TÌM HIỂU NGỮ NGHĨA NHÓM TỪ ĐỒNG NGHĨACHO TẶNG TRONG TIẾNG VIỆT I- LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN : Trong tiếng Việt cùng biểu thị hành động “ chuyển cái sở hữu của mình cho người khác mà khơng đị
Trang 1TÌM HIỂU NGỮ NGHĨA NHÓM TỪ ĐỒNG NGHĨA
CHO TẶNG
TRONG TIẾNG VIỆT
I- LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN :
Trong tiếng Việt cùng biểu thị hành động “ chuyển cái sở hữu của mình cho
người khác mà khơng địi hoặc đổi lấy gi cả” cĩ khá nhiều động từ như: cho, tặng,
biếu, thí, kỉ niệm, mừng tuổi…Đây là nhĩm động từ khá quen thuộc, được sử
dụng thường xuyên trong giao tiếp thường nhật khơng thua kém gì so với: ra lệnh,
hỏi, nhờ vả, thỉnh cầu…Ở trạng thái tĩnh, chưa tham gia vào hoạt động giao tiếp
chúng được xem là những đơn vị đồng nghĩa khác nhau chủ yếu về phương diện
sắc thái biểu cảm nhưng trong thực tế sử dụng chúng lại cĩ những khác biệt khá
tinh tế Áp dụng phương pháp phân tích cấu trúc tham tố của ngữ nghĩa các từ
( gồm ba diễn tố: chủ thể của hành động – D1; khách thể của hành động hay vật
được trao – D2 và đối tượng tiếp nhận hành động – D3) tác giả Nguyễn Đức
Tồn đã khảo xác ba động từ tiêu biểu trong nhĩm gồm cho, tặng, biếu đã chỉ ra
rằng “…Giữa chúng cịn cĩ sự khác biệt về vị thế giao tiếp (hay vai xã hội) giữa
người trao và người nhận Đặc biệt là thái độ đánh giá của người trao đối với hiện
thực khách quan tức vật được trao mang giá trị vật chất, giá trị sử dụng hay cĩ giá
trị tinh thần…”Trên cơ sở những gợi ý của tác giả, kết hợp với việc đặt các động
Trang 2từ trong hoạt động giao tiếp cụ thể, chúng tôi thử mở rộng khảo sát, tìm hiểu sự
khác biệt của nhóm động từ này bao gồm những động từ sau: cho, tặng, biếu, thưởng, hiến, thí, kỉ niệm, mừng tuổi…Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng cụm
từ cho tặng với tư cách là thuật ngữ bao chùm
II- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN SÁNG KIẾN :
1 Khái niệm hành động cho tặng
Theo từ điển tiếng Việt: Cho là chuyển cái sở hữu của mình sang cho người
khác mà không đổi lấy gì cả (Anh cho em chiếc đồng hồ; cho quà; cho chứ không bán)
Trong bản phân loại các hành động ở lời của Searle (1969), hành động cho tặng được xếp vào phạm trù cam kết có đích ở lời: trách nhiệm phải thực hiện hành động tương lai mà SP1 bị ràng buộc Hướng khớp ghép; thực hiện - lời Trạng thái tâm lý: ý định của SP1 Nội dung mệnh đề: hành động của SP1 Tuy nhiên căn cứ vào tính chất của hành động và thời điểm của hành động mà SP1 bị ràng buộc phải
thực hiện thì dễ dàng nhận ra sự khác biệt giữa hành động cho tặng và hành động cam kết Khi cam kết thì hành động mà SP1 ràng buộc phải thực hiện là hành động bất kì trong tương lai còn khi cho tặng thì hành động mà SP1 bị ràng buộc phải
thực hiện là hành động vật lý trao vật cho tặng X cho SP2 ngay tại thời điểm nói
Tổng hợp từ các định nghĩa trên, chúng tôi đưa ra quan niệm về hành động cho tặng: Bằng lời nói, Sp1 tự nguyện ràng buộc trách nhiệm thực hiện một hành động
vật lý trao vật sở hữu (X) của Sp1 cho Sp2 mà không kèm theo bất kì một điều kiện
gì, ngay tại thời điểm nói nhằm biểu lộ sự quan tâm chia sẽ, tình cảm quý mến của
Sp1 đối với Sp2 Hành động cho tặng được đánh giá là có tính tích cực Sp2 là người được hưởng lợi từ hành động cho tặng.
