1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ nhiều nghĩa từ đồng nghĩa từ đồng âm ở trường Tiểu học

22 4,2K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 294,14 KB

Nội dung

Giúp học sinh tháo gỡ những nhầm lẫn giữa các từ nhiều nghĩa từ đồng nghĩa từ đồng âm .Góp phần làm giàu thêm vốn từ cho HS.Giúp học sinh thiết lập mối quan hệ của từ với sự vật và tác được ý nghĩa từ vựng của từ khỏi sự vật được biểu thị bởi từ . Giúp HS có năng lực sử dụng từ nhiều nghĩa từ đồng nghĩa từ đồng âm trong sinh sản văn bản bằng hình thức nói họăc viết, để từ đó các em sử dụng được Tiếng Việt văn hóa làm công cụ giao tiếp tư duy. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 phân bịêt từ nhiều nghĩa từ đồng nghĩa từ đồng âm ở trường Tiểu học”.

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 5 PHÂN BIỆT TỪ ĐỒNG NGHĨA -

TỪ NHIỀU NGHĨA - TỪ ĐỒNG ÂM Ở

TRƯỜNG TIỂU HỌC

Trang 2

nó còn có chức năng kép mà các môn học khác không có được, đó là: Trang bị cho

HS một số công cụ để tiếp nhận và diễn đạt mọi kiến thức khoa học trong nhà trường Tiếng Việt là công cụ để học các môn học khác ; kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là phương tiện là điều kiện thiết yếu của qúa trình học tập Bên cạnh chức năng giao tiếp , tư duy ngôn ngữ còn có chức năng quan trọng nữa đó là thẩm mĩ , ngôn ngữ là là phương tiện để tạo nên cái đẹp; hình tượng nghệ thuật.Trong văn học HS phải thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ vì thế ỏ trường tiểu học Tiếng Vịêt và văn học được tích hợp với nhau,Văn học giúp HS có thẩm lành mạnh, nhận thức đúng đắn,

có tình cảm thái độ hành vi của con người Việt Nam hiện đại, có khả năng hòa nhập

và phát triển cộng đồng Mặt khác ngôn ngữ văn học còn là biểu hiện bậc cao của

Trang 3

nghệ thuật ngôn từ Cho nên dạy tiếng trong khi dạy tiếng trong khi dạy văn là cách bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ tối ưu cho người học Dạy Tiếng Việt là đưa các

em hoà nhập vào một môi trường sống của thời kì hội nhập Ngược lại hiểu sâu sắc về Tiếng Việt lại tác động đến kĩ năng cảm thụ thơ văn của HS Kết hợp giữa dạy văn và dạy tiếng sẽ tạo được hiệu quả cao giữa hai môn văn Tiếng Việt Để đạt được hiệu quả giữa hai môn Văn-Tiếng Việt đòi hỏi người giáo viên cần phải dạy ở mọi nơi mọi lúc trong tất cả các môn học đặc biệt là môn Tiếng Việt.Phải có những phương

pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của bộ môn này phải có kiến thức Tiếng Việt vững vàng và không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ

2-Cơ sở thực tiễn

Thực tế ở đây đã cho thấy điều đó : Có nhiều GV không ngừng say sưa tìm tòi sáng tạo trong giảng dạy, đưa chất lượng ngày càng đi lên về mọi mặt, đáp ứng được với nhu cầu đòi hỏi của xã hội trong thời kì đổi mới; nhưng cũng thật đáng buồn vì còn có một số ít GV còn coi nhẹ vấn đề này Mặt khác chương trình các môn học ở trường tiểu học hiện nay đã được sắp xếp một cách khoa học hệ thống song đối với học sinh tiểu học là bậc học nền tảng Đến trường là là một bước ngoặt lớn của các em, trong đó họat động học là họat động chủ đạo, kiến thức các môn học về tự nhiên và xã hội chưa được bao nhiêu , vốn từ sử dụng vào trong cuộc sống để diễn đạt trình bày tư tưởng, tỉnh cảm của mình còn quá ít Các em thường lẫn lộn giữa từ nhiều nghĩa-từ đồng nghĩa- từ đồng âm Hơn thế nữa các em chưa ý thức được vai trò xã hội của ngôn ngữ , chưa nắm được các phương tiện kết cấu và quy luật cũng như họat động chức năng của nó Mặt khác HS cần hiểu rõ người ta nói và viết không chỉ cho riêng mình mà cho người khác ngôn ngữ cần chính xác,

rõ ràng đúng đắn và dễ hiểu , tránh làm cho người khác hiểu sai nội dung câu, từ, ý nghĩa diễn đạt

