Nhiều năm liền trong quá trình dạy học, tôithường nhận thấy các em học sinh dễ dàng tìm được các từ trái nghĩa, việc tìm các từđồng nghĩa cũng không mấy khó khăn, tuy nhiên khi học xong
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP5 PHÂN BIỆT TỪ
ĐỒNG ÂM VÀ TỪ NHIỀU NGHĨA”
Trang 2A ĐẶT VẤN ĐỀ
Một trong những nguyên tắc cơ bản của dạy Tiếng Việt là dạy học thông qua giao tiếp.Các hoạt động giao tiếp, đặc biệt giao tiếp bằng ngôn ngữ là công cụ cực mạnh để họcsinh tiếp cận, rèn luyện và phát triển khả năng sử dụng từ Tiếng Việt Do đó, việc đưahọc sinh vào các hoạt động học tập trong giờ Tiếng Việt được giáo viên đặc biệt quantâm, chú ý Ngôn ngữ Tiếng Việt của chúng ta thực sự có nhiều khía cạnh khó, một trongnhững nội dung khó đó là phần nghĩa của từ
Trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 5, nội dung nghĩa của từ được tập trung biênsoạn có hệ thống trong phần Luyện từ và câu Nhiều năm liền trong quá trình dạy học, tôithường nhận thấy các em học sinh dễ dàng tìm được các từ trái nghĩa, việc tìm các từđồng nghĩa cũng không mấy khó khăn, tuy nhiên khi học xong từ đồng âm và từ nhiềunghĩa thì các em bắt đầu có sự nhầm lẫn và khả năng phân biệt từ đồng âm và từ nhiềunghĩa cũng không được như mong đợi của cô giáo, kể cả học sinh khá, giỏi đôi khi cũngcòn thiếu chính xác Trăn trở về vấn đề này, qua nhiều năm dạy lớp 5, tôi đã rút ra một sốkinh nghiệm nhỏ về cách hướng dẫn học sinh phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa Vì
thế, tôi đã chọn sáng kiến kinh nghiệm:” Một số biện pháp giúp học sinh lớp5 phân biệt
từ đồng âm và từ nhiều nghĩa”
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I Thực trạng học sinh trong quá trình học từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
1 Những khó khăn mà học sinh thường gặp phải
- Hầu hết học sinh lớp 5 khi học các tiết luyện từ và câu về từ đồng âm, từ nhiều nghĩađều gặp rất nhiều khó khăn Cụ thể là:
Trang 3- Khó khăn trong việc giải nghĩa các từ: học sinh còn giải nghĩa từ sai, lúng túng và cònlủng củng.
-Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa: còn mơ hồ, định tính
- Phân biệt nghĩa gốc và một số nghĩa chuyển của từ: học sinh còn làm sai đến 40-45%
- Đặt câu có sử dụng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa: chưa chính xác, chưa hay, chưa đúngvới nét nghĩa yêu cầu
2, Nội dung dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa ở lớp 5:
* Từ đồng âm: Từ đồng âm được dạy trong 1 tiết ở tuần 5, các em được học khái niềm
về từ đồng âm Các bài tập về từ đồng âm chủ yếu giúp học sinh phân biệt nghĩa các từđồng âm, đặt câu phân biệt các từ đồng âmbài luyện tập về từ đống âm đã được giảm tải,
vì thế thời lượng còn ít
* Từ nhiều nghĩa: Từ nhiều nghĩa được dạy trong 3 tiết ở tuần 7 và tuần 8 Học sinh
được học khái niệm về từ nhiều nghĩa Các bài tập chủ yếu là phân biệt các từ mangnghĩa gốc và nghĩa chuyển, đặt câu phân biệt nghĩa, nêu các nét nghĩa khác nhau của một
từ Dạng bài tập về phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa không có trong khi đó khả năng
tư duy trừu tượng của các em còn hạn chế
