhoạt và mềm dẻo hơn Tư duy giúp HS tự rèn luyện được những đức tính tốt,cần thiết như tính độc lập, tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc giải quyếtnhững tình huống có vấn đề.

Ví dụ: Khi trẻ bắt gặp một bài toán khó, tức là trẻ đã gặp được một tìnhhuống có vấn đề bắt buộc trẻ phải tư duy Bài toán là một cái mới, do đó khi trẻ

tư duy chính là lúc trẻ đã phát huy được khả năng độc lập suy nghĩ, chủ độngsáng tạo để giải bài toán dựa trên những kiến thức mà trẻ đã có

Bên cạnh đó từ việc phát triển tư duy sẽ góp phần rất lớn vào việc pháttriển ngôn ngữ cho HS Khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt giúp trẻ dễ dànghoà nhập với trường lớp, bạn bè

Ví dụ: Khi trẻ tư duy để thực hiện xong bài toán, để nêu ra kết quả mà trẻ

tư duy được cho người khác nghe và hiểu Đòi hỏi trẻ sử dụng ngôn ngữ phảichính xác, ngắn gọn để người khác hiểu được điều trẻ muốn nói Do đó, thôngqua tư duy sẽ giúp trẻ biết sử dụng ngôn ngữ để thể hiện suy nghĩ của mình,giúp trẻ phát triển trong hoạt động giao tiếp

Phát triển tư duy cho HS Tiểu học thông qua hệ thống dạy học phân môn

“Luyện từ và câu” chính là việc đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ giữa lời nói và tưduy Tạo điều kiện cho HS thực hành thường xuyên để quen dần với kiến thứcngôn ngữ khá trừu tượng, để từ đó phát triển tư duy cho HS Tiểu học một cách

tự nhiên nhất khi trẻ đã tự hình thành cho mình thói quen sử dụng đúng cấu trúccâu khi làm bài tập cũng như diễn đạt suy nghĩ bản thân một cách đa dạng

Thông qua việc rèn luyện và phát triển tư duy cho HS trong phân môn

“Luyện từ và câu” góp phần vào việc hình thành kĩ năng nghe, nói, đọc, viếtgiúp HS có điều kiện và phương tiện cần thiết trong học tập Việc hình thành kỹnăng này là chìa khóa cho sự phát triển nhận thức đúng đắn Nắm được ngônngữ lời nói cũng là điều thiết yếu của việc hình thành tích cực xã hội hóa củanhân cách

Trang 13

Phát triển tư duy cho HS Tiểu học qua dạy học phân môn “Luyện từ vàcâu” chính là giúp trẻ có thói quen tư duy một cách logic Giúp trẻ hình thànhđược tư duy hình tượng Các đơn vị và các dạng thức ngôn ngữ cần được kháiquát một cách cụ thể Thông qua việc hướng dẫn, phân tích các đơn vị ngôn ngữriêng lẻ, HS có thể tư duy logic để hình thành nên được các khái niệm trong đầu.

Từ đó thêm một lần nữa sử dụng tư duy logic để áp dụng kiến thức vào cuộcsống giao tiếp bằng ngôn ngữ hằng ngày Điều đó để khẳng định rằng việc pháttriển tư duy cho HS là một vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng

1.4 Đặc điểm tâm sinh lý học sinh lớp 3 trong mối quan hệ với phát triển tư duy

Trẻ em có nhu cầu lớn trong hoạt động và tiếp xúc, song việc hoạt độngngoài giờ lên lớp, sự tiếp xúc hằng ngày của trẻ với môi trường xung quanh,giao tiếp mọi người chỉ là ngẫu nhiên, bộc phát, hoàn toàn không chủ động Tổchức cho trẻ được hoạt động cả về trí tuệ lẫn thể chất, tạo môi trường cho các

em tiếp xúc, giao tiếp bạn bè, thầy cô một cách tự nhiên, có nội dung, có phươngpháp, có kế hoạch phục vụ mục đích giáo dục đề ra Muốn nâng cao hoạt độnggiáo dục cần nắm vững đặc điểm phát triển của HS

Có rất nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý của HS tiểuhọc Ở đây chúng tôi chỉ nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý có thể ảnh hưởng đếnquá trình tư duy của HS

(1) Sự phát triển của quá trình nhận thức (nhận thức lý tính):

 Tư duy:

Tư duy của HS lớp 3 mang đậm tính cảm xúc và chiếm ưu thế hơn là tưduy trực quan hành động Các phẩm chất của tư duy chuyển dần từ tính cụ thểsang tư duy trừu tượng khái quát Hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức của

HS lớp 3 còn sơ đẳng Ở lứa tuổi này, năng lực trừu tượng hóa và khái quát hóađang phát triển mạnh nhưng chưa đầy đủ, còn phải dựa vào những sự vật cụ thể,những tài liệu trực quan Các em chưa thể tự mình suy luận một cách lôgíc vàthường dựa vào những mối liên hệ ngẫu nhiên của sự vật và hiện tượng Ở lứatuổi này tư duy của các em còn mang tính cảm xúc Trẻ xúc cảm rất sinh độngvới tất cả những điều suy nghĩ

Trang 14

vẽ tranh… Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phốimạnh mẽ bởi các cảm xúc, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng… Qúatrình tưởng tượng của trẻ ít có tổ chức, hình ảnh tưởng tượng chưa được gọt dũa,hay thay đổi, chưa bền vững.

 Ngôn ngữ và sự phát triển nhận thức

Ngôn ngữ của các em phát triển mạnh cả về ngữ âm, ngữ pháp và từ ngữ.Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thếgiới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khácnhau Thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá được sự pháttriển trí tuệ của trẻ

 Chú ý và sự phát triển nhận thức của trẻ

Ở lứa tuổi này chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế Chú ý chủ định củatrẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế Trẻ chỉ tập trungchú ý tốt khoảng 20-25 phút, khối lượng chú ý không lớn (chỉ từ 2 đến 3 đốitượng), khả năng phân phối chú ý còn bị hạn chế nhiều, nhưng sự di chuyển chú

ý lại phát triển nhanh vì hưng phấn của chúng linh hoạt và nhạy cảm

 Trí nhớ và sự phát triển nhận thức của trẻ

Trí nhớ của trẻ đang phát triển mạnh Loại trí nhớ trực quan hình tượngchiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - logic Giai đoạn này ghi nhớ máy móc pháttriển tương đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa Nhiều HSchưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghinhớ, chưa biết cách khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu.Nói tóm lại, khi trẻ bắt đầu bước vào trường Tiểu học là một bước ngoặtlớn Môi trường thay đổi đòi hỏi trẻ phải tập trung chú ý thời gian liên tục từ 30

Trang 15

– 35 phút Chuyển từ hiếu kỳ, tò mò sang tính ham hiểu biết, hứng thú khámphá Bước đầu kiềm chế dần tính hiếu động, bộc phát để chuyển thành tính kỷluật, nề nếp, chấp hành nội quy học tập Phát triển độ tinh nhạy và sức bền vữngcủa các thao tác tinh khéo của đôi bàn tay để tập viết… Tất cả đều là thử tháchcủa trẻ, muốn trẻ vượt qua được tốt những điều này thì phải cần có sự quan tâmgiúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã hội dựa trên sự hiểu biết về tri thức khoahọc.