Qua thực tế giảng dạy dự giờ đồng nghiệp ở trường sở tại ,trường bạn ,tôi nhận thấy việc dạy và học về từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm còn có một số tồn tại sau :

Trang 4

+GV truyền kiến thức về khái niệm từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng

âm còn máy móc ,rập khuôn và sơ sài , lấy ví dụ mà chưa hiểu được bản chất của

nó Chỉ bó hẹp trong phạm vi SGK Khi thoát khỏi phạm vi này thì HS hầu hết đều luống cuống và nhầm lẫn

+Khi thể hiện tiết dạy hầu như GV chỉ chú ý đến đối tượng học sinh khá, giỏi , còn lại đa số HS khác thụ động ngồi nghe rồi một số em khác có muốn nêu cách hiểu của mình về từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm cũng sợ sai lệch, từ

đó tạo nên không khí một lớp học trầm lắng, HS làm việc tẻ nhạt , thiếu hứng thú không tạo được hiệu quả trong giờ học

+Trong những bài dạy về từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm hầu như GV ít đọc tài liệu tham khảo, ít học hỏi và trao đổi với đồng nghiệp

Phải chăng những tồn tại đó còn tiềm ẩn trong mỗi tiết dạy để rồi GV tự dấu

đi những kiến thức tài năng sẵn có và những gì đã được học tập, lĩnh hội ở nhà trường sư phạm rồi dần dần đánh mất Đứng trước thực trạng như vậy và rút kinh nghiệm qua 5 năm dạy-học lớp 5, năm nay tôi có : “Một số kinh nghiệm giúp HS lớp 5 phân bịêt từ nhiều nghĩa- từ đồng nghĩa, từ đồng âm” Nhằm giúp học sinh tháo gỡ những lầm lẫn giữa các từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm tạo nền tảng để các em học tốt môn Tiếng Vịêt Tuy là bước đầu nhưng tôi mạnh dạn nêu lên và mong được sự ủng hộ quan tâm, đóng góp của các bạn đồng nghiệp để tôi được hòan thiện hơn về kinh nghiệm này

II-MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Tôi chọn đề tài này nghiên cứu với mục đích :

-Giúp học sinh tháo gỡ những nhầm lẫn giữa các từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm Góp phần làm giàu thêm vốn từ cho HS

-Giúp học sinh thiết lập mối quan hệ của từ với sự vật và tác được ý nghĩa từ vựng của từ khỏi sự vật được biểu thị bởi từ

-Giúp HS có năng lực sử dụng từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm trong sinh sản văn bản bằng hình thức nói họăc viết, để từ đó các em sử dụng được Tiếng Việt văn hóa làm công cụ giao tiếp tư duy

Trang 5

III-KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1-Khách thể nghiên cứu

Việc dạy từ nhiều nghĩa- từ đồng nghĩa - từ đồng âm ỏ nhà trường tiểu học

Trang 6

2-Đối tượng nghiên cứu

Một số kinh nghiệm giúp HS phân bịêt về từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm

IV-NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

1-Nghiên cứu vấn đề lí luận

2-Nghiên cứu thực trạng và đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học về từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm cho HS

3-Rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc dạy-học từ nhiều nghĩa -từ