3 Thực trạng của việc dạy và học từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
* Việc dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa của giáo viên:
Trong quá trình dạy học các bài học này, mỗi giáo viên đều làm đúng vai trò hướng dẫn,
tổ chức cho học sinh Tuy nhiên do thời lượng 1 tiết học có hạn nên giáo viên chưa lồngghép liên hệ phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong các bài học Do đó, sau các bàihọc đó học sinh chỉ nắm được kiến thức về nội dung học một cách tách bạch Đôi khi
Trang 4giảng dạy nội dung này, giáo viên còn khó khăn khi lấy thêm một số ví dụ cụ thể ngoàiSGK để minh hoạ phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
* Về việc học từ đồng âm, từ nhiều nghĩa của học sinh:
Trong thực tế, học sinh làm các bài tập về từ đông âm nhanh và ít sai hơn khi học các bàitập về từ nhiều nghĩa, cũng có thể do từ nhiều nghĩa trừu tượng hơn Đặc biệt khi cho họcsinh phân biệt và tìm các từ có quan hệ đồng âm, các nghĩa của từ nhiều nghĩa trong một
số văn cảnh thì đa số học sinh lúng túng và làm bài chưa đạt yêu cầu Ban đầu, khi họctừng bài về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa thì phần đa các em làm được bài, song khi làmcác bài tập lồng ghép để phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa thì chất lượng bài làm yếuhơn
Để kiểm tra khả năng phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, trong bài kiểm tra thườngxuyên sau phần học từ đồng âm, từ nhiều nghĩa tôi đã ra đề kiểm tra ( học sinh lớp 51,
năm học 2009 -2010) như sau:
Bài 1: Dòng nào dưới đây có từ nhiều nghĩa?
a, đàn gà mới nở - hoa nở- nở nụ cuời
b, vàng ưom - vàng hoe - vàng tươi
c, thơ thẩn - thơ ca - thơ ngây
Bài 2: Cặp từ nào dưới đây có từ đồng âm?
Trang 5Bài 3: Trong các từ in đậm dưới đây, những từ nào có quan hệ đồng âm, những từ nào có
quan hệ nhiều nghĩa với nhau?
Vàng: - Giá vàng nước ta tăng đột biến.
4 Nguyên nhân của những khó khăn:
* Lý do thứ nhất: Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có đặc điểm và hình thức giống
nhau, đọc giống nhau, viết cũng giống nhau chỉ khác nhau về ý nghĩa
Ví dụ 1: Từ đồng âm “bàn”(1) trong “cái bàn” và “bàn” trong “bàn công việc” xét về hình thức ngữ âm thì hoàn toàn giống nhau còn nghĩa thì hoàn toàn khác nhau: “bàn” (1)
là danh từ chỉ một đồ vật có mặt phẳng, chân đứng để đồ đạc hoặc làm việc, “bàn” (2) là
động từ chỉ sự trao đổi ý kiến
Ví dụ 2: Từ nhiều nghĩa: “bàn”(1) trong “cái bàn” và “bàn”(2) trong “bàn phím” Hai từ
“bàn” này, về hình thức ngữ âm hoàn toàn giống nhau còn nghĩa thì “bàn” (1) là danh từ chỉ một đồ vật có mặt phẳng, có chân dùng để đi kèm với ghế làm đồ nội thất; “bàn”(2) là
bộ phận tập hợp các phím trong một số loại đàn hoặc máy tính bàn” trong “cái bàn” và
Trang 6“bàn” trong “bàn công việc”đều mang nghĩa gốc, VD2 “bàn” trong “cái bàn” mang nghĩa gốc còn “bàn” trong “bàn phím” mang nghĩa chuyển.
* Lý do thứ hai: Trong chương trình Tiếng Việt 5 chưa có dạng bài tập phối hợp cả hai
kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để học sinh rèn kĩ năng phân biệt
* Lý do thứ ba: HS còn chưa phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa.