2 Các động từ biểu thị hành động cho tặng
Trang 3Cho đg “ Chuyển cái sở hữu của minh sang cho người khác mà không đổi lấy gì cả
“
Theo động từ cho ngoài phần nghĩa chung đã xác nhận còn có nét nghĩa riêng là: “ Khi cho thì vị thế giao tiếp của người trao (Sp1) thường cao hơn người nhận hoặc ngang hàng với người nhận ( Sp2)
Những phân tích của tác giả về giới hạn của đối tượng giao tiếp khi thực hiện hành động cho đã gợi ý cho chúng tôi một giả thuyết bổ sung: động từ cho chỉ dùng cho đối tượng tiếp nhận là lớp trẻ, không dùng cho lớp người cao tuổi nhất là người già cả Theo đó, nếu đối tượng tiếp nhận hành động cho thuộc lớp trẻ nhất là trẻ nhỏ thì đối tượng thực hiện hành động cho có thể ở vị thế giao tiếp bất kì
Thí dụ:
(1)(Đi công tác về ) - Bố cho con quà này (Sp1>Sp2) (2)– Hương ơi, Tớ cắt tóc ngắn, không dùng chiếc cặp này nữa, tớ cho cậu (Sp1=Sp2)
(3)– Chi Trang ơi! Mẹ mua cho em chiếc thước mới rồi Em cho chị chiếc thước cũ của em.( Sp1<Sp2)
Ngoài ra, động từ cho còn bị giới hạn ở chỗ: cho không dùng trong giao tiếp quy
thức mà chỉ dùng trong giao tiếp thân tình (ngữ vực thân tình), nhưng trong giao tiếp thân tình động từ này cũng chỉ hoạt động giới hạn trong thoại trường có tính
bình dân mà không dùng thoại trường có tính trang trọng; vật cho là những thứ có
giá trị vật chất, giá trị sử dụng thần tuý
Về phương diện biểu cảm, động từ cho có sắc thái thân mật gần gũi
Biếu đg “cho, tặng”
Theo nét nghĩa riêng của biếu là: “khi biếu vị thế giao tiếp của người trao (Sp1)
thấp hơn ngoặc bằng người nhận (Sp2)” Tượng tự như trường hợp động từ cho,
kế thừa kết quả khảo sát của tác giả, chúng tôi xin bổ sung: động từ biếu chỉ dùng
cho đối tượng tiếp nhận thuộc lớp người cao tuổi, người già cả, không dùng cho
Trang 4lớp trẻ đặc biệt là trẻ nhỏ.Theo đó nếu đối tượng tiếp nhận hành động biếu thuộc
lớp người cao tuổi người già cả thì đối tượng thực hiện hành động biếu có thể ở vị thế giao tiếp bất kì Có thể nói chính sự quy định về đối tượng giao tiếp khiến hai
động từ cho và biếu không thể thay thế cho nhau dù trong bối cảnh đồng nhất
(5)Nhân dịp lễ tết, chúng con có chút quà biếu bố mẹ.(Sp1<Sp2)
(6) Tôi có quả cau hái ở vườn nhà đem biếu bà (Sp1=Sp2)
(7) Tôi có chút quà biếu cô chú (Sp1>Sp2)
Có thể thấy sự quy định về đối tượng tiếp nhận giao tiếp là nguyên nhân
khiến hai động từ cho và biếu không thể thay thế cho nhau cho dù trong bối cảnh
đồng nhất Có thể lấy câu sau đây của Bác để minh hoạ thêm cho việc sử dụng hai động từ này: “Chính phủ còn nghèo, lương chưa có …có chút ít chú cầm tạm về mua quà biếu cụ và cho các cháu ” (kể chuyện Bác Hồ, tập 3, NXB GD)
Về phạm vi sử dụng, biếu đồng nhất ở chỗ biếu cũng thường được dùng trong giao
tiếp thân tình nhưng khác đôi chút so với cho là biếu có thể dùng trong thoại trường vừa có tính bình dân vừa có tính trang trọng, chẳng hạn có thể nói :
(8) Nhân dịp mừng lễ thượng thọ cụ, chúng con có chút quà biếu cụ Nhưng không có thể nói:
(9) Nhân dịp sinh nhật bạn, tớ có món quà cho bạn
Biếu còn giống ở chỗ vật biếu thường là thứ có giá trị vật chất, giá trị sử
dựng thuần tuý
Về phương diện biểu cảm, động từ biếu thể hiện sắc thái tôn kính.
Tặng đg “ Cho, trao cho để khen ngợi, khuyến khích hoặc tỏ lòng quý mến “.