(2) Sự phát triển tình cảm của trẻ

Tình cảm của trẻ mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền với các sự vật,hiện tượng sinh động, rực rỡ… Lúc này khả năng kiềm chế tình cảm của trẻ cònnon nớt Các em dễ bị “ lây” những cảm xúc của người khác, tình cảm của trẻ dễthay đổi, biểu hiện dễ thấy nhất là trẻ dễ khóc cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô

tư Tình cảm gia đình giữ vai trò quan trọng đối với trẻ Tình bạn và tính tập thểđược hình thành và phát triển cùng với tình thầy trò

1.5 Một số vấn đề về bài tập trắc nghiệm khách quan

1.5.2 Ưu nhược điểm của bài tập trắc nghiệm khách quan

Trang 16

+ Sự phân bố điểm của các bài kiểm tra bằng TNKQ được trải trên một phổrộng hơn nhiều.

+ Có thể sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại trong việc chấm điểm

và phân tích kết quả kiểm tra

* Nhược điểm

+ Không cho phép đánh giá năng lực diễn đạt của HS cũng như không chothấy quá trình suy nghĩ của HS để trả lời một câu hỏi hoặc giải đáp một bài tập.+ Việc biên soạn đề kiểm tra rất khó và mất nhiều thời gian

Trắc nghiệm khách quan được áp dụng cho nhiều mục đích khác nhau như:

- Trắc nghiệm về khả năng riêng biệt của HS nhằm mục đích phân nhómhọc sinh theo sở trường riêng của cá nhân

- Trắc nghiệm chuẩn hóa: Theo mục đích chuẩn hóa những câu chủ yếu củađào tạo

- Trắc nghiệm kiến thức: Nhằm kiểm tra kiến thức của HS

1.5.3 Các hình thức trách nhiệm khách quan

* Trắc nghiệm đúng sai

Đây là dạng câu hỏi trắc nghiệm đơn giản nhất Phần dẫn của dạng trắcnghiệm này trình bày một nội dung nào đó mà HS phải đánh giá là Đúng haySai Phần trả lời có hai phương án: đúng (Đ) và sai (S) Độ may rủi trong loạicâu hỏi này là 50%

Ví dụ: Hàng xoan là từ chỉ sự vật đúng hay sai?

- Có thể đưa ra nhiều nội dung trong một thời gian ngắn

- Dễ biên soạn

Trang 17

+ Nhược điểm

- Xác suất chọn được phương án đúng cao Độ tin cậy thấp

- Nếu dùng nhiều câu lấy từ SGK sẽ khuyến khích HS học vẹt, có nghĩa làtạo điều kiện cho HS học thuộc lòng hơn là hiểu

- Việc dùng nhiều câu "sai" có thể gây ra tác dụng tiêu cực trong việc ghinhớ kiến thức

- Tiêu chí "Đúng, Sai" có thể phụ thuộc vào chủ quan của HS và ngườichấm

+ Phạm vi sử dụng

- Thích hợp cho việc kiểm tra vấn đáp nhanh

-Thường sử dụng khi không tìm được đủ phương án cho câu nhiều lựachọn

* Trắc nghiệm ghép đôi

Loại câu này được trình bày thành hai dãy, dãy bên trái là phần dẫn, trìnhbày những nội dung muốn kiểm tra (khái niệm, định nghĩa, định luật ), dãy bênphải là phần trả lời trình bày các nôi dung (câu, mệnh đề, công thức ) phù hợpvới nội dung phần dẫn Đòi hỏi HS phải ghép đúng từng cặp nhóm từ ở hai cộtsao cho phù hợp về nội dung Để tránh sự đoán mò của HS, người ta thường để

số câu lựa chọn ở bên phải lớn hơn số câu dẫn ở bên trái

Ví dụ: ( Tuần 26- Chủ điểm: Lễ hội- BT1-Tr70- Tập 2): Chọn nghĩa thíchhợp ở cột B cho các từ ở cột A

- Có thể kiểm tra nhiều nội dung trong một thời gian ngắn

- Giúp HS tốn ít thời gian khi làm bài

+ Nhược điểm

Trang 18

- Dễ trả lời thông qua việc loại trừ.

- Khó đánh giá được mức độ tư duy ở trình độ cao

- HS mất nhiều thời gian làm bài vì mỗi câu hỏi phải đọc lại toàn bộ nhữngcâu lựa chọn, trong đó có cả những câu rõ ràng là không thích hợp

+ Phạm vi sử dụng

- Thích hợp với kiểm tra việc nhận biết kiến thức cơ bản sau khi học xongmột chương, một chủ đề

* Trắc nghiệm điền khuyết

Có thể có hai dạng, chúng có thể là những câu hỏi với giải đáp ngắn, haycũng có thể gồm những câu phát biểu với một hai hay nhiều chỗ trống mà HSphải điền vào một từ hay một nhóm từ ngắn phù hợp với nội dung của câu phát biểu

Ví dụ: (Tuần 8- Chủ điểm: Thầy cô-BT2- Tr67- Tập 1): Chọn từ trongngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống:

(giơ, đuổi, chạy, nhe, luồn)

Con mèo, con mèo

… theo con chuột

Trang 19

Là loại câu hỏi đưa ra một nhận định và một số phương án trả lời, thường

có hình thức là một câu phát biểu chưa đầy đủ hay một câu hỏi có câu dẫn đượcnối tiếp bằng một câu trả lời mà HS phải lựa chọn: câu trả lời đúng nhất, câu trảlời sai hoặc có nhiều hơn một câu trả lời thích hợp HS phải chọn để đánh dấuvào một phương án đúng Mức độ may rủi được chia đều cho từng đáp án lựachọn

Ví dụ: Những từ ngữ nào sau đây chỉ sự vật?

