1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kinh nghiệm giúp HS lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

22 279 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 404,5 KB

Nội dung

Phân môn “Luyện từ và câu” trang bị cho học sinhnhững kiến thức khoa học về Tiếng Việt, những kĩ năng sử dụng Tiếng Việt đểhọc sinh tự hoàn thiện nhân cách của mình ở phương diện ngôn ng

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC GIÚP HỌC SINH LỚP 5 PHÂN BIỆT TỪ ĐỒNG ÂM VÀ TỪ NHIỀU NGHĨA.

Người thực hiện : Lê Thị Hà

Chức vụ : Giáo viên

Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Điện Biên I

SKKN thuộc lĩnh vực môn: Tiếng Việt

THANH HÓA NĂM 2017

Trang 2

1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3

2 Thực trạng việc dạy học về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trước

khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

4

3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5

4 Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm 17

I MỞ ĐẦU

Trang 3

1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Hiện nay, giáo dục tiểu học đã và đang thực hiện đổi mới toàn diện, đồng

bộ nội dung, chương trình giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học Mục tiêucủa bậc Tiểu học là hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự pháttriển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kĩ năng cơ bản đểtiếp tục học Trung học cơ sở Để thực hiện được mục tiêu này thì vai trò củangười giáo viên đặc biệt quan trọng Dạy học sinh làm người và trang bị tri thứccho học sinh là hai công việc song song Chính vì thế đòi hỏi mỗi giáo viên phải

có phương pháp giáo dục phù hợp thông qua việc giảng dạy tất cả các môn họctrong nhà trường để đặt nền móng vững chắc cho việc đào tạo nguồn nhân lực,bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội Vì vậy việc đổimới nội dung và phương pháp dạy học ở Tiểu học nói chung và đổi mới phươngpháp dạy học phân môn “Luyện từ và câu” ở lớp 5 nói riêng là vấn đề cần thiết

và cấp bách hiện nay đó là: “Dạy - học dựa vào các hoạt động tích cực, chủ động

và sáng tạo của học sinh” Phân môn “Luyện từ và câu” trang bị cho học sinhnhững kiến thức khoa học về Tiếng Việt, những kĩ năng sử dụng Tiếng Việt đểhọc sinh tự hoàn thiện nhân cách của mình ở phương diện ngôn ngữ và văn hóa.Học sinh cần học tốt môn học này để có cơ sở học tốt những môn học khác, họcsinh cần phải được học rất thiết thực nhằm phát triển kĩ năng giao tiếp của mình.Phương pháp dạy học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạocủa học sinh, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đếntình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh Vì vậy việc tổ chứcdạy học phải được xây dựng thành hệ thống việc làm cho học sinh để các em tựchiếm lĩnh kiến thức và hình thành phát triển được các kĩ năng cần thiết Xâydựng được một hệ thống bài tập tốt và tổ chức thực hiện chúng một cách hiệuquả có vai trò quyết định đối với chất lượng dạy học phân môn luyện từ và câu Chương trình môn Tiếng Việt lớp 5, phân môn Luyện từ và câu phần nội dungnghĩa của từ được tập trung biên soạn một cách khoa học và có hệ thống Từđồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa là mảng kiến thức quantrong của phân môn Luyện từ và câu Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy các

em học sinh dễ dàng tìm được các từ trái nghĩa, việc tìm các từ đồng nghĩa cũngkhông khó khăn, tuy nhiên giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa thì học sinhthường nhầm lẫn và khả năng phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là khó đốivới học sinh Mặt khác, khi dạy về từ nhiều nghĩa và từ đồng âm hầu như giáoviên ít có sách tham khảo, chưa có nhiều tài liệu đề cập đến vấn đề này Trăn trở

về vấn đề trên, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm nhỏ về cách hướng dẫn học sinhphân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa Vì thế, tôi đã chọn sáng kiến kinh

nghiệm: “Một số biện pháp dạy học giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm

và từ nhiều nghĩa”

Trang 4

1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Tôi chọn đề tài này nghiên cứu với mục đích:

- Giúp học sinh tháo gỡ những nhầm lẫn giữa từ đồng âm với từ nhiềunghĩa góp phần làm giàu thêm vốn từ cho học sinh

- Giúp học sinh thiết lập mối quan hệ của từ với sự vật và tách được ýnghĩa từ vựng của từ khỏi sự vật được biểu thị bởi từ

- Giúp học sinh có năng lực sử dụng từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong khinói hoặc viết, để từ đó các em sử dụng được vốn từ làm công cụ giao tiếp tư duy

1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Một số kinh nghiệm giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp xây dựng cơ sở lý thuyết

- Phương pháp kiểm tra, khảo sát thực tế

- Phương pháp thu thập thông tin

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Nhiệm vụ của môn Tiếng Việt là cung cấp cho học sinh những tri thức về

hệ thống Tiếng Việt (hệ thống âm thanh, cấu tạo từ, cấu trúc ngữ pháp, khả năngbiểu cảm của ngôn ngữ, quy tắc hoạt động của ngôn từ), đồng thời hình thànhcho học sinh kĩ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) Ngoài ra Tiếng Việt còn làcông cụ giao tiếp và tư duy Môn Tiếng Việt còn trang bị cho học sinh một sốcông cụ để tiếp nhận và diễn đạt mọi kiến thức khoa học Tiếng Việt là công cụ

để học các môn học khác Các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là phương tiện, làđiều kiện thiết yếu của quá trình học tập Chính vì thế, giáo viên phải có nhữngphương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của bộ môn, mặt khác phải có kiếnthức Tiếng Việt dạy học phù hợp và không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ Trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 5, mảng nội dung nghĩa của từđược tập trung và được biên soạn có hệ thống trong phần luyện từ và câu Nhiềunăm liền trong quá trình dạy học, tôi thường nhận thấy các em học sinh dễ dàngtìm được các từ trái nghĩa, việc tìm các từ cùng nghĩa, gần nghĩa cũng khôngmấy vất vả, tuy nhiên khi học xong từ nhiều nghĩa và từ đồng âm thì các em bắtđầu có sự nhầm lẫn và khả năng phân biệt các từ đồng âm với từ nhiều nghĩa củahọc sinh không được như mong đợi của cô giáo kể cả một số học sinh học tốtđôi khi cũng làm thiếu chính xác Vì từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều đượchình thành từ quy luật tiết kiệm của ngôn ngữ - dùng ít kí hiệu nhưng biểu đạtđược nhiều Tuy nhiên chúng là hai lớp từ khác nhau Từ đồng âm hình thành do

Trang 5

nhiều cơ chế: do trùng hợp ngẫu nhiên, do chuyển nghĩa quá xa mà thành, do từvay mượn trùng với từ sẵn có, do từ rút gọn trùng với từ sẵn có, … Từ nhiềunghĩa là một từ nhưng có nhiều nghĩa Từ nhiều nghĩa hình thành do cơ chếchuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ hoặc hoán dụ Các nghĩa của từ nhiềunghĩa có liên quan với nhau Nhưng cũng có khi cùng một hình thức ngữ âm vừa

có thể có hiện tượng đồng âm, vừa có thể có hiện tượng nhiều nghĩa Trăn trở vềvấn đề này, qua những năm dạy lớp 5 tôi đã rút ra một số kinh nghiệm nhỏ vềcách dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, bài tập phân biệt từ đồng âm với từ nhiềunghĩa Sau đây tôi xin được chia sẻ những kinh nghiệm nhỏ ấy qua bàiviết: “Một số biện pháp dạy học giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từnhiều nghĩa” nhằm giúp học sinh tháo gỡ những lầm lẫn giữa từ đồng âm và từnhiều nghĩa

2.2 THỰC TRẠNG VIỆC DẠY – HỌC VỀ TỪ ĐỒNG ÂM VÀ TỪ NHIỀU NGHĨA TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

2.2.1 Thực trạng chương trình Luyện từ và câu của lớp 5

* Thời lượng chương trình:

Từ đồng âm được dạy trong 1 tiết ở tuần 5 chương trình Tiếng Việt lớp 5,.Các em được học khái niệm về từ đồng âm Các bài tập về từ đồng âm chủ yếugiúp học sinh phân biệt nghĩa các từ đồng âm, đặt câu trong đó có các từ đồng

âm Bài luyện tập về từ đồng âm đã được giảm tải, vì thế thời lượng trongchương trình dành cho kiến thức này còn ít Từ nhiều nghĩa được dạy trong 3 tiết

ở tuần 7 và tuần 8 Học sinh được học khái niệm về từ nhiều nghĩa., Các bài tậpchủ yếu là phân biệt các từ mang nghĩa gốc và nghĩa chuyển, đặt câu phân biệtnghĩa, nếu các nét nghĩa khác nhau của một từ

* Dạng bài tập của sách giáo khoa:

Dạng bài tập về phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa rất ít Duy nhất có 1bài tập (bài 1 trang 82 - TV5 - tập 1) có dạng phân biệt, nhận diện từ đồng âm và

từ nhiều nghĩa Như vậy số lượng bài tập thực hành giúp học sinh phân biệt từđồng âm và từ nhiều nghĩa còn quá ít

2.2.2.Thực trạng việc dạy của giáo viên

Kinh nghiệm thực tế giảng dạy, qua dự giờ và trao đổi với đồng nghiệp,tôi nhận thấy:

Bản thân giáo viên Tiểu học phải dạy nhiều môn học không chuyên sâu vềmột bộ môn nên kiến thức cũng chưa nắm sâu nhất là kiến thức phần nghĩa của

từ trong Tiếng Việt ở lớp 5 Việc giáo viên giúp học sinh phân biệt từ đồng âm

và từ nhiều nghĩa thường gặp nhiều khó khăn, bởi phần kiến thức đưa vào trongchương trình chỉ ở mức độ đơn giản Phần nghĩa của từ mới dùng ở khái niệm,thông qua các bài tập thực hành giúp học sinh hiểu và khắc sâu kiến thức.Chương trình chưa chỉ ra những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa từ đồng

Trang 6

âm và từ nhiều nghĩa Do vậy đôi khi giáo viên cũng cảm thấy lúng túng, nhầmlẫn trong các trường học phức tạp.

Bên cạnh những khó khăn về chuyên môn của giáo viên thì thời gian để traođổi chuyên môn còn ít bởi trong một buổi sinh hoạt chuyên môn còn nhiều vấn

đề cần thảo luận thống nhất.Chính vì vậy vấn đề đầu tư chuyên sâu kĩ càng chokiến thức từ đồng âm , từ nhiều nghĩa chưa có sự đầu tư thích đáng nên hiệu quảgiờ dạy chưa cao

2.2.3 Thực trạng việc học của học sinh

*Phần kiến thức từ nhiều nghĩa đối với các em còn khó, còn trừu tượng:

Một thực tế cho thấy khi học và làm bài tập về từ đồng âm học sinh tiếpthu và làm bài nhanh hơn khi học và làm bài tập về từ nhiều nghĩa, có lẽ bởi từnhiều nghĩa trừu tượng hơn Đặc biệt, khi cho học sinh phân biệt và tìm các từ

có quan hệ đồng âm, các từ có quan hệ nhiều nghĩa với nhau trong một số văncảnh thì đa số học sinh lúng túng và làm bài chưa đạt yêu cầu Lúc đầu, khi đangcòn dạy tách bạch từng bài về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa tôi thấy phần lớn các

em làm bài trong vở bài tập tương đối đạt yêu cầu

* Vốn từ và vốn hiểu biết của các em còn hạn chế:

Khi học phần từ nhiều nghĩa, việc xác định nghĩa chuyển đối với các em làrất khó bởi vốn hiểu biết về nghĩa của từ có giới hạn Các nét nghĩa chuyển, mốiquan hệ giữa nghĩa chuyển và nghĩa gốc, các em khó phân biệt tìm ra nét chung.Dạng bài tập phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, học sinh còn lung túng

2.3 CÁC BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH PHÂN BIỆT TỪ ĐỒNG ÂM VÀ TỪ NHIỀU NGHĨA.

2.3.1 Biện pháp thứ nhất: Giúp học sinh nắm vững khái niệm cơ bản

về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.

Nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa,trước hết giáo viên yêu cầu học sinh hiểu và thuộc ghi nhớ (khái niệm) của bàihọc Chính vì thế, tôi thường cho học sinh nắm khái niệm bằng những hình thức,cách làm như sau:

Bước 1: Hướng dẫn phân tích ngữ liệu phần nhận xét để tiếp cận với khái niệm.

Khi học về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là loại bài khái niệm, giáo viên

tổ chức các hình thức dạy học để giải quyết các bài tập ở phần nhận xét, giúphọc sinh phát hiện các hiện tượng về từ ở các bài tập từ đó rút ra được nhữngkiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa Ở bước làm này, tất cả các đối tượnghọc sinh đều thực hiện xâm nhập yêu cầu ngữ liệu qua các phương pháp dạyhọc: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, quan sát…

Bước 2: Hướng dẫn học sinh tự tổng hợp và nắm nội dung khái niệm

Trang 7

Ở bước này, giỏo viờn cú thể cho cỏc em lấy vớ dụ về hiện tượng đồng õm,nhiều nghĩa giỳp cỏc em nắm sõu và năm chắc phần ghi nhớ Tõm lớ học sinhlàm những bài tập đơn giản, để lộ kiến thức, ngại học thuộc lũng, ngại viết cỏcđoạn, bài cần yếu tố tư duy Biết vậy tụi thường cho học sinh ngắt ý của phầnghi nhớ cho đọc nối tiếp, rồi ghộp lại cho đọc toàn phần, đọc theo nhúm đụi, cúlỳc thi đua xem ai nhanh nhất, ai đọc tốt Cỏch làm này tụi đó cho cỏc em thựchiện ở cỏc tiết học trước đú (về từ đồng nghĩa, từ trỏi nghĩa) do đú dạy đến từđồng õm, từ nhiều nghĩa cỏc em cứ sẵn cỏch tổ chức như trước mà thực hiện

Bước 3: Củng cố việc nắm khỏi niệm ở phần luyện tập

Chuyển sang phần luyện tập, giỏo viờn tiếp tục tổ chức cỏc hỡnh thức dạyhọc để giỳp học sinh giải quyết cỏc bài tập phần luyện tập Sau mỗi bài tập giỏoviờn lại củng cố, khắc sõu kiến thức liờn quan đến nội dung bài học, liờn hệ thực

tế và liờn hệ tới cỏc kiến thức đó học của phõn mụn LTVC núi riờng và tất cả cỏcmụn học núi chung

Vớ dụ: Dạy khỏi niệm từ đồng õm tiết 10- tuần 5

Bước 1: HDHS phõn tớch ngữ liệu phần nhận xột để tiếp cận khỏi niệm

từ đồng õm.

Bài 1,2: Viết cỏc cõu lờn bảng:

ễng ngồi cõu cỏ.

Đoạn văn này cú năm cõu.

- GV yờu cầu học sinh thảo luận nhúm:

+ Em cú nhận xột gỡ về hai cõu văn trờn?

+ Nghĩa của từ cõu trong từng cõu trờn là gỡ ?

+ Hóy nờu nhận xột của em về nghĩa và cỏch phỏt õm cỏc từ cõu trờn

- Từ những phần cõu hỏi trờn,học sinh sẽ nắm được:

Câu (1): câu cá : bắt cá tôm bằng móc sắt nhỏ (thờng có mồi) buộc ở một đầu sợi dây

Câu (2): câu văn : đơn vị của lời nói …

- Giỏoviờn kết luận về cõu trả lời bài tập phần nhận xột

Bước 2: Hướng dẫn học sinh tự tổng hợp và nắm nội dung khỏi niệm

õm nhưng khỏc hẳn nhau về nghĩa (theo SGK TV5 – tập 1 – trang 51)