đồng nghĩa - từ đồng âm

V-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

-Phương pháp điều tra

-Phương pháp trắc nghiệm

-Phương pháp nghiên cứu sản phẩm

-Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

PHẦN II- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

I-NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

1-Nguyên tắc dạy học

a)Khái niệm : Nguyên tắc dạy học là những luận điểm cỏ bản có tính quy luật của

lí luận dạy- học, có tác dụng chỉ đạo tòan bộ tiến trìn giảng dạy và học tập phù hợp với mục đích dạy-học nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy-học

b)Nguyên tắc đồng bộ : Đây là nguyên tắc đòi hỏi người giáo viên trong việc

dạy từ nhiều nghĩa- từ đồng nghĩa - từ đồng âm là phải tiến hành ở mọi nơi trong tất

cả các môn học Dạy từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa -từ đồng âm phải trở thành một

bộ phận không thể thiếu được của mỗi giờ Tiếng Việt , đặc biệt là phần dạy về từ vựng Tiếng Việt cần chú trọng đi sâu về bản chất của từ nhiều nghĩa –từ đồng nghĩa - từ đồng âm

c)Nguyên tắc thực hành : Đòi hỏi họat động ngôn ngữ thường xuyên , đó là những

bài tập miệng , bài viết trình bày ý nghĩs, ứng dụng lí thuyết vào thực hành vào việc giải quyết những vấn đề cụ thể của ngữ pháp, chính tả, tập làm văn Dạy từ nhiều

Trang 7

nghĩa -từ đồng nghĩa - từ đồng âm phải gắn làm giàu những biểu tượng tư duy bằng con đường quan sát trực tiếp và thông qua những mẫu lời nói , hội thoại

d)Nguyên tắc cụ thế : HS tiểu học còn nhận thức theo kiểu “trực quan sinh động

đến tư duy trừu tượng , từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn nên giai đoạn đầu khi giới thiệu về từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa ,từ đồng âm cần phải tác động bằng kích thích vật thật và bằng lời Mặt khác các em cần được nghe, thấy, phát âm và viết từ mới để các em nói thành tiếng hoặc nói thầm đều do chúng quan sát được

e)Nguyên tắc tính đến đặc điểm của từ trong hệ thống ngôn ngữ

Nghĩa là khi dạy từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa- từ đồng âm cần được trình bày như là việc thiết lập quan hệ giữa từ và yếu tố hiện thực , quan hệ giữa từ với một lớp sự vật cùng loại được biểu thị bởi từ Đó là hai mặt hình thức và nội dung của tín hiệu từ, hai mặt này gắn chặt với nhau , tác động lẫn nhau, phải làm cho HS nắm vững hai mặt này và mối tương quan giữa chúng

2-Phương pháp dạy -học

a)Khái niệm : Phương pháp dạy-học là tổ hợp cá cách thức họat động của thầy và

trò trong quá trình dạy -học dưới sự hứong dẫn chỉ đạo của thầy nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học

b)Các phương pháp dạy-học cơ bản

-Phương pháp thuyết trình

-Phương pháp đàm thoại

-Phương pháp trực quan

-Phương pháp thực hành luyện tập

II-THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU

1-Đặc điểm địa phương

Địa phương là một xã miền núi nên HS trường tôi hầu hết là con em có hoàn cảnh kinh tế gia đình còn khó khăn , điều kiện học tập của con em còn thấp , đặc bịêt sự quan tâm của phụ huynh còn hạn chế, phần nào làm ảnh hưỏng đến kết quả học tập của học sinh

Trang 8

2-Đặc điểm của nhà trường

Năm học 2006- 2007 Trường tiểu học Đức Đồng có 487 học sinh với tổng số

23 cán bộ giáo viên Ban giám hiệu vững về chuyên môn, có bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy và nhiều giáo viên là giáo viên giỏi huyện, 3 năm liền có giáo viên giỏi tỉnh , đã có nhiều tiết thao giảng về từ nhiều nghĩa- từ đồng nghĩa- từ đồng âm song do địa bàn miền núi phần nào còn có nhiều hạn chế như : các tài liệu tham khảo còn thiếu, các phương pháp dạy-học chưa đầy đủ phần nào ảnh hưởng đến chất lượng dạy- học trong nhà trường

