Tiến trình thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy cho học sinh lớp 3 trong phân môn “Luyện từ và câu” thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trương thị bé (Trang 57)

3.2.2.1. Chọn nội dung thực nghiệm

Do thời gian ít, phạm vi nghiên cứu hẹp nên chúng tôi chỉ chọn và đưa ra những bài tập tiêu biểu để tiến hành thực nghiệm. Việc phát triển tư duy cho HS trong phân môn “Luyện từ và câu” thông qua hệ thống bài tập TNKQNLC khi

thực hiện đạt đến mức độ nào còn phụ thuộc nhiều vào việc chọn nội dung thích hợp với việc dạy học. Chúng tôi đã chọn 2 bài tương đương với 2 tiết tiêu biểu để làm thực nghiệm. Các bài cụ thể là:

- Bài: MRVT “Thể thao”. Dấu phẩy (TV3, Tập 2, Tr93)

- Bài: Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? Dấu hai chấm (TV3, Tập 2, Tr102)

3.2.2.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm

Sau khi đã chọn ra những bài để thực nghiệm, chúng tôi tiến hành thiết kế giáo án. Giáo án được thiết kế phù hợp với nội dung thực nghiệm. Sau khi giáo án được thiết kế xong sẽ được chính GV dạy thử nghiệm xem xét, phát hiện những điểm chưa hợp lí để bổ sung, sửa chữa nhằm đảm bảo tính khả thi của nội dung thực nghiệm. Sau đây là giáo án dạy thử:

* Bài 29. Mở rộng vốn từ : Thể thao. Dấu phẩy ( TV3, Tập 2, Tr93) + Giáo án 1 (Dành cho lớp đối chứng)

Giáo án được xây dựng bình thường theo nội dung SGK và chương trình quy định

+ Giáo án 2 (Dành cho lớp thực nghiệm)

Chú trọng phát triển tư duy cho HS thông qua việc tổ chức cho HS giải các bài tập trong SGK, đồng thời cần xây dựng hệ thống bài tập TNKQNLC giúp HS nắm được bài. GV cần lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng HS và nội dung bài học, sử dụng các đồ dùng dạy học trực quan; tổ chức nhận xét đánh giá trong suốt tiến trình dạy học nhằm khích lệ, động viên HS. GV xây dựng phiếu học tập gồm các câu hỏi trắc nghiệm có nội dung liên quan đến bài học nhằm củng cố kiến thức cho HS đồng thời nhằm rèn luyện khả năng tư duy của HS.

* Bài 30: Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? Dấu hai chấm( TV3, Tập 2, Tr102) + Giáo án 1 (Dành cho lớp đối chứng)

Giáo án được xây dựng bình thường theo nội dung SGK và chương trình quy định.

GV cần có sự chuẩn bị bài tốt, chú trọng phát triển tư duy cho HS thông qua việc tổ chức cho học sinh giải các bài tập trong SGK, đồng thời cần xây dựng hệ thống bài tập TNKQNLC giúp HS nắm được bài. GV xây dựng phiếu học tập gồm các câu hỏi TNKQNLC có nội dung liên quan đến bài học nhằm củng cố kiến thức, đồng thời nhằm rèn luyện khả năng tư duy của HS.

3.2.2.3. Nội dung phiếu đo nghiệm và cách xếp loại

Để tiến hành kiểm tra kết quả TNSP, chúng tôi đã xây dựng hai phiếu kiểm tra liên quan đến nội dung của bài học mà chúng tôi chọn để thực nghiệm cho hai nhóm đối tượng. Nhằm kiểm tra khả năng tư duy cũng như việc làm quen với dạng câu hỏi TNKQNLC.

Đảm bảo tính trung thực của bài trắc nghiệm, hạn chế tối đa sự nhìn nhau bằng cách in ra bốn mã đề từ đề gốc, và các câu hỏi trong từng đề đã được sáo trộn, do đó HS ngồi gần nhau không làm cùng đề.

