Song sau khi học hai bài “Từ đồng âm”, “Từ nhiều nghĩa” thì các em bắt đầu có sự nhầm lẫn và khả năng phân biệt từ đồng âm và từ nhiềunghĩa mà mấu chốt là xác định được nghĩa gốc và nghĩ
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
-*** -SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5
PHÂN BIỆT TỪ ĐỒNG ÂM VÀ TỪ NHIỀU NGHĨA
Người thực hiện : Lê Thị Thúy
Trang 2MỤC LỤC
Trang
A :MỞ ĐẦU: 1
1 Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm 2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
B : NỘI DUNG: 1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3
2 Thực trạng dạy và học từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trước khi áp dụng 3
sáng kiến
3 Các biện pháp phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa: 6
4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: 17
C: KẾT LUẬN: 18
1 Kết luận: 18
2 Kiến nghị đề xuất: 18
D: KẾT LUẬN: 21
A MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm.
Trang 3Người ta thường nói: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp ViệtNam” Quả đúng như vậy! Trong chương trình Tiểu học, môn Tiếng Việt giữmột vị trí đặc biệt quan trọng chiếm thời lượng nhiều nhất Bởi vì nó vừa là mônkhoa học, vừa là môn công cụ giúp học sinh có kĩ năng lĩnh hội những kiến thứccủa các môn học khác Một trong những phân môn rèn cho học sinh kĩ năng nóiviết thành câu là môn học Luyện từ và câu Mạch kiến thức Luyện từ và câuđược mở rộng và nâng cao dần cho học sinh Tiểu học từ lớp 2 đến lớp 5 Trongnội dung chương trình môn học Luyện từ và câu lớp 5 học sinh được học về cáclớp từ Đó là các từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.Mảng kiến thức này khá trừu tượng đối với học sinh Tài liệu tham khảo dànhcho giáo viên và học sinh Tiểu học về các lớp từ cũng ít Nội dung chương trìnhlại giảm tải đi một số bài (Như bài: "Dùng từ đồng âm để chơi chữ") nhưng thực
tế sử dụng các từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong các văn cảnh, trong cách nóicủa người Việt Nam lại nhiều Trong quá trình dạy học, tôi thường nhận thấy
các em học sinh sau khi học hai bài “Từ trái nghĩa”, “Từ đồng nghĩa” thì các
em dễ dàng tìm được các từ trái nghĩa, việc tìm các từ đồng nghĩa cũng không
mấy khó khăn Song sau khi học hai bài “Từ đồng âm”, “Từ nhiều nghĩa” thì
các em bắt đầu có sự nhầm lẫn và khả năng phân biệt từ đồng âm và từ nhiềunghĩa mà mấu chốt là xác định được nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiềunghĩa còn rất lúng túng, làm sai nhiều Vì vậy, dạy như thế nào để học sinh hiểu
và sử dụng đúng các từ đồng âm, từ nhiều nghĩa quả là không dễ Trăn trở vềvấn đề này, qua những năm giảng dạy lớp 5 và bồi dưỡng học sinh giỏi, bản thântôi đã trao đổi cùng với đồng nghiệp, tổ chuyên môn trong nhà trường tìm tòi vàthử nghiệm một số biện pháp nhằm giúp học sinh lớp 5 nhận ra đâu là hiệntượng đồng âm, đâu là hiện tượng nhiều nghĩa Thực tế áp dụng vào giảng dạy
đã đem đến những hiệu quả thiết thực trong Chính vì vậy mà tôi chọn đề
tàì“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa” để viết sáng kiến kinh nghiệm cho năm học này.
2 Mục đích nghiên cứu.
Trang 4Tôi nghiên cứu vấn đề này nhằm hệ thống hóa nội dung, kiến thức về từđồng âm, từ nhiều nghĩa trong chương trình Luyện từ và câu lớp 5 Từ đó đề ramột số biện pháp giúp học sinh lớp 5 phân biệt, nhận diện được hiện tượng đồng
âm, hiện tượng nhiều nghĩa trong các văn cảnh cụ thể với mục đích góp mộttiếng nói chung nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt trong nhà trường
3 Đối tượng nghiên cứu.
