NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT TRẢ BÀI VIẾT, MỘT BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LÀM VĂN CHO HỌC SINH LỚP 5 A/ Đặt vấn đề : Tập làm văn, một phân môn quan trọng của bộ môn Tiếng Việt
Trang 1NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT TRẢ BÀI VIẾT, MỘT BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LÀM VĂN CHO HỌC
SINH LỚP 5
A/ Đặt vấn đề :
Tập làm văn, một phân môn quan trọng của bộ môn Tiếng Việt trong nhà trường phổ thông, có tác dụng nhất trong việc rèn luyện kỹ năng nói, viết cho học sinh, có ảnh hưởng sâu sắc đến việc phát triển tư duy trong quá trình học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường cũng như trong cuộc sống thực tiễn sau này khi các
em cần chuẩn bị và trình bày ( nói hoặc viết ) bất cứ một vấn đề gì theo yêu cầu của đời sống xã hội đặt ra Nói một cách khác, phân môn tập làm văn có tính thực hành, tính công cụ và tính thực tiễn rất cao, rất cần thiết cho người học
Phân môn tập làm văn ở lớp 5, lớp cuối cấp ở bậc tiểu học, cũng như nhiều môn học khác, nó có những yêu cầu vừa mang tính chất nâng cao, hoàn thiện những yêu câù của cấp học vừa có tính đặt nền tảng cho việc học lên ở những bậc học tiếp theo
Vì vậy, người giáo viên khi giảng dạy phân môn tập làm văn lớp 5 phải ý thức đúng mức tầm quan trọng của phân môn Từ đó mà phải có nhiều phương pháp thích hợp, phải chú trọng truyền đạt và rèn luyện tất cả các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng mà phân môn đặt ra cho học sinh trong từng dạng bài cụ thể Trong các dạng bài, với các khâu, các bước tương ứng thì dạng bài trả bài viết là một dạng bài, một bước vô cùng quan trọng giúp học sinh học tốt trong quá trình học tập phân môn
Song trên thực tế, dạng bài này là dạng bài mà còn nhiều giáo viên chưa ý thức đúng mức tầm quan trọng, vai trò, tác dụng rất lớn của nó trong việc rèn luyện và nâng cao chất lượng làm văn cho học sinh Do vậy mà còn nhiều thầy cô giáo lên lớp giảng dạy một cách qua loa, sơ sài, không thực hiện đầy đủ một cách đúng mức các yêu cầu của tiết dạy, từ đó mà ảnh hưởng rất lớn đến sự tíên bộ trong làm văn của học sinh
Thấy được những tồn tại như trên, các bạn đồng nghiệp trong tổ chuyên môn chúng tôi thường đem vấn đề ra để trao đổi, bàn bạc Bản thân
tôi cũng tâm đắc vấn đề này nên trong nhiều năm học, đặc biệt, năm học 2007
-2008 vừa qua tôi đã quan tâm nghiên cứu vận dụng thực hiện một số biện pháp
Trang 2trong giảng dạy phân môn và nhận thấy chất lượng học tập phân môn nói chung
và chất lượng làm văn nói riêng của học sinh có nhiều tiến bộ Nay tôi xin chọn
đề tài này - đề tài : “ Nâng cao chất lượng tiết trả bài viết, một biện pháp góp phần nâng cao chất lượng làm văn cho học sinh lớp 5” để trình bày với quý bạn đồng nghiệp
B Giải quyết vấn đề :
I Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn :
1/ Cơ sở lý luận :
