1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số kinh nghiệm giúp học sinh học tập hiệu quả dạng văn tả cảnh trong phân môn tập làm văn lớp 5

32 850 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 187,5 KB

Nội dung

Dạy tốt phân môn Tập làm văn nói chung và dạng văn tả cảnh nói riêng làvấn đề được nhiều giáo viên Tiểu học quan tâm.. Là giáo viên, nhất là giáo viên dạy lớp 5 không ai tránh khỏi những

Trang 1

MỤC LỤC

I Phần mở đầu

II Phần nội dung

e) Phân tích đánh giá các vấn đề thực trạng đã nghiên cứu 8

3 Những giải pháp, biện pháp tiến hành 8 3.1 Mục tiêu của giải pháp và biện pháp 8 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 8 3.2.1 Hướng dẫn tìm hiểu cấu tạo của bài văn tả cảnh 10 3.2.2 Hướng dẫn tìm hiểu các bài văn tả cảnh sách giáo khoa 11 3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp, biện pháp 22 3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 23 3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 23

4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học 24

III Phần kết luận, kiến nghị

Trang 2

Dạy tốt phân môn Tập làm văn nói chung và dạng văn tả cảnh nói riêng làvấn đề được nhiều giáo viên Tiểu học quan tâm Phân môn Tập làm văn phát huybốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong môn Tiếng Việt Học sinh Tiểu học ngay

từ lớp 1, 2, 3 đã được tiếp xúc với nhiều dạng văn bản khác nhau, có nội dunggần gũi trong cuộc sống và kĩ năng giao tiếp của các em với cộng đồng Đó làmột ưu điểm không ai phủ nhận Tuy nhiên, chương trình mới chuyển tải sự thayđổi cả về nội dung và kỹ năng rèn luyện lẫn hình thức, biện pháp và quy trình lênlớp Là giáo viên, nhất là giáo viên dạy lớp 5 không ai tránh khỏi những trăn trở,băn khoăn là làm thế nào giúp học sinh rèn luyện tốt kỹ năng làm bài Tập làmvăn, nhất là văn tả cảnh

Qua thực tế nhiều năm giảng dạy lớp 5, tôi ít khi phát hiện được học sinhgiỏi phân môn Tập làm văn Tại sao học sinh giỏi Tập làm văn ít ỏi, đếm trênđầu ngón tay như vậy, trong khi Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của chúng ta, các emlúc chưa tròn một tuổi đã biết nói, năm sáu tuổi đã biết đọc, đã biết viết tiếngViệt ? Chúng ta đã tự hào tiếng Việt ta phong phú, giàu hình ảnh, đa dạng vềnghĩa, có sức biểu cảm sâu sắc Nhưng một thực tế làm buồn lòng những thầy côgiáo chúng tôi vì học sinh giỏi phân môn Tập làm văn còn quá khiêm tốn Khichấm bài Tập làm văn, tôi thấy đa số học sinh đã biến các bài văn tả cảnh thànhvăn kể, liệt kê một cách khô khan, nghèo nàn về từ, diễn đạt rườm rà Vậy làmthế nào để nâng cao chất lượng dạy- học Tập làm văn nhất là văn tả cảnh cho họcsinh lớp lớp 5

Qua thực tế tôi nhận thấy rằng đa số khả năng học môn Tập làm văn củahọc sinh là quá khô khan Học sinh không biết làm một bài văn hoàn chỉnh,không biết dùng từ đặt câu, trong quá trình làm bài văn không biết dùng các biệnpháp tu từ so sánh, nhân hóa và cả biện pháp liên tưởng vào làm các bài văndạng văn tả cảnh

Trong cách làm bài của học sinh không sử dụng câu mở đoạn cho mộtđoạn văn mặc dù kiến thức này đã được học ở lớp 4 Các câu trong đoạn văn hay

cả bài văn không có sự liên kết chặt chẽ, không theo một trình tự nhất định

Trang 3

Chính vì vậy, bài văn của học sinh thường luôn bị lộn xộn, miêu tả lung tung

Hiện nay, chúng ta đang có xu hướng nâng cao dần, nâng cao mãi kết quảbài làm văn của học sinh Nghĩa là chúng ta đang hướng tới những bài văn haycủa học sinh trong khi việc dạy của thầy, cô giáo lại chưa đạt được yêu cầuhướng dẫn, dìu dắt người học từng bước Chấm bài thì dễ dàng tìm ra sai sótnhưng làm sao cho học sinh khỏi sai sót thì nhiều khi phần lớn chúng ta lạikhông chỉ ra được một cách đầy đủ đúng hướng cho học sinh

Với những lý do trên, tôi chọn và viết đề tài Một số kinh nghiệm giúp học

sinh học tập hiệu quả dạng văn tả cảnh trong phân môn Tập làm văn lớp 5.