a, Yêu, thương, ghét, giận

b, Đi, chạy, nhảy, múa

c, Bút bi, thước, vở, sách

+Ưu điểm

- Đối với loại TNKQ có thể dùng kiểm tra đánh giá kiến thức trên mộtvùng rộng một cách nhanh chóng, khách quan chính xác Nó cho phép xử lí kếtquả theo nhiều chiều với từng HS cũng như tổng thể cả lớp hoặc một trườnghọc, giúp cho GV kịp thời điều chỉnh hoàn thiện phương pháp dạy để nâng caohiệu quả dạy học

- Độ tin cậy cao Yếu tố đoán mò, may rủi giảm dần khi số đáp án lựa chọntăng lên và phân biệt kĩ càng khi trả lời

- Tính chất giá trị tốt hơn

- Có thể phân tích được tính chất "mồi" câu hỏi

- Tính khách quan khi chấm

- Có thể sử dụng cho mọi loại kiểm tra đánh giá

- Rất thích hợp cho việc đánh giá phân loại

+ Nhược điểm

- Khó soạn câu hỏi vì phải mất nhiều thời gian để tìm kiếm đáp án đúngnhất

- Chiếm nhiều trang giấy kiểm tra

- Dễ nhắc nhau khi làm bài

- HS nào có óc sáng tạo có thể tìm ra câu trả lời hay hơn phương án đã cho,nên họ có thể không thỏa mãn

Trang 20

+ Phạm vi sử dụng

- Có thể sử dụng cho mọi loại kiểm tra đánh giá

- Rất thích hợp cho việc đánh giá - phân loại

Trong các kiểu câu trắc nghiệm đã nêu, kiểu câu đúng - sai và kiểu câunhiều lựa chọn có cách trả lời đơn giản nhưng lại có khả năng rèn luyện kỹ năng

tư duy cho HS nhất Câu đúng - sai cũng chỉ là trường hợp riêng của câu nhiềulựa chọn với hai câu trả lời Vì vậy trong các kiểu câu trắc nghiệm, kiểu câunhiều lựa chọn được sử dụng phổ biến hơn cả Nếu câu nhiều lựa chọn đượcsoạn tốt thì một người không có kiến thức cũng như không biết tư duy sẽ khôngthể nhận biết được trong tất cả các phương án để chọn đâu là phương án đúng,đâu là phương án nhiễu Như đã đề cập ở phần lí do chọn đề tài và những ưukhuyết điểm của phương pháp TNKQNLC với các phương pháp khác, đây làphương pháp phù hợp nhất trong việc phát triển tư duy cho HS và cũng là loạicâu hỏi mà chúng tôi sử dụng ở chương sau

1.5.4 Cấu trúc và quy tắc sử dụng hệ thống bài tập TNKQNLC

* Cấu trúc của dạng bài tập TNKQNLC

Một câu hỏi nhiều lựa chọn gồm hai phần: phần "gốc" hay còn gọi là câudẫn và phần "lựa chọn" còn gọi là câu chọn

+ Phần gốc ( Câu dẫn): Trình bày một vấn đề, một câu hỏi hoặc một câuchưa hoàn chỉnh Điều này như một gợi ý kích thích câu trả lời cho học sinh.+ Phần lựa chọn ( Câu chọn ): Gồm một số câu mệnh đề (thường từ ba đếnnăm câu là phù hợp) để trả lời hoặc hoàn chỉnh phần dẫn Trong số các phương

án trả lời chỉ có một phương án đáp ứng đúng yêu cầu của phần dẫn

* Quy tắc sử dụng hệ thống bài tập TNKQNLC

+ Câu hỏi TNKQNLC chỉ được đem ra sử dụng khi nó thích hợp nhất vớiphương pháp đánh giá mà ta đặt ra Cần tránh dùng câu TNKQNLC khi ta cầnđặt các loại câu hỏi: Câu hỏi mở, câu hỏi dành cho việc đánh giá khả năng tómtắt và hệ thống kiến thức, câu hỏi dành cho việc đánh giá khả năng tập trung haykhả năng sáng tạo

+ Câu TNKQNLC cần phải hướng GV đến diễn biến tư duy đã sử dụng của HS

Trang 21

+ Câu TNKQNLC cần phải gắn liền với mục đích kiểm tra và nội dungkiến thức cần truyền đạt đến HS.

+ Câu TNKQNLC không được gây trở ngại cho việc học mà phải phục vụcho việc tiếp thu tri thức của HS

1.6 Mối quan hệ giữa bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn và việc phát triển tư duy cho học sinh

Xây dựng hệ thống bài tập TNKQNLC nhằm phát triển tư duy của HS Do

đó, người GV cần phải tạo điều kiện để thông qua hoạt động này năng lực tưduy của HS sẽ được phát triển, HS sẽ có những phẩm chất tư duy mới, thể hiện

ở chỗ:

- Năng lực phát hiện vấn đề mới

- Tìm ra hướng mới

- Tạo ra kết quả học tập mới

Thông qua hệ thống bài tập TNKQNLC học sinh rèn luyện được khả năng

tư duy khi cần phải suy nghĩ để lựa chọn ra câu trả lời chính xác nhất Đồng thời

để có thể giải quyết được bài tập TNKQNLC học sinh cần phải tiến hành suynghĩ, phán đoán, huy động các kiến thức đã học để giải quyết vắn đề, khi đó HS

đã tư duy Điều đó cho ta thấy việc phát triển tư duy và hệ thống bài tậpTNKQNLC có quan hệ bổ trợ cho nhau

Để thể hiện được mối quan hệ này, người GV cần ý thức được mục đíchcủa việc sử dụng hệ thống bài tập TNKQNLC, từ đó biết lựa chọn, tìm tòi nhữngbài tập trắc nghiệm phong phú, đa dạng, có sự đầu tư cho hệ thống câu hỏi nàynhằm phục vụ cho việc phát triển tư duy cho HS

Bên cạnh đó, thông qua việc giải các bài tập TNKQNLC sẽ giúp cho tư duyđược rèn luyện và phát triển thường xuyên, đúng hướng, thấy được những giá trịlao động, đưa khả năng hiểu biết thế giới của HS lên một tầm cao mới, góp phầncho quá trình hình thành nhân cách toàn diện cho HS

***

Từ những vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đã tóm lược lại những vấn đề chínhyếu mà nghiên cứu lựa chon Điều này có giá trị định hướng cho chương tiếp theo

Trang 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO HỌC SINH LỚP 3 TRONG PHÂN MÔN “LUYỆN TỪ VÀ CÂU” THÔNG

QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP TNKQNLC

2.1 Vị trí của phân môn “ Luyện từ và câu”

Phân môn “Luyện từ và câu” chiếm một vị trí quan trọng trong môn TiếngViệt nói chung và tiếng Việt lớp 3 nói riêng Đây là một phân môn mới trongmôn Tiếng Việt ở Tiểu học, phân môn này được hình thành trên cơ sở của haiphân môn cũ trước đây: Từ ngữ và ngữ pháp Việc nhập hai phân môn lại vớinhau dựa vào quan điểm tích hợp trong việc biên soạn SGK Tiếng Việt ở Tiểuhọc mới Theo quan điểm trên, việc dạy kiến thức Tiếng Việt không tách rờicung cấp những kiến thức của môn học khác; đồng thời các phân môn khác nhautrong Tiếng Việt cũng gắn bó, liên kết chặt chẽ với nhau “Luyện từ và câu” làmột phân môn khoa học cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về tiếng Việt,rèn luyện kỹ năng dùng từ đặt câu và khả năng diễn đạt cho HS

Việc dạy và học “Luyện từ và câu” ở Tiểu học có một tầm quan trọng rấtlớn trong việc hình thành cho HS năng lực sử dụng từ và sử dụng câu Việc dạy

từ không thể tách rời khỏi việc dạy câu Từ và câu có vai trò đặc biệt quan trọngtrong hệ thống ngôn ngữ Từ chỉ cho chúng ta biết khái niệm, còn câu mới chochúng ta biết một thông báo Từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ Câu là đơn vịnhỏ nhất có thể thực hiện chức năng giao tiếp Muốn hiểu rõ những đặc điểmkhác nhau về từ, cần đặt từ vào trong câu Ngược lại câu được cấu tạo nên bởimột số lương từ nhất định Do đó, việc dạy từ và câu trong phân môn “Luyện từ

và câu” phải đi kèm với nhau

Bên cạnh đó, việc dạy “Luyện từ và câu” nhằm mở rộng, hệ thống hóa làmphong phú vốn từ của HS, cung cấp cho các em những hiểu biết sơ giản, rèn cho

HS kỹ năng dùng từ đặt câu để thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình một cáchlinh hoạt Thông qua phân môn “Luyện từ và câu” hướng dẫn cho HS trong việcnghe, viết, đọc, nói và phát triển ngôn ngữ, trí tuệ cho trẻ

Trang 23

Trong giao tiếp, chúng ta nói một người nào đó nắm được ngôn ngữ cónghĩa là chúng ta đã khẳng định người đó có số lượng từ nhất định và biết sửdụng vốn từ đó đúng với các quy tắc ngữ pháp, với nghi thức lời nói trong hoạtđộng giao tiếp của mình Một HS khi sở hữu một số lượng từ phong phú, điều

đó có nghĩa là các em đã hiểu về thế giới xung quanh mình nhiều hơn, các em đãlưu giữ được kinh nghiệm, bài học về cuộc sống tốt hơn thông qua các kháiniệm mà các em có được Bên cạnh đó nhờ có vốn từ dồi dào giúp cho các em tưduy một cách chính xác, chặt chẽ và logic hơn Không có vốn từ, các em sẽkhông có đủ điều kiện thể hiện một cách sinh động, đầy đủ ý nghĩ của mình.Nhờ có vốn từ ngày càng được mở rộng và phong phú mà việc giao tiếp của các

em sẽ trở nên tốt hơn trong cuộc sống học tập, sinh hoạt và vui chơi của mình.Chính vì lẽ đó, việc dạy và học “Luyện từ và câu” có một tầm quan trọngrất lớn trong việc hình thành cho các em năng lực sử dụng từ và cách đặt câu.Đặc biệt, khi học tốt phân môn này sẽ tạo điều kiên, tiền đề cho các em học tốtTiếng Việt và những môn học khác

Thông qua phân môn “Luyện từ và câu” sẽ tạo tiền đề và là cơ sở cho việcphát triển tư duy của HS Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm tòi để phát triển tư duycho HS thông qua phân môn “Luyện từ và câu” là việc làm không thể thiếu đượcvới mỗi người GV, góp phần nâng cao chất lượng học tập cho HS

2.2 Nhiệm vụ của phân môn “ Luyện từ và câu”

Phân môn “Luyện từ và câu” thực hiện các nhiệm vụ sau:

* Mở rộng hệ thống hóa vốn từ, trang bị cho HS một số hiểu biết sơ giản về

từ và câu

Nhiệm vụ này bao gồm những công việc sau:

+Dạy nghĩa từ: Việc dạy nghĩa từ giúp HS nắm và hiểu được nghĩa của từ,cung cấp cho HS những từ mới và nghĩa của những từ đã biết, giúp các em nắmđược tính nhiều nghĩa và sự chuyển nghĩa của từ Việc dạy từ ngữ phải hìnhthành những khả năng phát hiện ra những từ mới chưa biết trong văn bản cầntiếp nhận, nắm một số thao tác giải nghĩa từ, phát hiện ra những nghĩa mới của

từ đã biết, làm rõ những sắc thái nghĩa khác nhau của từ trong những ngữ cảnhkhác nhau

Trang 24

+ Hệ thống hóa vốn từ: việc làm này giúp HS biết cách sắp xếp các từ mộtcách có hệ thống trong trí nhớ của mình để tích lũy từ được nhanh chóng và tạo

ra tính thường trực của từ Công việc này hình thành ở HS kỹ năng đối chiếu từtrong hệ thống hàng dọc của chúng, đặt từ trong hệ thống liên tưởng cùng chủ

đề, đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, cùng cấu tạo…, tức là kỹ năngliên tưởng để huy động vốn từ Dạy cho HS sử dụng từ, phát triển kỹ năng sửdụng từ trong lời nói và lời viết của HS, đưa từ vào trong vốn từ tích cực được

HS dùng thường xuyên Tích cực hóa vốn từ tức là dạy HS biết dùng từ ngữtrong hoạt động nói năng của mình

+ Dạy cho HS biết cách đặt câu, sử dụng các kiểu câu đúng mẫu, phù hợpvới hoàn cảnh và mục đích giao tiếp

* Rèn luyện cho HS kỹ năng dùng từ, đặt câu và sử dụng dấu câu

Phân môn “Luyện từ và câu” cung cấp cho HS một số kiến thức và câu cơbản, sơ giản, cần thiết và vừa sức với các em “Luyện từ và câu” trang bị cho HSnhững hiểu biết về cấu trúc của từ, câu, quy luật hành chức của chúng Cụ thể đó

là các kiến thức về cấu tạo từ, nghĩa của từ, các lớp từ, từ loại Đồng thời cungcấp các kiến thức về câu như cấu tạo câu, các kiểu câu, dấu câu, các quy tắcdùng từ đặt câu và tạo văn bản để sử dụng trong giao tiếp