Tiết trả bài trong phân môn tập làm văn có vai trò cực kì quan trọng, nó không đơn thuần là trả bài lấy điểm mà nó phải đạt tới yêu cầu rèn luyện kỹ năng làm văn cho học sinh Thông qua việc phân tích những ưu, nhược điểm trong bài làm của học sinh, giáo viên hướng dẫn học sinh sửa chữa các lỗi mà các em mắc phải, qua đó mà củng cố và nâng cao kiến thức cho các em về thể loại, về từ ngữ, câu ; tạo điều kiện cho các em rèn luyện kỹ năng viết văn ngày càng đúng và hay Bồi dưỡng cho các em lòng yêu thích và cao hơn là sự say mê học văn và văn học
Tiết trả bài tập làm văn không chỉ là khâu tổng kết, đánh giá sản phẩm mà còn giúp học sinh tự phát hiện những khiếm khuyết trong bài làm của mình, của bạn, biết sửa chữa các lỗi sai và rút kinh nghiệm cho những bài tập làm văn sau Nếu tiết trả bài tập làm văn được tiến hành tốt, phát huy tối đa tính tích cực của học sinh thì hiệu quả sẽ rất cao Ngược lại, nếu thực hiện qua loa, chung chung thì học sinh chỉ chú ý đến việc nhận bài, xem điểm mà thôi
Qua tiết trả bài, sự nhiệt tình và năng lực chuyên môn, bản lĩnh nghề nghiệp của người thầy thể hiện rất rõ : từ trình độ kiến thức đến khả năng nghiệp vụ, từ
sự chuẩn bị tiết dạy đến quá trình lên lớp với các khâu, các bước cùng với sự xử
lí các tình huống sư phạm trên lớp Có thể nói đây là một trong những tiết khó dạy để thật sự đạt được những yêu cầu của nó
2/ Cơ sở thực tiễn :
Qua quá trình nghiên cứu, tham khảo việc chấm bài, tham khảo giáo án, dự giờ của nhiều đồng nghiệp, tôi nhận thấy rằng bên cạnh một số đồng chí giáo viên
Trang 3có ý thức đúng về tầm quan trọng của việc chấm trả bài vẫn còn không ít thầy cô giáo thực hiện công việc này còn qua loa, hời hợt Những biểu hiện cụ thể là:
- Chấm bài không chịu khó, không kỹ càng, chu đáo Không chỉ ra hết những
ưu điểm và các lỗi trong từng bài của học sinh Không có lời phê hoặc phê chung chung, không đúng mức với chất lượng bài làm của các em Thậm chí có trường hợp cho điểm không chính xác
- Bài soạn thì còn chung chung, sơ sài, thiếu hẳn sự đầu tư kĩ càng, cụ the.å
- Do những công việc có tính chất chuẩn bị được làm một cách qua loa, đại khái như trên nên quá trình lên lớp, nhiều tiết được thực hiện còn rất sơ sài, nhất
là khâu nhận xét, chữa lỗi bài làm của học sinh Các kiến thức và kĩ năng quan trọng của phân môn không được củng cố, ôn luyện cho học sinh đúng mức Tiết học rất đơn giản, một chiều, các hoạt động phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh ít được thể hiện, không sử dụng hết thời gian của tiết học
Tất cả những điều trên đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng làm văn của học sinh Các em rất mơ hồ về những ưu khuyết điểm trong bài làm của mình nên sự tiến bộ của các em trong làm văn chắc chắn là không có sự chuyển biến hoặc rất chậm
Để có cơ sở đánh giá hiệu quả của đề tài, đầu năm học 2007 – 2008 vừa qua, tôi đã thống kê lại kết quả khảo sát chất lượng đầu năm môn tập làm văn do nhà trường tổ chức của lớp tôi phụ trách ( lớp 54 ) như sau :
- Đề bài : Em hãy tả lại ngôi trường thân yêu của em
- Kết quả :
TS
học sinh
Điểm 1 - 2 Điểm 3- 4 Điểm 5 - 6 Điểm 7 - 8 Điểm 9 - 10
( 7,5 % )
8 ( 20 %)
21 ( 52,5 % )
6 ( 15 % )
2 ( 5 % )
- Nhận xét bài làm của học sinh :
* Ưu điểm :
+ Đa số các em làm được bài, có cố gắng : đúng thể loại, bố cục rõ ràng, đầy đủ Bài làm có ý, diễn đạt tương đối tốt
Trang 4+ Chữ viết ngay ngắn, trình bày bài sạch sẽ, cẩn thận.
