Nhận xét hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy cho học sinh lớp 3 trong phân môn “Luyện từ và câu” thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trương thị bé (Trang 31)

Hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong phân môn luyện từ và câu giúp học sinh mở rộng vốn từ, cách sử dụng từ, biết cách nói thành câu, tiến tới nói và viết hay. Bên cạnh đó, bài tập TNKQ giúp củng cố nội dung kiến thức đã học. Đó là phương tiện cơ bản để giúp HS rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, qua quá trình khảo sát hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan lớp 3 cho tôi thấy:

+ Số lượng bài tập trắc nghiệm còn quá ít, trong cả một chương trình học chỉ có 13 bài tập thuộc kiểu bài trắc nghiệm, trong đó trắc nghiệm điền khuyết là dạng bài tập chiếm ưu thế với 10 bài (BT1- Tr65- Tập 1; BT3-Tr108- Tập 1;

BT2- Tr126- tập 1; BT3-Tr35- Tập 2; BT2-Tr54- Tập 2; BT3-Tr70- Tập 2; BT3- Tr86- Tập 2; BT4-Tr102- Tập 2; BT2-Tr117- Tập 2 ;BT3-Tr135- Tập 2), trắc nghiệm ghép đôi có 2 bài (BT3- Tr99- Tập 1; BT1-Tr70- Tập 2), TNKQNLC chỉ có 1 bài (BT2-Tr89-Tập 1) và trắc nghiệm đúng sai không có bài nào. Với số lượng bài tập trắc nghiệm này chưa thể đáp ứng việc rèn luyện và phát triển tư duy cho HS.

+ Những bài tập trong chương trình chưa phát huy cao khả năng tư duy của HS. Có những bài quá đơn giản HS không cần tư duy cũng có thể tìm ra ngay đáp án.

+ Các nội dung trong hệ thống bài tập đưa ra chưa cân đối, có nội dung đưa ra số lượng bài tập quá nhiều hoặc quá ít. Chẳng hạn: Các bài tập giúp HS phân biệt dấu chấm, dấu phẩy quá nhiều trong khi đó các bài tập nhằm mở rộng vốn từ cho HS lại quá ít.

+ Một số bài tập đưa ra chủ yếu nhằm mục đích cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho HS, chưa thực sự chú ý đến các bài tập phát huy khả năng tư duy của HS.

Ví dụ: Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn sau?

Tôn trọng luật lệ chung.

Một hôm □ Bác Hồ đến thăm ngôi chùa. Lệ thường, ai vào chùa cũng phải bỏ dép. Nhưng vị sư cả mời Bác cứ đi dép vào. Bác không đồng ý □ Đến thăn

chùa □ Bác cởi dép để ngoài như mọi người, xong mới bước vào. [BT3- Tr112-

Tập 2]

(Theo tập sách BÁC HỒ KÍNH YÊU)

Các bài tập về việc lựa chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào ô trống rất nhiều, do đó ở những bài tập đó HS không cần phải suy nghĩ, tư duy nhiều cũng có thể làm được một cách dễ dàng.

Chính vì vậy, hệ thống bài tập TNKQ trong nội dung dạy học phân môn “Luyện từ và câu” cần phải tạo điều kiện cho thầy trò tổ chức những hoạt động tích cực, tăng thêm loại bài tập nhằm phát triển trí thông minh cho HS. Bởi vì trong hệ thống bài tập đang được sử dụng trong quá trình dạy học hiện nay, có bài tập còn đơn giản, chưa đòi hỏi HS phải phát huy khả năng tư duy của mình trong quá trình giải bài tập. Điều đó để khẳng định, việc xây dựng hệ thống bài tập TNKQNLC để phát triển khả năng tư duy cho HS lớp 3 trong phân môn “Luyện từ và câu” là việc làm thiết thực và cần thiết.

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy cho học sinh lớp 3 trong phân môn “Luyện từ và câu” thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trương thị bé (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w