Thực trạng của việc phát triển tư duy cho học sinh lớp 3ở trường Tiểu

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy cho học sinh lớp 3 trong phân môn “Luyện từ và câu” thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trương thị bé (Trang 33)

học Yên Hóa và trường Tiểu học Xuân Hóa trong phân môn “Luyện từ và câu” thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

Theo tâm lí học và lí luận dạy học hiện đại thì con đường hiệu quả nhất để làm cho HS nắm vững kiến thức và phát triển năng lực sáng tạo là phải đưa HS vào vị trí chủ thể của hoạt động nhận thức, thông qua hoạt động tự chủ của bản thân để chiếm lĩnh tri thức, phát huy khả năng tư duy của mình. Vì vậy, để hệ thống bài tập TNKQNLC có thể phát huy khả năng tư duy của HS thì trong quá trình dạy học, GV phải đặt HS vào vị trí là chủ thể của hoạt động. HS phải nhận biết được các tình huống có vấn đề, từ đó gợi cho các em nhu cầu, động cơ, hứng thú và thái độ trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.

Muốn phát huy được khả năng tư duy của HS trong phân môn “Luyện từ và câu” thì hệ thống bài tập TNKQNLC đưa ra phải phù hợp với ngưỡng của HS. Có nghĩa là chúng phải đảm bảo tính vừa sức đối với HS và phù hợp với từng giai đoạn trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Hệ thống bài tập đưa ra phải từ dễ

đến khó, để các em có thể nắm vững kiến thức cơ bản, dần dần vận dụng để giải các bài tập tiếp theo.

Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều người, đặc biệt là các nhà giáo quan tâm đến phương pháp TNKQ, nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc phát triển tư duy cho HS thông qua hệ thống bài tập này. Đã có nhiều tài liệu đưa ra hệ thống bài tập trắc nghiệm trong phân môn “Luyện từ và câu”, nhưng các loại sách đó vẫn chủ yếu sử dụng các dạng bài tập trắc nghiệm điền khuyết, ghép đôi mà ít sử dụng dạng bài tập TNKQNLC. Nội dung của một số bài trắc nghiệm chưa đáp ứng được việc rèn luyện cũng như phát triển tư duy cho HS. Nhiều bài tập còn quá đơn giản không cần huy động khả năng tư duy hoặc quá khó vượt ra khỏi khả năng của HS, dẫn đến tình trạng HS chán nản, không khơi gợi hứng thú học tập cho các em.

Việc dạy phân môn “Luyện từ và câu” nhiều GV vẫn chưa thoát khỏi quỹ đạo của những bài tập trong SGK, họ ít quan tâm đến những tài liệu cung cấp những bài tập TNKQ. Việc này do nhiều lí do: thời lượng của một tiết “ Luyện từ và câu” ngắn, trong khi số lượng bài tập trong SGK khá nhiều. GV khi lên lớp với tâm lí sợ hết giờ, vì vậy họ chỉ chú trọng tới việc HS phải hoàn thành hết số lượng bài tập. Hơn nữa, GV Tiểu học không chỉ dạy “Luyện từ và câu” mà còn dạy nhiều môn học và phân môn khác, chính điều này khiến cho việc chuẩn bị tiết dạy của GV ít có sự đầu tư, có chăng cũng chỉ mang tính hình thức. Bên cạnh đó, GV chưa nhận thức đầy đủ về tác dụng của dạng câu hỏi TNKQNLC trong việc phát triển và rèn luyện khả năng tư duy HS, nhiều GV cho rằng chỉ cần dạy đủ các kiến thức, hoàn thành xong các bài tập trong SGK nghĩa là đã đạt được mục tiêu của bài học. GV chưa quan tâm đến việc những bài tập trong SGK đã đáp ứng được việc rèn luyện tư duy cho HS hay chưa. Chính vì lẽ đó việc phát triển tư duy cho HS trong phân môn “Luyện từ và câu” còn nhiều hạn chế.

Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi tiến hành khảo sát thực tế trường Tiểu học Yên Hóa và trường Tiểu học Xuân Hóa. Qua điều tra, phỏng vấn chúng tôi thấy việc phát triển tư duy cho HS lớp 3 trong phân môn “Luyện tư và câu” thông qua hệ thống câu hỏi TNKQNLC có một số khó khăn và thuận lợi sau:

- Trường Tiểu học Yên Hóa

+ Về thuận lợi:

▪ Là một trường thuộc huyện Minh Hóa, nằm trong khu vực thuận lợi về địa hình. Đạt trường chuẩn quốc gia loại một của huyện, do đó chất lượng giáo dục của nhà trường khá cao.