Với đề tài này tôi tập trung nghiên cứu về khái niệm từ đồng âm, từ nhiềunghĩa; sự giống và khác nhau giữa từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; cách phân biệt,nhận diện được từ đồng âm, từ nhều nghĩa và luyện sử dụng từ đặt câu cũng nhưcảm nhận được giá trị nghệ thuật của từ đồng âm, từ nhiều nghĩa
4 Phương pháp nghiên cứu.
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng một số phương pháp chủyếu sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
B NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Trang 5Một trong những nguyên tắc cơ bản của dạy Tiếng Việt là dạy học thôngqua giao tiếp Các hoạt động giao tiếp, đặc biệt giao tiếp bằng ngôn ngữ là công
cụ để học sinh tiếp cận, rèn luyện và phát triển khả năng sử dụng từ Tiếng Việt
Từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ, vai trò của từ trong hệ thống ngôn ngữ quyđịnh tầm quan trọng của việc dạy từ ngữ ở Tiểu học Nếu như không có vốn từđầy đủ thì không thể sử dụng ngôn ngữ như một công cụ giao tiếp được Vì vậyviệc cung cấp kiến thức lý thuyết về từ cũng như kỹ năng nắm nghĩa, sử dụng từcho học sinh Tiểu học là rất quan trọng Mặt khác, ngôn ngữ Tiếng Việt củachúng ta thực sự phong phú và nhiều mảng kiến thức khó Một trong những nộidung khó đó là phần nghĩa của từ
Trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 5, nội dung nghĩa của từ được tậptrung biên soạn có hệ thống trong phần Luyện từ và câu Để giúp học sinh phânbiệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, tôi tập trung hướng dẫn học sinh phânbiệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa Nghĩa gốc và nghĩa chuyểntrong từ nhiều nghĩa là một hiện tượng độc đáo của tiếng Việt, góp phần làmcho tiếng Việt thêm phong phú và mang đậm một nét đặc sắc riêng mà khôngthể lẫn với một thứ ngôn ngữ nào khác Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiềunghĩa đã được SGK Tiếng Việt 5 tập 1 nêu trong khi dạy về từ nhiều nghĩanhưng khi xác định và phân biệt trong văn bản cụ thể thì có nhiều trường hợpgiáo viên cũng như học sinh vẫn nhầm lẫn Để khắc phục vấn đề trên, tôi thiếtnghĩ cần phải nắm vững những quy luật cơ bản trong Tiếng Việt
- Quy luật nhận thức của con người: Quá trình nhận thức của con người
bao gồm hai mặt: cảm tính và lý tính Trong đó nhận thức cảm tính là nhận thứcđầu tiên Điều này có nghĩa là tư duy của con người bao giờ cũng đi từ cụ thể,trực quan, cảm tính đến trừu tượng lý tính Dựa vào quy luật trên, ta có thể rút rathủ pháp nhận diện, phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của một từ như sau:Trong hai nghĩa của từ, nếu nghĩa nào cụ thể hơn (tức là với nghĩa này, từ chỉ cóhiện tượng trực quan cảm tính) thì đó là nghĩa gốc Nghĩa nào có tính chất trừutượng hơn (chỉ hiện tượng trừu tượng thuộc nhận thức lý tính), thì đó là nghĩachuyển
Ví dụ: Nghĩa của từ “chín” khi nói về quả, hạt hoặc hoa là nghĩa chính, còn khi
nói về sự suy nghĩ của con người thì đó là nghĩa chuyển
Quy luật chuyển nghĩa của từ: Tất cả các sự chuyển nghĩa có tính chất ẩn dụ
trong ngôn ngữ đều xuất phát từ những thuộc tính của con người và từ hiện thựcgần gũi nhất đối với con người đến toàn bộ thế giới còn lại Dựa vào quy luậtnày, ta có thể thấy: Trong hai ý nghĩa của một từ, nghĩa nào nói đến bản thâncon người, động vật hoặc nói về các hành động, tính chất của con người thì
Trang 6thường là nghĩa có trước (nghĩa gốc) còn nghĩa nói về các hiện tượng khác cònlại thường là nghĩa chuyển Người ta thường chuyển nghĩa của từ so với nghĩagốc bằng cách thêm hoặc bớt nét nghĩa.