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

- Phân môn Tập làm văn có tính chất tổng hợp, vừa vận dụng các hiểubiết và kĩ năng về tiếng Việt từ các phân môn khác, vừa phát huy và hoàn thiệncác kết quả đó Để thực hiện vai trò này, phân môn Tập làm văn ở lớp 5 cónhững mục tiêu sau:

+ Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt(nghe, nói, đọc, viết ) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động củalứa tuổi

+ Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác

ưa chuộng lối sống lành mạnh, ham thích làm việc

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng học sinh lớp 5, trường Tiểu học Trần Phú – Krông Ana – ĐăkLăk, từ tháng 8 năm học 2013 - 2014 đến nay

4 Phạm vi nghiên cứu

Trang 4

Chương trình phân môn Tập làm văn lớp 5 nói chung và thể loại văn tảcảnh nói riêng.

5 Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp nghiên cứu lý luận

+ Phương pháp quan sát, điều tra

+ Đọc và tham khảo các tài liệu liên quan đến việc hướng dẫn làm văn tảcảnh

+ Phương pháp đàm thoại

+ Phương pháp phân tích các các bài văn mẫu

+ Phương pháp trình bày bằng miệng

+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm qua tiết trả bài

+ Phương pháp lấy ý kiến của đồng nghiệp

+ Phương pháp chọn lọc chi tiết

II PHẦN NỘI DUNG

1 Cơ sở lí luận

Tập làm văn là một phân môn mang tính tổng hợp và sáng tạo cao Tổnghợp các kiến thức, kĩ năng từ Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu,

để viết nên một bài Tập làm văn

Theo quan điểm tích hợp, các phân môn được tập hợp lại xung quanh trụcchủ điểm và các bài đọc Nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng gắn

bó chặt chẽ với nhau Như vậy, muốn dạy - học có hiệu quả Tập làm văn miêu tảnói chung văn tả cảnh nói riêng, nhất thiết người giáo viên phải dạy tốt Tập đọc,

Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu Vì trong các bài đọc, trong câu chuyện,trong các bài tập Luyện từ - câu thường xuất hiện các đoạn văn, khổ thơ có nộidung miêu tả rất rõ về cảnh vật, thiên nhiên, con người,

Bài Tập làm văn nếu không sáng tạo sẽ trở thành một bài văn khô cứng,cóp nhặt của người khác, nội dung bài văn sẽ không hồn nhiên, trong sáng, mới

mẻ như tâm hồn của các tác giả nhỏ tuổi

Trang 5

Chất lượng Tập làm văn là chất lượng của cảm thụ văn học, của các kĩnăng nghe, nói, đọc, viết tiếng mẹ đẻ Cho nên, thầy và trò phải soạn giảng vàhọc tập tích cực, nghiêm túc, hiệu quả, mới mong nâng cao một cách bền vữngchất lượng môn tiếng Việt ở lớp cuối cấp Tiểu học.

Dạy Tập làm văn lớp 5 phải đảm bảo mục tiêu yêu cầu cần đạt về kiếnthức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học theo Chuẩnkiến thức, kĩ năng của từng môn học (ban hành kèm theo quyết định số 16 của

Bộ GD-ĐT) và phù hợp trình độ của từng học sinh trong lớp mà “Hướng dẫn896” của Bộ GD-ĐT đã đề ra

Tôi tin rằng đề tài này nếu được áp dụng và vận dụng hợp lý sẽ đem lạihiệu quả cao đối với văn tả cảnh trong phân môn Tập làm văn, góp phần nângcao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5 nói chung và phân môn Tập làm văn nóiriêng

2 Thực trạng

Năm học 2013 - 2014, tôi được phân công phụ trách lớp 5C với 32 họcsinh Hầu hết 32 học sinh của lớp tôi chủ nhiệm còn rất hạn chế khi làm bài Tậplàm văn Sau khi nghiên cứu sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tôi nhận thấy học sinhlớp 4 đã được học văn miêu tả về đồ vật, cây cối, con vật Nhưng qua khảo sátchất lượng đầu năm học này, đã có 60,0% học sinh bị điểm yếu về Tập làm văn,dẫn đến môn Tiếng Việt của lớp tôi yếu 30,0%

a) Thuận lợi, khó khăn

* Thuận lợi:

- Học sinh lớp 5 lớn hơn hết so với các lớp dưới nên nhận thức tốt hơn, cókhả năng tưởng tượng phong phú hơn, biết nhìn nhận và thâu tóm những hìnhảnh vào tri thức và nhớ có hệ thống hơn so với các em lớp dưới Gần như đa sốcác em đã biết sử dụng dùng từ đặt câu, viết như thế nào cho trọn ý, các em lĩnhhội nhanh và biết sử dụng các biện pháp tu từ để đưa vào bài tập làm văn củamình

Trang 6

- Giáo viên được học bồi dưỡng thường xuyên về phân môn Tập làm vănqua các đợt học chuyên môn, được dự giờ thăm lớp để học hỏi qua đồng nghiệp,

- Ban giám hiệu hết sức quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho việc dạy

và học đặc biệt là việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượnggiáo dục

- Đa số học sinh trong lớp có ý thức ham học hỏi, ngoan, biết vâng lời, có

ý thức tìm tòi

- Phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học tập của con em mình

- Học sinh sống ở vùng nông thôn gần gũi với thiên nhiên, đồng ruộng,sông nước, hồ, nương rẫy…

- Bản thân là giáo viên nhiều năm liền giảng dạy lớp 5, yêu nghề, nhiệttình, tâm huyết với nghề

* Khó khăn:

- Bài viết của học sinh còn mắc nhiều lỗi chính tả

- Học sinh chưa xác định được trọng tâm đề bài cần miêu tả

- Nhiều em thường liệt kê, kể lể dài dòng, diễn đạt vụng về, lủng củng

- Chưa có sự liên kết giữa các đoạn văn trong bài

- Nhiều em chưa biết dừng lại để nói kĩ một vài chi tiết cụ thể nổi bật

- Vốn từ ngữ của các em còn nghèo nàn, quan sát sự vật còn hời hợt b) Thành công, hạn chế

* Thành công:

- Học sinh lớp 5 đã được học và tìm hiểu về văn miêu tả ở lớp 4 như: Tả

đồ vật, cây cối, con vật nên dễ cho việc tìm hiểu văn tả cảnh ở lớp 5

- Học sinh lớp 5 đã biết đọc và cảm thụ những cái hay, cái đẹp của các bàivăn mẫu nên các em viết đã có những câu văn liên tưởng thú vị

* Hạn chế:

- Phần lớn các em mới chỉ biết miêu tả các câu văn ở mức độ đơn giản,chưa biết quan sát tinh tế, chưa biết dùng hình ảnh so sánh, nhân hoá để miêu tả

Trang 7

nên các câu văn còn lủng củng mang tính kể nhiều hơn.

* Mặt yếu:

- Đa số học sinh tỏ ra lúng túng khi làm bài, do vốn từ ngữ của các em cònnhiều hạn chế, chưa biết cách mở rộng câu đúng thành câu hay

- Các em chưa nắm chắc cách trình bày bài văn

- Chưa biết cách sử dụng câu mở đoạn nêu ý bao trùm của đoạn, chuyển ýgiữa các đoạn, làm cho các đoạn văn trong một bài văn rời rạc, chưa logic

- Trong khi viết, các em chưa biết cách bộc lộ cảm xúc của mình

- Một số em có sử dụng biện pháp so sánh nhưng còn cứng nhắc, chưaphù hợp

d Nguyên nhân

+ Khi làm văn, học sinh chưa xác định được yêu cầu trọng tâm của đề bài.+ Học sinh không được quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả ( vì không cótiết trong phân phối chương trình)

+ Khi quan sát thì các em không được hướng dẫn về kĩ năng quan sát:quan sát những gì, quan sát từ đâu ? Làm thế nào phát hiện được nét tiêu biểucủa đối tượng cần miêu tả

+ Không biết tưởng tượng bằng hình ảnh, âm thanh, cảm giác về sự vậtmiêu tả khi quan sát

+ Vốn từ đã nghèo nàn lại không biết sắp xếp như thế nào để bài viết mạchlạc, chưa diễn đạt được bằng vốn từ ngữ, ngôn ngữ của mình về một sự vật, cảnhvật, về một con người cụ thể nào đó