▪ Là trường được dự án Vnen tài trợ về cơ sở vật chất. Do đó, điều kiện phục vụ cho việc dạy học khá đầy đủ.

▪ Đội ngũ GV giỏi chuyên môn nghiệp vụ, giàu kinh nghiệm thực tiễn; hầu hết GV đã tiếp cận, và vận dụng đổi mới phương pháp khi dạy học Tiếng Việt.

+ Về khó khăn:

▪ Đội ngũ GV và cán bộ quản lý chưa được làm quen nhiều với việc dạy học kiến thức mới và kiểm tra, đánh giá thông qua hệ thống câu hỏi TNKQNLC.

▪ Một số GV chưa coi trọng vấn đề phát triển tư duy trong dạy học phân môn “Luyện từ và câu”

▪ Vẫn còn một số HS chưa chú trọng tới việc học của mình gây khó khăn cho việc dạy học của GV.

* Trường Tiểu học Xuân Hóa

+ Về thuận lợi:

▪ Trường thuộc xã Xuân Hóa, huyện Minh Hóa được xây dựng cách đây hơn 20 năm nên có bề dày kinh nghiệm trong việc giáo dục HS.

▪ Trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể địa phương, nhất là sự chỉ đạo sao sát của Phòng Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn ngành.

▪Đội ngũ GV giỏi chyên môn nghiệp vụ, luôn đoàn kết, biết khắc phục, đồng lòng, đồng sức phấn đấu phong trào chung.

▪ HS đã dần dần làm quen với phương pháp học tập mới. Biết tìm tòi, sáng tạo, tích cực trong giờ học Tiếng Việt.

+ Vể khó khăn:

▪ Là một ngôi trường mới bước đầu làm quen với phương pháp dạy học mới, do đó, GV còn gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình dạy học.

▪ Đội ngũ GV và cán bộ quản lý chưa có nhận thức sâu sắc về vấn đề phát triển tư duy cho HS trong phân môn “Luyện từ và câu” thông qua hệ thống câu hỏi TNKQNLC.

▪ Có nhiều GV có hoàn cảnh khó khăn nên cũng ảnh hưởng đến vấn đề đầu tư trong dạy học.

Cụ thể chúng tôi đã điều tra 40 HS, 6 GV dạy Tiếng Việt của khối lớp 3, BGH, các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn của trường Tiểu học Yên Hoá và trường Tiểu học Xuân Hóa thông qua phiếu điều tra (được đưa vào phần phục lục) và có được các kết quả như sau:

* Đối với các cấp quản lý Tiểu học

+ Đối tượng điều tra

- Hiệu trưởng (2 người) - Hiệu phó (2 người)

- Tổ trưởng tổ chuyên môn khối lớp 1, 2, 3 (2 người) - Tổ phó tổ chuyên môn khối lớp 1, 2, 3 (2 người)

+ Kết quả điều tra

Kết quả Câu hỏi

Trường Tiểu học Xuân Hóa Trường Tiểu học Yên Hóa

a b c a b c 1 1 2 1 2 1 1 2 1 3 1 2 1 1 3 0 2 2 0 2 2 4 0 0 4 0 0 4 5 1 1 2 0 1 3 6 0 0 4 0 0 4 7 0 4 0 0 4 0

Kết quả điều tra cho thấy đa số cán bộ quản lý chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của hệ thống bài tập TNKQNLC trong việc phát triển tư duy cho HS

trong phân môn “Luyện từ và câu”. Đa số các ý kiến GV đều cho rằng việc chuẩn bị hệ thống bài tập TNKQNLC mất rất nhiều thời gian và công sức và việc có chuẩn bị hay không bài tập TNKQNLC cũng không ảnh hưởng gì đến việc phát triển tư duy cho HS... Việc tổ chức các buổi dự giờ thao giảng các tiết dạy trong đó thể hiện ý đồ phát triển tư duy cho HS trong phân môn “Luyện từ và câu” còn rất ít. Vì thế, việc nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý về vai trò của hệ thống bài tập TNKQNLC trong việc phát triển tư duy cho HS là một biện pháp nên đặt lên hàng đầu.