- HS trả lời trên một tờ phiếu riêng, mỗi tờ sẽ ứng với một phiếu trả lời và trên phiếu đã ghi sẵn kí hiệu của mã đề đó.

Sau đây là một mẫu phiếu kiểm tra:

- Phiếu 1. MRVT: Thể thao. Dấu phẩy ( TV3, Tập 2, Tr93). BÀI KIỂM TRA

Họ và tên học sinh: Môn: Luyện từ và câu Lớp : 3 … Thời gian: 60 phút Trường: Mã đề:

Khoanh tròn vào những đáp án em cho là đúng.

Câu 1 (1 điểm): Biện pháp nhân hóa là gì?

a, Nhân hóa là biến sự vật thành con người bằng cách gán cho nó những hoạt động, tính cách, suy nghĩ… giống như con người.

b, Nhân hóa là biện pháp dùng tên gọi của đối tượng này làm tên gọi của đối tượng khác dựa trên sự liên tưởng về mối tương đồng giữa hai đối tượng về mặt nào đó.

gọi của đối tượng khác sự liên tưởng mối liên hệ lôgic khách quan giữa hai đối tượng.

Câu 2 (1 điểm): Tác dụng của dấu chấm là: a, Biểu thị cảm xúc hoặc cầu khiến.

b, Biểu thị ý nghi vấn.

c, Là dấu hiệu kết thúc câu trần thuật.

Câu 3 (1 điểm): Tác dụng của dấu chấm than là: a, Biểu thị cảm xúc hoặc cầu khiến.

b, Biểu thị ý nghi vấn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c, Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận câu. Câu 4 (1 điểm): Tác dụng của dấu chấm hỏi là: a, Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu. b, Biểu thị ý nghi vấn.

c, Đánh dấu bộ phận chú thích trong câu.

Câu 5 (1 điểm): Môn thể thao nào được xem là môn thể thao vua? a, Bóng đá.

b, Cờ vua c, Cờ tướng

Câu 6 (1 điểm): Dấu phẩy được dùng để làm gì? a, Biểu thị ý nghi vấn.

b, Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận câu.

c, Đánh dấu bộ phận chú thích trong câu, đặt trước các lời thoại, bộ phận liệt kê, đặt giữa các liên danh, liên số.

Câu 7 (1 điểm): Những hình ảnh được nhân hóa trong câu sau là: “ Con gà trống biết tán tỉnh láo khoét, biết mời gà mái đến để đãi giun.

a, Con gà trống, láo khoét. b, Tán tỉnh, mời, đãi.

c, Cả hai câu trên đều đúng.

Câu 8 (1 điểm): Trong những câu sau câu nào không có hình ảnh nhân hóa.

a, Ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.

b, Nắng cuối thu vàng ong dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu. c, Dòng sông uốn mình qua cánh đồng xanh ngắt lúa khoai. Câu 9 (1 điểm): Em hãy chọn cách đặt dấu chấm thích hợp nhất:

a, Thành phố sắp vào thu, những cơn gió nóng mùa hè đã nhường chỗ cho luồng khí mát dịu mỗi sáng.

b, Thành phố sắp vào thu. Những cơn gió nóng mùa hè. Đã nhường chỗ cho luồng khí mát dịu mỗi sáng.

c, Thành phố sắp vào thu. Những cơn gió nóng mùa hè đã nhường chỗ cho luồng khí mát dịu mỗi sáng.

Câu 10 (1 điểm): Bộ phận in đậm trong câu “ Cả một vùng sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông” trả lời cho câu hỏi nào?

a, Khi nào? b, Ở đâu? c, Để làm gì?

- Phiếu 2. MRVT: Các nước. Dấu phẩy. ( TV3- Tập 2- Tr 110)

BÀI KIỂM TRA

Họ và tên học sinh: Môn: Luyện từ và câu Lớp : 3 … Thời gian: 60 phút Trường: Mã đề:

Khoanh tròn vào những đáp án em cho là đúng.