- Cho học sinh ngắt ý của phần ghi nhớ để cỏc em dễ hiểu và dễ nhớ.(2 ý:giống õm nhưng khỏc nghĩa)

Trang 8

Bước 3: Củng cố việc nắm khái niệm từ đồng âm ở phần luyện tập

Phần bài tập thực hành luyện tập: Xác định nghĩa của từng cặp từ : Hòn đá

và đá bóng

- Phần này, tôi cho học sinh mức hoàn thành sử dụng từ điển Tiếng Việt đểnắm nghĩa từ Sau khi các em giải thích xong, giáo viên cần sử dụng đồ dùngdạy học, tranh ảnh minh họa nhằm giúp học sinh dễ dàng phân biệt nghĩa của từ:

đá trong hòn đá là chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất, kết thành từng tảng, từng hòn;

đá trong đá bóng là đưa nhanh chân và hất mạnh bóng cho xa ra hoặc đưa bongvào khung thành đối phương

Bước 3: Củng cố việc nắm khái niệm ở phần luyện tập

Việc dạy hai bài học trên cũng tuân theo nguyên tắc chung khi dạy luyện

từ và câu và vận dụng các phương pháp, hình thức dạy học như:

- Phương pháp hỏi đáp - Hình thức học cá nhân

- Phương pháp giảng giải - Thảo luận nhóm

- Phương pháp trực quan - Tổ chức trò chơi

Trang 9

Từ đồng âm với nhau thì luôn luôn đồng âm trong tất cả mọi hoàn cảnh sử dụng Các

từ đồng âm bao giờ cũng khác hẳn nhau về nghĩa Bản thân mỗi từ đều mang nétnghĩa riêng biệt, không thể tìm được một nét nghĩa chung nào giữa các từ

+ Từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về nghĩa

Để đạt được mục đích của biện pháp này, tôi đã thực hiện theo các bước sau :

Bước 1 : Hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa của từ cần xét tới

Khi chưa biết từ trong bài là đòng âm hay nhiều nghiã thì giáo viên cần :

- Giáo viên yêu cầu tất cả học sinh nêu cách hiểu của mình về nét nghĩacủa từ trong bài mà các em có được từ vốn sống hiểu biết của mình

- Nếu có trường hợp học sinh do vốn từ ngữ hạn chế, tôi cho các em sửdụng từ điển Tiếng Việt để tra

- Nếu mức độ học sinh chưa nắm rõ trên từ điển, tôi cho học sinh quan sáthình ảnh thể hiện nghĩa của từ cần tìm hiểu (hình ảnh thông qua phương tiện dạyhọc dưới dạng bài giảng điện tử powerpoin.)

Bước 2 : Dựa vào mức độ cụ thể, trừu tượng của từ để phân biệt nghĩa gốc - nghĩa chuyển.

Khi gặp hai hoặc nhiều nghĩa của từ trong văn cảnh, muốn biết từ đó dùngtheo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển, chúng tôi đã hướng dẫn học sinh thông quacách nhận biết trực quan như sau:

- Từ nào có ý nghĩa cụ thể hơn: Nghĩa của từ chỉ những sự vật, hiện tượnghoặc tính chất, hành động cụ thể, mà các em có thể cảm nhận được bằng giácquan thì từ đó được dùng theo nghĩa gốc

- Từ nào có nghĩa trừu tượng hơn: nghĩa của từ chỉ những sự vật, hiệntượng hoặc hành động, tính chất mà các em không thể cảm nhận bằng giác quanthì từ đó được dùng theo nghĩa chuyển

- Từ nhiều nghĩa, trong đó chỉ có một nghĩa gốc, các nghĩa khác là nghĩachuyển, nghĩa chuyển bao giờ cũng có mối quan hệ với nghĩa gốc, nghĩa chuyểnđược suy ra từ nghĩa gốc Các từ mang nghĩa chuyển thì thường có thể nêu nghĩabằng cách thay thế bằng một từ khác (mang nghĩa phụ)

Ví dụ : Dạy phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong bài tập Tiết 16- Tuần 8

Ví dụ : Từ “đường” trong các trường hợp sau là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa?