Theo thực hiện hành động tặng vị thế giao tiếp của người trao cao hơn, thấp hơn hoặc bằng người nhận, vật được trao thường là cái có giá trị tin thần ( thật sự hoặc chỉ là ở trong thái độ đánh giá )
Ngoài những điểm như [5] và [3] đã xác nhận, đối với động từ tặng thì điểm cần
lưu ý là tặng có một phạm vi sử dụng rất rộng cả trong giao tiếp thân tình lẫn giao
Trang 5tiếp quy thức Tuỳ theo phạm vi sử dụng mà động từ tặng có sự quy định khác
nhau về đối tượng tham gia giao tiếp
Trong giao tiếp thân tình, động từ tặng khác với cho và biếu ở những điểm sau: Tặng không bị hạn chế bởi đối tượng tham gia giao tiếp, nghĩa là tặng có thể dùng cho mọi đối tượng tiếp nhận giao tiếp; tặng chỉ dùng trong những thoại
trường có tính trang trọng không dùng trong thoại trường có tính bình dân trừ trường hợp đùa vui; vật tặng thường được đánh giá là mang ý nghĩa tinh thần cho
dù nó có giá trị vật chất đích thực thí dụ:
(10) Nhân dịp kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, thay mặt Đoàn thanh niên thành phố, chúng cháu tặng Bác một ngôi nhà xây trị giá ba mươi triệu đồng Chúng cháu kính chúc Bác cùng toàn thể gia đình luôn luôn mạnh khỏe
Tuy nhiên trong giao tiếp quy thức, động từ tặng lại bị chế định một cách chặt chẽ
bởi đối tượng tham gia giao tiếp Đối tượng thực hiện hành động tặng –Sp1 phải có quyền lực, trách nhiệm hoặc ít nhất phải là trên một cấp so với người được tặng
Đối tượng tiếp nhận tặng – Sp2 là cấp dưới hoặc thuộc quyền quản lý của Sp1 nhưng quan trọng hơn Sp2 phải là người có công lao hay đạt được một thành tích (Z) nào đó Z cũng phải được đánh giá theo những tiêu chuẩn, quy định mang tính pháp lý Vật trao tặng tuỳ thuộc vào Z Vật tặng có thể là hiện vật ( huy chương, bằng khen hay phi hiện vật ( danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú…) Hành động vật lý trao cũng phải tiến hành, theo những nghi thức nhất định Ở phạm vi nghi thức, động từ tặng rất hay được dùng ở dạng viết trong các văn bản cũng mang tính nghi thức Thí dụ:
(11) HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ XUÂN HOÀ
TẶNG GIẤY KHEN
Em: Nguyễn Hoàng Minh, học sinh lớp 5e.
Đã dạt danh hiệu học sinh giỏi xuất sắc năm học 2004-2005.
Trang 6Như vậy so với các động từ cho và biếu, động từ tặng có phạm vi sử dụng rộng hơn rất nhiều Tuỳ từng phạm vi sử dụng, động từ tặng lại có những ràng buộc
khác nhau về đối tượng tham gia giao tiếp
Về phương diện sắc thái biểu cảm, động từ tặng có sắc thái biểu cảm trang trọng Cùng nhóm với tặng còn có phong tặng và truy tặng Tuy nhiên hai động từ này
chỉ sử dụng trong giao tiếp quy thức thuần tuý do đó điều kiện dùng của hai động
từ này tương tự như điều kiện dùng của động từ tặng trong giao tiếp quy thức
Riêng động từ truy tặng chỉ dùng cho đối tượng tiếp nhận là người có công lao,
thành tích nhưng đã hi sinh
Thưởng đg “ cho tiền ,cho hiện vật để tỏ ý khen ngợi, khuyến khích vì đã có công,
có việc làm tốt”
Về phạm vi sử dụng, thưởng giống với tặng ở chỗ: Thưởng có thể dùng
trong cả hai phạm vi giao tiếp quy thức và giao tiếp thân tình Điểm khác biệt giữa
thưởng và tặng là ở chổ dù dùng trong giao tiếp quy thức hay thân tình thì đối tượng tiếp nhận thưởng – Sp2 luôn là người có công lao, thành tích hay làm tốt
mọi việc gì đó Đối tượng thực hiện hành động thưởng – Sp1 phải là người có
quyền lực, trách nhiệm so với người được thưởng Như vậy, cùng phạm vi hoạt
động nhưng đối tượng giao tiếp của thưởng hạn chế hơn so với tặng.
