1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN giúp học sinh lớp 5 rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ phù hợp

19 2,8K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 182,5 KB

Nội dung

Trong chương trình Tiểu học, môn tiếng Việt có vai trò rất quan trọng, làm nền tảng cho học sinh rèn luyện, trau dồi và phát huy ngôn ngữ mẹ đẻ. Tiếng Việt là một trong số ít các ngôn ngữ hết sức phong phú và đa dạng và có sức biểu cảm, có tính thẩm mỹ cao. Từ ngữ tiếng Việt tinh tế và giàu hình ảnh. Do đó, nếu biết cách sử dụng từ ngữ trong viết văn sẽ giúp các em truyền đạt đến người đọc những nội dung thông tin một cách có hiệu quả nhất. Chính vì vậy, việc rèn kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh lớp nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng là rất cần thiết và ý nghĩa thực tiễn, giúp các em phát triển tư duy sáng tạo và khả năng sử dụng từ ngữ sinh động, giàu hình ảnh trong viết văn tả cảnh.

Trang 1

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Trong chương trình Tiểu học, mơn tiếng Việt cĩ vai trị rất quan trọng, làm nền tảng cho học sinh rèn luyện, trau dồi và phát huy ngơn ngữ mẹ đẻ Tiếng Việt là một trong số ít các ngơn ngữ hết sức phong phú và đa dạng và

cĩ sức biểu cảm, cĩ tính thẩm mỹ cao Từ ngữ tiếng Việt tinh tế và giàu hình ảnh Do đĩ, nếu biết cách sử dụng từ ngữ trong viết văn sẽ giúp các em truyền đạt đến người đọc những nội dung thơng tin một cách cĩ hiệu quả nhất Chính vì vậy, việc rèn kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh lớp nĩi chung và học sinh lớp 5 nĩi riêng là rất cần thiết và ý nghĩa thực tiễn, giúp các em phát triển tư duy sáng tạo và khả năng sử dụng từ ngữ sinh động, giàu hình ảnh trong viết văn tả cảnh

ở Tiểu học, Tiếng Vịêt là mơn học cơng cụ, thơng qua mơn học, học sinh tiếp thu được những kiến thức cơ bản về tiếng mẹ đẻ, đồng thời rèn cho học sinh kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong nghe, nĩi, đọc, viết Tập làm văn

là một phân mơn của mơn Tiếng Việt Thơng qua phân mơn Tập làm văn, học sinh được rèn luyện kỹ năng dùng từ chính xác, phù hợp, biết lựa chọn

từ tiêu biểu, phù hợp, bước đầu hình thành ý thức sử dụng từ cĩ nghệ thuật,

để từ đĩ các em cĩ thể viết được một bài văn hay, giá tính nghệ thuật Mặt khác, Văn tả cảnh cĩ thể được coi là trọng tâm của thể loại văn miêu tả trong phân mơn Tập làm văn ở lớp 5 Đây là một loại văn cĩ chức năng tái hiện sự vật, hiện tượng, hoạt động một cách sinh động Vì vậy, để cĩ được bài văn hay cần sử dụng từ loại và loại từ, các nghệ thuật tu từ (nhân hố, so sánh…) Các yếu tố đĩ giữ một vai trị quan trọng trong việc diễn đạt tư tưởng, tình cảm của học sinh và phù hợp với biểu đạt đặc điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng để tạo nên một bức tranh bằng lời văn sinh động,

Trang 2

với những gam màu văn học ấn tượng bằng ngôn từ Vì vậy, nếu các em được rèn luyện kỹ năng sử dụng từ ngữ trong văn tả cảnh thì các em dễ dàng cảm nhận được cái hay, cái đẹp chứa đựng trong các yếu tố ngôn ngữ đối với từng cách dùng từ, đặt câu Nếu hiểu được điều đó, các em sẽ biết cách dùng từ sao cho đúng, cho hay để miêu tả hình ảnh, sự vật một cách sinh động, gợi tả như một bức tranh về hoạt động của vật, của tự nhiên, sống động, lôi cuốn được người đọc

