Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông, tiếng nói dùng trong giao tiếp chính thức của cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Bởi thế dạy Tiếng Việt có vai trò cực kì quan trọng, những thay đổi quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục đòi hỏi những yêu cầu mới trong dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và Câu nói riêng.
SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa, Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa s Đề tài: “GIÚP HỌC SINH LỚP NĂM PHÂN BIỆT TỪ ĐỒNG NGHĨA – TỪ TRÁI NGHĨA; TỪ ĐỒNG ÂM – TỪ NHIỀU NGHĨA”. Tác giả : Huỳnh Thị Ngọc Trâm Đơn vị : Trường Tiểu học Bồng Sơn A- MỞ ĐẦU I-Đặt vấn đề: Tiếng Việt là tiếng nói phổ thơng, tiếng nói dùng trong giao tiếp chính thức của cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Bởi thế dạy Tiếng Việt có vai trò cực kì quan trọng, những thay đổi quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục đòi hỏi những u cầu mới trong dạy mơn Tiếng Việt nói chung và phân mơn Luyện từ và Câu nói riêng. Trong mơn Tiếng Việt ở tiểu học, các thầy giáo, cơ giáo thường quan tâm tới nhiệm vụ bồi dưỡng và nâng cao năng lực dùng từ ngữ, cách nói, viết câu chính xác qua giờ Luyện từ và Câu. Từ đó, kiến thức của các em sẽ làm cơ sở cho kĩ năng giao tiếp. Học sinh càng hứng thú khi viết văn, càng thêm u q Tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Làm sao cho các em hiểu và dùng đúng từ hay trong viết văn, thể hiện đúng cảm xúc và thái độ của người viết. Tơi đã chọn đề tài "Giúp học sinh lớp Năm phân biệt Từ đồng nghĩa - Từ trái nghĩa; Từ đồng âm - Từ nhiều nghĩa". 1- Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết: Trong những năm gần đây, chất lượng đào tạo từng bước ổn định và đem lại những hiệu quả thiết thực. Song khi tiến hành giảng dạy mơn Tiếng Việt, học sinh còn mắc phải một số lỗi về dùng từ. Ngun nhân là các em còn nhầm lẫn giữa Từ đồng nghĩa - Từ trái nghĩa; Từ đồng âm - Từ nhiều nghĩa. Một số thực trạng nằm ở 1 SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa, Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa các vấn đề thắc mắc mà các em chưa tự mình giải quyết. Khi cô giáo giảng, các em hiểu bài ngay, nhưng không hiểu vì sao khi vận dụng vào một số bài tập, các em thường hay mắc một số lỗi như: Tìm sai một số từ trái nghĩa hay lẫn lộn hiện tượng nhiều nghĩa và đồng âm, đồng nghĩa và trái nghĩa Làm thế nào để phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa; từ nhiều nghĩa hay từ đồng âm. Đó là một thực trạng đòi hỏi giáo viên giảng dạy Tiểu học cần phải có một số kinh nghiệm để hướng dẫn học sinh phân biệt các mảng kiến thức này. 2- Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới: Từ thực trạng những thắc mắc của học sinh, những giải pháp mới trong đề tài này có ý nghĩa và tác dụng trong việc dạy Tiếng Việt lớp Năm, đặc biệt là các đối tượng học sinh giỏi, sẽ giúp cho các em rèn luyện được những năng lực sau: * Giúp học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn, phát triển năng lực tư duy, tích lũy thêm cho vốn từ ngữ của mình nhằm góp phần nâng cao chất lượng cho bài tập làm văn của các em. * Giúp cho học sinh ôn tập, củng cố vận dụng các kiến thức và thao tác thực hành đã học, rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh khi học kiến thức về Từ đồng nghĩa - Từ trái nghĩa; Từ đồng âm - Từ nhiều nghĩa. * Học sinh rèn luyện những đức tính và phong cách của người lao động mới như thói quen xét đoán căn cứ, tính cẩn thận, cụ thể làm việc có kế hoạch và khả năng suy nghĩ độc lập, khắc phục cách suy nghĩ máy móc, rập khuôn, xây dựng lòng ham thích tìm tòi, sáng tạo ở các mức độ khác nhau. * Rèn luyện kĩ năng trình bày, diễn đạt, áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, vận dụng vào viết văn có hiệu quả để phát triển mĩ cảm của học sinh. Từ đó các em biết yêu, biết giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. 