Câu 1 (1 điểm): Việt Nam thuộc khu vực nào của châu Á? a, Đông Nam Á

b, Trung Á c, Nam Á.

Câu 2 (1 điểm): Bộ phận được in đậm trong câu: “Nhà ở vùng này phần nhiều làm bằng gỗ xoan” trả lời cho câu hỏi nào?

b, Ở đâu ? c, Bằng gì ?

Câu 3 (1 điểm): Trong những thành phố sau đây, thành phố nào là thủ đô của Cam- pu- chia?

a, Phơnôm- pênh. b, Viêng chăn. c, Băng cóc.

Câu 4 (1 điểm): Em điền dấu câu nào vào ô trống của câu sau: “Chợt Tu Hú gọi tôi □ “ Kìa, hai cái trụ chống trời!”

a, Dấu chấm than. b, Dấu hai chấm. c, Dấu chấm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 5 (1 điểm): Dấu hai chấm dùng để làm gì?

a, Đánh dấu phần bổ sung cho 1 phần trước đó, đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại.

b, Đánh dấu bộ phận chú thích trong câu, đặt trước các lời thoại, bộ phận liệt kê, đặt giữa các liên danh, liên số.

c, Đánh dấu phần có chức năng giải thích.

Câu 6 (1 điểm): Bộ phận được in đậm trong câu: “cô Huệ đã đạt giải nhất trong cuộc thi hát bằng chính tài năng của mình” trả lời cho câu hỏi nào? a, Khi nào?

b, Để làm gì? c, Bằng gì?

Câu 7 (1 điểm): Em điền dấu câu nào vào ô trống của câu sau: “Chợt Tu Hú gọi tôi □ “ Kìa, hai cái trụ chống trời!”

a, Dấu chấm than. b, Dấu hai chấm. c, Dấu chấm.

Câu 8 (1 điểm): Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau: “Chiếc đèn ông sao của bé được làm bằng nan tre dán giấy bóng kính”

a, Chiếc đèn ông sao của bé như thế nào? b, Chiếc đèn ông sao của bé được làm bằng gì? c, Chiếc đèn ông sao của bé được mua ở đâu?

Câu 9 (1 điểm): Em chọn dấu câu nào để điền vào ô trống trong câu sau: Một người kêu lên □ “Cá heo!”

a, Dấu chấm. b, Dấu phẩy. c, Dấu hai chấm.

Câu 10 (1 điểm): Trong các câu dưới đây, câu nào có cách đặt dấu câu chính xác?

a, Anh ơi. Người ta làm ra điện để làm gì? b, Anh ơi, người ta làm ra điện để làm gì? c, Anh ơi, người ta làm ra điện để làm gì.

* Đáp án:

- Phiếu 1. MRVT: Thể thao. Dấu phẩy ( TV3, Tập 2, Tr93).

Câu hỏi Đáp án Điểm

Câu 1 a 1 điểm Câu 2 c 1 điểm Câu 3 a 1 điểm Câu 4 b 1 điểm Câu 5 a 1 điểm Câu 6 b 1 điểm Câu 7 b 1 điểm Câu 8 b 1 điểm Câu 9 c 1 điểm Câu 10 c 1 điểm Tổng cộng 10 điểm

- Phiếu 2. Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? Dấu hai chấm( TV3, Tập 2,

Tr102).

Câu hỏi Đáp án Điểm

Câu 1 a 1 điểm

Câu 2 c 1 điểm

Câu 4 b 1 điểm Câu 5 a 1 điểm Câu 6 c 1 điểm Câu 7 b 1 điểm Câu 8 b 1 điểm Câu 9 c 1 điểm Câu 10 c 1 điểm Tổng cộng 10 điểm

3.2.2.4. Tiến hành dạy thực nghiệm+ Đối với lớp thực nghiệm + Đối với lớp thực nghiệm

Sau khi xây dựng xong nội dung bài giảng chúng tôi in và gửi giáo án đến các GV dạy các lớp thực nghiệm. Trình bày rõ mục đích của mình thể hiện trong giáo án và trao đổi với GV lên lớp về ý đồ thực nghiệm, đồng thời giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của GV về các hoạt động được thiết kế trong giáo án, rồi tiến hành tổ chức để HS học tập theo đúng tiến độ chương trình.