* Bồi dưỡng cho HS thói quen dùng từ đúng khi nói và viết thành câu, có ýthức sử dụng tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp

Phân môn “Luyện từ và câu” cung cấp cho HS một hệ thống vốn từ đadạng và phong phú Thông qua việc dạy “Luyện từ và câu” tạo cho HS thói quendùng từ đúng khi nói và viết thành câu, rèn cho HS kỹ năng dùng từ đặt câuđúng để thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình một cách tốt nhất

Việc dạy cho HS cách dùng từ đúng, hiểu nghĩa từ, từ đó HS thêm yêungôn ngữ mẹ đẻ, có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp

Trang 25

2.3 Vài nét về chương trình và sách giáo khoa lớp 3 phân môn “Luyện từ

1 Măng non Ôn về từ chỉ sự vật So sánh

2 Măng non Mở rộng vốn từ: Thiếu nhi.

Từ so sánh Nhân hóa

Dấu câu

Câu

LT & C

Đặt câu

Trang 26

So sánh

Ôn tập câu: Ai làm gì?

9 Ôn tập giữa kỳ

11 Quê hương Mở rộng vốn từ: Quê hương.

Ôn tập câu Ai làm gì?

12 Bắc- Trung- Nam Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái.

So sánh

13 Bắc- Trung- Nam Mở rộng vốn từ: Từ địa phương.

Dấu chấm hỏi, chấm than

14 Anh em một nhà Ôn tập về từ chỉ đặc điểm.

Ôn tập câu Ai thế nào?

15 Anh em một nhà Mở rộng vốn từ: Các dân tộc

Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh

16 Thành thị và nông thôn Mở rộng vốn từ: Thành thị- Nông thôn

Dấu phẩy

17 Thành thị và nông thôn Ôn tập về từ chỉ đặc điểm.

Ôn tập câu Ai thế nào? Dấu phẩy

18 Ôn tập cuối kì I

19 Bảo vệ tổ quốc Nhân hóa Ôn tập cách đặt và trả lời câu

hỏi Khi nào?

20 Bảo vệ tổ quốc Mở rộng vốn từ: Tổ quốc.

Trang 27

Dấu phẩy.

Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?

32 Ngôi nhà chung Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì?

Dấu chấm, dấu hai chấm

33 Bầu trời và mặt đất Nhân hóa

34 Bầu trời và mặt đất Mở rộng vốn từ thiên nhiên.

Dấu chấm, dấu phẩy

35 Ôn tập cuối học kỳ I

* Vị trí của tiết học trong SGK:

“Luyện từ và câu” được xếp là tiết thứ 6 trong quy trình 9 tiết học về TiếngViệt trong một tuần (xếp sau các tiết học phân môn: Tập đọc, Kể chuyện, Chính

tả, Tập đọc)

* Cấu trúc của bài học trong SGK:

+ Mỗi bài trong phân môn “Luyện từ và câu” được trình bày thông thường

từ 3 đến 4 bài tập (phần nhiều là 4 bài tập)

+ Mức độ phức tạp và khó dần tăng theo thứ tự mỗi bài tập

+ Cách sắp xếp các bài tập theo thứ tự

Trang 28

• Những bài tập bổ trợ cho việc nhận biết từ ngữ theo chủ điểm hoặc từloại.

• Những bài tập bổ trợ cho việc nhận biết các dấu hiệu liên quan đến câu

• Những bài tập bổ trợ cho việc vận dụng từ và câu trong giao tiếp

2.4 Khảo sát hệ thống bài tập TNKQ trong phân môn “Luyện từ và câu” lớp 3

2.4.1. Hệ thống bài tập TNKQ trong phân môn luyện từ và câu lớp 3

Trang 29

BT1-Tr70- Tập 2): Chọn nghĩa thích hợp ở cột B cho các từ ở cột A

A B

* Trắc nghiệm khách quan điền khuyết

BT1- Tr65- Tập 1: Dưới đây là một số từ có tiếng cộng hoặc tiếng đồng và nghĩa

của chúng Em có thể xếp những từ nào vào mỗi ô trong bảng phân loại sau?

- Cộng đồng: những người cùng sống trong một tập thể hoặc một khu vực,gắn bó với nhau

BT3-Tr108- Tập 1: Em điền dấu câu nào vào mõi ô trống dưới đây?

Cá heo ở vùng biển Trường Sa

Đêm trăng, biển yên tĩnh Một số chiến sĩ thả câu Một số khác quay quầntrên boong tàu ca hát, thổi sáo Bỗng có tiếng đập nước ùm ùm như có ai đangtập bơi Một người kêu lên: “ Cá heo □” Anh em ùa ra hoan hô: “ A □ Cá heo

Hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội

Cuộc vui tổ chức cho đông người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệtCác nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỷ niệm một sự kiện có ý nghĩa

Lễ

Hội

Lễ hội

Trang 30

nhảy múa đẹp quá □” Thế là cá thích, nhảy vút lên thật cao Có chú quá đà, vọtlên boong tài cách mặt nước đến một mét Có lẽ va vào sắt bị đau, chú nằm im,mắt nhắm nghiền Một anh chiến sĩ đến nâng con cá lên hai tay, nói nựng:

- Có đau không, chú mình □ Lần sau, khi nhảy múa, phải chú ý nhé □

Anh vuốt ve con cá rồi thả xuống nước Cả đàn cá quay ngay lại phía boongtàu, nhảy vung lên một cái như để cảm ơn rồi tỏa ra biển rộng

BT2- Tr126- Tập 1: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:

a, Đồng bào miền núi thường trồng lúa trên những thửa ruộng …

b, Những ngày lễ hội, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thường tập trungbên … để múa hát

c, Truyện Hũ bạc của người cha là truyện cổ của dân tộc …

(Nhà rông, nhà sàn, Chăm, Bậc thang) BT3-Tr35- Tập 2: Bạn Hoa tập điền dấu câu vào ô trống trong truyện vui dưới

đây Chẳng hiểu vì sao bạn ấy điền toàn dấu chấm Theo em, dấu chấm nào dùng đúng, dấu chấm nào dùng sai? Hãy sửa lại những chỗ sai

Điện

- Anh ơi □ người ta làm ra điện để làm gì □

- Điện quan trọng lắm em ạ, vì nếu đến bây giờ vẫn chưa phát minh ra điệnthì anh em mình phải thắp đèn dầu để xem vô tuyến □

BT3-Tr86- Tập 2: Em chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi hay dấu chấm than để điền

vào từng ô trống trong truyện vui sau?