II Biện pháp thực hiện
1 Coi trọng việc dạy các tiết học về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa
a Nắm vững kiến thức về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa:
* Từ đồng âm: Là những từ giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa (theo SGK
- đầm trong đầm sen: chỉ khoảng trũng to và sâu giữa đồng để giữ nước
- đầm trong bà đầm : chỉ đàn bà, con gái phương Tây
- đầm trong cái đầm đất: chỉ vật nặng, có cán dùng để nện đất cho chặt
- Đây là kiến thức cô đọng, súc tích nhất dành cho học sinh tiểu học ghi nhớ, vận dụngkhi làm bài tập, thực hành
- Đối với giáo viên tiểu học, cần chú ý thêm từ đồng âm được nói tới trong sách giáokhoa Tiếng Việt 5 gồm cả từ đồng âm ngẫu nhiên (nghĩa là có 2 hay hơn 2 từ có hìnhthức ngữ âm ngẫu nhiên giống nhau, trùng nhau nhưng giữa chúng không có mối quan hệ
Trang 7nào, chúng vốn là những từ hoàn toàn khác nhau) như trường hợp “câu” trong “câu cá”
và “câu” trong “đoạn văn có 5 câu” là từ đồng âm ngẫu nhiên và cả từ đồng âm chuyểnloại (nghĩa là các từ giống nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về nghĩa, đây làkết quả của hoạt động chuyển hóa từ loại của từ)
- VD: a) + cuốc (danh từ): cái cuốc; đá (danh từ): hòn đá
+ cuốc (động từ): cuốc đất; đá (động từ): đá bóngb) + thịt (danh từ): miếng thịt
+ thịt (động từ): thịt con gà
- Từ đồng âm hình thành do nhiều cơ chế: do trùng hợp ngẫu nhiên( gió bay, bọn bay, cái bay), do chuyển nghĩa quá xa mà thành( lắm kẻ vì, vì lý do gì), do từ vay mượn trùng
với từ có sẳn( đầm sen, bà đầm, la mắng, nốt la), do từ rút gọn trùng với từ có sẳn( hụt
mất hai ly, cái ly, hai ký, chữ ký )
Trong giao tiếp cần chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùngvới nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm
* Từ nhiều nghĩa: là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển Các nghĩa
của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau (SGK Tiếng Việt 5 - trang 67)
VD: Ví dụ : - Đôi mắt của bé mở to (bộ phận quan sát của con người mọc ở trên mặt)
- Từ “mắt” trong câu “quả na mở mắt” là nghĩa chuyển
Đối với giáo viên có thể hiểu: Một từ có thể gọi tên nhiều sự vật hiện tượng, biểu thịnhiều khái niệm (khái niệm về sự vật, hiện tượng) trong thực tế khách quan thì từ ấyđược gọi là từ nhiều nghĩa Các nghĩa trong từ nhiều nghĩa có mối liên hệ mật thiết vớinhau
Trang 8Muốn hiểu rõ hơn khái niệm về từ nhiều nghĩa ta có thể so sánh từ nhiều nghĩa với từ mộtnghĩa Từ nào là tên gọi của một sự vật, hiện tượng biểu đạt một khái niệm thì từ ấy chỉ
có một nghĩa.Từ nào là tên gọi của nhiều sự vật, hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm thì
từ ấy là từ nhiều nghĩa
Nhờ vào quan hệ liên tưởng tương đồng (ẩn dụ) và tương cận (hoán dụ) )người ta liêntưởng từ sự vật này đến sự vật kia trên những đặc điểm, hình dáng, tính chất giống nhauhay gần nhau giữa các sự vẩt ấy Từ chỗ gọi tên sự vật, tính chất, hành động này (nghĩa1) chuyển sang gọi tên sự vật, tính chất, hành động khác nghĩa ( nghĩa 2), quan hệ đanghĩa của từ nảy sinh từ đó
Ví dụ: Chín: (1) chỉ quả đã qua một quá trình phát triển, đạt đến độ phát triển cao nhất,hoàn thiện nhất, độ mềm nhất định, màu sắc đặc trưng
(2) Chỉ quá trình vận động, quá trinh rèn luyện từ đó, khi đạt đến sự phát
triển cao nhất ( Suy nghĩ chín, tình thế cách mạng đã chín, tài năng đã chín)
(3) Sự thay đổi màu sắc nước da ( ngượng chín cả mặt ) (4) Trải qua một quá trình đã đạt đến độ mềm (cam chín).
