Để tiến hành kiểm tra kết quả TNSP, chúng tôi đã xây dựng hai phiếu kiểm tra liên quan đến nội dung của bài học mà chúng tôi chọn để thực nghiệm cho hai nhóm đối tượng. Nhằm kiểm tra khả năng tư duy cũng như việc làm quen với dạng câu hỏi TNKQNLC.
Đảm bảo tính trung thực của bài trắc nghiệm, hạn chế tối đa sự nhìn nhau bằng cách in ra bốn mã đề từ đề gốc, và các câu hỏi trong từng đề đã được sáo trộn, do đó HS ngồi gần nhau không làm cùng đề.
- HS trả lời trên một tờ phiếu riêng, mỗi tờ sẽ ứng với một phiếu trả lời và trên phiếu đã ghi sẵn kí hiệu của mã đề đó.
Sau đây là một mẫu phiếu kiểm tra:
- Phiếu 1. MRVT: Thể thao. Dấu phẩy ( TV3, Tập 2, Tr93). BÀI KIỂM TRA
Họ và tên học sinh: Môn: Luyện từ và câu Lớp : 3 … Thời gian: 60 phút Trường: Mã đề:
Khoanh tròn vào những đáp án em cho là đúng.
Câu 1 (1 điểm): Biện pháp nhân hóa là gì?
a, Nhân hóa là biến sự vật thành con người bằng cách gán cho nó những hoạt động, tính cách, suy nghĩ… giống như con người.
b, Nhân hóa là biện pháp dùng tên gọi của đối tượng này làm tên gọi của đối tượng khác dựa trên sự liên tưởng về mối tương đồng giữa hai đối tượng về mặt nào đó.
gọi của đối tượng khác sự liên tưởng mối liên hệ lôgic khách quan giữa hai đối tượng.
Câu 2 (1 điểm): Tác dụng của dấu chấm là: a, Biểu thị cảm xúc hoặc cầu khiến.
b, Biểu thị ý nghi vấn.
c, Là dấu hiệu kết thúc câu trần thuật.
Câu 3 (1 điểm): Tác dụng của dấu chấm than là: a, Biểu thị cảm xúc hoặc cầu khiến.
b, Biểu thị ý nghi vấn.
c, Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận câu. Câu 4 (1 điểm): Tác dụng của dấu chấm hỏi là: a, Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu. b, Biểu thị ý nghi vấn.
c, Đánh dấu bộ phận chú thích trong câu.
Câu 5 (1 điểm): Môn thể thao nào được xem là môn thể thao vua? a, Bóng đá.
b, Cờ vua c, Cờ tướng
Câu 6 (1 điểm): Dấu phẩy được dùng để làm gì? a, Biểu thị ý nghi vấn.
b, Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận câu.
c, Đánh dấu bộ phận chú thích trong câu, đặt trước các lời thoại, bộ phận liệt kê, đặt giữa các liên danh, liên số.
Câu 7 (1 điểm): Những hình ảnh được nhân hóa trong câu sau là: “ Con gà trống biết tán tỉnh láo khoét, biết mời gà mái đến để đãi giun.
a, Con gà trống, láo khoét. b, Tán tỉnh, mời, đãi.
c, Cả hai câu trên đều đúng.
Câu 8 (1 điểm): Trong những câu sau câu nào không có hình ảnh nhân hóa.
a, Ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.
b, Nắng cuối thu vàng ong dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu. c, Dòng sông uốn mình qua cánh đồng xanh ngắt lúa khoai. Câu 9 (1 điểm): Em hãy chọn cách đặt dấu chấm thích hợp nhất:
a, Thành phố sắp vào thu, những cơn gió nóng mùa hè đã nhường chỗ cho luồng khí mát dịu mỗi sáng.
b, Thành phố sắp vào thu. Những cơn gió nóng mùa hè. Đã nhường chỗ cho luồng khí mát dịu mỗi sáng.
c, Thành phố sắp vào thu. Những cơn gió nóng mùa hè đã nhường chỗ cho luồng khí mát dịu mỗi sáng.
Câu 10 (1 điểm): Bộ phận in đậm trong câu “ Cả một vùng sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông” trả lời cho câu hỏi nào?
a, Khi nào? b, Ở đâu? c, Để làm gì?