- Từ “đường” (1) trong “đường rất ngọt”

- Từ “đường” (2) trong “đường dây điện thoại”

- Từ “đường” (3) trong “ngoài đường xe cộ đi lại nhộn nhịp”

Bước 1 : Hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa của từ cần xét tới là từ “ đường”

- Để có được kết luận đúng, trước hết giáo viên cần giúp học sinh tìm hiểunghĩa của các từ “đường” (1) “đường” (2), “đường” (3) là gì?

- Giáo viên yêu cầu giải nghĩa chính xác các từ “đường” như trên, các emphải có vốn từ phong phú, có vốn sống Vì vậy trong dạy học tất cả các môn, tôi

Trang 10

luôn chú trọng trau dồi, tích lũy vốn từ cho học sinh, nhắc học sinh có ý thứctích lũy cho mình vốn sống

- Không phải đối tượng học sinh nào cũng có vốn sống , vốn từ phong phúnên số học sinh không huy động được vốn từ của mình có thể cho các em sửdụng tra từ điển Tiếng Việt đồng thời nắm được một số biện pháp giải nghĩa từ

Xét nghĩa của 3 từ “đường” trên ta thấy:

Từ “đường” (1): chỉ một chất có vị ngọt

Từ “đường” (2) chỉ dây dẫn, truyền điện thoại phục vụ cho việc thông tinliên lạc

Từ “đường” (3) chỉ lối đi cho các phương tiện, người, động vật

- Nếu từ điển một số em không có hay céc em chưa hiểu cụ thể thì tôi choquan sát hình ảnh của 3 từ đường trong 3 ví dụ trên

Bước 2:Dựa vào mức độ cụ thể, trừu tượng của từ để phân biệt nghĩa gốc - nghĩa chuyển của từ “đường”

- Từ nào có ý nghĩa cụ thể hơn: Nghĩa của từ chỉ những sự vật, hiệntượng hoặc các em có thể cảm nhận được bằng giác quan thì từ đó được dùngtheo nghĩa gốc Dựa vào điều này, các em sẽ chỉ ra từ “đường” (3) trong “ngoàiđường xe cộ đi lại nhộn nhịp” mang nghĩa gốc

- Từ nào có nghĩa trừu tượng hơn: nghĩa của từ chỉ những sự vật, hiệntượng có nét nghĩa chung với nghĩa gốc thì ở đây các em sẽ thấy được từ

“đường” (2) chỉ dây dẫn, truyền điện thoại phục vụ cho việc thông tin liên lạc

Với hai bước trong biện pháp trên, các em biết kết quả sẽ là :

Từ “đường” (1) và từ “đường” (2) có nghĩa hoàn toàn khác nhau, không

có nét nghĩa chung – kết luận hai từ này là từ đồng âm

Tương tự như trên từ “đường (1) và từ “đường” (3) cũng hoàn toàn khácnhau về nghĩa nên hai từ nay cũng là từ đồng âm

Từ “đường” (2) và từ “đường” (3) có mối quan hệ mật thiết về nghĩa trên

cơ sở của từ “đường” (3) chỉ lối đi, ta suy ra nghĩa của từ “đường” (2) có nghĩatruyền đi theo vệt dài (dây dẫn) Như vậy từ “đường (3) là nghĩa gốc, còn từ

“đường” (2) là nghĩa chuyển – kết luận “đường” (2) và “đường” (3) là từ nhiềunghĩa

2.3.3 Biện pháp 3 Xây dựng phương pháp dạy về từ đồng âm và từ

nhiều nghĩa

Trong quá trình dạy học các bài Từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, ngoài việcchuẩn bị kế hoạch lên lớp chu đáo, chi tiết cùng với vốn từ ngữ phong phú củagaios viên thì bản thân giáo viên khi thực hiện tiết dạy cần kết hợp linh hoạt cácphương pháp, hình thức dạy học tuân theo nguyên tắc chung khi dạy luyện từ vàcâu và vận dụng các phương pháp, hình thức dạy học như:

- Phương pháp hỏi đáp - Hình thức học cá nhân

Trang 11

- Phương pháp giảng giải.