* Đối với giáo viên

+ Đối tượng điều tra: GV khối lớp 3 trường Tiểu học Yên Hóa và trường Tiểu

học Xuân Hóa (Bao gồm: 6 GV)

+ Kết quả điều tra

Kết quả Câu hỏi

Trường Tiểu học Xuân Hóa Trường Tiểu học Yên Hóa

a b c a b c 1 1 2 0 1 2 0 2 0 2 1 0 1 3 3 1 2 0 0 3 0 4 0 1 2 0 2 1 5 0 0 3 0 0 3 6 0 2 1 0 2 1 7 0 2 1 0 3 0

Qua điều tra khảo sát cho thấy đội ngũ GV dạy Tiếng Việt đã có nhiều quan tâm, cố gắng trong việc dạy phân môn “Luyện từ và câu”. Tuy nhiên, hiện tượng dạy học lệ thuộc vào sách giáo viên, sách thiết kế vẫn còn phổ biến, GV chưa được

tiếp xúc nhiều với kỹ năng soạn thảo một bài TNKQNLC, cách sử dụng cũng như tác dụng của nó. Điều này thể hiện qua kết quả điều tra trên: nhiều GV thụ động trong công tác giảng dạy, chưa có sự đầu tư thích đáng cho các tiết dạy, việc tìm kiếm, soạn thảo các câu hỏi bài tập nhằm củng cố cũng như bổ trợ kiến thức cho HS còn ít. GV chưa quan tâm nhiều đến việc phát triển tư duy cho HS mà chỉ chú trọng đến việc dạy cho hết kiến thức trong SGK cần truyền đạt. Nhận thức của GV về vai trò của hệ thống bài tập TNKQNLC chưa sâu sắc, đa số GV cho rằng có hay không dạng câu hỏi TNKQNLC cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến việc rèn luyện và phát triển tư duy cho HS, việc tổ chức các tiết dạy thể hiện ý đồ phát triển tư duy cho HS còn rất ít. Chính vì những lí do đó khiến việc đưa hệ thống câu hỏi TNKQNLC vào việc phát triển tư duy cho HS trong phân môn “Luyện từ và câu” còn nhiều hạn chế.

* Kết quả phiếu thăm dò học sinh Kết quả

Câu hỏi

Trường Tiểu học Xuân Hóa Trường Tiểu học Yên Hóa

a b c a b c 1 15 15 10 20 15 5 2 10 8 22 7 18 15 3 21 7 12 18 9 13 4 7 23 10 6 21 13 5 15 19 6 17 18 5 6 3 7 30 2 4 34 7 0 20 20 0 21 19

Kết quả cho thấy, một số HS chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học và nội dung học tập dẫn đến ý thức tự giác trong học tập các em còn thấp. Một số em ham thích việc học, một số em xem việc đến trường như một trách nhiệm. Có khá nhiều HS cho rằng số lượng bài tập trong SGK còn ít, muốn có thêm một vài bài tập. Bên cạnh đó, qua việc điều tra cho chúng tôi thấy, đa số GV chưa có sự chuẩn bị đầu tư cho tiết học nhiều, chưa tự tìm tòi, xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập cho HS làm thêm nhằm rèn luyện cũng như phát triển khả năng tư duy cho HS, Điều đó dẫn đến tình trạng HS chán nản, chất lượng tiết học không cao.

Do đó cần có sự cải tiến đồng bộ trong dạy học “Luyện từ và câu” để tất cả các giờ học đều thật sinh động, hấp dẫn và mang lại hiệu quả cao. Với đặc thù của môn học này là cung cấp cho HS vốn kiến thức về từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt nhằm giúp các em học tốt các môn học khác. Việc bồi dưỡng và nâng cao hiểu biết của các em về câu, từ và các kỹ năng sử dụng tiếng Việt góp phần vào sự phát triển tư duy và hoàn thiện nhân cách cho HS.

Dạy “ Luyện từ và câu” đòi hỏi nội dung kiến thức vừa phải mở rộng, đa dạng, phong phú, hệ thống bài tập đòi hỏi cách thức tổ chức cho HS lĩnh hội tri thức của GV. GV tổ chức hoạt động sinh động, linh hoạt hấp dẫn hơn, phần nội dung kiến thức không chỉ giới thiệu những kiến thức mới mà còn củng cố ôn luyện những kiến thức đã học tập trung vào các kiến thức kỹ năng cơ bản thiết thực tích hợp được nhiều mặt giáo dục. Bên cạnh đó, GV cần lựa chọn, xây dựng các bài tập TNKQNLC nhằm phát triển khả năng tư duy cho HS.