Nhìn bài của bạn

Phong đi học về □ Thấy em rất vui, mẹ hỏi:

- Hôm nay con được điểm tốt à □

- Vâng □ Con được khen nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Long □ Nếukhông bắt chước bạn ấy thì chắc con không được thầy khen như thế

Mẹ ngạc nhiên:

Trang 31

- Sao con nhìn bài của bạn □

- Nhưng thầy giáo có cắm nhìn bài tập đâu! Chúng con thi thể dục ấy mà !

BT4-Tr102- Tập 2: Em chọn dấu câu nào để điền vào ô trống?

a, Một người kêu lên □ “ Cá heo!”

b, Nhà an dưỡng trang bị cho các cụ những thứ cần thiết □ chăn màn,giường chiếu, xoong nồi, ấm chén pha trà,…

c, Đông Nam Á gồm mười một nước là □ Bru- nây, Cam- pu- chia, ĐôngTi- mo, In- đô- nê- xi- a, Lào, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Phi-líp-pin, Thái Lan, ViệtNam, Xin- ga- po

BT2-Tr117- Tập 2: Trong mẫu chuyện sau có một số ô trống được đánh dấu số

thứ tự Theo em, ở ô nào cần điền dấu chấm, ô nào điền dấu hai chấm?

Khi đã trở thành nhà bác học lừng danh thế giới, Đác- uyn vẫn khôngngừng học □ Có lần thấy cha còn miệt mài đọc sách giữa đem khuya, con củaĐác- uyn hỏi □ “Cha đã là nhà bác học rồi, còn phải ngày đêm nghiên cứu làm

gì nữa cho mệt?” Đác- uyn ôn tồn đáp □ “Bác học không có nghĩa là ngừnghọc”

(Theo Hà Vi)

BT3-Tr135- Tập 2: Em chọn dấu chấm hay dấu chấm phẩy để điền vào mỗi ô trống?

Trái đất và mặt trời

Tuấn lên bảy tuổi □ em rất hay hỏi □ một lần □ em hỏi bố:

- Bố ơi, con nghe nói trái đất quay xung quanh mặt trời Có đúng thế không, bố?

- Đúng đấy □ con ạ!- Bố Tuấn đáp

- Thế ban đêm không có mặt trời thì sao?

(Theo TIẾNG CƯỜI TUỔI HỌC TRÒ)

* Trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

Trang 32

BT2-Tr89-Tập 1: Tìm những từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn có thể thay thế

cho từ quê hương ở đoạn văn sau:

Tây Nguyên là quê hương của tôi Nơi đây, tôi đã lớn lên trong địu vải thanthương của má, trong tiếng ngân vang của dòng thác, trong hương thơm ngàongạt của núi rừng

(Quê quán, quê cha đất tổ, đất nước, giang sơn, nơi chôn rau cắt rốn)

2.4.2 Nhận xét hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong sách giáo khoa lớp 3 phân môn “Luyện từ và câu”

Hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong phân môn luyện từ và câugiúp học sinh mở rộng vốn từ, cách sử dụng từ, biết cách nói thành câu, tiến tớinói và viết hay Bên cạnh đó, bài tập TNKQ giúp củng cố nội dung kiến thức đãhọc Đó là phương tiện cơ bản để giúp HS rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo và vậndụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống Tuy nhiên, qua quá trìnhkhảo sát hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan lớp 3 cho tôi thấy:

+ Số lượng bài tập trắc nghiệm còn quá ít, trong cả một chương trình họcchỉ có 13 bài tập thuộc kiểu bài trắc nghiệm, trong đó trắc nghiệm điền khuyết là

dạng bài tập chiếm ưu thế với 10 bài (BT1- Tr65- Tập 1; BT3-Tr108- Tập 1; BT2- Tr126- tập 1; BT3-Tr35- Tập 2; BT2-Tr54- Tập 2; BT3-Tr70- Tập 2; BT3- Tr86- Tập 2; BT4-Tr102- Tập 2; BT2-Tr117- Tập 2 ;BT3-Tr135- Tập 2), trắc nghiệm ghép đôi có 2 bài (BT3- Tr99- Tập 1; BT1-Tr70- Tập 2), TNKQNLC chỉ

có 1 bài (BT2-Tr89-Tập 1) và trắc nghiệm đúng sai không có bài nào Với số

lượng bài tập trắc nghiệm này chưa thể đáp ứng việc rèn luyện và phát triển tưduy cho HS

+ Những bài tập trong chương trình chưa phát huy cao khả năng tư duy của

HS Có những bài quá đơn giản HS không cần tư duy cũng có thể tìm ra ngayđáp án

+ Các nội dung trong hệ thống bài tập đưa ra chưa cân đối, có nội dung đưa

ra số lượng bài tập quá nhiều hoặc quá ít Chẳng hạn: Các bài tập giúp HS phânbiệt dấu chấm, dấu phẩy quá nhiều trong khi đó các bài tập nhằm mở rộng vốn

từ cho HS lại quá ít

Trang 33

+ Một số bài tập đưa ra chủ yếu nhằm mục đích cung cấp kiến thức và rènluyện kỹ năng, kỹ xảo cho HS, chưa thực sự chú ý đến các bài tập phát huy khảnăng tư duy của HS

Ví dụ: Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn sau?

Tôn trọng luật lệ chung.