+ Đối với lớp đối chứng

Các lớp đối chứng được tiến hành dạy học bình thường theo sách giáo viên và nội dung chương trình quy định.

Sau mỗi tiết dạy, chúng tôi tiến hành thảo luận, đánh giá và rút kinh nghiệm các tiết dạy đó. Các ý kiến nhận xét, kết quả thử nghiệm đều có sự liên hệ, so sánh với các tiết dạy đối chứng. Những ý kiến nhận xét, đánh giá của giáo viên dự giờ, đặc biệt là các tổ trưởng chuyên môn, tổ phó các khối lớp, là một trong những căn cứ giúp chúng tôi đánh giá kết quả của nội dung và phương pháp dạy học mà chúng tôi đề xuất.

3.2.2.5. Tổ chức kiểm tra và chấm bài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để kiểm tra kết quả thử nghiệm, chúng tôi phát phiếu cho HS làm, sau đó chấm và nghiệm thu kết quả. Chúng tôi đưa ra đề chung cho lớp thực nghiệm và lớp đối chứng nhằm kiểm tra khả năng nắm bài của hai nhóm lớp sau khi tiến hành thực nghiệm. Sau khi chấm chúng tôi lập bảng tổng kết điểm số các bài

kiểm tra của từng lớp, xếp thành các loại giỏi, khá, trung bình, yếu, kém rồi đem so sánh với lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

3.2.3. Kết quả thực nghiệm

Kết quả thu được qua thực nghiệm có một giá trị to lớn và ý nghĩa quan trọng trong việc làm sáng tỏ tính chất đúng đắn của giả thuyết khoa học mà luận văn đưa ra. Vì vậy, việc đánh giá kết quả thực nghiệm phải được tiến hành nghiêm túc, khách quan và chuẩn xác.

+ Bảng đối chiếu kết quả thực nghiệm 1

Kết quả đo nghiệm Lớp thực nghiệm (Số lượng: 24 HS) Lớp đối chứng (Số lượng: 24 HS) Tỉ lệ chênh lệch Tần số xuất hiện ( lượt) Tỉ lệ (%) Tần số xuất hiện ( lượt) Tỉ lệ (%) Giỏi(9-10 điểm) 12/24 50% 9/24 37.5% 12.5 Khá (7-8 điểm) 9/24 37.5% 8/24 33.3% 4.2 TB ( 5-6 điểm) 3/24 12.5% 5/24 20.8% 8.3 Yếu ( dưới 5) 0/24 0% 2/24 8.4% 8.4 Tổng cộng 24/24 100% 24/24 100% 33.4

+ Bảng đối chiếu kết quả thức nghiệm 2

Kết quả đo nghiệm Lớp thực nghiệm (Số lượng: 24 HS) Lớp đối chứng (Số lượng: 24 HS) Tỉ lệ chênh lệch Tần số xuất hiện ( lượt) Tỉ lệ (%) Tần số xuất hiện ( lượt) Tỉ lệ (%) Giỏi(9-10 điểm) 11/24 45.8% 9/24 37.5% 8.3 Khá (7-8 điểm) 9/24 37.5% 7/24 29.2% 8.3 TB ( 5-6 điểm) 5/24 20.8% 6/24 25% 4.2 Yếu ( dưới 5) 0/24 0% 2/24 8.3% 8.3 Tổng cộng 24/24 100% 24/24 100% 29.1 + Nhận xét kết quả thử nghiệm

Với hai nội dung đo thực nghiệm ( 2 bài) được áp dụng cho 4 lớp 3A, 3B trường tiểu học Yên Hóa và lớp 3A, 3B trường Tiểu học Xuân Hóa. Kết quả của

một lớp thực nghiệm, một lớp đối chứng được phân loại cụ thể trong bảng đối chứng. Học sinh đạt khá giỏi của từng nội dung đo ở lớp thực nghiệm có cao hơn, loại yếu kém không có.