Ví dụ: “răng” trong răng người, răng chuột là nghĩa chính.
“răng” trong răng bừa, răng cào là nghĩa chuyển
2 Thực trạng dạy và học từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trước khi áp dụng sáng kiến.
Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, trong quá trình giảng dạymảng kiến thức từ đồng âm và từ nhiều nghĩa ở lớp 5 tôi nhận thấy:
- Về phía giáo viên: Trong quá trình dạy học các bài này, mỗi giáo viên
đều làm đúng vai trò người hướng dẫn, tổ chức cho học sinh tích cực lĩnh hộikiến thức Tuy nhiên, chưa thực sự chú trọng đến xác định nghĩa gốc và nghĩachuyển trong từ nhiều nghĩa khi dạy học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiềunghĩa trong các bài học Do đó, sau các bài học học sinh chỉ nắm được kiến thức
về nội dung học một cách tách bạch Đôi khi giảng dạy nội dung này, giáo viêncòn khó khăn khi lấy thêm một số ví dụ cụ thể từ bên ngoài SGK để minh họaphân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
- Về phía học sinh: Học sinh không nắm chắc khái niệm nghĩa gốc, nghĩa
chuyển của từ, không hiểu thế nào là từ một nghĩa, thế nào là từ nhiều nghĩa.Trong thực tế học sinh làm các bài tập về phân biệt và tìm các từ có quan hệđồng âm, các nghĩa của từ nhiều nghĩa trong một số văn cảnh thì đa số học sinhlúng túng và làm bài chưa đạt yêu cầu
* Kết quả thực trạng của việc dạy và học phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa ở trường Tiểu học Thiệu Dương:
Năm học 2016 – 2017 tôi được phân công phụ trách lớp 5Đ Ngay ởnhững tuần học đầu tiên tôi đã tiến hành kiểm tra về kĩ năng phân biệt nghĩa gốc
và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa , thống kê và phân loại lỗi của các em cụ thểnhư sau:
Bài 1: Trong các từ gạch chân ở các dòng sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc,
từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?
a) Không nên ăn 1 quả xanh
b) Tàu vào bến ăn 2 than
c) Càng đi xa tôi càng nhớ nhà 1
d) Nhà 2 tôi ở đầu xóm.
Kết quả: Nhiều học sinh xác định sai Tập trung vào 2 lỗi cơ bản sau:
- Học sinh xác định từ ăn 2 được dùng theo nghĩa gốc (ăn = lấy, bỏ vào)
- Học sinh khẳng định từ nhà 1 được dùng theo nghĩa gốc (nhà = nơi ở)
Trang 7Bài 2: Em hãy đặt một câu theo nghĩa gốc, một câu theo nghĩa chuyển của từ đi.
Kết quả: Học sinh chủ yếu mắc lỗi diễn đạt ý không rõ ràng cụ thể Vì
thế, người đọc khó xác định “từ trong văn cảnh” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển Nhiều học sinh đã làm bài tập như sau:
- Trường hợp 1:
a) Cu Bin đã đi (nghĩa gốc)
b) Ông em đã đi (nghĩa chuyển)
Đúng ra, trong trường hợp này, các em phải đặt từ “đi” trong văn bản cụ thể hơn:
a) Cu Bin đã đi1 đựơc vài bước (nghĩa gốc)
b) Vì bệnh nặng, ông em đã đi2 hôm qua (nghĩa chuyển)
(đi 1: tự di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác bằng những bước chân nhấc lên, đặtxuống liên tiếp.)
(đi 2: mất, chết, qua đời.)
- Trường hợp 2:
a) Em đi 1 học sớm mỗi ngày (nghĩa gốc)
b) Bố tôi đã đi 2 công tác (nghĩa chuyển)
Còn ở trường hợp này, lẽ ra từ đi 1 phải được hiểu theo nghĩa chuyển (hay
có thể gọi đó là nghĩa chuyển dần từ nghĩa gốc sang nghĩa chuyển)
Bài 3: Đặt câu theo những nghĩa khác nhau của từ chín và cho biết từ nào được
dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?