Như vậy muốn phân tích được nghĩa của từ đa nghĩa , trước hết phải, miêu tả thật đầy đủcác nét nghĩa của nghĩa gốc để làm cơ sở cho sự phân tích nghĩa Nghĩa của từ phát triểnthường dựa trên hai cơ sở :
*Theo cơ chế ẩn dụ nghĩa của từ thường có ba dạng sau :
- Dạng 1: Nghĩa của từ phát triển dựa vào sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật,hiện tượng hay nói cách khác là dựa vào các kiểu tương quan về hình dáng
Ví dụ: Mũi 1 ( mũi người) và Mũi 2 ( mũi thuyền) :Miệng 1 ( miệng xinh) và miệng 2 ( miệng bát)
Trang 9- Dạng 2 : Nghĩa của từ phát triểm trên cơ sở ẩn dụ về cách thức hay chức năng, của các
sự vật, đối tượng
Ví dụ : cắt 1 ( cắt cỏ) với cắt 2 ( cắt quan hệ )
- Dạng 3 : Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở ẩn dụ kết quả do tác động của các sự vật đốivới con người
Ví dụ: đau 1 (đau vết mổ ) và đau 2 (đau lòng )
*Theo cơ chế hoán dụ có tác dụng
- Dạng1 :Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở quan hệ giữa bộ phận và toàn thể
Ví dụ: Chân 1 , Tay 1 , mặt 1 là những tên gọi chỉ bộ phận được chuyển sang chỉ cái toàn thể (
anh ấy có chân 2 trong đội bóng Tay 2 bảo vệ của nhà máy số ba có Mặt 2 trong hội nghị)Dạng 2 : nghĩa của từ phát triển trên quan hệ giữa vật chứa với cái được chứa
Ví dụ : Nhà 1 Là công trình xâu dựng (Anh trai tôi đang làm nhà)
Nhà 2 là gia đình ( Cả nhà có mặt)
Ví dụ 2: Thúng1 : Đồ vật dùng để đựng đan bằng tre hoặc nứa( Cái thúng này đan khéo
quá)
Thúng2 : Chỉ đơn vị ( Hai thúng lúa)
Đối với học simh lớp 5, chúng ta không thể yêu cầu học sinh nắm vững các thành phần ýnghĩa của từ, cách thức chuyển nghĩa của từ song yêu cầu học sinh phải giải nghĩa một số
từ thông qua các câu văn, các cụm từ cụ thể, xác định được nghĩa gốc và nghĩa chuyểncủa từ, phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, tìm được một số ví dụ về sự chuyểnnghĩa của từ, đặt câu với các nghĩa của từ nhiều nghĩa
b Nắm vững phương pháp dạy từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
Trang 10* Bài học về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là loại bài khái niệm Giáo viên tổ chức cáchình thức dạy học để giải quyết các bài tập ở phần nhận xét, giúp học sinh phát hiện cáchiện tượng về từ ở các bài tập từ đó rút ra được những kiến thức về từ đồng âm và từnhiều nghĩa Bước tiếp theo giáo viên tổng hợp và kiến thức như nội dung phần ghi nhớ.Đến đây, nếu là HS khá, giỏi, GV có thể cho các em lấy ví dụ về hiện tượng đồng âm,nhiều nghĩa giúp các em nắm sâu và chắc phần ghi nhớ Chuyển sang phần luyện tập,giáo viên tiếp tục tổ chức các hình thức dạy học để giúp học sinh giải quyết các bài tậpphần luyện tập Sau mỗi bài tập giáo viên lại củng cố, khắc sâu kiến thức liên quan đếnnội dung bài học, liên hệ thực tế và liên hệ tới các kiến thức đã học của phân môn LTVCnói riêng và tất cả các môn học nói chung
Trong quá trình dạy học các bài về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, giáo viên cần sử dụng đồdùng dạy học, tranh ảnh minh hoạ nhằm giúp học sinh dễ dàng phân biệt nghĩa của từ.Vídụ:
Trang 11
Tóm lại khi dạy khái niệm về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, cần thực hiện theo quy trìnhcác bước.