Một hôm □ Bác Hồ đến thăm ngôi chùa Lệ thường, ai vào chùa cũng phải

bỏ dép Nhưng vị sư cả mời Bác cứ đi dép vào Bác không đồng ý □ Đến thănchùa □ Bác cởi dép để ngoài như mọi người, xong mới bước vào [BT3- Tr112- Tập 2]

(Theo tập sách BÁC HỒ KÍNH YÊU)

Các bài tập về việc lựa chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào ô trống rấtnhiều, do đó ở những bài tập đó HS không cần phải suy nghĩ, tư duy nhiều cũng

có thể làm được một cách dễ dàng

Chính vì vậy, hệ thống bài tập TNKQ trong nội dung dạy học phân môn

“Luyện từ và câu” cần phải tạo điều kiện cho thầy trò tổ chức những hoạt độngtích cực, tăng thêm loại bài tập nhằm phát triển trí thông minh cho HS Bởi vìtrong hệ thống bài tập đang được sử dụng trong quá trình dạy học hiện nay, cóbài tập còn đơn giản, chưa đòi hỏi HS phải phát huy khả năng tư duy của mìnhtrong quá trình giải bài tập Điều đó để khẳng định, việc xây dựng hệ thống bàitập TNKQNLC để phát triển khả năng tư duy cho HS lớp 3 trong phân môn

“Luyện từ và câu” là việc làm thiết thực và cần thiết

2.5 Thực trạng của việc phát triển tư duy cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học Yên Hóa và trường Tiểu học Xuân Hóa trong phân môn “Luyện từ và câu” thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

Theo tâm lí học và lí luận dạy học hiện đại thì con đường hiệu quả nhất đểlàm cho HS nắm vững kiến thức và phát triển năng lực sáng tạo là phải đưa HSvào vị trí chủ thể của hoạt động nhận thức, thông qua hoạt động tự chủ của bảnthân để chiếm lĩnh tri thức, phát huy khả năng tư duy của mình Vì vậy, để hệthống bài tập TNKQNLC có thể phát huy khả năng tư duy của HS thì trong quá

Trang 34

trình dạy học, GV phải đặt HS vào vị trí là chủ thể của hoạt động HS phải nhậnbiết được các tình huống có vấn đề, từ đó gợi cho các em nhu cầu, động cơ,hứng thú và thái độ trong quá trình chiếm lĩnh tri thức

Muốn phát huy được khả năng tư duy của HS trong phân môn “Luyện từ vàcâu” thì hệ thống bài tập TNKQNLC đưa ra phải phù hợp với ngưỡng của HS

Có nghĩa là chúng phải đảm bảo tính vừa sức đối với HS và phù hợp với từnggiai đoạn trong quá trình chiếm lĩnh tri thức Hệ thống bài tập đưa ra phải từ dễđến khó, để các em có thể nắm vững kiến thức cơ bản, dần dần vận dụng để giảicác bài tập tiếp theo

Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều người, đặc biệt là các nhàgiáo quan tâm đến phương pháp TNKQ, nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việcphát triển tư duy cho HS thông qua hệ thống bài tập này Đã có nhiều tài liệu đưa ra

hệ thống bài tập trắc nghiệm trong phân môn “Luyện từ và câu”, nhưng các loạisách đó vẫn chủ yếu sử dụng các dạng bài tập trắc nghiệm điền khuyết, ghép đôi

mà ít sử dụng dạng bài tập TNKQNLC Nội dung của một số bài trắc nghiệm chưađáp ứng được việc rèn luyện cũng như phát triển tư duy cho HS Nhiều bài tập cònquá đơn giản không cần huy động khả năng tư duy hoặc quá khó vượt ra khỏi khảnăng của HS, dẫn đến tình trạng HS chán nản, không khơi gợi hứng thú học tập chocác em

Việc dạy phân môn “Luyện từ và câu” nhiều GV vẫn chưa thoát khỏi quỹ đạocủa những bài tập trong SGK, họ ít quan tâm đến những tài liệu cung cấp nhữngbài tập TNKQ Việc này do nhiều lí do: thời lượng của một tiết “ Luyện từ và câu”ngắn, trong khi số lượng bài tập trong SGK khá nhiều GV khi lên lớp với tâm lí sợhết giờ, vì vậy họ chỉ chú trọng tới việc HS phải hoàn thành hết số lượng bài tập.Hơn nữa, GV Tiểu học không chỉ dạy “Luyện từ và câu” mà còn dạy nhiều mônhọc và phân môn khác, chính điều này khiến cho việc chuẩn bị tiết dạy của GV ít

có sự đầu tư, có chăng cũng chỉ mang tính hình thức Bên cạnh đó, GV chưa nhậnthức đầy đủ về tác dụng của dạng câu hỏi TNKQNLC trong việc phát triển và rènluyện khả năng tư duy HS, nhiều GV cho rằng chỉ cần dạy đủ các kiến thức, hoànthành xong các bài tập trong SGK nghĩa là đã đạt được mục tiêu của bài học GV

Trang 35

chưa quan tâm đến việc những bài tập trong SGK đã đáp ứng được việc rèn luyện

tư duy cho HS hay chưa Chính vì lẽ đó việc phát triển tư duy cho HS trong phânmôn “Luyện từ và câu” còn nhiều hạn chế

Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi tiến hành khảo sát thực tế trường Tiểuhọc Yên Hóa và trường Tiểu học Xuân Hóa Qua điều tra, phỏng vấn chúng tôithấy việc phát triển tư duy cho HS lớp 3 trong phân môn “Luyện tư và câu” thôngqua hệ thống câu hỏi TNKQNLC có một số khó khăn và thuận lợi sau:

- Trường Tiểu học Yên Hóa

+ Về thuận lợi:

▪ Là một trường thuộc huyện Minh Hóa, nằm trong khu vực thuận lợi về địahình Đạt trường chuẩn quốc gia loại một của huyện, do đó chất lượng giáo dục củanhà trường khá cao

▪ Là trường được dự án Vnen tài trợ về cơ sở vật chất Do đó, điều kiện phục

vụ cho việc dạy học khá đầy đủ

▪ Đội ngũ GV giỏi chuyên môn nghiệp vụ, giàu kinh nghiệm thực tiễn; hầu hết

GV đã tiếp cận, và vận dụng đổi mới phương pháp khi dạy học Tiếng Việt

▪ Trường thuộc xã Xuân Hóa, huyện Minh Hóa được xây dựng cách đây hơn

20 năm nên có bề dày kinh nghiệm trong việc giáo dục HS

▪ Trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền vàcác đoàn thể địa phương, nhất là sự chỉ đạo sao sát của Phòng Giáo dục và Đào tạo

và Công đoàn ngành

Trang 36

▪Đội ngũ GV giỏi chyên môn nghiệp vụ, luôn đoàn kết, biết khắc phục, đồnglòng, đồng sức phấn đấu phong trào chung

▪ HS đã dần dần làm quen với phương pháp học tập mới Biết tìm tòi, sángtạo, tích cực trong giờ học Tiếng Việt

+ Vể khó khăn:

▪ Là một ngôi trường mới bước đầu làm quen với phương pháp dạy học mới,

do đó, GV còn gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình dạy học

▪ Đội ngũ GV và cán bộ quản lý chưa có nhận thức sâu sắc về vấn đề pháttriển tư duy cho HS trong phân môn “Luyện từ và câu” thông qua hệ thống câu hỏiTNKQNLC

