Mục tiêu và nhiệm vụ môn Tiếng Viết ở trường tiểu học Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học nhằm: 1 Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt đọc, viết,nghe, nói để h
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU TRƯỜNG PT HERMANN GMEINER CÀ MAU
******************
ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO NĂNG LỰC LÀM VĂN CHO HỌC SINH LỚP 5 QUA TIẾT TRẢ BÀI VIẾT TRÊN LỚP
Giáo viên thực hiện: Mai Thị Anh
Năm 2013
Trang 2
Mở đầu I/ Lí do chọn đề tài
1/ Mục tiêu và nhiệm vụ môn Tiếng Viết ở trường tiểu học
Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học nhằm:
(1) Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (đọc, viết,nghe, nói) để học tập và giao tiếp trong các môi trường học tập, hoạt động của lứa tuổi
Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn các thao tác tư duy (phân tích,tổng hợp, khái quát, hệ thống)
(2) Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết
sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người; văn hoá,văn học của Việt Nam và nước ngoài
(3) Bồi dưỡng những tinh yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trongsáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con ngưởi Việt Nam xã hộichủ nghĩa
2/ Vị trí của phân môn Tập làm văn
Những lời được chúng ta nói ra hoặc viết ra khi giao tiếp với nhau gọi là ngôn bản.Hoạt động lời nói gồm hai bình diện: sản sinh (tạo lập) và tiếp nhận (hiểu) ngôn bản Phânmôn Tập làm văn rèn cho học sinh các kĩ năng sản sinh ngôn bản Nó có vị trí đặc biệt trongquá trình dạy học tiếng mẹ đẻ Đây là phân môn sử dụng và hoàn thiện một cách tổng hợpcác kiến thức và kĩ năng tiếng Việt mà các phân môn Tiếng Việt khác – Học vần, Tập viết,Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu đã hình thành Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh
kĩ năng sản sinh ngôn bản, nhờ đó tiếng Việt không chỉ được xem xét từng phần, từng mặtqua từng phân môn mà trở thành một công cụ tổng hợp để giao tiếp, Như vậy, phân môn Tậplàm văn đã thực hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của việc dạy học tiếng mẹ đẻ làdạy học sinh sử dụng tiếng Việt để giao tiếp, tư duy, học tập
3/ Nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn
Sản phẩm của Tập làm văn là các ngôn bản ở dạng nói và dạng viết theo các dạng lờinói, kiểu bài văn do chương trình quy định, nói cách khác mục đích của Tập làm văn là tạolập được các ngôn bản Vì vậy, nhiệm vụ cơ bản của dạy học Tập làm văn là giúp học sinhtạo lập được các ngôn bản nói và viết theo các phong cách khác nhau do chương trình quyđịnh
Trang 3Nhiệm vụ của dạy học Tập làm văn là hình thành, phát triển và tạo lập ngôn bản chohọc sinh Năng lực tạo lập ngôn bản được phân tích thành các kĩ năng bộ phận như: xác địnhmục đích nói, lập ý, triển khai ý thành lời dưới dạng nói viết thành câu, đoạn bài Vì vậy,phân môn Tập làm văn phải cung cấp cho học sinh những kiến thức và hình thành, phát triển
ở các em những kĩ năng này Ở tiểu học, phân môn Tập làm văn có nhiệm rèn kĩ năng nóitheo các nghi thức lời nói, nói viết có ngôn bản thông thuờng, viết một số các văn bản nghệthuật như kể chuyện, miêu tả
Ngoài các kĩ năng chung để viết văn bản, mỗi loại văn bản cụ thể đòi hỏi có những kĩnăng đăc thù Để viết văn bản miêu tả cần có kĩ năng quan sát, kĩ năng diễn đạt một cách cóhình ảnh, để viết văn bản kể chyện cần có kĩ năng xây dựng cốt truyện và nhân vật, kĩ nănglựa chọn các tình tiết,… Phân môn Tập làm văn có nhiệm vụ rèn những kĩ năng này
Ngoài nhiệm vụ là rèn năng lực tạo lập ngôn bản, phân môn Tập làm văn đồng thờigóp phần rèn luyện tư duy và hình thành nhân cách cho học sinh