- Cho học sinh nhận biết ngữ liệu để phát hiện những dấu hiệu bản chất của từ đồng âm
và từ nhiều nghĩa
- Học sinh rút ra các đặc điểm của từ đồng âm, từ nhiều nghĩa và nếu định nghĩa
- Luyện tập để nắm khái niệm trong ngữ liệu mới
Việc dạy hai bài học trên cũng tuân theo nguyên tắc chung khi dạy luyện từ và câu và vậndụng các phương pháp, hình thức dạy học như:
- Phương pháp hỏi đáp - Hình thức học cá nhân
- Phương pháp giảng giải - Thảo luận nhóm
- Phương pháp trực quan - Tổ chức trò chơi
- Phương pháp luyện tập thực hành
* Đối với các tiết dạy luyện tập về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, giáo viên chủ yếu thôngqua việc tổ chức các hình thức dạy học để giúp học sinh củng cố, nắm vứng kiến thức,nhận diện, đặt câu, xác định đúng nghĩa…
+ Yêu cầu học sinh hiểu và nắm ghi nhớ để vận dụng
Tâm lí học sinh làm những bài tập đơn giản, để lộ kiến thức, ngại học thuộc lòng, ngạiviết các đoạn, bài cần yếu tố tư duy Biết vậy tôi thường cho học sinh ngắt ý của phần ghinhớ cho đọc nối tiếp, rồi ghép lại cho đọc toàn phần, đọc theo nhóm đôi, có lúc thi đuaxem ai nhanh nhất, ai đọc tốt Cách làm này tôi đã cho các em thực hiện ở các tiết học
Trang 12trước đó (về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa) do đó dạy đến từ đồng âm, từ nhiều nghĩa các
em cứ sẵn cách tổ chức như trước mà thực hiện Và kết quả có tới 27/30 học sinh thuộcghi nhớ một cách trôi chảy tại lớp chỉ còn 3 em có thuộc song còn ấp úng, ngắc ngứ
+ Giúp học sinh hiểu đúng nghĩa của các từ phát âm giống nhau
Điều đặc biệt của từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là phát âm giống nhau (nói đọc giốngnhau viết cũng giống nhau) Ta thấy rõ ràng là “đường” (1) trong “đường rất ngọt”,
“đường” (2) trong “đường dậy điện thoại” và “đường” (3) trong “ngoài đường xe cộ đi lạinhộn nhịp” đều phát âm, viết giống nhau Vậy mà “đường” (1) với “đường” (2) và
“đường” (1) với “đường” (3) lại có quan hệ đồng âm, còn “đường” (2) với “đường” (3)lại có quan hệ nhiều nghĩa
Để có được kết luận trên đây, trước hết học sinh phải hiểu rõ nghĩa của các từ đường (1),đường (2), đường (3) là gì?
Trang 13Tiếp đó học sinh căn cứ vào định nghĩa, khái niệm về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa để xácđịnh mối quan hệ giữa các từ “đường”.
