Một số bài tập mẫu về trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy cho học sinh lớp 3 trong phân môn “Luyện từ và câu” thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trương thị bé (Trang 51)

trong phân môn “Luyện từ và câu” lớp 3

▪ Bài 19. Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời cho câu hỏi Khi nào? Câu hỏi 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?

a, Nhân hóa là biện pháp biến sự vật thành con người bằng cách gán cho nó những hoạt động, tính cách, suy nghĩ… giống như con người.

b, Nhân hóa là biện pháp dùng tên gọi của đối tượng này làm tên gọi của đối tượng khác dựa trên sự liên tưởng về mối tương đồng giữa hai đối tượng về mặt nào đó.

c, Nhân hóa là biện pháp dùng tên gọi của đối tượng này thay thế cho tên gọi của đối tượng khác sự liên tưởng mối liên hệ lôgic khách quan giữa hai đối tượng. Câu 2: Đoạn thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?

Mặt trời gác núi Bóng tối lan dần, Anh Đóm chuyên cần Lên đèn đi gác. (Võ Quảng) a, So sánh. b, Nhân hóa. c, Ẩn dụ.

Câu 3: Trong bài thơ Anh Đom Đóm (đã học trong kì I), những con vật nào được gọi và tả như người (nhân hóa)?

a, Cò Bợ; Vạc; Tôm; sao Hôm. b, Cò Bợ; Vạc; Đom đóm. c, Tôm; Cò Bợ; Gà.

Câu 4: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ Khi nào?” trong câu “ Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối”

a, lên đèn đi gác. b, Anh Đom Đóm. c, trời đã tối.

Câu 5: Tác dụng của biện pháp nhân hóa là gì?

a, làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn. b, gợi ra hình ảnh cụ thể, sinh động và hấp dẫn.

c, dùng để cho người đọc thấy được những điểm tương đồng giữa sự vật và con người. Đáp án: Câu 1: a Câu 2: b Câu 3: b Câu 4: c Câu 5: a

▪ Bài 20. Mở rộng vốn từ: Tổ quốc. Dấu phẩy

Câu 1: Chọn câu trả lời đúng nhất: Những từ ngữ cùng nghĩa với Tổ quốc là: a, Non sông, kiến thiết, giang sơn.

b, Đất nước, dựng xây, non sông. c, Đất nước, nước nhà, giang sơn.

Câu 2: Chọn câu trả lời đúng nhất: Những từ ngữ cùng nghĩa với bảo vệ là: a, Giữ gìn, kiến thiết.

b, Giữ gìn, gìn giữ. c, Dựng xây, giữ gìn.

Câu 3: Chọn câu trả lời đúng nhất: Những từ ngữ cùng nghĩa với xây dựng là: a, dựng xây, kiến thiết.

b, giữ gìn, dựng xây. c, xây dựng, kiến thiết.

Câu 4: Tác dụng của dấu phẩy là:

a, Phân biệt các cụm từ, các từ, hoặc các mệnh đề trong một câu. b, Đánh dấu bộ phận chú thích trong câu.

c, Cả a và b đều đúng

Câu 5: Chọn cách đặt dấu phẩy phù hợp nhất trong câu sau: a, Ếch con, ngoan ngoãn chăm chỉ và thông minh.

b, Ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh. c, Ếch con, ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.

Đáp án: Câu 1: c Câu 2: b Câu 3: a Câu 4: a Câu 5: b

Bài 22. Mở rộng vốn từ: Sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi.

Câu 1: Tác dụng của dấu chấm là: a, Biểu thị cảm xúc hoặc cầu khiến. b, Biểu thị ý nghi vấn.

c, Là dấu hiệu kết thúc câu trần thuật.

Câu 2: em hãy chọn cách đặt dấu chấm thích hợp nhất:

a, Thành phố sắp vào thu, những cơn gió nóng mùa hè đã nhường chỗ cho luồng khí mát dịu mỗi sáng.

b, Thành phố sắp vào thu. Những cơn gió nóng mùa hè đã nhường chỗ cho luồng khí mát dịu mỗi sáng.

c, Thành phố sắp vào thu. Những cơn gió nóng mùa hè. Đã nhường chỗ cho luồng khí mát dịu mỗi sáng.