- Phiếu 2. MRVT: Các nước. Dấu phẩy. ( TV3- Tập 2- Tr 110)
BÀI KIỂM TRA
Họ và tên học sinh: Môn: Luyện từ và câu Lớp : 3 … Thời gian: 60 phút Trường: Mã đề:
Khoanh tròn vào những đáp án em cho là đúng.
Câu 1 (1 điểm): Việt Nam thuộc khu vực nào của châu Á? a, Đông Nam Á
b, Trung Á c, Nam Á.
Câu 2 (1 điểm): Bộ phận được in đậm trong câu: “Nhà ở vùng này phần nhiều làm bằng gỗ xoan” trả lời cho câu hỏi nào?
b, Ở đâu ? c, Bằng gì ?
Câu 3 (1 điểm): Trong những thành phố sau đây, thành phố nào là thủ đô của Cam- pu- chia?
a, Phơnôm- pênh. b, Viêng chăn. c, Băng cóc.
Câu 4 (1 điểm): Em điền dấu câu nào vào ô trống của câu sau: “Chợt Tu Hú gọi tôi □ “ Kìa, hai cái trụ chống trời!”
a, Dấu chấm than. b, Dấu hai chấm. c, Dấu chấm.
Câu 5 (1 điểm): Dấu hai chấm dùng để làm gì?
a, Đánh dấu phần bổ sung cho 1 phần trước đó, đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại.
b, Đánh dấu bộ phận chú thích trong câu, đặt trước các lời thoại, bộ phận liệt kê, đặt giữa các liên danh, liên số.
c, Đánh dấu phần có chức năng giải thích.
Câu 6 (1 điểm): Bộ phận được in đậm trong câu: “cô Huệ đã đạt giải nhất trong cuộc thi hát bằng chính tài năng của mình” trả lời cho câu hỏi nào? a, Khi nào?
b, Để làm gì? c, Bằng gì?
Câu 7 (1 điểm): Em điền dấu câu nào vào ô trống của câu sau: “Chợt Tu Hú gọi tôi □ “ Kìa, hai cái trụ chống trời!”
a, Dấu chấm than. b, Dấu hai chấm. c, Dấu chấm.
Câu 8 (1 điểm): Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau: “Chiếc đèn ông sao của bé được làm bằng nan tre dán giấy bóng kính”
a, Chiếc đèn ông sao của bé như thế nào? b, Chiếc đèn ông sao của bé được làm bằng gì? c, Chiếc đèn ông sao của bé được mua ở đâu?
Câu 9 (1 điểm): Em chọn dấu câu nào để điền vào ô trống trong câu sau: Một người kêu lên □ “Cá heo!”
a, Dấu chấm. b, Dấu phẩy. c, Dấu hai chấm.
Câu 10 (1 điểm): Trong các câu dưới đây, câu nào có cách đặt dấu câu chính xác?
a, Anh ơi. Người ta làm ra điện để làm gì? b, Anh ơi, người ta làm ra điện để làm gì? c, Anh ơi, người ta làm ra điện để làm gì.
* Đáp án:
- Phiếu 1. MRVT: Thể thao. Dấu phẩy ( TV3, Tập 2, Tr93).
Câu hỏi Đáp án Điểm
Câu 1 a 1 điểm Câu 2 c 1 điểm Câu 3 a 1 điểm Câu 4 b 1 điểm Câu 5 a 1 điểm Câu 6 b 1 điểm Câu 7 b 1 điểm Câu 8 b 1 điểm Câu 9 c 1 điểm Câu 10 c 1 điểm Tổng cộng 10 điểm
- Phiếu 2. Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? Dấu hai chấm( TV3, Tập 2,
Tr102).
Câu hỏi Đáp án Điểm
Câu 1 a 1 điểm
Câu 2 c 1 điểm
Câu 4 b 1 điểm Câu 5 a 1 điểm Câu 6 c 1 điểm Câu 7 b 1 điểm Câu 8 b 1 điểm Câu 9 c 1 điểm Câu 10 c 1 điểm Tổng cộng 10 điểm