Kết quả: Nhiều học sinh đã làm như sau:
a) Bài thi cuối kì, em được chín1 môn toán ( nghĩa gốc)
b) Bạn nên suy nghĩ cho chín2 rồi hãy nói (nghĩa chuyển)
Thực ra, hai từ “chín” ở 2 câu trên không phải là từ nhiều nghĩa mà chúng
là những từ đồng âm, vì nghĩa của hai từ này không hề có mối liên hệ với nhau (chín1: số tự nhiên đứng liền sau số 8)
(chín2: suy nghĩ kĩ để đạt hiệu quả cao)
Bài 4: Các từ in đậm trong câu thơ sau là hiện tượng từ đồng âm hay từ nhiều
nghĩa?
Rằm xuân 1 lồng lộng trăng soi
Sông xuân 2 nước lẫn màu trời thêm xuân 3 Kết quả: Nhiều học sinh hiểu nhầm xuân1 cũng giống xuân2 và xuân3(tươi đẹp, sáng trong, đầy sức sống) nên xác định sai cho rằng là hiện tượngđồng âm Thực chất, từ xuân1 chỉ mùa đầu tiên, tươi đẹp, đầy sức sống của mộtnăm.(nghĩa gốc), còn xuân2 và xuân3 mới chỉ đặc điểm của sông, của trời:tươiđẹp, sáng trong, đầy sức sống (nghĩa chuyển) Như vậy đây phải là hiện tượng từ
Trang 8nhiều nghĩa vì nghĩa của các từ xuân có điểm giống nhau: tươi đẹp, đầy sứcsống.
Bài 5: a) Đặt một câu có hai từ non đồng âm với nhau.
b) Đặt một câu có hai từ cổ là hiện tượng từ nhiều nghĩa.
Kết quả: Với bài tập dạng này học sinh không làm đúng yêu cầu Hầu hết các em đặt thành các câu khác nhau, mỗi câu chứa một từ
Tổng hợp kết quả:
Trước thực trạng học sinh chưa phân biệt được nghĩa gốc, nghĩa chuyển
và vận dụng đặt câu còn sai nhiều như trên, tôi thực sự trăn trở vấn đề cần dạynhư thế nào để học sinh nắm vững mảng kiến thức này
3 Các biện pháp phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
Trước thực trạng trên, để góp phần vào việc giúp học sinh phân biệt được
từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, tôi đã thực hiện một số biện pháp cơ bảnsau:
- Dạy cho học sinh nắm vững khái niệm về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa
- So sánh từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
- Nhận biết được từ một nghĩa và từ nhiều nghĩa
- Phát hiện ra mối liên hệ giữa nghĩa chuyển với nghĩa gốc của từ nhiều nghĩa
- Phân biệt hiện tượng đồng âm với hiện tượng nhiều nghĩa trong các văn cảnh
cụ thể
- Đặt câu phân biệt nghĩa của các từ đồng âm, từ nhiều nghĩa
- Cảm nhận tác dụng của từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong cảm thụ văn học
3.1 Cung cấp khái niệm về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
Trước hết, khi dạy bài "Từ đồng âm", "Từ nhiều nghĩa" tôi đã chú trọngđến việc dạy cho học sinh nắm vững khái niệm về hai loại từ này Cụ thể:
- Từ đồng âm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác nhau về
nghĩa (SGK Tiếng Việt 5 - tập 1 - trang 51)
Từ đồng âm được dạy trong 1 tiết ở tuần 5, các em được học khái niệm về
từ đồng âm Các bài tập về từ đồng âm chủ yếu giúp học sinh phân biệt nghĩacác từ đồng âm, đặt câu phân biệt các từ đồng âm Bài “Dùng từ đồng âm đểchơi chữ” đã được giảm tải, vì thế thời lượng dạy nội dung này còn ít Muốnhiểu được nghĩa của các từ đồng âm, cần đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn
cụ thể
Trang 9- Từ nhiều nghĩa: Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số
nghĩa chuyển Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ vớinhau (SGK Tiếng Việt 5 - Tập 1 - Trang 67)
Từ nhiều nghĩa được dạy trong 3 tiết ở tuần 7 và tuần 8 Học sinh đượchọc khái niệm về từ nhiều nghĩa Các bài tập chủ yếu là phân biệt các từ mangnghĩa gốc và nghĩa chuyển, đặt câu phân biệt nghĩa Nêu các nét nghĩa khácnhau của một từ
Trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5, các bài học về khái niệm từ đồng
âm, và từ nhiều nghĩa đều có cấu trúc bài học gồm ba phần: Nhận xét, Ghi nhớ, Luyện tập.