* Khuyết điểm :
+ Còn một tỷ lệ khá lớn bài làm chưa đạt yêu cầu ( 27,5 % )
+ Bài làm sơ sài, thiếu ý, không cố gắng
+ Lỗi chính tả nhiều, một số em viết chữ sai rất nhiều
+ Lỗi viết câu, dựng đoạn khá phổ biến
+ Diễn đạt rườm rà, lủng củng, dùng từ không chính xác
+ Một số em viết chữ, trình bày bài cẩu thả
II/ Các biện pháp thực hiện :
Sau đây là một số biện pháp và kinh nghiệm mà bản thân tôi đã kiên trì thực
hiện trong quá trình nghiên cứu đề tài này :
1 Chuẩn bị : Đây là bước vô cùng quan trọng, nó có tính chất quyết định cho
sự thành công hay không của tiết dạy Để làm tốt khâu này, giáo viên phải:
a./ Chấm bài : Chấm bài thật kỹ lưỡng, chu đáo, nghiêm túc Tránh tình trạng
chấm qua loa, áng chừng, đọc lướt qua rồi cho điểm Trong khi chấm bài cần phát hiện được những ưu điểm hoặc sự tiến bộ dù nhỏ nhất của học sinh để tuyên dương khuyến khích, động viên kịp thời, đúng mực khi lên lớp.Đặc biệt, phải chỉ
ra được hết những lỗi mà các em mắc phải Thống kê các lỗi phổ biến điển hình theo từng loại lỗi mà các em hay mắc phải để chữa cho các em
Khi chấm bài nhất thiết phải có lời nhận xét, nhận xét bài làm của tất cả học sinh trong lớp Lời nhận xét cũng không được chung chung mà phải
hết sức cụ thể, rõ ràng và chính xác Trong lời phê của mình, bên cạnh chỉ ra những ưu khuyết của các em, giáo viên cũng cần quan tâm bày tỏ thái độ khen chê của mình một cách đúng mực, trong đó đặc biệt quan tâm nhắc nhở đến những em không chịu cố gắng và khích lệ kịp thơiä những em có tiến bộ - dù sự tiến bộ ấy là rất nhỏ Chính những lời phê xác đáng, tận tình như thế sẽ có tác dụng rất lớn đến ý thức và sự tiến bộ của học sinh
Trang 5b/ Soạn giáo án : Khi soạn dạng bài này, chúng ta cần lưu ý những điểm sau
đây :
+ Thống kê các lỗi phổ biến theo từng loại lỗi ( chính tả, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, bố cục, trình bày, chữ viết ) của học sinh
+ Dự kiến các cách chữa lỗi sẽ tiến hành ở lớp: lỗi nào ( hoặc loại lỗi nào ) thì học sinh tự sửa, lỗi nào ( hoặc loại lỗi nào ) thì sửa theo nhóm, sửa cả lớp v.v + Dự kiến xử lí các tình huống, các phương án mà học sinh có thể đưa ra trong quá trình chữa lỗi
+ Dự kiến những học sinh được khen ngợi và những em cần phải hết sức cố gắng trong những bài viết sau
c/ Trước khi lên lớp ( khoảng hai, ba ngày ) giáo viên lấy điểm vào sổ rồi trả bài
đã chấm cho học sinh Căn dặn các em về nhà thực hiện những công việc sau : đọc kỹ đề bài ; đọc kỹ bài làm ; đọc kỹ lời phê của cô giáo, đồng thời tự rút ra được những ưu và khuyết điểm về bài làm của mình và tự chỉnh sửa những lỗi mình mắc phải mà giáo viên đã phê trong bài làm Đến tiết trả bài giáo viên nên kiểm tra việc này thật chu đáo
d/ Ngoài ra, giáo viên cũng cần chuẩn bị trước một số bảng phụ ghi sẵn một số
lỗi tiêu biểu trong các loại lỗi phải viết nhiều như lỗi đặt câu, lỗi diễn đạt
2 Lên lớp : Tiến hành các bước tuần tự như sau :
* Hoạt động 1 : Đánh giá, nhận xét bài làm của học sinh.