Phân môn Tập làm văn góp phần rèn luyện tư duy hình tượng từ óc quan sát đến trítưởng tuợng, từ khả năng tái hiện các chi tiết đã quan sát đuợc đến khả năng nhào nặng cácchất liệu trong cuộc sống thực để xây dựng nhân vật, cốt truyện Khả năng tư duy logic củahọc sinh cũng được phát triển trong quá trình phân tích đề, lập dàn ý, viết đoạn… Quá trìnhsản sinh văn bản cũng giúp học sinh có kĩ năng phân tích, tổng hợp, phân loại, lựa chọn
Để giao tiếp phải có thái độ đúng đắn với đối tựong giao tiếp Phân môn Tập làm vănkhi dạy các nghi thức cũng đồng thời dạy cách cư xử đối với mọi người như sự lễ phép, lịch
sự trong nói năng Để viết văn cần có hiểu biết và tình cảm với đối tượng được viết Vì vậy,phân môn Tập làm văn đã ạto cho học sinh có sự hiểu biết và tình cảm yêu mến gắn bó vớithiên nhiên, với con người và vạn vật xung quanh: từ một cơn mưa, một buổi sáng đẹp trời,một em bé bị ngã, một người phụ nữ đang gặp khó khăn đến một chú gà trống, một đồ vật đãtừng gắn bó Từ đây, tâm hồn và nhân cách của các em sẽ được hình thành và phát triển
4/ Thực trạng dạy học phân môn Tập làm văn và tiết dạy, tiết trả bài viết trên lớp
Giờ trả bài viết trên lớp từ trước đến nay giáo viên vẫn còn xem là một tiết đơn giản,bình thường; thậm chí có những giáo viên không chú trọng đến việc soạn một tiết trả bài, chỉsoạn đại khái, sơ lược các bước thông dụng như: thống kê loại bài, nêu sơ sài ưu – khuyếtđiểm… Còn đối với học sinh thì càng ý thức đây là một giờ học “khoẻ” nhất, chỉ cần nghethầy cô nói và đọc những bài hay, hoặc nêu những ưu – khuyết điểm chung chung của lớp làxong, khỏi phải trả bài cũ, không cần tập trung tinh thần tiếp thu kiến thức mới: Đó là mộtquan điểm hết sức sai lầm Theo tôi, tiết trả bài viết trên lớp là một tiết vô cùng quan trọng,
Trang 4vì đây là điều kiện cho học sinh tự đối chiếu kiến thức của mình với kiến thức của giáo viêntruyền đạt, để nhận ra những thiếu sót trong quá trình làm bài của mình, cũng như những ưuđiểm trong bài làm của mình Từ đó, các em phát huy ưu điểm, đẩy lùi hạn chế để nâng caokhả năng làm văn của mình.
Trong những năm qua, phần lớn học sinh chưa thích học phân môn Tập làm văn, các
em chưa thấy đuợc tầm quan trọng của nó, cho nên còn hạn chế rất nhiều về khả năng làmmột bài viết Hạn chế lớn nhất của học sinh là chưa thấy hướng đi của một bài văn Khi tiếpxúc với một đề tài mới, các em suy nghĩ bám vào đề bài xem nội dung nói về điều gì, rồitrình bày đại trà theo quan điểm chủ quan của mình Từ đó dẫn tới hàng loạt khuyết điểmnhư:
Trình bày không đúng nội dung
Viết câu không hết ý
Không biết xây dựng bao nhiêu đoạn trong bài văn
Không biết hướng đi, không nắm đuợc dàn bài chung của một số thể loại, kiểu bàitrong chương trình quy định
dễ dàng nhận thấy thiếu nội dung gì? hụt hẫng những kiến thức nào? chỗ nào cần phát huy?Chỗ nào cần bỏ bớt…
Vậy giờ trả bài viết cho học sinh là giờ mà giáo viên giúp học sinh chủ động, tích cực
tự đánh giá, nhín nhận lại năng lực thực sự của mình, nhằm rút ra những kinh nghiệm tốt hơncho bài viết lần sau Muốn thực hiện tốt điều đó, giáo viên phải có những biện pháp trả bàiviết sao cho hiệu quả Đây cũng là đề tài mà tôi đã thể hiện thành công trên lớp đối với tất cảcác đối tượng học sinh lớp 5 của trường Hermann Gmeiner tỉnh Cà Mau
Tóm lại, vì những lí do trên đây tôi chọn đề tài: “ Nâng cao năng lực làm văn cho họcsinh lớp 5 qua tiết Trả bài viết trên lớp”, với mong muốn chia sẽ với quý thầy cô, quý đồngnghiệp… những kinh nghiệm của bản thân Từ đó, nhằm nâng cao chất lượng dạy học nóichung, nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt nói riêng, đặc biệt nâng cao kĩ năng làm
Trang 5văn cho học sinh khi hết bậc Tiểu học, góp một nền tảng vững chắc tiếp nối cho các em họctốt hơn ở bậc Trung học cơ sở.