3-Đặc điểm của lớp

Năm học 2006 – 2007 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5B là lớp có trình

độ nhận thức không đồng đều ( có nhiều HS khá, giỏi nhưng cũng có không ít HS yếu kém tư duy chậm ,Một số em “thiểu năng trí tuệ bẩm sinh”) Một số phụ huynh thiếu sự quan tâm đến việc học của con cái, số lượng HS đông ý thức học của một

số HS còn yếu Tuy vậy tôi vẫn mạnh dạn đăng kí thi đua :

-Học sinh giỏi tỉnh : 2 em -Học sinh giỏi huyện 3em -Tỉ lệ HS tốt nghiệp -Về học lực : +Loại giỏi : 5em +Loại khá : 10 em +Trung bình : 15 em -Lớp đạt lớp tiên tiến xuất sắc

III-KẾT NGHIÊN CỨU

1-Kết quả điều tra khảo sát chất lượng học sinh

Vào đầu năm học 2006- 2007 ngay từ bài Luyện từ và cầu đầu tiên tôi đã khảo sát chất lượng HS bằng cách cho các từ sau: “ xanh, xanh biếc, xanh lè, đỏ au,

đỏ bừng, đỏ chạch, đỏ chói, đỏ chót, Đồng (tiền), (cánh ) đồng, bàn (việc), (cái) bàn, (Thè) lưỡi, lưỡi liềm, lưỡi hái, lưỡi dao, lưỡi cày, lưỡi lê, lưỡi gươm”

Yêu cầu HS xác định và phân thành 3 nhóm : Từ đồng nghĩa; từ nhiều nghĩa;

từ đồng âm

Trang 9

Kết quả các em làm được là :

-Số HS làm đúng (đạt ,khá, giỏi) : 2/ 30 em

-Số HS đạt điểm trung bình : 15 em

-Số HS còn điểm yếu : 13 em

Như vậy nhìn chung HS nắm bài về từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa, từ đồng

âm chưa chăc chắn, chưa chính xác

Qua một số bài tập làm văn mà HS lớp tôi đã làm do HS không hiểu được nghĩa của từ và cách sử dụng nó nên khi viết bài văn về “ tả cây bóng mát mà em yêu thích” Em Nguyễn Hùng có đoạn viết : “Lá bàng xanh, thân bàng nâu, quả bàng cũng màu xanh ” Hoặc đối với đề bài tả về đồ chơi mà em thích nhất bạn Bùi Lí đã viết : “ con gấu bông có cặp mắt đen sì mũi nhọn như bóng .”

Sỏ dĩ các em dùng từ như vậy là do không nắm được từ đồng nghĩa, cơ sở tạo nên từ nhiều nghĩa

2-Học hỏi và trao đổi với đồng nghiệp

Khi dạy về từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm tôi thường trao đổi với ban giám hiệu, bạn bè đồng nghiệp, để tìm ra cái hay, cái mới trong giảng dạy nên

đã rút ra được nhiều kinh nghiệm bổ ích cho bản thân

3-Hướng dẫn học sinh khi học các khái niệm về từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa,

từ đồng âm

3.1 Từ đồng nghĩa :

Định nghĩa : *Từ đồng nghĩa là các từ khác nhau về mặt ngữ âm nhưng

giống nhau về mặt ý nghĩa , chúng cùng biểu thị các sắc thái khác nhau của cùng một khái niệm.( Tài liệu của Trường đại họcVinh )

Ví dụ: Cùng nói đến khái niệm ăn có xơi, nhậu nhẹt

*Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau

Ví dụ: siêng năng , chăm chỉ,cần cù,

*Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn , có thế thay thế cho nhau trong lời nói

Ví dụ : hổ, cọp, hùm,

Trang 10

*Có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn Khi dùng những từ này ,ta phải cân nhắc để lựa chọn cho đúng Ví dụ :

+ăn, xơi, chén, (biểu thị thái độ, tình cảm khác nhau đối với người đối thoại hoặc điều được nói đến)