Xét nghĩa của 3 từ “đường” trên ta thấy:
Từ đường(1) và từ đường(2) có nghĩa hoàn toàn khác nhau không liên quan đến nhau –kết luận hai từ đường này có quan hệ đồng âm Tương tự như trên từ đường(2) và từđường(3) cũng có mối quan hệ đồng âm
Từ đường(2) và từ đường(3) có mối quan hệ mật thiết về nghĩa trên cơ sở của từ đường(3) chỉ lối đi, ta suy ra nghĩa của từ đường(2) (truyền đi) theo vệt dài (dây dẫn) Như vậy
từ đường (3) là nghĩa gốc, còn từ đường(2) là nghĩa chuyển – kết luận từ đường(2) và từđường(3) có quan hệ nhiều nghĩa với nhau
2 Tổ chức dạy trên lớp có sự lồng ghép, gợi mở kiến thức
Trong chương trình sách giáo khoa, bài dạy về từ nhiều nghĩa được sắp xếp sau bài dạy
về từ đồng âm Như vậy để phòng xa sự nhầm lẫn giữa từ đồng âm với từ nhiều nghĩa thìngay ở bài dạy về từ đồng âm ngoài ví dụ đúng về các trường hợp không phải đồng âm đểcác em nhận xét
Ví dụ: Từ “đi” trong các trường hợp sau đây có phải hiện tượng đồng âm hay không?
- Mẹ hay đi bộ vào buổi tối để giảm béo
- Bố mới đi Hà Nội về
- Hè này, cả nhà em đi du lịch
- Cụ ốm nặng, đã đi hôm qua rồi
- Anh đi con mã, tôi đi con tốt
- Thằng bé đã đến tuổi đi học
Trang 14Bài tập này giáo viên chủ yếu yêu cầu học sinh nhận diện từ “đi” trong các câu văn trên
là hiện tượng đồng âm hay không phải đồng âm, không yêu cầu các em giải thích gì và sẽ
có hai phương án trả lời: đồng âm/không đồng âm Đến đây giáo viên gợi mở để biết từ
“đi” trong các câu văn trên có phải là quan hệ đồng âm hay không, các em về nhà suynghĩ tìm hiểu SGK các tiết luyện từ và câu sau cô sẽ giúp các em tìm câu giải đáp
Để không mất nhiều thời gian tiết học cho nội dung trên, giáo viên viết sẵn nội dung câuhỏi gợi mở ra bảng phụ và tiến hành sau khi học sinh lấy ví dụ về từ đồng âm để khẳngđịnh lại ghi nhớ Lúc đó tự các em sẽ có một sự so sánh giữa các ví dụ về từ đồng âm với
ví dụ trên đây, đồng thời giáo viên kích thích đươc tư duy của học sinh Trước khi kếtthúc tiết học, giáo viên cũng không quên nhắc học sinh về nhà tiếp tục suy nghĩ trả lờigiải thích về hiện tượng từ “đi” trong các câu văn đã cho
Trong bài dạy “từ nhiều nghĩa” giáo viên có thể lấy thêm một hai trường hợp về từ nhiềunghĩa, sau đó quay lại lấy một ví dụ về từ đồng âm cho học sinh nhận định về các từtrong ví dụ
VD: từ “chỉ” trong các trường hợp sau là từ đồng âm hay nhiều nghĩa? Vì sao?
Cái kim sợi chỉ – chiếu chỉ – chỉ đường – một chỉ vàng ở câu hỏi này, giáo viên yêu cầuhọc sinh giải thích lí do lựa chọn để khẳng định kiến thức và khả năng nhận diện, phânbiệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa Sau khi học sinh trả lời giáo viên chốt lại từ “chỉ”trong các trường hợp trên có quan hệ đồng âm vì nghĩa của từ “chỉ” trong mỗi trường hợpkhác nhau, không có quan hệ với nhau
Nội dung trên, giáo viên cũng tiến hành như trong khoảng 2-3 phút, dành thời gian chocác em làm bài tập phần luyện tập Cuối tiết học giáo viên nhấn mạnh: các em cần lưu ýphân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, tránh nhầm lẫn đáng tiếc giữa hai hiện tượngnày