II/ Phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu phân môn Tập làm văn lớp 5
Nghiên cứu về vấn đề: Nâng cao năng lực làm văn cho học sinh lớp 5
Nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của đề tài để tìm ra biện pháp trả bài viếttrên lớp đạt hiệu quả tốt nhất
III/ Phương pháp nghiên cứu
1/ Nghiên cứu lí thuyết
Đọc tài liệu, tham khảo, phân tích tài liệu có liên quan đến đề tài gồm:
Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt 1
Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt 2
Giáo trình Hoạt động giao tiếp với dạy học tiếng Việt ở tiểu học
Sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 1 và tập 2
Sách giáo viên Tiếng Việt 5, tập 1 và tập 2
Giáo trình tâm lí học tiểu học
Phương pháp dạy học các môn học
Giáo trình Tiếng Việt 2
Giáo trình Tiếng Việt 3
Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học lớp 5 tập 1
Giáo trình Dạy học tích cực và cách tiếp cận trong dạy học tiểu học
2/ Tổng kết knh nghiệm
- Dự giờ đồng nghiệp về phân môn Tập làm văn ở lớp 4 và lớp 5
- Knh nghiệm có được dựa vào quá trình giảng dạy, kinh nghiệm giảng dạy lớp 5trong nhiều năm (1999-2013)
3/ Điều tra khảo sát
Điều tra thực tế dạy và học tại trường Hermann Gmeiner Cà Mau; lấy số liệu kết quảthực tế qua một số bài kiểm tra
4/ Thực nghiệm sư phạm
Soạn kế hoạch bài học (giáo án) và dạy bài: Trả bài văn tả người (Lớp 5A, TrườngHermann Gmeiner Cà Mau)
Chương I
Trang 6CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỂN I/ Cơ sở lí luận
Tập làm văn là một phân môn mang tính tổng hợp, nó dựa trên kết quả nghiên cứucủa nhiều khoa học khác nhau như: Tâm lí học, Tâm lí ngữ học, Ngôn ngữ học… Sau đây, ta
đi phân tích một số cơ sở khoa học chi phối trực tiếp đến dạy học Tập làm văn
1/ Hoạt động giao tiếp và ứng dụng vào dạy Tập làm văn
- Dạy Tập làm văn là dạy một hoạt động
Bản chất của tâm lí là hoạt động, năng lực của con người chỉ được hình thành và pháttriển trong hoạt động Nói năng cũng là một hoạt động, hoạt động lời nói Hoạt động nóinăng còn gọi là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ hay hoạt động giao tiếp Cũng như cáchoạt động tâm lí khác, hoạt động lời nói chỉ nảy sinh khi có động cơ nói năng Chính vì vậy,công việc đầu tiên của dạy học Tập làm văn – là dạy sản sinh lời nói là tạo ra được động cơ,nhu cầu nói năng, kích thích học sinh tham gia vào cuộc giao tiếp (nói, viết)