(12) Năm hay con đạt học sinh giỏi, nên Bố Mẹ thưởng cho con chiếc xe đạp (13)”… CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THƯỞNG
HUY CHƯƠNG LAO ĐỘNG HẠNG NHÌ Cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường đại học sư phạm Hà Hội 2….”
Nếu chỉ xét riêng trong giao tiếp quy thức thì thưởng và tặng gần như là đồng
nhất Điểm khác biệt duy nhất giữa chúng nằm ở đặt tính của vật trao Vật để tặng
có thể là hiện vật hay phi hiện vật còn vật để thưởng luôn là hiện vật Chẳng hạn
Trang 7chỉ nói: Tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân mà không nói: * Thưởng danh hiệu nhà giáo nhân dân.
Cùng nhóm với thưởng còn có tặng thưởng tuy nhiên động từ này chỉ dùng trong
giao tiếp quy thức (không dùng trong giao tiếp thường ngày) nên điều kiện dùng tương tự như thưởng trong giao tiếp quy thức
Thí đg.” Cho một cách khinh bỉ”
Chúng tôi cho rằng khinh bỉ không phải là sắc thái biểu cảm sơ khai của thí mà qua
hoạt động giao tiếp động từ thí đã có sự biến đổi về sắc thái biểu cảm Thí vốn có nghĩa là cho với mục đích tương trợ, cứu giúp những người có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn Chẳng hạn như nhà thương thí là bệnh viện chữa bệnh không thu tiền dành cho người nghèo Tuy nhiên, do sự chi phối của nhân tố đối tượng tham gia giao tiếp, đối tượng thực hiện thí là những người giàu có còn đối tượng tiếp nhận thí là những người ngheo, bần cùng trong xã hội nên thí ít nhiều mang sắc thái của
sự ban ơn và thương hại Phải chăng đó là lý do khiến thí không còn được dùng trong giao tiếp cho tặng hiện hay với mục đích tương trợ, cứu giúp ( hiện nay cho
tặng với mục đích tương trợ, cứu giúp được gọi là từ thiện và được biểu thị cùng một loạt các động từ không thuần khiết cho tặng như: ủng hộ, hỗ trợ, viện trợ, trợ
cấp…) mà chỉ còn được dùng ở một phạm vi hẹp, trong trường hợp quan hệ giữa Sp1 và Sp2 đang trong tình trạng xấu và gì một lí do nào đó mà Sp1 phải miễn
cưỡng cho tặng kèm theo một thái độ bực tức, khinh bỉ hoặc được giả định là có
một hành động đồi trước đó Đây cũng là điểm khác biệt cơ bản giữa thí và cho, tặng Thí thể hiện sự miễn cưỡng còn cho tặng thể hiện sự tự nguyện.
Thí dụ:
(14) “….Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn:
Cầm lấy mà cút đi cho rảnh
Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi thế à?”
(Nam Cao, Chí Phèo)
Trang 8(15) “…Ông chủ đứng trước mặt bà lão, nét mặt hầm hầm, trợn mắt, khoanh tay vào mặt mà gắt:
Một suýt nữa làm tôi ê cả mặt… Tôi đã cấm bà không được ra đến đây kia mà Đã một lần trước rồi mà không chừa? Bà không biết để sĩ diện cho tôi Đây này bà cầm lấy! Bà về đi! Mặc kệ bà! Bà về ngay bây giờ! Mới có hơn bảy giờ còn sớm! Nói xong ông ta ấn vào tay bà lão, một cái tròn tròn, rồi quay gót trở lên… Bà lão
cố sờ soạng, khi tìm thấy, bèn gí vào mắt để xem, thì cái tròn tròn ấy là đồng hào ván…”
(Nguyễn Công Hoan, Báo hiếu: trả nghĩa cha)
Có thể gọi (14) và (15) là hành động thí nhằm mục đích đuổi) cho dù nó không được tường minh hoá bằng động từ thí Như vậy, với sắc thái biểu cảm hiện nay,
động từ thí không có khả năng biểu thị hành vi cho tặng.
