Để soạn thảo hệ thống TNKQNLC cần thực hiện 4 bước cơ bản sau:
+ Bước 1: Xác định mục tiêu bài học về kiến thức và kỹ năng để xây
dựng bảng trọng số cho từng nội dung ứng với số lượng câu hỏi cần có để dạy học kiến thức mới. Bài trắc nghiệm ích lợi và có hiệu quả nhất khi nó được soạn thảo để phục vụ cho một mục tiêu chuyên biệt nào đó. Người soạn trắc nghiệm phải biết rõ mục tiêu của mình thì mới thực hiện được bài trắc nghiệm giá trị vì mục tiêu chi phối nội dung, hình thức bài trắc nghiệm.
+ Bước 2: Xây dựng các câu hỏi TNKQNLC theo các tiêu chuẩn đề ra, mỗi
câu hỏi chỉ đề cập đến một nội dung nhất định
* Khi xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQNLC cần chú ý đến những vấn đề sau:
- Số câu hỏi trong bài trắc nghiệm phải tiêu biểu cho toàn thể kiến thức mà ta đòi hỏi ở HS phải có.
- Số câu hỏi trong bài trắc nghiệm được giới hạn tùy thuộc vào phạm vi nội dung cần giới thiệu, kiểm tra.
+ Bước 3: Căn cứ vào mức độ học tập của HS khi làm bài kiểm tra tự luận
để xác định độ khó và độ phân biệt cho từng câu hỏi TNKQNLC. Đây là các trị số rất cần thiết để sử dụng trong việc dạy học sau này.
+ Bước 4: Hoàn chỉnh nội dung câu hỏi TNKQNLC (về câu dẫn, hệ thống
câu nhiễu). Phân tích sơ bộ các câu hỏi trước khi đem ra thực nghiệm để phát hiện trước những sai sót có thể có trong quá trình soạn thảo, sự chính xác của các thuật ngữ, cách diễn đạt những câu chưa đảm bảo yêu cầu kiến thức, loại bỏ các từ thừa, các phương án nhiễu không hợp lí... Do đó những ý kiến của các bạn đồng nghiệp các chuyên gia rất bổ ích trong việc sửa chữa, hiệu chỉnh các câu hỏi.
Xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQNLC để dạy học kiến thức mới cho từng bài học riêng biệt . Hệ thống câu hỏi này có thể được bổ sung hàng năm với những kết quả thu được từ phía HS thông qua việc kiểm tra bằng câu hỏi tự luận Ví dụ:
+ Tuần 19. Bài: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?
- Bước 1. Xác định mục đích của bài trắc nghiệm: Hình thành cho HS khái
niệm chung nhất về phép nhân hóa.
- Bước 2. Xây dựng các câu hỏi TNKQNLC theo các tiêu chuẩn đề ra
▪ Câu hỏi có nội dung về khái niệm của phép nhân hóa. ▪ Câu hỏi ngắn gọn, có độ khó nhất định.
Dựa vào các tiêu chuẩn trên có thể đưa ra một số câu hỏi như sau: 1. Phát biểu nào sau đây là đúng?
a, Nhân hóa là biến sự vật thành con người bằng cách gán cho nó những hoạt động, tính cách, suy nghĩ… giống như con người.
b, Nhân hóa là biện pháp dùng tên gọi của đối tượng này làm tên gọi của đối tượng khác dựa trên sự liên tưởng về mối tương đồng giữa hai đối tượng về mặt nào đó.
c, Nhân hóa là biện pháp dùng tên gọi của đối tượng này thay thế cho tên gọi của đối tượng khác sự liên tưởng mối liên hệ lôgic khách quan giữa hai đối tượng.
a. Nhân hóa là biến sự vật thành con người bằng cách sử dụng tên gọi của con người làm tên gọi cho sự vật dựa trên mối liên hệ lôgic khách quan giữa hai đối tượng.
b. Nhân hóa là biện pháp gán cho sự vật hiện tượng những hoạt động, tính cách, suy nghĩ... giống như con người dựa trên sự tương đồng giữa hai đối tượng.
c. Nhân hóa là biện pháp biến sự vật thành con người bằng cách gán cho nó những hoạt động, tính cách, suy nghĩ… giống như con người.
- Bước 3. Căn cứ vào mức độ học tập của HS khi làm bài kiểm tra tự luận
để xác định độ khó và độ phân biệt cho từng câu hỏi TNKQNLC được xây dựng.
Tùy vào đặc điểm tình hình học tập của học sinh trong lớp mà GV lựa chọn câu hỏi phù hợp với ngưỡng của HS, có nghĩa là không quá khó hoặc quá dễ. Đối với hai câu hỏi trên, câu hỏi 1 dành cho HS có học lực trung bình, yếu. Câu hỏi thứ 2 dành cho đối tượng học sinh khá, giỏi.
Với đề tài này đối tượng nghiên cứu là HS có mức học không đồng đều do đó chúng tôi chọn câu hỏi 1.
- Bước 4. Hoàn thiện câu hỏi.
GV kiểm tra lại cách đặt câu và hệ thống câu nhiễu đã hợp lý hay chưa, nếu chưa cần có sự điều chỉnh lại.
Câu hỏi 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?
a, Nhân hóa là biện pháp biến sự vật thành con người bằng cách gán cho nó những hoạt động, tính cách, suy nghĩ… giống như con người.
b, Nhân hóa là biện pháp dùng tên gọi của đối tượng này làm tên gọi của đối tượng khác dựa trên sự liên tưởng về mối tương đồng giữa hai đối tượng về mặt nào đó.
c, Nhân hóa là biện pháp dùng tên gọi của đối tượng này thay thế cho tên gọi của đối tượng khác sự liên tưởng mối liên hệ lôgic khách quan giữa hai đối tượng.
- Tương tự với cách xây dựng trên chúng tôi đã xây dựng một hệ thống câu
hỏi TNKQNLC mẫu ở một số bài trong dạy học phân môn “Luyện từ và câu” lớp 3.