Nghiên cứu hoạt động lời nói, người ta nhận thấy rằng cách kích thích hành vi nóinăng thường là một cái gì đó nằm ngoài ngôn ngữ Chính vì vậy, xét đến tận cùng dạy Tậplàm văn không phải bắt đầu từ hoạt động ngôn ngữ, từ sự tổ chức hoạt động ngôn ngữ màphải bắt đầu từ những hoạt động sống khác của học sinh Nói cách khác, những kích thíchbói năng không thể tách rời với việc hình thành những kĩ năng sống khác Cần phải tổ chứccho học sinh trồng cây, quét dọn sân trường trước khi cho các em viết một bài văn kể về mộtbuổi lao động trồng cây, quét dọn sân trường… Các hoạt động khác sẽ tạo ra động cơ và nộidung của nói năng Vì vậy, để dạy Tập làm văn, trước hết phải trau dồi vốn sống của họcsinh, phải dạy cho các em biết suy nghĩ, tạo cho các em có cảm xúc, tình cảm rồi mới dạycho các em cách thể hiện những suy nghĩ, tình cảm đó bằng ngôn ngữ nói và viết
Cũng chính vì vậy, các đề bài Tập làm văn trong giờ Tập làm văn chỉ đuợc xem là tốtkhi chúng yêu cầu viết về những gì gần gũi, thân thiết với học sinh, tạo được động cơ nóinăng, kích thích các em muốn nói, viết về nội dung mà đề bài đã yêu cầu
- Các giai đoạn của hoạt động lời nói và các kĩ năng làm văn
Hoạt động lời nói là một cấu trúc động bao gồm bốn giai đoạn kế tiếp nhau: địnhhướng, lập chương trình, thực hiện hoá chương trình và kiểm tra, hiệu đính… Cấu trúc này
đã được các nhà nghiên cứu giáo dục đưa ra phương pháp dạy học Tập làm văn vận dụngtriệt để khi xây dựng hệ thống kĩ năng làm văn Có thể thấy mối quan hệ này trong sơ đồ sau:
Cấu trúc hoạt động lời nói Hệ thống kĩ năng làm văn
Trang 7tư tưởng bài văn.
- Kĩ năng viết đoạn, viết bài theo phongcách khác nhau (miêu tả, kể chuyện, viết thư,
…)
4 Kiểm tra hiệu đính - Kĩ năng hoàn thiện bài viết (phát hiện
và sửa chữa lỗi)
Mỗi đề bài Tập làm văn đều xác định một nhiệm vụ giao tiếp, việc xác định nhiệm vụgiao tiếp (định hướng giao tiếp) sẽ được thực hiện dưới dạng tìm hiểu đề bài Việc tìm hiểu
đề bài phải trả lời câu hỏi nói (viết) để làm gì? (xác định mục tiêu nói năng), nói (viết) về cái
gì (xác định nội dung nói năng), nói (viết) theo thể loại nào? (hình thức nói năng), viết cho ai(xác định vai, thái độ nói) Các đề Tập làm văn phải có đủ thông tin để giúp học sinh xácđịnh được những nội dung này
Ứng với giai đoạn lập chương trình là kĩ năng lập ý, tìm ý, xây dựng dàn ý Việc làmnày sẽ giúp học sinh trình bày nói (viết) một cách đầy đủ, mạch lạc, có logic Khi lập dàn ý,phải xác định được ý chủ đạo và sắp xếp ý theo một trình tự nhất định
Ứng với giai đoạn thực hiện hoá chương trình là kĩ năng nói (viết) thành đoạn, bài; nógồm các kĩ năng bộ phận như dùng từ, đặt câu, viết đoạn, viết bài
Ứng với giao đoạn kiểm tra kết quả là nhóm kĩ năng kiểm tra kết quả, gồm kĩ năngphát hiện lỗi – lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi đặt câu, lỗi dựng đoạn và kĩ năng chữa lỗi
- Các nhân tố của hoạt động lời nói và dạy học Tập làm văn
Việc chỉ ra các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp có ý nghĩa lớn trong việc tổchức dạy học Tập làm văn Hoạt động nói năng không thể có hiệu quả nếu không tính đếnnhững nhân tố này Đây là những căn cứ để đánh giá chất lượng một ngôn bản: có phù hợp