- Nhận xét: là phần cung cấp ngữ liệu và nêu câu hỏi (bài tập) gợi ý cho học sinh
phân tích nhằm rút ra kiến thức lí thuyết Theo quan điểm tích hợp, ngữ liệuthường được rút ra từ những bài tập đọc mà học sinh đã học Các ngữ liệu đềumang tính điển hình cao và có số lượng chữ hạn chế để đảm bảo tính hiệu quảcủa việc phân tích và không làm mất thời gian học tập
- Ghi nhớ: là phần chốt lại những điểm chính yếu về kiến thức được rút ra từ
việc phân tích ngữ liệu Học sinh cần nắm vững những kiến thức này
- Luyện tập: là phần bài tập nhằm củng cố và vận dụng kiến thức đã học.
Sau mỗi bài học lí thuyết về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, tôi đều yêu cầuhọc sinh chép nội dung ghi nhớ vào Sổ tay Tiếng Việt và học thuộc
Đối với các tiết dạy luyện tập về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa tôi luôn yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa để giúp học sinh ghi nhớ sâu hơn
3.2 So sánh từ đồng âm và từ nhiều nghĩa:
Khi học sinh đã được học và nắm vững khái niệm từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, tôi bắt đầu yêu cầu học sinh kẻ bảng so sánh sự giống và khác nhau giữa
từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
- Giống nhau: Phát âm giống nhau (Tức hình thức thể hiện trên chữ viết giốngnhau)
- Khác nhau:
+ Từ đồng âm: Nghĩa hoàn toàn khác nhau
+ Từ nhiều nghĩa: Có điểm giống nhau về nghĩa
Như vậy, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có đặc điểm và hình thứcgiống nhau, đọc giống nhau, viết cũng giống nhau chỉ khác nhau về ý nghĩa
Ví dụ 1: Con ruồi đậu 1 mâm xôi đậu 2
đậu 1 : là một hoạt động (Động từ)
đậu 2 : là tên một loại hạt dùng để thôi xôi (Danh từ)
Trang 10Hai từ đậu phát âm giống nhau nhưng nghĩa của chúng không có dính dáng, liên quan gì đến nhau Tức là nghĩa hoàn toàn khác nhau Như vậy, đậu 1
và đậu 2 là từ đồng âm
Ví dụ 2: Chân 1 anh đi khắp chân 2 trời góc bể
chân 1: là bộ phận cuối cùng của cơ thể, giúp nâng đỡ cơ thể, giúp cơ thể
di chuyển
chân 2: là bộ phận cuối cùng của sự vật
Hai từ chân phát âm giống nhau, đồng thời chúng có nét nghĩa giống nhau (Đều là bộ phận cuối của sự vật) Như vậy, chân 1 và chân 2 là từ nhiềunghĩa
Ví dụ 3: Chúng tôi ngồi vào bàn 1 để bàn 2 công việc
bàn 1: chỉ một đồ vật có mặt phẳng, chân đứng để đồ đạc hoặc làm việc (Danh từ)
bàn 2 : chỉ sự trao đổi ý kiến.(Động từ)
Hai từ bàn xét về hình thức ngữ âm thì hoàn toàn giống nhau còn nghĩa thì hoàn toàn khác nhau Như vậy, bàn 1 và bàn 2 là từ đồng âm
Để giúp học sinh không nhầm lẫn giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa tôi
đã dạy cho học sinh dựa vào một số dấu hiệu phân biệt qua bảng tóm tắt sau :
- Đọc giống nhau, viết giống nhau
- Dựa vào văn cảnh để xác định nghĩa