Qua thực tế giảng dạy, với những sai sót của học sinh trong quá trình

sử dụng từ ngữ để viết văn tả cảnh, tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân thông qua đề tài này, nhằm giúp giáo viên và học sinh vận dụng và thực hiện có hiệu quả trong việc sử dụng từ ngữ chính xác, sinh động đẻ có những bài văn hay, giàu hình ảnh Với năng lực của bản thân về nhận thức và hiểu biết nên trong bài viết chỉ đề cập đến một số vấn đề cơ bản về dùng từ Mặt khác sẽ không tránh khỏi được những thiếu sót, rất mong đồng nghiệp và bạn đọc góp ý xây dựng, để những kinh nghiệm bản thân rút ra trong thời gian qua hoàn thiện hơn và có tính hiệu quả hơn trong quá trình ứng dụng tiếp theo trong thời gian tới

II ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG:

Thực tế không như mong muốn, qua quá trình giảng dạy lớp 5A từ đầu năm học đến nay, với học sinh khả năng sử dụng từ ngữ để viết Văn tả cảnh còn có những hạn chế nhất định, nhiều em sử dụng từ không đúng nghĩa, không đúng với văn cảnh trong bài, dùng từ ngữ không có giá trị biểu đạt đúng nội dung, thậm chí làm sai ngữ nghĩa, sử dụng hình ảnh nhân hoá,

so sánh không phù hợp, làm mất giá trị hoặc có thể hiểu sai lệch về hình ảnh

Trang 3

đó Học sinh viết Văn tả cảnh mang tính liệt kê, do ngôn ngữ còn hạn chế, dẫn đến chất lượng bài làm chưa cao Qua khảo sát lần I kết quả như sau:

Trong lớp có 30 học sinh, trong đó có 01 em là học sinh khuyết tật Kết quả cụ thể:

B1 Điều tra về lỗi sai về dùng từ của học sinh

02 Dùng từ sai mô tả âm thanh, cấu

tạo

Ngoài những lỗi do dùng từ thì học sinh còn có biểu hiện sai về nội dung, do chưa nắm được khái niệm, chưa nắm được đặc điểm của Văn tả cảnh, kết quả khảo sát như sau:

Lỗi sai về nội dung

01 Chưa nắm khái niệm về Văn tả

cảnh

02 Chưa nắm được đặc điểm Văn tả

cảnh

Vậy phải làm thế nào để giúp các em biết được cách sử dụng từ ngữ

Trang 4

khi viết văn nói chung và viết văn tả cảnh nói riêng Điều đó đòi hỏi mỗi người giáo viên phải có tâm huyết, đầu tư nhiều thời gian và cong sức để tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân yếu về dùng từ ngữ của học sinh, kết hợp với việc nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng thường xuyên để tìm ra những phương pháp, giúp học sinh khắc phục được điểm yếu của mình, để các em viết được bài văn tả cảnh giàu hình ảnh và tránh được những lỗi sai thường gặp trước đây

III GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

- Để giúp học sinh có được bài văn tả cảnh đúng yêu cầu, sinh động

thì trước hết người giáo viên phải giúp học sinh hiểu được thế nào là Văn tả cảnh Theo tôi Văn tả cảnh là thể loại văn dùng bằng lời để mô tả lại những

hình ảnh, cảm xúc về cảnh vật đó, làm cho người đọc, người nghe có thể hình dung được một cách rõ nét và cụ thể về một cảnh vật xung quanh ta Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng Văn tả cảnh rất phong phú, đa dạng và

có thể được xem như là một văn bản nghệ thuật, được sử dụng bằng ngôn ngữ văn chương để miêu tả sự vật, hiện tượng một cách cụ thể, sinh động Tuy nhiên, với cảm xúc, cách sử dụng và thể hiện từ ngữ của mỗi người không giống nhau, nên việc thể hiện bài viết của mỗi người cũng không giống nhau (cho dù cùng miêu tả một cảnh vật) Vì vậy, để viết được bài văn

tả cảnh hay thì người viết phải có cảm xúc đặc biệt của một hoạ sĩ, của một tâm hồn văn học, nên cách sử dụng từ ngữ cũng chính xác và đặc biệt

Ngoài việc giúp học sinh hiểu được khái niệm về văn tả cảnh, người

giáo viên cũng phải nắm rõ và cung cấp cho học sinh một số đặc điểm của bài văn tả cảnh.