Hiến đg “ Cho cái quý giá một cách tự nguyện và trân trọng”
Động từ hiến có phạm vi sử dụng khá đặc biệt, thường trong ngữ vực phi quy thức
tức giao tiếp giữa những người biết nhưng không thân tình thậm chí không quen biết nhau ( trước khi diễn ra hành động hiến ) Ngoài ra như [5] đã xác nhận động
từ hiến chỉ được dùng trong các trường hợp:
a) Những thứ có giá trị vật chất lớn như: hiến đất, hiến vàng…
b) Những thứ có giá trị sử dụng đặc biệt như; hiến máu, hiến cơ phận, hiến xác,
hiến công trình khoa học…
Do sự chi phối của vật đem hiến nên hiến đòi hỏi ở đối tượng hiến sự tự nguyện cao độ gần như là hi sinh Đối tượng hiến là cá nhân còn đối tượng tiếp nhận hiến
có thể là cá nhân nhưng thường là tập thể ( một nhóm người, một cơ quan, tổ chức
xã hội hay rộng hơn là toàn thể cộng đồng) Mục đích của hiến vì lợi ích chung tất nhiên trong đó có lợi ích cá nhân
Mừng tuổi đg “ Mừng người khác thêm một tuổi vào dịp năm mới”
Trang 9Theo giải nghĩa của [5] thì mừng tuổi tương đương với chúc mừng Tuy nhiên, trong thực tế giao tiếp khi đối tượng tiếp nhận mừng tuổi là người già và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ nhỏ thì mừng tuổi còn được thực hiện bằng một hành vi ngoài lời trao quà mừng tuổi là tiền lẽ cho người được mừng tuổi Do đó, động từ mừng tuổi ngoài nghĩa “mừng người khác thêm một tuổi” còn có nghĩa là cho tặng trong xu hướng giao tiếp hiện nay, ở các vùng đô thị vào những dịp đầu xuân mới động từ mừng tuổi không còn được dùng với nét nghĩa thuần khiết mừng người khác thêm một tuổi nữa mà được sử dụng như một động từ cho tặng đích thực Nghĩa là khi đưa ra phát ngôn chẳng hạn:
(16) Năm mới, ông mừng tuổi cháu Thì nhất định người nói (ông) phải thực hiện ngay một hành động vật lý trao quà mừng tuổi cho người nghe (cháu)
Như vậy, khác với động từ trong nhóm, đối tượng tiếp nhận của mừng tuổi ( khi sử
dụng với nét nghĩa cho tặng ) thường là già và trẻ nhỏ.
Về phạm vi sử dụng, động từ mừng tuổi được dùng trong giao tiếp thân tình và trong thoại trường đặc trưng là dịp tết Nguyên Đán
Kỉ niệm đg “ Cho tặng để làm kỉ niệm”.
Kỉ niệm vốn để được dùng để chỉ mục đích của hành động cho tặng.Tuy nhiên
trong quá trình sử dụng, động từ này đã có những biến đổi về sắc thái nghĩa Hiện
nay, ngoài nét nghĩa chỉ mục đích của hành động cho tặng nó còn được sử dụng như một động từ cho tặng đích thực như (5) đã xác nhận động từ kỉ niệm thường
dùng hích hợp cho những đối tượng trao tiếp trẻ tuổi, cùng nhóm trong thoại trường giao tiếp chia tay Vật kỉ niệm thường được đánh giá là có giá trị tinh thần (17) Mai anh về Hải Phòng, anh kỉ niệm Thìn chiếc áo comple của anh Cả quyển
sổ này nữa
Trên đây là SKKN về ngữ nghĩa thông qua những tìm hiểu của tôi về nhóm từ
đồng nghĩa cho tặng trong tiếng việt Một cách cơ bản, ngoài nét nghĩa chung là
trao vật sở hữu cho người khác nhằm biểu lộ sự quan tâm, quý mến…giữa chúng
Trang 10còn có sự khác biệt về phạm vi sử dụng (thoại trường giao tiếp ), về đối tượng tham gia giao tiếp…bao gồm cả những khác biệt mà tác giả Nguyễn Đức Tồn đã đề ra Tuy nhiên, chỉ khi tham gia vào hoạt động giao tiếp thì các đặc điểm riêng đó mới được bộc lộ rõ nét Vì vậy, khi tìm hiểu ngữ nghĩa của từ đồng nghĩa nói chung, ngoài việc chú trọng vấn đề ngữ nghĩa và cấu trúc của phát ngôn cần thiết phải đặt chúng trong thoại trường cùng với các nhân tố thuộc ngữ cảnh giao tiếp: thói quen giao tiếp, khoảng cách xã hội, khoảng cách quyền lực …mới có thể hiểu chúng một cách thấu đáo SKKN chắc còn nhiều thiếu sót , hạn chế mong Quý đồng nghiệp đóng góp ý kiến để SKKN hoàn chỉnh hơn
Xin chân thành cám ơn !
(Theo tài liệu Ngôn ngữ học )
Sáng kiến được HĐKH Tân Phong , ngày 17 tháng 02 năm 2009
Xếp loại : Người thực hiện
Chủ tịch HĐKH
LE VAN DANH