Như vây, việc phát triển tư duy trong phân môn “Luyện từ và câu” cho học sinh lớp 3 thông qua hệ thống bài tập TNKQNLC có kết quả rất khả quan. Điều này chứng tỏ đề tài này mang tính khả thi cao và có thể ứng dụng vào thực tiễn dạy học phân môn “Luyện từ và câu” ở các trường Tiểu học.

KẾT LUẬN

Khóa luận “Phát triển tư duy cho HS lớp 3 trong phân môn luyện từ và câu

thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn”. Có mục

đích chủ yếu: giúp thấy được vai trò của hệ thống bài tập TNKQNLC trong việc phát triển tư duy cho HS. Khóa luận đặt ra nhiệm vụ xác lập cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển tư duy cho HS lớp 3 trong phân môn “Luyện từ và câu” thông qua hệ thống bài tập TNKQNLC, đưa ra một số biện pháp phát triển tư duy và xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQNLC mẫu trong dạy học phân môn “Luyện từ và câu” trong chương trình lớp 3. Kiểm chứng tính thực thi, tính hiệu quả theo hướng khóa luận đề xuất thông qua thực nghiệm.

Qua nghiên cứu, khóa luận đã có được những kết luận sau:

1. Phương pháp TNKQ NLC là một phương pháp mang tính hiệu quả cao trong việc phát triển tư duy cho trẻ.

2. Học tập là một hoạt động, vì vậy khi rèn luyện và phát triển tư duy cho học sinh Tiểu học thông qua câu hỏi TNKQNLC trong học tập phân môn “Luyện từ và câu” phải tính đến mọi điều kiện: đặc điểm và vai trò của tư duy trong quá trình học tập, chủ thể học tập và đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, đối tượng học tập, vai trò ý ngĩa của Tiếng Việt và phân môn “Luyện từ và câu”. Thực trạng của vấn đề phát triển tư duy cho HS lớp 3 trong phân môn “Luyện từ và câu” thông qua hệ thống bài tập TNKQNLC ở Tiểu học hiện nay.

3. Muốn phát huy được khả năng tư duy của HS trong phân môn “Luyện từ và câu” thông qua hệ thống bài tập TNKQNLC việc làm đầu tiên cần tác

động đến nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý Giáo dục, đưa dạng câu hỏi TNKQNLC vào chương trình học đồng thời cần tổ chức các khóa học về vấn đề phát triển tư duy cho HS và xây dựng ngân hàng câu hỏi TNKQNLC nhằm phục vụ cho quá trình dạy học kiến thức mới trong phân môn “Luyện từ và câu”.

4. Khi xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQNLC giáo viên cần thực hiện đy đủ bốn bước. Bước thứ nhất cần xác định mục đích của bài trắc nghiệm, bước hai cần xây dựng các câu hỏi TNKQNLC theo các tiêu chuẩn đề ra, bước tiếp theo căn cứ vào mức độ học tập của HS khi làm bài kiểm tra tự luận để xác định độ khó và độ phân biệt cho từng câu hỏi TNKQNLC được xây dựng. Bước cuối cùng hoàn thiện câu hỏi.

5. Do điều kiện thời gian và khuôn khổ luận văn nên TNSP mới chỉ tiến hành được hai lần và tiến hành trên diện chưa rộng nên việc đánh giá còn có những hạn chế nhất định. Nếu có điều kiện, có thể dùng hệ thống câu hỏi để kiểm tra, đánh giá HS trên diện rộng và mở ra các buổi giao lưu trao đổi từ những lựa chọn sai lầm của HS để tìm ra nguyên nhân sai lầm mà HS hay mắc phải, từ đó đổi mới phương pháp dạy học khắc phục sai lầm của HS một cách

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy cho học sinh lớp 3 trong phân môn “Luyện từ và câu” thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trương thị bé (Trang 57)