Trang 8với lời nói không, phù hợp với hoàn cảnh nói năng không, có lựa chọn đúng các phương tiệngiao tiếp không, có đạt được mục đích giao tiếp không…
Sự hiểu biết về hoạt động lời nói đòi hỏi chúng ta phải xây dựng được các đề bài gắnvới tình huống giao tiếp tự nhiên cho học sinh, tổ chức các giờ học Tập làm văn làm sao đểtạo cho học sinh có nhu cầu giao tiếp
- Các dạng lời nói và dạy Tập làm văn
Lời nói trước hết được chia ra thành lời nói miệng (khẩu ngữ) và lời viết (bút ngữ) Vìvậy, kĩ năng Tập làm văn trước hết được chia thành kĩ năng nói và kĩ năng viết
Kĩ năng nói được hình thành trước kĩ năng viết nhờ giao tiếp tự nhiên Kĩ năng viếtchỉ có được nhờ quá trình học tập Ở các lớp đầu cấp học, khẩu ngữ phát triển hơn, còn kĩnăng viết mới được hình thành nên bị ảnh hưởng của khẩu ngữ, các em nói thế nào viết thế
ấy, mắc các lỗi được tính vào lỗi phạm qui phong cách Về sau, kĩ năng viết sẽ phát triển và
sẽ ảnh hưởng tích cực trở lại với khẩu ngữ
Kĩ năng viết là sản phẩm của quá trình học tập Nó là phương tiện học tập và giao tiếp
có hiệu quả Năng lực viết chứng tỏ trình độ văn hoá, văn minh của một người
Trong văn bản, các câu thường đầy đủ và phức tạp hơn khẩu ngữ, dùng nhiều từ ngữsách vỡ hơn, văn bản có khối lượng lớn hơn so với một bài nói miệng cùng một đề tài Trongkhi viết, không có sự hỗ trợ của các yếu tố phi ngôn ngữ Người ta phải triển khai đầy đủ ý ởdạng lời viết, phải dùng các dấu câu để tách câu, phân chia văn bản thành từng đoạn – táchđoạn, dùng các kiểu chữ khác nhau
Ở các lớp đầu cấp bậc tiểu học, học sinh mới được làm quen với ngôn ngữ dạng viết –bút ngữ nên cần có phương pháp dạy học đặc biệt
Kĩ năng viết ngày càng phát triển ở các lớp trên Tập làm văn có vai tró hàng đầutrong việc phát triển kĩ năng này, đồng thời chúng ta cần biết tận dụng các cơ hội viết bài củacác phân môn khác của môn Tiếng Việt và các môn học khác để trau dồi năng lực viết chohọc sinh
2/ Ngữ pháp văn bản và ứng dụng vào dạy học Tập làm văn
- Tính thống nhất của văn bản và việc dạy học Tập làm văn
Để tạo lập một văn bản phải tạo nên tính thống nhất thể hiện cả hai mặt: sự liên kết vềnội dung và liên kết hình thức Sự liên kết này có được là nhờ tính hướng vào mục đích củavăn bản Vì vậy, để rèn luyện kĩ năng viết văn cho học sinh, chúng ta phải giúp học sinh xácđịnh được mục đích của bài viết, chủ đề của bài viết và duy trì chủ đề này trong suốt bài viết
để bài văn không lan man, thiếu nhất quán
Trang 9Mặt khác, sự liên kết nội dung là liên kết bên trong khó nhận thấy nên trong dạy họcTập làm văn, nhiều người thường chú ý đến hình thức ngôn từ mà không coi trọng đúng mứcđến logic của các ý trong bài, trong khi chữa văn bản cho học sinh, nhiều giáo viên thườngchú ý chữa lời mà không chữa ý Đây là một thiếu sót cần được khắc phục.