Câu 3: Em hãy chọn dấu câu thích hợp nhất cho câu sau: “ Có đau không, chú mình □”

a, Dấu chấm than. b, Dấu chấm hỏi. c, Dấu chấm.

Câu 4: Tác dụng của dấu chấm hỏi là:

a, Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu. b, Biểu thị ý nghi vấn.

c, Đánh dấu bộ phận chú thích trong câu.

Câu 5: Chọn câu trả lời đúng nhất: Các từ chỉ hoạt động của trí thức là? a, Nghiên cứu, tư duy.

b, Học tập, lao động. c, Nghiên cứu, lao động.

Đáp án: Câu 1: c Câu 2: a Câu 3:b Câu 4: b Câu 5: a

Bài 23. Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi: Như thế nào?

Câu 1: Khổ thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào? Bác kim giờ thận trọng

Nhích từng li, từng li Anh kim phút lầm lì Đi từng bước, từng bước.

(Hoài Khánh)

a, So sánh. b, Nhân hóa. c, Ẩn dụ.

Câu 2: Chọn câu trả lừi đúng nhất: Trong khổ thơ ở câu 1, nhân vật nào được nhân hóa?

b, Kim phút.

c, Kim giờ, kim phút, kim giây.

Câu 3: Những nhân vật trong khổ thơ ở câu 1 được nhân hóa bằng cách nào? a, Sử dụng từ chỉ người để chỉ kim giờ, kim phút, kim giây.

b, Sử dụng các từ chỉ tính cách của con người để chỉ hoạt động của nhân vật. c, Cả a và b đều đúng.

Câu 4: “ Trương Vĩnh Ký hiểu biết rất rộng” phần in đậm trên trả lời cho câu hỏi nào?

a, Như thế nào? b, Khi nào? c, Ở đâu?

Câu 5: Kiểu câu hỏi “Như thế nào?” có bao nhiêu bộ phận? a, Một bộ phận. b, Hai bộ phận. c,Ba bộ phận. Đáp án: Câu 1: b Câu 2: c Câu 3: c Câu 4: a Câu 5: b

Bài 25. Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?

Câu 1: Những hình ảnh được nhân hóa trong 2 khổ thơ sau là: Những chị lúa phất phơ bím tóc

Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đọc sách.

(Trần Đăng Khoa)

a, Chị lúa, phất phơ bím tóc.

b, Cậu tre, bá vai nhau, thì thầm đọc sách. c, Cả a và b đều đúng.

Câu 2: Những hình ảnh được nhân hóa trong câu sau là: "Con gà trống biết tán tỉnh láo khoét, biết mời gà mái đến để đãi giun".

a, Con gà trống, láo khoét. b, Tán tỉnh, mời, đãi.

c, Cả hai câu trên đều đúng

Câu 3: Bộ phận được in đậm trong câu: “Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lí quá” trả lời cho câu hỏi nào?

a, Vì sao?

b, Như thế nào? c, Khi nào?

Câu 4: Chọn cách giải thích đúng nhất cho từ “Lễ hội” a, Hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội.

b, Cuộc vui tổ chức cho đông người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt.

c, Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa. Câu 5: Chọn cách giải thích đúng nhất cho từ “Lễ”

a, Hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội.

b, Cuộc vui tổ chức cho đông người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt.

c, Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa. Đáp án: Câu 1: c Câu 2: b Câu 3: a Câu 4: a Câu 5: c

Trên đây là một số câu hỏi TNKQNLC gợi ý trong chương trình dạy học phân môn “Luyện từ và câu” do chúng tôi biên soạn nhằm góp phần vào việc phát triển tư duy cho HS lớp 3 trong phân môn “Luyện từ và câu” thông qua hệ thống bài tập TNKQNLC. Dựa vào các bước xây dựng, GV tự biên soạn hệ thống câu hỏi TNKQNLC để phục vụ cho việc dạy học kiến thức mới và kiểm tra, đánh giá HS.

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy cho học sinh lớp 3 trong phân môn “Luyện từ và câu” thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trương thị bé (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w