Trang 5

Đối tượng của bài văn tả cảnh: Đó là những cảnh vật quen thuộc xung quanh ta, như: Một con đường, một cánh đồng, một dòng sông, một đêm trăng , hay một số hoạt động, như: Cảnh sân trường, cảnh ngày mùa, đêm Trung thu Khi miêu tả cảnh vật nào thì cần tập trung tả những nét đặc trưng của cảnh vật đó Ví dụ: Tả một đêm trăng đẹp, thì cần tập trung tả về trăng (Hình dạng :Tròn hay khuyết;Độ sáng : Sáng tỏ hay mờ mờ ), dưới ánh sáng của trăng thì cảnh vật như thế nào Muốn để bài văn được sinh động và hấp dẫn hơn đối với người đọc và người nghe, người viết có thể lồng ghép với việc tả cảnh là việc tả người, tả vật với những hoạt động và cảm xúc khác nhau

Ngôn ngữ trong bài văn miêu tả (tả cảnh): Ngôn ngữ cần chính xác, cụ thể, giàu hình ảnh và phải có nét riêng biệt, nổi bật Vì vậy, khi viết Văn miêu tả không dùng từ ngữ chung chung, nhạt nhẽo, mà cần lựa chọn từ ngữ gợi cảm, giàu hình ảnh, mang lại cho cảnh, cho vật được tả những gì đúng với thực tế của nó và có những điểm khác biệt với những sự vật khác, mặt khác giúp nó tươi sáng hơn, như khuôn mặt được trang điểm một lớp phấn hồng bằng những ngôn ngữ và nghệ thuật tu từ khác nhau

2 Một số yêu cầu khi viết văn tả cảnh:

a Yêu cầu về bố cục:

Khi trình bày một bài văn tả cảnh, trước hết học sinh cần phải nắm được cách bố cục gồm ba phần ( mở bài, thân bài và kết bài) Mỗi phần phải thể hiện đúng vai trò của nó và được tách rời nhau, nhằm dẫn dắt và lôi cuốn người đọc dần đi vào cảnh vật mình tả Tránh hiện tượng bố cục không rõ ràng, viết nối liền nhau (giống như trình bày một đoạn văn), gây cảm giác

Trang 6

khó chịu và chán nản của người đọc đối với bài, như vậy bài văn không đáp ứng được yêu cầu về bố cục

b Yêu cầu về việc sử dụng từ ngữ trong viết văn tả cảnh:

Học sinh Tiểu học thường thiếu thận trọng khi sử dụng từ ngữ Do đó khi viết một bài văn tả cảnh cần yêu cầu học sinh dùng từ phải chính xác, tránh gây nhầm lẫn cho người đọc do hiểu sai nghĩa Đặc biệt là những từ có hình thức âm thanh và cấu tạo của từ láy, nó có thể làm thay đổi ý nghĩa của câu văn của người viết cần diễn đạt

Một bài văn tả cảnh, nếu có hiện tượng lặp từ, thừa từ thì không được đánh giá là một bài văn hay Việc sử dụng thừa từ, lặp từ sẽ tạo ra cảm giác nhạt nhẽo của câu văn, làm cho câu văn lủng củng, làm giảm giá trị nghệ thuật, gây khó chịu cho người đọc, người nghe Vì vậy, khi viết một bài văn

tả cảnh cần phải biết lựa chọn những từ ngữ đúng với phong cách ngôn ngữ của một văn bản nghệ thuật, với những từ ngữ gợi cảm, giàu hình ảnh, từ đa nghĩa (Có thể dùng từ đồng nghĩa, từ láy, các từ tượng thanh, tượng hình… hay dùng đại từ thay thế để tránh được hiện tượng lặp từ) và các phương tiện biểu hiện của ngôn ngữ văn học, như: Biện pháp so sánh, nhân hoá, ẩn dụ Người viết biết sử dụng từ “hay” trong văn tả cảnh sẽ làm cho sự vật được tả tạo nên một bức tranh sinh động, rõ nét hơn và khơi gợi được nhiều hơn những cảm xúc của người viết đối với sự vật đó, như vậy mới có một bài văn hây, hấp dẫn người đọc, làm cho người đọc cảm thấy yêu sự vật đó hơn