Bên cạnh liên kết nội dung, ngữ pháp văn bản còn chỉ ra cả một hệ thống các biệnpháp liên kết hình thức Nó là sự biểu hiện ra bên ngoài của liên kết nội dung Những hiểubiết về liên kết hình thức mà ngữ pháp văn bản đem lại giúp nhiều cho giáo viên trong việchướng dẫn viết bài, chữa bài viết cho học sinh
Bên cạnh duy trì chủ đề, để đạt được mục đích giao tiếp, văn bản phải có sự pháttriển Chủ đề cần phải được triển khai Các đề bài Tập làm văn cần phải chỉ ra các hướngtriển khai: theo trật tự thời gian, trật tự không gian, từ toàn thể đến bộ phận, theo trật tự tâmlí,…
- Các bình diện ngữ nghĩa của văn bản và dạy học Tập làm văn
Các bình diện ngữ nghĩa của văn bản cũng được tập trung chú ý trong ngữ văn bản.Việc chỉ ra nghĩa liên quan cá nhân của văn bản dẫn đến một yêu cầu bắt buộc: các văn bản(bài viết) của học sinh, nhất là văn bản văn chương phải thể hiện được tình cảm, cảm xúc.Điều này sẽ chi phối kĩ thuật viết đồng thời đòi hỏi dạy Tập làm văn phải bắt đầu từ việchình thành tình cảm đối với đối tượng được nói, viết
- Cấu trúc của đoạn văn và dạy học Tập làm văn
Có thể nói đoạn văn là đơn vị trung tâm trong dạy học Tập làm văn của chương trìnhmới: Đoạn thể hiện một tiểu chủ đề, có thể xem như một tiểu văn bản là một dung lượng vừasức hơn với học sinh tiểu học và phù hợp với lượng thời gian tiến hành trong một tiết học.Trong chương trình Tập làm văn, bài tập viết đoạn chiếm số lượng nhiều
Việc chỉ ra các kiểu cấu trúc của đoạn trong ngữ pháp văn bản đã giúp các nhàphương pháp xây dựng các kiểu, dạng bài tập viết đoạn theo cấu trúc, ví dụ cho một câu chủ
đề yêu cầu viết tiếp thành đoạn… Đoạn văn còn được phân loại theo chức năng: đoạn mởbài, đoạn thân bài, đoạn kết bài Mỗi đoạn văn theo chức năng này lại được phân loại nhỏhơn: mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng, kết bài tự nhiên
3/ Thể loại văn học và dạy học Tập làm văn
Các kiến thức về thể loại văn học, đặc biệt là kiến thức về kể chuyện và miêu tả thự
sự cần thiết để dạy hai kiểu bài viết văn bản nghệ thuật: kể chuyện, miêu tả Để có thể dạytốt các bài Tập làm văn ở tiểu học, giáo viên cần vận dụng các tri thức về miêu tả và kểchuyện (trong đó có các hiểu biết về cốt chuyện, chi tiết nhân vật – cách biểu hiện ngoại
Trang 10hình, ngôn ngữ, hành động, suy nghĩ) về ngôi kể về truyện ngắn, truyện dài, về đề tài, chủ
đề, tư tưởng, về kết cấu,… Các tri thức này góp phần chỉ ra nội dung luyện tập của các kĩnăng làm văn Nói cách khác, dựa trên các hiểu biết về thể loại văn học, giáo viên mới hiểubiết đặc thù của từng kĩ năng trong từng kiểu bài văn Để “vẽ được bằng lời” phải dạy tìm ýhướng dẫn cho học sinh biết cách vận dụng các giác quan để quan sát, biết cách lựa chọn vịtrí và thời gian quan sát, biết cách liên tưởng và tưởng tượng khi nhận xét sự vật và phải biếtcách diễn đạt được điều quan sát một cách gợi tả, gợi cảm tức là có hình ảnh và cảm xúc…
Có hiểu biết về cốt truyện, về ngôi kể, về kết cấu mới có thể hiểu và hướng dẫn được các tiếttìm ý, lập dàn bài trong văn kể chuyện (thực chất là xây dựng cốt truyện, lựa chọn kết cấu vàngôi kể, tình tiết cho câu chuyện…)
II/ Cơ sở thực tiễn
1/ Chương trình, nội dung phân môn Tập làm văn lớp 5
Chương trình Tập làm văn lớp 5 gồm các kiến thức và kĩ năng làm văn hình thành quatừng bài học của các tuần học như sau:
Tuần Tên bài học
1 - Cấu tạo của văn tả cảnh