2 SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa, Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa 3- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Qua những năm giảng dạy, tôi đã nghiên cứu đề tài này trong các giờ Luyện từ và Câu trên lớp; tích hợp với các giờ học khác; các buổi bồi dưỡng học sinh khá giỏi; các giờ ngoại khóa; đọc sách báo ở thư viện; các giờ rèn luyện ở nhà; II- Phương pháp tiến hành: 1- Cơ sở lý luận và thực tiễn có định hướng cho việc nghiên cứu, tìm ra giải pháp cho đề tài: 1.1- Cơ sở lý luận: Dựa theo quyết định chuẩn kiến thức (số 16/206 QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2006 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Theo tinh thần của sách giáo khoa mới hiện hành vận dụng giải quyết vấn đề vào dạy học môn Tiếng Việt. Giáo viên tạo động lực cho học sinh thông qua một số tình huống tạo vấn đề, khuyến khích học sinh nhận thức được vấn đề và tìm cách giải quyết. Từ đó, tiếp cận hình thành kiến thức và kĩ năng môn Tiếng Việt. 1.2- Cơ sở thực tiễn: Từ thực tế của lớp mình đang chủ nhiệm, thực tế của khối lớp Năm, học sinh chỉ tiếp thu kiến thức một cách máy móc, rập khuôn, chưa biết vận dụng vào trong môn Tập làm văn. Thực hiện đó đòi hỏi phải có giải pháp mới, điểm sáng mới trong tư duy sáng tạo của học sinh mà chính giáo viên là người khơi nguồn cho những ý tưởng thông minh của học sinh. 2- Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp: 2.1- Các biện pháp tiến hành: 3 SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa, Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa * Rèn luyện kiến thức và kĩ năng tìm hiểu về nghĩa của từ thông qua cách giải quyết vấn đề đơn giản, gần gũi với cuộc sống. * Gợi vấn đề cần giải quyết, phát huy tính tích cực sáng tạo. Thấy giáo tạo tình huống có vần đề như một câu hỏi lửng, giúp học sinh cảm nhận được vấn đề trong tình huống đó. Sau đó chính thầy đưa ra các vấn đề trình bày và giải quyết vấn đề, học sinh theo dõi các tình tiết tiến hành, phát triển và giải quyết vần đề. * Rèn luyện cách diễn đạt ngắn gọn, biết dùng vốn từ của mình để giải nghĩa từ chính xác. Trên cơ sở đó, phân biệt được Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa – Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa. * Làm sổ tích lũy môn Tiếng Việt. * Thi viết đoạn văn hay theo chủ đề, trong đó có dùng Từ đồng nghĩa - Từ trái nghĩa - Từ đồng âm - Từ nhiều nghĩa. * Sưu tầm sách báo, đọc đoạn văn, bài văn của bạn bè để tham khảo về cách viết văn, cách dùng từ. 2.2- Thời gian tạo ra giải pháp: Tuy nhiên từ năm học 2012-2013, tôi nhận thấy nội dung chương trình sách giáo khoa môn Luyện từ và câu có nhiều điểm mới. Điều đó đòi hỏi bản thân tôi cần có những giải pháp mới để áp dụng giảng dạy cho học sinh nhằm phát triển vốn từ vựng cho các em. B- NỘI DUNG: I- Mục tiêu: * Hiểu lý thuyết về Từ đồng nghĩa - Từ trái nghĩa - Từ đồng âm - Từ nhiều nghĩa một cách cặn kẽ. * Vận dụng vào các dạng bài tập để phân biệt Từ đồng nghĩa - Từ trái nghĩa - 4 SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa, Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa Từ đồng âm - Từ nhiều nghĩa. * Từ vốn từ vựng môn Tiếng Việt đã tích lũy, học sinh vận dụng vào viết văn, ở môn Tập làm văn, biết cách trình bày một vấn đề gãy gọn, dùng từ ngữ Tiếng Việt trong sáng trong giao tiếp. II- Mô tả giải pháp của đề tài: 1. Thuyết minh tính mới: Muốn khắc phục những thiếu sót của học sinh trong học môn Tiếng Việt, ngoài những biện pháp đã áp dụng, tôi thấy cần có những giải pháp mới sau: Giải pháp 1: Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh nắm bắt cặn kẽ khái niệm Từ đồng nghĩa - Từ trái nghĩa - Từ đồng âm - Từ nhiều nghĩa. Khái niệm ở mỗi mảng kiến thức cần đi kèm với một số dạng bài tập để cho học sinh nắm sâu về kiến thức hơn. Cụ thể như sau: 1.1. Khái niệm về Từ đồng nghĩa: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Ví dụ: Siêng năng, chăm chỉ, cần cù, - Có hai trường hợp đồng nghĩa: * Đồng nghĩa hoàn toàn: có thể thay thế cho nhau trong lời nói. Ví dụ: xe lửa, tàu lửa, * Đồng nghĩa không hoàn toàn: thường có hai trường hợp khác nhau: - Biểu thị cách thức, hành động, tính chất khác nhau. 5 SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa, Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa Ví dụ: - Mang, khiêng, vác - Rộng, rộng rãi, bao la, mênh mông, - Biểu thị những thái độ tình cảm khác nhau đối với người đối thoại hoặc điều được nói đến. Ví dụ: - Ăn, xơi, chén, * Các dạng bài tập về từ đồng nghĩa (dạng cơ bản) học sinh cần nắm: Dạng 1: Vận dụng cơ bản lý thuyết: Ví dụ 1: Tìm từ đồng nghĩa trong các câu thơ sau: a/ Ôi! Tổ quốc giang sơn hùng vĩ Đất anh hùng của thế kỉ 20. Tố Hữu b/ Việt Nam đất nước ta ơi! Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn. Nguyễn Đình Thi c/ Đây suối Lê nin, kia núi Mac Hai tay xây dựng một sơn hà. Hồ Chí Minh d/ Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông. Hồ Chí Minh Từ đồng nghĩa là: Tổ quốc, giang sơn, đất nước, sơn hà, non sông. Dạng 2: Phân biệt sắc thái nghĩa của những Từ đồng nghĩa (in nghiêng) trong các dòng thơ sau: a.Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao. 6 SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa, Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa b.Tháng Tám mùa thu xanh thắm. c.Một vùng cỏ mọc xanh rì. Xanh ngắt: xanh một màu trên diện rộng. Xanh thắm: xanh tươi và đằm thắm. Xanh rì: xanh đậm và đều như màu cây cỏ rậm rạp. Để giải nghĩa các Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: học sinh cần nắm các phương pháp giải nghĩa từ, mỗi em cần có từ điển Tiếng Việt, sổ tay tích lũy văn học (tăng thêm hiểu biết về vốn từ…) Dạng 3: Tìm Từ đồng nghĩa thích hợp điền vào chỗ trống trong các trường hợp sau: - Da bánh mật đen giòn - Người gầy gò đen đủi - Bầu trời đen kịt - Cặp mắt đen láy - Nước cống đen ngòm - Mái tóc dài đen nhánh - Mặt mũi đen đủi * Với dạng bài tập này giáo viên cần lưu ý học sinh đây là trường hợp đồng nghĩa không hoàn toàn (khác nhau về tính chất) học sinh cần tìm hiểu nghĩa của từ và câu văn cần điền cho phù hợp với từng ngữ cảnh. Dạng 4: Bài tập viết đoạn văn có dùng từ đồng nghĩa: 7 SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa, Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa Ví dụ: Giáo viên cho học sinh đọc bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”, nhận xét về cách sử dụng các từ chỉ màu vàng của tác giả. Giáo viên nhấn mạnh đây là cách dùng từ độc đáo, vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm, vàng mượt, vàng giòn làm cho đoạn văn sinh động, mang nét riêng biệt hấp dẫn người đọc. Từ đó giáo viên ra bài tập viết đoạn văn chỉ màu sắc, sửa bài của từng em và cho chép vào sổ tay Tiếng Việt. Đoạn văn tham khảo: Trong các sắc màu, em thích nhất là màu đỏ vì đó là màu lộng lẫy, gây ấn tượng nhất. Màu đỏ là màu máu đỏ hồng trong tim, màu đỏ tươi của lá cờ Tổ quốc, màu đỏ thắm của những chiếc khăn quàng Đội viên. Đó còn là màu đỏ ối của mặt trời sắp lặn, màu đỏ rực của bếp lửa, màu đỏ tía của hoa mào gà, màu đỏ au trên đôi má phúng phính của những em bé khoẻ mạnh, xinh đẹp… Dạng 5: Phân tích cái hay của cách dùng từ đồng nghĩa để tạo mối liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ nhằm tạo mối liên hệ giữa các câu và tránh lặp từ nhiều lần. Ví dụ: Đoạn văn viết về Hưng Đạo Vương Trần Quốc Toản có dùng từ đồng nghĩa để tạo mối liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ (Sách giáo khoa) Đã mấy năm vào Vương Phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư sinh họ Trương thấy Ông luôn điềm tĩnh. Không điều gì khiến vị Quốc Công Tiết Chế có thể rối trí. Vị chủ tướng tài ba không quên một trong những điều hệ trọng làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng người. Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kinh cùng nhà vua dự Hội Nghị Diên Hồng. Từ đấy, Ông sẽ đi thẳng ra chiến trận. Vào chốn gian nguy, trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc mà Người vẫn bình thản, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng 8 SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa, Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa Để làm loại bài này, người viết cần phải am hiểu về kiến thức lịch sử, địa lí,… chẳng hạn từ Quốc Công Tiết Chế là chỉ huy quân sự cao nhất; Ông, Người viết với thái độ kính trọng,… Từ đó tạo ra đoạn văn viết về Hưng Đạo Vương với hình ảnh thật đẹp uy nghi; với lòng ngưỡng mộ người Anh hùng Từ bài tập này học sinh sẽ viết đoạn văn (Đề tài bạn bè, thầy cô,…) với phép lặp từ ngữ để liên kết câu. 1.2. Khái niệm về Từ trái nghĩa: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau: Ví dụ: Cao – thấp, phải – trái, ngày – đêm. - Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái,… đối lập nhau. Ví dụ: -Việc nhỏ nghĩa lớn. -Đi ngược về xuôi. *Các dạng bài tập về từ trái nghĩa: Dạng 1: Tìm các cặp từ trái nghĩa trong các câu thành ngữ, tục ngữ dưới đây: a. Ngày nắng đêm mưa. b. Khôn nhà dại chợ. c. Chết vinh còn hơn sống nhục. Từ trái nghĩa: Nắng – mưa Khôn – dại Chết – sống 9 SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa, Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa Vinh – nhục Đây là dạng bài tập căn bản, học sinh cần tìm đúng từ trái nghĩa, với học sinh yếu, cần tránh những trường hợp sai sót như: Chết vinh – sống nhục. Học sinh cần nắm: hiện tượng trái nghĩa dùng rất nhiều trong chơi chữ, trong các câu tục ngữ, thành ngữ, và dùng nhiều trong viết văn, thơ nhằm góp phần tăng thêm sức biểu cảm, ý nghĩa cho đoạn văn, đoạn thơ. Ví dụ: Trong bài thơ “Hạt gạo làng ta” nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết: … Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy Việc dùng cặp từ trái nghĩa ngoi - xuống nhằm làm cho câu thơ có sức biểu đạt cao: diễn tả sự dũng cảm, bền bỉ của bà mẹ nông dân vượt qua khó khăn để làm ra hạt gạo góp sức cho tiền tuyến,… Hiểu được cách dùng cặp từ trái nghĩa. Học sinh sẽ vận dùng vào viết văn có hiệu quả hơn. 1.3. Khái niệm về Từ đồng âm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa: Ví dụ: hòn đá – đá bóng. 10 [...]... 18 SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa, Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa 2 Khả năng áp dụng: 2.1 Thời gian áp dụng có hiệu quả: - Đề tài phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa – Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa đã được áp dụng qua hai năm, sau khi vận dụng, tôi thấy đa số học sinh đã nắm được chuẩn kiến thức biết phân biệt từ đồng nghĩa – từ trái nghĩa – từ đồng âm – từ nhiều nghĩa. .. niệm về Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa – Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa và làm các dạng bài tập để khắc sâu kiến thức GV cần hướng dẫn cho HS phân biệt từng cặp khái niệm a Phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa: 13 SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa, Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa a1 Trong ngôn ngữ học, thuật ngữ từ đồng nghĩa được dùng để chỉ những từ có hình thức ngữ âm khác... đẹp, trường lớp, nhớ thương,… Tóm lại: Từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa có những đặc điểm hơi giống nhau Đó là: - Một từ có rất nhiều từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với nó - Những từ đơn trái nghĩa hoặc đồng nghĩa có thể ghép lại tạo thành từ ghép 14 SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa, Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa tổng hợp Do vậy để phân biệt từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa giáo.. .SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa, Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa Đặc biệt, học sinh cần chú ý trong Tiếng Việt, ta dựa vào hiện tượng đồng âm để chơi chữ, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe * Các dạng bài tập về từ đồng âm Dạng 1: Tìm từ đồng âm Tìm từ đồng âm và giải nghĩa cho từ đồng âm đó: a Đặt sách... ấm) c Từ trái nghĩa phương hướng là từ chỉ các hướng đối lập nhau trong không gian hoặc và thời gian Ví dụ: Trong – ngoài Trên – dưới Trước – sau Trái – phải 15 SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa, Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa Nắm được các kiểu từ trái nghĩa, giáo viên dễ dàng xử lý các tình huống khi học sinh nhầm lẫn Ví dụ: Tìm từ trái nghĩa trong các câu thơ sau: Ngọt... dữ) – Giữ (giữ trẻ) Dày (dày mỏng) – Giày (giày dép) 11 SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa, Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa Đặc biệt đối với học sinh giỏi, giáo viên cần giới thiệu phương thức dùng từ đồng âm để chơi chữ là phương thức dùng âm thanh, từ ngữ, hàm ý tạo ra nhiều bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe,… Hiểu được biện pháp chơi chữ trong từ đồng âm, học sinh. .. học sinh về năng lực Tiếng Việt 3 Đề xuất, kiến nghị: Nhà trường cần hỗ trợ thêm về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, thư viện cần có 20 SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa, Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa nhiều truyện, sách, báo, tài liệu hay để việc giảng dạt đạt hiệu quả hơn./ Bồng Sơn, ngày 02 tháng 03 năm 2014 Người viết Huỳnh Thị Ngọc Trâm 21 SKKN: Giúp học sinh lớp 5. .. Luyện từ và Câu trong thi giữa học kỳ (ở bài đọc hiểu) nâng lên rõ rệt: 19 SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa, Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa Năm học 2012-2013 2013-2014 Môn Chất lượng Đọc hiểu Tiếng việt Học kỳ I Điểm 4 → 5 (28/30) Điểm Giỏi (28/30) Đạt 14/ 15 93,3% Học kỳ II Điểm 4 → 5 (30/30) Điểm Giỏi (20/30) em 100% Giữa kỳ Điểm 4 → 5 31/32) Điểm Giỏi (31/32) Đạt 15/ 17... tảng, giống như đá thương 17 SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa, Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa - Không giải thích bằng cơ chế nhiều nghĩa - Do cơ chế chuyển nghĩa tạo thành Giải pháp 5: Chú ý về các hình thức dạy học - Giáo viên cần chú ý về cách tổ chức giờ học Luyện từ và Câu nhằm đem lạị hiệu quả cao Cụ thể, cần chú ý hơn về các hoạt động của học sinh a Hoạt động giao tiếp... Khái niệm về Từ nhiều nghĩa: Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau Nghĩa gốc: Nghĩa chính vốn có của từ Nghĩa chuyển: Nghĩa suy rộng ra từ nghĩa gốc Trong Tiếng Việt, một từ có một nghĩa gốc nhưng nhiều nghĩa chuyển * Các dạng bài tập về từ nhiều nghĩa: Dạng 1: Tìm từ mang nghĩa gốc, từ mang nghĩa chuyển . SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa, Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa s Đề tài: “GIÚP HỌC SINH LỚP NĂM PHÂN BIỆT TỪ ĐỒNG NGHĨA – TỪ TRÁI NGHĨA; TỪ ĐỒNG ÂM – TỪ NHIỀU. tập để phân biệt Từ đồng nghĩa - Từ trái nghĩa - 4 SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa, Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa Từ đồng âm - Từ nhiều nghĩa. * Từ vốn từ vựng. niệm. a. Phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa: 13 SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa, Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa a1. Trong ngôn ngữ học, thuật ngữ từ đồng nghĩa