Bước 1 : Đánh giá việc đáp ứng yêu cầu của đề bài :
- Học sinh đọc lại đề bài, giáo viên ghi bảng
- Học sinh xác định yêu cầu của đề bài :
+ Đề bài thuộc loại văn gì ? Kiểu bài gì ?
+ Đề bài yêu cầu ta làm gì ?
+ Trọng tâm của đề nằm ở đâu ? ( các từ ngữ nào cần chú ý ? )
- Giáo viên nhận xét việc thực hiện yêu cầu của đề bài
+ Có nắm được yêu cầu của đề bài không ; có tình trạng xa đề, lạc đề không ?
Trang 6+ Đã làm đúng kiểu bài theo yêu cầu của đề không ? ( Tả người, tả cảnh sinh hoạt, hay tả cảnh thiên nhiên ; kể chuyện, viết thư hay tường thuật )
+ Có làm đúng nội dung, đủ ý theo yêu cầu của đề không ?
Bước 2 : Nhận xét về cách bố cục bài văn :
- Bài có đủ các phần như kiểu bài yêu cầu không ?
- Các phần, các đoạn trong bài sắp xếp hợp lý chưa ?
- Dung lượng các phần, các ý ( ý chính, ý phụ ) đã được các em thực hiện như thế nào ?
Bước 3 : Hướng dẫn học sinh lập dàn ý :
( Giáo viên cần ghi dàn ý rõ ràng, cụ thể lên bảng )
Bước 4 : Nhận xét về cách diễn đạt (dùng từ, đặt câu ) :
- Dùng từ có đúng nghĩa, có chính xác, có phù hợp không ?
- Đặt câu có đúng không, có nghĩa không ? Câu nào tối nghĩa ? Câu nào diễn đạt lủng củng, rườm rà ?
Bước 5 : Nhận xét về lỗi chính tả, chữ viết, cách trình bày bài làm :
- Mức độ sai chính tả của các em như thế nào ? Các lỗi các em mắc phải ?
- Chữ viết của các em như thế nào ? Trình bày bài làm có đúng quy cách đã quy định không ? Có rõ ràng, sạch, đẹp không ?
- Sự tiến bộ của các em về chính tả, chữ viết, trình bày ra sao?
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh chữa lỗi :
- Giáo viên lần lượt treo các bảng phụ thống kê các lỗi theo từng loại lỗi của học sinh ( như đã nói ở trên ) Gọi một số em lên chữa các lỗi đó Các em còn lại theo dõi và so sánh, kiểm tra lại việc chữa lỗi bài làm của mình, nhận xét kết quả chữa lỗi của bạn Sau đó giáo viên nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh
- Giáo viên gọi một số em đứng dậy trình bày trước lớp những nhận xét về bài làm của mình Học sinh phải trình bày đầy đủ những ưu điểm, khuyết điểm của bài mình làm, đồng thời rút ra được điều gì cho bản thân qua bài làm
- Giáo viên yêu cầu học sinh nộp lại bài làm của mình Giáo viên kiểm tra việc sửa chữa lỗi của các em trong bài làm như thế nào thực hiện công việc này là tránh chuyện học sinh sau khi nhận được bài giáo viên trả chỉ cần xem điểm mà
Trang 7không cần quan tâm tới lời phê của thầy cô giáo, không thực hiện yêu cầu chữa lỗi mà giáo viên đề ra Chính công việc này cũng góp phần rèn cho các em có ý thức cẩn thận đối với bài làm của mình
* Hoạt động 3 :
- Giáo viên tuyên dương những em làm bài đạt khá giỏi Đọc hai ba bài khá nhất, đọc bài mẫu cho học sinh nghe Trả lại bài cho các em, nhận xét tiết học và dặn dò về nhà xem lại bài viết một lần nữa, hoàn chỉnh sửa chữa tất cả các lỗi mắc trong bài, cố gắng không mắc lại các lỗi này nữa để tiến bộ hơn trong những bài viết tiếp theo
Sau đây tôi xin trình bày minh hoạ một giáo án tiết tả bài viết mà tôi đã thực hiện:
Tiết 21: TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH ( bài kiểm tra giữa kì I )
I Mục tiêu:
1 Hướng dẫn HS rút kinh nghiệm về bài kiểm tra Tập làm văn
2 Giúp HS rèn kỹ năng phát hiện và sữa lỗi đã mắc trong bài làm của bản thân
và của bạn; học tập bài làm tốt, tự viết lại một đoạn trong bài kiểm tra cho hay hơn
II Chuẩn bị:
1) Giáo viên :
- Chấm bài, lấy điểm, trả bài trước cho HS
- Bảng phụ ghi các loại lỗi HS mắc phải
2) Học sinh :
- Xem lại đề bài, bài làm, lòi phê của cô giáo thật kĩ
- Phát hiện những ưu khuyết trong bài làm
- Tự chỉnh sửa các lỗi mắc phải
III Các hoạt động dạy - học:
1 Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài
2 Hướng dẫn học sinh nhận xét, đánh giá bài làm của mình:
HS đọc lại đề bài, GV ghi bảng:
Trang 8Đề bài : Ngôi trường gắn bó với em nhiều kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, hãy viết một bài văn tả cảnh trường em cho mọi người biết để cùng chia sẻ với em
a) Hướng dẫn HS tìm hiểu đề :
H: Đề bài thuộc loại văn gì ? ( loại văn miêu tả )
H: Kiểu bài ? ( tả người )
H: Trọng tâm miêu tả? ( Tả ngôi trường đã gắn bó với em nhiều kỉ niệm đẹp của tuổi thơ )
a) GV nhận xét về kết quả bài làm:
- Ưu điểm chính: Đa số viết đúng thể loại văn miêu tả (tả cảnh); bố cục tương đối rõ ràng; trình tự miêu tả hợp lí, tả có trọng tâm; diễn đạt rõ ý Có một số bài các em viết khá tốt, câu văn có hình ảnh và bộc lộ được cảm xúc, viết đúng chính
tả và trình bày sạch sẽ như bài em Đạt, Uyên, Oanh,
Vi, Sáng, My… Đặc biệt em Quang và Duy có tiến bộ về chữ viết
- Tồn tại : Tuy nhiên cũng còn không ít bài các em viết quá sơ sài, bài làm thiếu
ý, câu văn khô khan thiếu hình ảnh, lời văn thiên về giọng kể, không có hoạt động của con người, cảnh vật thiên nhiên,…
Vẫn còn một số em mắc lỗi chính tả nhiều, viết câu sai, dùng từ không chính xác, diễn đạt không rõ ràng, không chú ý tách đoạn cho hợp lý (Liên, Trang, Trung, Quân, Sen, Thu, Toản …)
b) Thông báo điểm số cụ thể:
- Tổng số 40 bài Trong đó điểm giỏi : 5; Khá: 21; Trung bình: 9 ; Yếu: 5
3 Hướng dẫn HS chữa bài:
a) Hướng dẫn chữa lỗi chung:
* Chính tả:
Viết sai: + sẻ thấy ngay ngôi chường (sẽ, trường)
+ gắng bó với em, tủi học sinh, quýet vôi.(gắn, tuổi, quét)
+ bàng ghế ngay thẳn, khăng bàng, (bàn ghế, thẳng, khăn)
- Một số HS lên bảng chữa lỗi Cả lớp tự chữa
* Về cách dùng từ đặt câu, diễn đạt :
Viết sai:
Trang 9- Đi từ xa thấy một ngôi nhà cao rộng, trường em có 14 phòng, phòng 1,2,3,4 là của học sinh lớp một và lớp 2 và phòng 5,6,7,8, là phòng của lớp 5, lớp 4, cuối cùng là thư viện và phòng họp
- Còn các phòng khác thì bàn ghế ngay thẳng, còn phòng lớp em có khăn bàn khác với các lớp khác
- Còn sân trường cũng không rộng lắm lúc ra chơi bọn em ngồi quanh gốc cây xem chuyện Các em nhỏ khác thì chơi nhảy dây banh né chơi rược bắc thật vui tươi
- Khi xa ngôi trường thân yêu này mải mải em vẫn nhớ đến nó
Sửa bài:
- Một số HS lên bảng chữa lỗi Cả lớp tự chữa trên lớp
- Cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng GV giúp HS nhận biết chỗ sai, tìm ra nguyên nhân, chữa lại cho đúng
Chẳng hạn:
- Từ xa đi tới ngôi trường thân yêu của chúng em dần dần hiện ra với tường vôi trắng toát, mái ngói đỏ tươi Bước vào cánh cổng rộng được sơn xanh là hai hàng chuỗi ngọc thẳng tắp Nhìn sang trái là dãy phòng học của khối bốn, năm Quay sang phải là dãy phòng học của khối lớp một, hai Bước lên khỏi bậc tam cấp là dãy phòng học của lớp ba
- Bàn ghế trong các phòng được sắp xếp ngay ngắn, gọn gàng, bàn của thầy
cô giáo có khăn trải bàn và một lọ hoa thật đẹp
- Sân trường không rộng lắm nhưng sạch sẽ và thoáng mát Đây là nơi mà chúng em vui chơi sau những giờ học căng thẳng
- Dù mai đây có đi xa ngôi trường này em vẫn luôn giữ mãi hình ảnh ngôi trường với biết bao kỉ niệm thân thương của năm tháng thơ ngây này
b) Hướng dẫn từng HS chữa lỗi trong bài:
- HS đọc lời nhận xét của thầy (cô) giáo, phát hiện thêm lỗi trong bài làm
của mình, sửa lỗi Đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại việc sửa lỗi
- GV theo dõi kiểm tra HS làm việc
c) Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay:
GV đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, có sáng tạo; gợi ý cho HS trao đổi về kinh nghiệm viết bài văn tả cảnh (qua đề văn cụ thể)
Trang 10Ví dụ:
- Tuổi thơ của em đã gắn bó với bao nhiêu kỉ niệm đẹp với thành phố Pleiku này Kia là những dòng người xe cộ tấp nập, đây là những ngôi nhà, khu chợ, công sở, nơi đâu cũng có một vẻ đẹp riêng Nhưng gần gũi, thân thiết nhất với em
đó là ngôi trường ( …), nơi em đã theo học gần năm năm nay
- Thấp thoáng sau rặng cây um tùm, ngôi trường như đang còn say ngủ Một vài bạn lớp em lần lượt kéo đến, các cánh cửa được mở ra Ngôi trường như choàng thức giấc
- Hằng ngày trường luôn vui nhộn trong những giờ chơi Các loài hoa như mười giờ, lay ơn, thược dược… như cố phô sắc cho sân trường thêm ấm áp hơn Những cây bàng, cây phượng trồng xung quanh trường cũng phe phẩy với những cành lá khẳng khiu sần sùi Bây giờ đang là mùa rụng lá nên chỉ một cơn gió nhẹ phớt qua, từng chiếc lá vàng nắm tay nhau rơi nhẹ xuống sân trường
- Ôi ! Ngôi trường yêu dấu Lâu nay tôi vẫn coi bạn là người bạn thân Nghỉ đến phải xa bạn tôi không khỏi bùi ngùi Dù chúng tôi có đi xa nơi này thì hình ảnh thân thương của ngôi trường, của thầy cô, của bạn bè vẫn in đậm trong ký ức của chúng tôi
- Mỗi HS chọn một đoạn văn để viết lại cho hay hơn
- Một số HS tiếp nối nhau đọc trước lớp đoạn viết GV khích lệ sự cố
gắng của HS
4 Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS viết bài chưa đạt về viết lại
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết TLV “Luyện tập làm đơn”
III Kết quả :
Qua quá trình lâu dài thực hiện các biện pháp trên đây, tôi nhận thấy rằng :
- Các tiết trả bài thực sự là những tiết học có chất lượng : lớp học sôi nổi, hoạt động giữa thầy và trò hài hòa, cân đối ; học sinh được đặt vào nhiều tình huống đòi hỏi phải chú ý, tập trung với các thao tác theo dõi, quan sát,so sánh,