- Luyện tập tả cảnh (một buổi sáng trong ngày)
2 - Luyện tập tả cảnh (một buổi sáng trong ngày)
- Luyện tập làm báo cáo thống kê
3 - Luyện tập tả cảnh (một hiện tượng thiên nhiên)
- Luyện tập tả cảnh (một hiện tượng thiên nhiên)
4 - Luyện tập tả cảnh (trường học)
- Kiểm tra viết (tả cảnh)
5 - Luyện tập làm báo cáo thống kê
- Trả bài văn tả cảnh
6 - Luyện tập làm đơn
- Luyện tập tả cảnh (sông nước)
7 - Luyện tập tả cảnh (sông nước)
- Luyện tập tả cảnh (sông nước)
Trang 118 - Luyện tập tả cảnh (cảnh địa phương em)
- Luyện tập dựng đoạn mở bài, kết bài
9 - Luyện tập thuyết trình tranh luận
- Luyện tập thuyết trình tranh luận
10 - Ôn tập kiểm tra (2 tiết)
11 - Trả bài văn tả cảnh
- Luyện tập làm đơn
12 - Cấu tạo bài văn tà người
- Luyện tập tả người (quan sát và chọn lọc chi tiết)
13 - Luyện tập tả người (tả ngoại hình)
- Làm biên bản cuộc họp
14 - Luyện tập tả người (tả ngoại hình)
- Làm biên bản cuộc họp
15 - Luyện tập tả người (tả hoạt động)
- Luyện tập tả người (tả hoạt động)
16 - Kiểm tra viết (tả người)
- Làm biên bản một vụ việc
17 - Ôn luyện về viết đơn
- Trả bài văn tả người
18 - Ôn tập cuối học kì I (2 tiết)
19 - Luyện tập tả người (dựng đoạn mở bài)
- Luyện tập tả người (dựng đoạn kết bài)
20 - Viết bài văn tả người
- Lập chương trình hoạt động
21 - Lập chương trình hoạt động
- Trả bài văn tả người
22 - Ôn tập về văn kể chuyện
- Viết bài văn kể chuyện
Trang 12- Viết bài văn tả đồ vật
26 - Luyện viết lời hội thoại
- Trả bài văn tả đồ vật
27 - Ôn tập về tả cây cối
- Viết bài văn tả cây cối
28 - Ôn tập (2 tiết)
29 58 - Trả bài văn tả cây cối
32 63 - Trả bài văn tả con vật
68
- Trả bài văn tả cảnh
- Trả bài văn tả người
Từ việc xác định vị trí của các tiết trả bài viết trên lớp trong chương trình Tập làm vănlớp 5, ta rút ra một số điểm sau:
- Thứ nhất là trong chương trình, rất nhiều đoạn văn được học sinh sản sinh tại lớp thìcác giai đoạn của hoạt động lời nói được thực hiện ngay ở tiết học đó, kể cả khâu định hướngđến khâu cuối cùng là kiểm tra, hiệu đính Mặc dù, chúng được coi như một tiểu văn bản
- Thứ hai là những văn bản mang phong cách nhật dụng cũng không có tiết trả bàiriêng mà cũng được tiến hành như đối với các đoạn văn
- Trong chương trình chỉ có 10 tiết / 70 tiết trả bài viết trên lớp chỉ dành cho nhữngvăn bản trọn vẹn mang phong cách nghệ thuật Các tiết này tập trung nhiều ở học kì II, đặcbiệt là các tuần gần cuối năm học
Qua đây, ta thấy được, các tiết trả bài viết trên lớp chiếm thời lượng khá khiêm tốntrong chương trình Tập làm văn lớp 5 nhưng không phải quá ít Đặc biệt, là sự phân bố giữacác tiết làm bài viết với các tiết trả bài luôn luôn có một khoảng giãn ra nhất định Theo tôi,hai thuận lợi nêu trên đủ để giúp giáo viên có thời gian chấm bài, thời gian chuẩn bị cho tiếttrả bài trên lớp đạt hiệu quả tốt nhất
b/ Các tài liệu dạy – học phân môn Tập làm văn lớp 5
- Tài liệu chính được coi như pháp lệnh được cả giáo viên và học sinh sử dụng trongphân môn Tập làm văn là hai cuốn Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 tập 1 và Tiếng Việt 5 tập 2
- Ngoài ra, một số tài liệu để giáo viên tham khảo trong quá trình dạy: Sách giáo viênTiếng Việt 5 tập 1 và sách giáo viên Tiếng Việt 5 tập 2; sách phương pháp dạy học các mônhọc ở tiểu học,
Trang 13- Tài liệu không thể thiếu đối với giáo viên hiện nay đó là sách Hướng dẫn thực hiệnchuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học.