Trong chương trình Tiếng Việt khi triển khai thực hiện GV chủ động lựa chọn các nội dung và phương pháp thích hợp với từng đối tượng HS để tổ chức, hướng dẫn HS tự học, tự phát triển và chiếm lĩnh tri thức mới. Hình thức tổ chức dạy học thường linh hoạt phối hợp giữa dạy học trong và ngoài lớp ở nhà trường và ở hiện trường. Phương pháp hiện nay đã thay đổi về căn bản cách dạy, cách học thụ động trước kia, GV có thể sử dụng phiếu bài tập trong quá trình giảng dạy vì phiếu bài tập là cá thể hoá của việc học, thúc đẩy HS hoạt động trí tuệ thực sự, là một phương tiện dạy học theo hướng thực hành giao tiếp ngôn ngữ. Ngoài ra GV có thể đưa ra các bài tập theo hình thức trắc nghiệm để đánh giá kết quả bài làm của HS chính xác hơn. Trong phần hướng dẫn HS luyện tập hệ thống bài tập trong SGK giúp HS tự học được nhiều hơn, các em được tham gia các hoạt động hướng tới sự phát triển về năng lực tư duy.

***

Từ những gì đã nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng việc phát triển tư duy cho HS lớp 3 trong phân môn “Luyện từ và câu” thông qua hệ thống TNKQNLC là cần thiết, cần có những giải pháp cho vấn đề này. Vì vậy, ở chương 3 chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp nhằm đưa dạng câu hỏi

TNKQNLC đến gần hơn với chương trình giáo dục ở Tiểu học trong việc phát triển tư duy cho HS và kiểm chứng bằng TNSP.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO HỌC SINH LỚP 3 THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN TRONG PHÂN MÔN “ LUYỆN TỪ VÀ CÂU” VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Một số biện pháp phát triển tư duy cho học sinh lớp 3 thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong phân môn “Luyện từ và câu”

Tư duy không phải tự nhiên mà có, nó trước hết được tạo nên bởi quá trình rèn luyện lâu dài. Nhân tố tạo nên kết quả của quá trình rèn luyện chủ yếu là đội ngũ GV có trách nhiệm, chuyên môn, nghiệp vụ vững, yêu nghề mến trẻ. Để phát triển tư duy cho HS người GV cần có những phương pháp giảng dạy phù hợp, trong đó phương pháp sử dụng câu hỏi TNKQNLC là một cách thức khá điển hình. Tuy nhiên, việc phát triển tư duy trong dạy học phân môn “Luyện từ và câu” cho HS lớp 3 không phải là công việc ngày một ngày hai mà đòi hỏi

phải lâu dài, sự công phu và nhiệt huyết của cả người dạy và người học. Việc xây dựng những biện pháp nhằm phát triển tư duy cho HS lớp 3 thông qua hệ thống bài tập TNKQNLC trong phân môn “Luyện từ và câu” là việc làm rất cần thiết. Đó chính là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng học tập của HS. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi xin đề xuất một số biên pháp sau:

3.1.1. Tác động nhận thức đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Trong mấy năm gần đây, khi nhà nước chủ trương sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan vào một số kì thi quốc gia quan trọng và sử dụng một phần ở các bậc học, ngày càng có nhiều người, đặc biệt là các nhà giáo quan tâm và đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, nhận thức của GV cũng như các cấp quản lý giáo dục về nội dung, ý nghĩa và tác dụng của hệ thống bài tập TNKQNLC chưa thật sâu sắc. Do đó, để đưa hệ thống câu hỏi TNKQNLC vào nhà trường Tiểu học, việc làm đầu tiên cần thực hiện là phải tác động đến nhận thức của GV cũng như cán bộ quản lý giáo dục.

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục nói chung và hiệu quả của việc phát triển tư duy nói riêng. Tác động đến nhận thức của GV và cán bộ quản lý tức là giúp họ hiểu được tầm quan trọng, nội dung của phương pháp sử dụng câu hỏi TNKQNLC để phát triển tư duy cho HS trong phân môn “Luyện từ và câu”. Thông qua các buổi hội thảo chuyên đề, tập huấn giúp nâng cao nhận thức và tầm hiểu biết của đội ngũ nhà giáo trong vấn đề đưa ra. Tổ chức các tổ, khối chuyên môn phục vụ cho việc xây dựng hệ

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy cho học sinh lớp 3 trong phân môn “Luyện từ và câu” thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trương thị bé (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w