- Phương pháp trực quan

- Phương pháp thực hành

- Thảo luận nhóm

- Tổ chức trò chơi

a Dạy dạng bài hình thành kiến thức mới

Khi dạy bài Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, giáo viên cần thực hiện theoquy trình các bước

Bước 1: Cho học sinh nhận biết, phân tích ngữ liệu để phát hiện những dấu hiệu bản chất của từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa

Bước 2: Rút ra các đặc điểm của từ đồng âm, từ nhiều nghĩa và nêu khái niệm

Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh tự lấy thêm ví dụ về các trường hợp từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa

Qua việc học sinh tự lấy thêm ví dụ, giáo viên có thể nắm bắt được mức

độ hiểu bài của học sinh và có thể giúp các em giải quyết các trường hợp các emcòn nhầm lẫn giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Bước 4: Luyện tập, củng cố kiến thức thông qua các bài tập

Trong chương trình sách giáo khoa, bài từ nhiều nghĩa được sắp xếp saubài “từ đồng âm” Để giúp học sinh tránh sự nhầm lẫn từ đồng âm với từ nhiềunghĩa thì ngay khi dạy bài Từ đồng âm, giáo viên có thể đưa thêm ví dụ về cáctrường hợp không phải đồng âm để các em nhận xét

Ví dụ : Dạy bài Từ nhiều nghĩa

Bước 1: Cho học sinh nhận biết, phân tích ngữ liệu để phát hiện những dấu hiệu bản chất của từ nhiều nghĩa

- Ở bước này, thông thường tôi thường sử dụng biện pháp dạy học : hỏiđáp, giảng gải, trực quan

Bài tập1 phần nhận xét : HS tìm hiểu nghĩa của các từ : tai, răng, mũi với

các nét nghĩa

A- Từ B- Nghĩa

Tai a/ Bộ phận ở hai bên đầu người hoặc động vật dùng để nghe

Răng b/ Phần xương cứng, màu trắng, mọc trên hàm, dùng để cắn, giũ

và nhai thức ăn

Mũi c/ Bộ phận nhô lên ở giữa mặt người hoặc động vật có xương

sống, dùng để thở và ngửi

Bài tập 2 Phần nhận xét : Từ việc nắm nghĩa ở bài tập 1, việc thực hiện

bài tập 2 là dễ dàng với học sinh thông qua biện pháp trực quan, học sinh đượcquan sát hình ảnh : răng chiếc cào, mũi thuyền rẽ nước, tai của chiếc ấm Nghĩacủa các từ tai, răng, mũi không giống ở bài tập 1

Ngày đăng: 10/08/2017, 13:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ngô Trần Ái (2004), Phương pháp dạy môn Tiếng Việt Tiểu học, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy môn Tiếng Việt Tiểu học
Tác giả: Ngô Trần Ái
Nhà XB: NXBGiáo dục Việt Nam
Năm: 2004
2. Lê Phương Nga (2006), Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở tiểu học - Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Giáo trình đào tạo giáo viên Tiểu học hệ Cao đẳng Sư phạm và Sư phạm 12 + 2, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở tiểu học -Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Giáo trình đào tạo giáo viên Tiểu học hệCao đẳng Sư phạm và Sư phạm 12 +
Tác giả: Lê Phương Nga
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
3. Trần Mạnh Hưởng - Lê Hữu Tỉnh (2005), Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi dưỡng học sinh giỏi TiếngViệt 5
Tác giả: Trần Mạnh Hưởng - Lê Hữu Tỉnh
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2005
4. Lê Phương Nga (chủ biên) (2006), Tiếng Việt 5 nâng cao, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt 5 nâng cao
Tác giả: Lê Phương Nga (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáodục
Năm: 2006
5. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2004), Hỏi - Đáp về dạy học Tiếng Việt 5, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi - Đáp về dạy học Tiếng Việt5
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w