3 Một số lỗi sai phổ biến và cách khắc phục:

Phân môn Tập làm văn lớp 5 của chương trình 165 tuần hay 175 tuần thì thể loại văn tả cảnh cũng chiếm vị trí và tỷ lệ thời lượng cao Do vậy, trong quá trình giảng dạy, muốn học sinh có khả năng viết đúng, viết hay, thì

Trang 7

trước hết người giáo viên phải thường xuyên chú ý phát hiện những lỗi sai của học sinh Từ những lỗi sai đó đưa ra được những nội dung và giải pháp thích hợp để giúp học sinh khắc phục Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy Tập làm văn lớp 5, trong đó có văn tả cảnh, qua chấm bài của học sinh, tôi phát hiện ra các em còn mắc khá nhiều lỗi, phổ biến nhất là các lỗi sau:

+ Dùng từ sai sai nghĩa

+ Dùng từ không đúng ngữ cảnh

+ Dùng từ chưa hay, lặp từ, thừa từ

+ miêu tả còn mang tính liệt kê do không biết liên kết câu, không biết

sử dụng một số nghệ thuật tu từ

Vậy với những lỗi sai đó nguyên nhân do đâu? theo tôi một trong những nguyên nhân cơ bản là do vốn từ của các em còn nghèo, nên thiếu điều kiện,phương án lựa chọn dẫn đến thường dùng từ sai, dùng từ một cách bừa bãi Do vậy, đã làm cho ý của câu văn sai hoặc làm cho câu văn đơn điệu, khô khan, lủng củng Mặt khác, do các em chưa biết khai thác và sử dụng từ ngữ một cách độc đáo, sáng tạo kết hợp với các nghệ thật tu từ, nên việc diễn đạt những điều quan sát được còn đều đều, mang tính liệt kê, chưa thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của mình trước cảnh vật đó

Tóm lại: Nguyên nhân dẫn đến những lỗi sai của học sinh khi viết văn

tả cảnh là do khả năng hiểu từ, lựa chọn từ, sử dụng từ của học sinh còn nhiều hạn chế, các em còn tuỳ tiện khi sử dụng từ Sử dụng từ miêu tả thiếu hình ảnh so sánh, nhân hoá , vì vậy câu văn không sinh động và lôi cuốn người đọc

Sau đây là một số lỗi sai thường gặp của học sinh mà tôi rút ra được qua quá trình giảng dạy, cụ thể:

Trang 8

Thứ nhất: Dùng từ không đúng nghĩa (đặc biệt là ngữ âm và ngữ nghĩa)

Việc học sinh dùng từ không đúng nghĩa là do các em không hiểu được rõ nghĩa của những từ cần dùng để miêu tả, còn nhầm lẫn giữa các từ gần nghĩa với từ cần tả, nên sử dụng tuỳ tiện theo cảm hứng của mình, làm cho câu văn sai nghiã, gây cho người đọc, người nghe khó hiểu trước ý cần diễn đạt của mình, hoặc hiểu sai ý nghĩa của câu văn theo cách diễn đạt sai của mình

Ví dụ:

a “Mỗi khi mùa hè tới, lòng em cảm thấy náo nức khi phải xa thầy

cô, bạn bè và mái trường thân yêu” ở ví dụ này học sinh dùng sai từ chỉ tâm trạng “náo nức” (là vui, là buồn khó tả) nên khi dùng từ này người đọc sẽ hiểu rằng tâm trạng của em là vui, phấn khởi khi được nghỉ hè, chứ không hiểu đúng theo ý định của học sinh viết là tâm trạng buồn

b “Những đám mây trắng nổi bật giữa bầu trời mùa thu trong veo”.

Trong trường hợp này cho dù từ “trong veo” đồng nghĩa với từ “trong xanh” nhưng không thể thay từ “trong veo” cho từ “trong xanh” để chỉ tính chất của bầu trời mùa thu ở câu trên được

Khi gặp những lỗi sai này, giáo viên cần chuẩn bị một số câu đúng có các từ sai trên và cho học sinh xác định từ loại Từ đó học sinh hiểu được cách dùng từ của mình là sai Đồng thời, giúp học sinh hiểu nghĩa câu văn và hướng dẫn giúp các em thay một từ sai trong số các từ các em dùng sai, bằng

từ đúng Đối với các lỗi sai còn lại, giáo viên yêu cầu học sinh nêu nghĩa của các từ sai Từ đó, học sinh tự đặt câu lại, sau đó so sánh nghĩa của các câu