2/ Hoạt động dạy học
a/ Hoạt động dạy của giáo viên
Bên cạnh đội ngũ giáo viên có hiểu biết về lí luận dạy học, thông hiểu nội dung,chương trình dạy học, biết tích lũy kinh nghiệm dạy học để vận dụng sáng tạo vào dạy Tậplàm văn Vẫn còn một lực lượng không nhỏ giáo viên yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, khôngtâm huyết nghề nghiệp; ít quan tâm học sinh, không trăn trở, không lo cái lo cùng học sinh.Mặc nhiên, lực lượng này vẫn đứng trong đội ngũ nhà giáo với trình độ chuẩn hoặc trênchuẩn
Nhiều giáo viên chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp đặc trưng của phân môntrong dạy Tập làm văn Họ chỉ dạy qua loa, đại khái; đặc biệt, họ rất lúng túng trong các tiết
dự giờ, thao giảng phân môn này
Nhược điểm lớn nhất hiện nay là nhiều giáo viên, nhiều trường tiểu học chưa chútrọng đẩy mạnh đẩy mạnh các hoạt động thực tiễn, hoạt động ngoại khóa hỗ trợ cho việc dạyTập làm văn Học sinh bị gò ép trong bốn bức tường của lớp học và gia đình Đây là nguyênnhân sâu xa ảnh hưởng đến chất lượng dạy - học Tập làm văn
Ngoài ra, hiện nay một số trường tiểu học đã thực hiện việc dạy chuyên các môn.Trong đó, mỗi giáo viên chỉ đảm nhiệm dạy một môn Môn Tiếng Việt được giao cho nhữnggiáo viên không những có năng lực, có hiểu biết về lí luận dạy học mà họ còn có giọng nóitruyền cảm, thu hút, có khiếu và sự đam mê văn chương Đây là một hướng đi tốt
b/ Hoạt động của học sinh
Đa phần học sinh chưa ham thích học Tập làm văn Nhiều học sinh khi làm bài văncảm thấy khó, thấy bí, không biết viết gì, nói gì vì các em thiếu vốn sống, vốn hiểu biết.Chính vì vậy, các em gặp rất nhiều khó khăn cả về tri thức, phương pháp, hiểu biết và cảmxúc về đối tượng cần tả, cần kể Các em không có nguyên liệu để làm ra sản phẩm Từ đó,tâm lí chán học, ngại học Tập làm văn Chính vì thế, những hành vi sao chép văn của kháchoặc sao chép văn mẫu thường xảy ra
Chương II
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG LÀM VĂN CHO HỌC SINH LỚP 5 QUA TIẾT TRẢ BÀI VIẾT TRÊN LỚP
Trang 14I/ Phương pháp chung của dạy kiểu bài trả bài viết Tập làm văn lớp 5
Giờ trả bài có mục đích rèn cho học sinh kĩ năng kiểm tra, đánh giá, tự điều chỉnh bàiviết Đây là một kĩ năng quan trọng trong hoạt động giao tiếp Kĩ năng kiểm tra là kĩ năngđối chiếu văn bản nói, viết của học sinh với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt, sửa lỗinội dung và hình thức diễn đạt Để có kĩ năng này học sinh phải tập nhận xét văn bản nói hayviết của bạn, tự sửa chữa bài viết chính thức ở lớp, rút kinh nghiệm và tự sửa chữa (hoặc viếtlại) bài văn đã được giáo viên chấm, luyện tập để hình thành kĩ năng và thói quen tự điềuchỉnh tự học tập để luôn luôn tiến bộ
Các bước tiến hành giờ dạy gồm:
- Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh:
+ Giúp học sinh xác định lại yêu cầu của đề bài để tự đối chiếu với kết quả bài viếtxem đã thực hiện được đến đâu
+ Nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm của học sinh trong việc thực hiện yêu cầu của đề bài(dẫn chứng cụ thể qua bài viết được giáo viên chấm); kết hợp nhận xét về chữ viết và cáchtrình bày bài văn, công bố kết quả điểm số và biểu dương học sinh có bài văn làm tốt hoặcbài văn có tiến bộ
- Hướng dẫn học sinh sửa chữa bài:
Căn cứ vào kết quả bài làm của học sinh, giáo viên tiến hành việc sửa chữa bài đạthiệu quả thiết thực theo một trong hai cách sau:
+ Hướng dẫn học sinh học tập cách viết văn hay