▪ Có nhiều GV có hoàn cảnh khó khăn nên cũng ảnh hưởng đến vấn đề đầu tưtrong dạy học

Cụ thể chúng tôi đã điều tra 40 HS, 6 GV dạy Tiếng Việt của khối lớp 3,BGH, các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn của trường Tiểu học Yên Hoá và trườngTiểu học Xuân Hóa thông qua phiếu điều tra (được đưa vào phần phục lục) và cóđược các kết quả như sau:

* Đối với các cấp quản lý Tiểu học

+ Đối tượng điều tra

- Hiệu trưởng (2 người)

- Hiệu phó (2 người)

- Tổ trưởng tổ chuyên môn khối lớp 1, 2, 3 (2 người)

- Tổ phó tổ chuyên môn khối lớp 1, 2, 3 (2 người)

+ Kết quả điều tra

Trang 37

bị hệ thống bài tập TNKQNLC mất rất nhiều thời gian và công sức và việc cóchuẩn bị hay không bài tập TNKQNLC cũng không ảnh hưởng gì đến việc pháttriển tư duy cho HS Việc tổ chức các buổi dự giờ thao giảng các tiết dạy trong đóthể hiện ý đồ phát triển tư duy cho HS trong phân môn “Luyện từ và câu” còn rất ít.

Vì thế, việc nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý về vai trò của hệ thống bài tậpTNKQNLC trong việc phát triển tư duy cho HS là một biện pháp nên đặt lên hàngđầu

* Đối với giáo viên

+ Đối tượng điều tra: GV khối lớp 3 trường Tiểu học Yên Hóa và trường Tiểu

học Xuân Hóa (Bao gồm: 6 GV)

+ Kết quả điều tra

Trang 38

HS còn ít GV chưa quan tâm nhiều đến việc phát triển tư duy cho HS mà chỉ chútrọng đến việc dạy cho hết kiến thức trong SGK cần truyền đạt Nhận thức của GV

về vai trò của hệ thống bài tập TNKQNLC chưa sâu sắc, đa số GV cho rằng có haykhông dạng câu hỏi TNKQNLC cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến việc rènluyện và phát triển tư duy cho HS, việc tổ chức các tiết dạy thể hiện ý đồ phát triển

tư duy cho HS còn rất ít Chính vì những lí do đó khiến việc đưa hệ thống câu hỏiTNKQNLC vào việc phát triển tư duy cho HS trong phân môn “Luyện từ và câu”còn nhiều hạn chế

* Kết quả phiếu thăm dò học sinh

Trang 39

Kết quả cho thấy, một số HS chưa nhận thức được tầm quan trọng của việchọc và nội dung học tập dẫn đến ý thức tự giác trong học tập các em còn thấp Một

số em ham thích việc học, một số em xem việc đến trường như một trách nhiệm

Có khá nhiều HS cho rằng số lượng bài tập trong SGK còn ít, muốn có thêm mộtvài bài tập Bên cạnh đó, qua việc điều tra cho chúng tôi thấy, đa số GV chưa có sựchuẩn bị đầu tư cho tiết học nhiều, chưa tự tìm tòi, xây dựng hệ thống câu hỏi, bàitập cho HS làm thêm nhằm rèn luyện cũng như phát triển khả năng tư duy cho HS,Điều đó dẫn đến tình trạng HS chán nản, chất lượng tiết học không cao

Do đó cần có sự cải tiến đồng bộ trong dạy học “Luyện từ và câu” để tất cảcác giờ học đều thật sinh động, hấp dẫn và mang lại hiệu quả cao Với đặc thù củamôn học này là cung cấp cho HS vốn kiến thức về từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việtnhằm giúp các em học tốt các môn học khác Việc bồi dưỡng và nâng cao hiểu biếtcủa các em về câu, từ và các kỹ năng sử dụng tiếng Việt góp phần vào sự phát triển

tư duy và hoàn thiện nhân cách cho HS

Dạy “ Luyện từ và câu” đòi hỏi nội dung kiến thức vừa phải mở rộng, đadạng, phong phú, hệ thống bài tập đòi hỏi cách thức tổ chức cho HS lĩnh hội trithức của GV GV tổ chức hoạt động sinh động, linh hoạt hấp dẫn hơn, phần nộidung kiến thức không chỉ giới thiệu những kiến thức mới mà còn củng cố ônluyện những kiến thức đã học tập trung vào các kiến thức kỹ năng cơ bản thiếtthực tích hợp được nhiều mặt giáo dục Bên cạnh đó, GV cần lựa chọn, xâydựng các bài tập TNKQNLC nhằm phát triển khả năng tư duy cho HS

Trong chương trình Tiếng Việt khi triển khai thực hiện GV chủ độnglựa chọn các nội dung và phương pháp thích hợp với từng đối tượng HS để tổchức, hướng dẫn HS tự học, tự phát triển và chiếm lĩnh tri thức mới Hình thức

tổ chức dạy học thường linh hoạt phối hợp giữa dạy học trong và ngoài lớp ởnhà trường và ở hiện trường Phương pháp hiện nay đã thay đổi về căn bản cáchdạy, cách học thụ động trước kia, GV có thể sử dụng phiếu bài tập trong quátrình giảng dạy vì phiếu bài tập là cá thể hoá của việc học, thúc đẩy HS hoạtđộng trí tuệ thực sự, là một phương tiện dạy học theo hướng thực hành giao tiếpngôn ngữ Ngoài ra GV có thể đưa ra các bài tập theo hình thức trắc nghiệm đểđánh giá kết quả bài làm của HS chính xác hơn Trong phần hướng dẫn HS

Trang 40

luyện tập hệ thống bài tập trong SGK giúp HS tự học được nhiều hơn, các emđược tham gia các hoạt động hướng tới sự phát triển về năng lực tư duy.

***

Từ những gì đã nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng việc phát triển tư duycho HS lớp 3 trong phân môn “Luyện từ và câu” thông qua hệ thốngTNKQNLC là cần thiết, cần có những giải pháp cho vấn đề này Vì vậy, ởchương 3 chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp nhằm đưa dạng câu hỏiTNKQNLC đến gần hơn với chương trình giáo dục ở Tiểu học trong việc pháttriển tư duy cho HS và kiểm chứng bằng TNSP

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO HỌC SINH LỚP 3 THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN TRONG PHÂN MÔN

“ LUYỆN TỪ VÀ CÂU” VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1 Một số biện pháp phát triển tư duy cho học sinh lớp 3 thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong phân môn

“Luyện từ và câu”

Ngày đăng: 04/04/2015, 15:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w