+mang, khiêng, vác, ( biểu thị những cách thức hành động khác nhau ) (Sách Tiếng Việt 5 tập 1)

3.2 Từ nhiều nghĩa :

Định nghĩa :*Là từ dùng một hình thức âm thanh biểu thị nhiều ý nghĩa

(biểu thị nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau ), các ý nghĩa có quan hệ với nhau, chúng lập thành một trật tự,một cơ cấu nghĩa nhất định

Ví dụ : đầu : (1)bộ phận trên hết của người, bộ phận trước hết của người của

vật

(2)trí tuệ thông minh : anh ấy là người có cái đầu

(3)Vị trí danh dự : anh ấy luôn đứng đầu lớp về mọi mặt

(4)Vị trí tận cùng của sự vật : Anh ở đầu sông em cuối sông

(Tài liệu của trường đại học Vinh –Chu Thị Thủy An)

*Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau

Ví dụ : -Đôi mắt của bé mở to (bộ phận quan sát của con người mọc ở trên

mặt)

-Quả na mở mắt ( quả na bắt đầu chín , có những vết nứt rộng ra

giống hình con mắt) ( Sách Tiếng Việt 5 Tập 1)

3.3Từ đồng âm

a) Định nghĩa: *Là những từ giống nhau về ngữ âm nhưng khác nhau về ý

nghĩa

Ví dụ : Cổ: bộ phận cơ thể con người và cổ :xưa, lạc hậu

bác: anh, chị của bố mẹ và bác là chưng cất, bác là phủ định, bác là

bố( Bác mẹ em nghèo) ( Tài liệu của trường Đại học Vinh –Chu Thị Thủy An)

Trang 11

b)Ngôn ngữ có tính tiết kiệm co nên tất yếu dẫn đến hiện tượng đồng âm

.Tuy nhiên đồng âm trong Tiếng Việt có đặc điểm riêng :

-Thường xẩy ra ở những từ có cấu trúc đơn giản ( các từ đơn tiết)

-Các từ đồng âm trong Tiếng Việt chỉ xẩy ra trong ngữ cảnh vì Tiếng Việt là ngôn ngữ không biến hình

*Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa

Ví dụ : a) Ông ngồi câu cá (Câu là họat động bắt cá, tôm bằng móc sắt

nhỏ (thường có mồi) buộc ở đầu một sợi dây )

b) Đoạn văn này có 5 câu( câu là đơn vị của lời nói diễn đạt một ý

trọn vẹn , trên văn bản được mở đầu bằng một chữ cái viết hoa và kết thúc bằng một dấu ngắt câu ) (Sách Tiếng Việt 5 tập 1)

4-Hướng dẫn học sinh phân biệt từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm

4.1-Từ đồng nghĩa

* Bản chất của từ đồng nghĩa :Thực tế học sinh thường nhầm lẫn giữa từ

đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm.Không nắm được nghĩa của chúng bởi vì định nghĩa về từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm chưa chính xác dẫn đến sự khó khăn cho HS trong vịêc nhận diện Phân biệt từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm chỉ dựa vào định nghĩa là chưa đủ Đứng trước thực tế đó nên tôi đã mở rộng thêm cho HS một số kiến thức sau:

-Từ đồng nghĩa : Bản chất của từ đồng nghĩa ( tính ở mức độ của từ đồng

nghĩa )

Khả năng họat động tác động đến sự di chuyển của các sự vật có các từ: ném,

lao, phóng, quăng, vứt, xán xô, đẩy liệng, tống đạp, đá, nhấn, dìm, kéo, dật, rút, gieo, rắc, vãi, trút, xoay, quay, gồng,, gánh

Căn cứ vào chiều di chuyển để chia ra các nhóm đồng nghĩa

-Di chuyển ra xa chủ thể: ném, phóng, lao

-Di chuyển gần lại : lôi, kéo, co, giật, rút

-Di chuyển quay xung quanh chủ thể: gánh,xoay, quay

-Di chuyển cùng chủ thể : Gồng, gánh, bưng, đội, cõng

Ngày đăng: 22/06/2014, 19:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w