Trang 9

vừa đặt với các câu sai trước đó Như vậy học sinh đã tự nhận thấy lỗi sai và

tự sửa sai

Thứ hai: Dùng từ sai về mô tả âm thanh và hình thức cấu tạo của

từ (đặc biệt là từ láy):

Đó là việc học sinh sử dụng từ có âm thanh, hoặc hình thức cấu tạo của từ gần giống với âm thanh, hay cấu tạo của từ cần dùng để miêu tả Như vậy, người đọc, người nghe cũng khó hiểu đúng nội dung cần diễn đạt của học sinh Nguyên nhân dẫn đến việc dùng từ sai trong trường hợp này là do ranh giới giữa các âm của từ láy và các tính từ tuyệt đối là rất nhỏ, hoặc do lỗi cách phát âm không chuẩn của địa phương Do vậy, khi viết học sinh thường dùng những từ có âm na ná nhau, lẫn lộn nhau, làm cho người đọc, người nghe khó hiểu đúng nội dung mình cần diễn đạt

Ví dụ:

a Tiếng rao của người bán hàng lanh lách trong đêm khuya.

ở ví dụ này học sinh đã dùng từ lanh lách khi muốn diễn tả tiếng rao của người bán hàng lanh lảnh trong đêm là do các em đã viết sai về hình

thức cấu tạo từ Đối với trường hợp này, giáo viên cho học sinh nêu nghĩa của các từ đó (ví dụ từ lanh lách), chắc chắn học sinh không giải nghĩa được

Từ đó giải thích cho các em hiểu được không có các từ như từ “lanh lách”

mà các em đã sử dụng và cho các em thay lại các từ đúng, như lanh lách

thay lại bằng lanh lảnh).

b Buổi sáng, cảnh vật nơi đây trở nên tươi đẹp hơn bởi những giọt

sương xa.

c Những vườn cây củ, giờ đã nhường chổ cho những vườn cà phê

xanh tốt

Trang 10

Trong hai ví dụ b và c học sinh không nắm được nghĩa của các từ có

âm thanh gần giống nhau và lỗi phát âm sai của địa phương (các tiếng có âm

đầu s/x, tiếng từ có dấu ?/~) nên các em đã sử dụng sai các từ xa và củ,

khiến người đọc hiểu sai nội dung câu mình cần diễn đạt Chẳng hạn ở câu b

ta có thể hiểu là: Buổi sáng cảnh vật ở quê em đẹp hơn là nhờ những giọt sương lấp lánh từ xa, mà thực tế là những giọt sương sa Hoặc ở câu c, người đọc có thể hiểu là: Những vùng đất cằn cổi trước đây trồng cây ăn củ, chứ không phải là những vùng đất cũ xưa

Với những lỗi sai như ở câu b và c, giáo viên cần cho học sinh giải nghĩa các từ “củ”, và “xa” để phân biệt với “cũ” và “sa” là hai từ có nghĩa hoàn toàn khác nhau và cho học sinh đặt câu lại Vì vậy cần lưu ý học sinh khi sử dụng các từ thường sai do lỗi phát âm phương ngữ, cần phải nhắc nghĩa của từ đó khi đặt vào câu mình định tả, nhằm tạo được những câu văn thể hiện đúng ý nghĩ của mình

Thứ ba: Dùng từ sai do kết hợp:

Học sinh khi viết do không hiểu được ý nghĩa của các cặp quan hệ từ, các phụ từ mà học sinh dễ sử dụng các từ ngữ kết hợp, làm cho câu văn sai

về nghĩa hoặc vô nghĩa Với những lỗi sai đó, nguyên nhân là do học sinh không nắm được nguyên tắc phối hợp từ, tác dụng của các cặp quan hệ từ, mối quan hệ giữa các vế câu ghép, mối quan hệ giữa các câu từ trong câu, nên khi viết văn các em sử dụng từ sai, tuỳ tiện dẫn đến ý nghĩa của câu văn không đúng, làm cho bài viết rời rạc

Ví dụ:

a Tuy làng quê em không có nhiều cảnh đẹp như những nơi khác nên

em càng yêu quê em hơn

Ngày đăng: 19/08/2014, 06:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w