Trang 8

+ Phân môn Tập làm văn là một môn học mang tính tổng hợp và sáng tạo,nhưng lâu nay người giáo viên chưa có cách phát huy tối đa năng lực học tập vàcảm thụ văn học của học sinh; chưa bồi dưỡng được cho các em lòng yêu quýtiếng Việt, ham thích học tiếng Việt để từ đó các em nhận ra rằng đã là ngườiViệt Nam thì phải đọc thông viết thạo Tiếng Việt và phát huy hết ưu điểm củatiếng mẹ đẻ.

e) Phân tích đánh giá các vấn đề thực trạng đã nghiên cứu

Trong năm học 2013 - 2014 vừa qua, tôi được Ban Giám hiệu nhà trườngphân công giảng dạy lớp 5C với sĩ số là 32 học sinh

Qua kết quả thi khảo sát đầu năm, tôi thống kê được chất lượng học phân môn Tập làm văn như sau:

TSHS Điểm 9 - 10SL TL Điểm 7 - 8SL TL Điểm 5 - 6SL TL Dưới 5 điểmSL TL

đã là nhận thức chung của nhiều thầy, cô giáo

Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng Tập làm văn của họcsinh không đạt yêu cầu ? Qua quá trình giảng dạy lớp 5, tôi nhận thấy học sinhhọc yếu Tập làm văn là do nhiều yếu tố tác động

3 Những giải pháp, biện pháp

3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

- Mục tiêu của việc dạy học Tập làm văn dạng văn tả cảnh ở lớp 5 là: + Cung cấp, hướng dẫn cho học sinh biết quan sát, lập dàn ý cho bài văn,viết được bài văn theo dàn ý đã lập có đủ 3 phần, lời văn trôi chảy, câu văn bướcđầu có cảm xúc; biết nói, viết câu có dùng hình ảnh so sánh, nhân hóa; biết kiểmtra, rà soát lại bài viết về nội dung, cách diễn đạt, cách trình bày

Trang 9

+ Phân môn tập làm văn có tính chất tổng hợp, vừa vận dụng các hiểu biết

và kĩ năng về tiếng Việt từ các phân môn khác vừa phát huy và hoàn thiện kếtquả đó

+ Góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duylogic và tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thànhnhân cách cho học sinh

- Bồi dưỡng vun đắp tình yêu tiếng Việt, biết giữ gìn sự trong sáng, giàuđẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách của con người Việt Nam

3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

- Xuất phát từ thực trạng và nguyên nhân trên, đồng thời thấy rõ vai trò,nhiệm vụ của một giáo viên đang đứng trên bục giảng, tôi mạnh dạn đưa ra cácgiải pháp sau đây:

- Nghiên cứu chương trình tập làm văn lớp 5, tôi nhận thấy phân môn Tậplàm văn trong chương trình lớp gồm các kiến thức sau:

- Văn miêu tả: + Tả cảnh: 18 tiết

về dạng văn tả cảnh

* Các bước tiến hành:

Trang 10

- Nghiên cứu sách giáo viên, các tài liệu tham khảo liên quan đến việc dạy

và học văn tả cảnh lớp 5

- Dạy học bằng các phương pháp và hình thức phù hợp nhằm phát huy tínhtích cực học tập môn Tập làm văn của học sinh

- Sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả ( Tranh ảnh, vật thật )

- Quan tâm đến các đối tượng học sinh trong lớp - đặc biệt là các đốitượng học sinh yếu; trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ khi các em gặp lúng túng tronggiờ học

- Kết hợp với các môn học khác cung cấp thêm vốn từ cho học sinh

- Bản thân tôi luôn tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm qua sách báo, qua đồngnghiệp để cải tiến, đầu tư cho mỗi bài dạy

- Đối với học sinh lớp 5 ở địa bàn tôi trực tiếp giảng dạy, tuy sống ở thịtrấn nhưng vốn ngôn ngữ của các em còn nhiều hạn chế - đặc biệt là các em chưabiết cách dùng các biện pháp so sánh, nhân hoá để miêu tả mà đa số các em

“nghĩ sao thì viết vậy” Có dùng thì nhiều hình ảnh cũng chưa phù hợp Vì vậy,trong mỗi giờ Tập làm văn giáo viên cần thực hiện tốt các yêu cầu này

- Ở lớp 5, để viết bài văn tả cảnh, học sinh thường trải qua các khâu cơ bảnlà:

+ Tìm hiểu cấu tạo của bài văn tả cảnh

+ Phân tích các bài văn mẫu

+ Quan sát, lập dàn ý chi tiết

+ Viết từng đoạn văn

+ Viết thành bài văn hoàn chỉnh

+ Học tập, rút kinh nghiệm qua giờ trả bài

Để tiến hành mỗi hoạt động trong từng tiết học có hiệu quả, tôi thườnghướng dẫn học sinh lần lượt giải quyết các yêu cầu sau:

3.2.1 Hướng dẫn tìm hiểu cấu tạo của bài văn tả cảnh.

- Muốn dạy học sinh làm văn tả cảnh đạt yêu cầu thì giáo viên cần biết thếnào là văn tả cảnh, đặc điểm thể loại văn tả cảnh, biết yếu tố nào là quan trọng và

Trang 11

cần thiết để giúp học sinh làm được bài văn tả cảnh sinh động thông qua quan sátđối tượng miêu tả và tìm hiểu các bài văn mẫu trong sách giáo khoa lớp 5 rồithực hiện các bước sau:

+ Rèn kĩ năng cho học sinh cảm thụ cái hay của một đoạn văn hay một bàivăn mẫu thông qua việc đọc bài văn thật hay( GV hoặc HS đọc tốt trong lớp)

+ Giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấu tạo của bài văn tả cảnh

Ví dụ : Khi tìm hiểu bài: Cấu tạo của bài văn tả cảnh.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài: “Hoàng hôn trên sông Hương”

- Phân tích bài văn bằng hệ thống câu hỏi để khai thác nội dung bài

+ Bài văn có mấy đoạn? ( 4 đoạn gồm một đoạn mở bài, hai đoạn thân bài

và một đoạn kết bài)

+ Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài và cho biết nội dung chính của từngđoạn

+ Phần mở bài và kết bài tác giả viết theo cách nào? Vì sao?

+ Phần thân bài có mấy đoạn? Mỗi đoạn tác giả tả về cảnh vật nào? Tácgiả quan sát sự vật đó vào thời gian nào, bằng giác quan nào? Khi tả sự vật đótác giả đã sử dụng các từ ngữ nào?

- Sau khi học sinh đã phân tích câu hỏi giáo viên có thể hướng dẫn các emtìm hiểu cấu tạo bài văn như sau:

+ Mở bài: (Cuối buổi chiều yên tĩnh này): Cảnh hoàng hôn đang lắng

xuống trên thành phố Huế yên tĩnh

+ Thân bài: (Mùa thu chấm dứt)

Xác định trong phần thân bài gồm có mấy đoạn, mỗi đoạn miêu tả những

gì (2 đoạn)

Đoạn 1: Những biến đổi về màu sắc của sông Hương từ cuối buổi chiều

đến

lúc tối hẳn

Đoạn 2: Sinh hoạt của xóm Cồn Hến, của dân chài trên sông Hương và

cảnh thành phố khi mới lên đèn

Trang 12

+ Kết bài: (Huế thức dậy ban đầu của nó): Huế đi vào cuộc sống buổi

tối

Sau đó giáo viên cho học sinh đọc lại hai bài “Hoàng hôn trên sông

Hương” và bài “ Quang cảnh làng mạc ngày mùa” nêu điểm giống nhau và

khác nhau giữa hai bài:

- Điểm giống nhau:

+ Cả hai bài đều là văn tả cảnh

+ Có cấu tạo gồm 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài

+ Đều quan sát sự vật tinh tế, cách miêu tả giàu hình ảnh, có những cảmxúc sâu lắng

- Những điểm khác nhau:

+ Bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” chủ yếu miêu tả theo trình tự

không gian: tả từng bộ phận của cảnh như màu trời, màu nắng, màu lúa, màu cácloại cây trong vườn

+ Bài “Hoàng hôn trên sông Hương” chủ yếu là miêu tả cảnh vật theo

trình tự thời gian

- Từ việc phân biệt những điểm giống nhau và khác nhau của hai bài văn

tả cảnh đã nêu, giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra nhận xét về cấu tạo của bàivăn tả cảnh nói chung như sau:

+ Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả

+ Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự biến đối của cảnh theo thờigian hoặc kết hợp cả không gian và thời gian

+ Kết bài: Nêu lên nhận xét, cảm nghĩ của người viết hoặc kết thúc mộtcách tự nhiên

3.2.2 Hướng dẫn tìm hiểu các bài văn tả cảnh sách giáo khoa

a) Phân tích các bài văn mẫu

Sau khi học sinh hiểu được cấu tạo của bài văn giáo viên hướng dẫn các

em cách chọn các sự vật và miêu tả sự vật

Ví dụ : Bài “Luyện tập tả cảnh” Sách Tiếng Việt 5 tập 1 trang 14.

Trang 13

- Với bài này tôi tiến hành như sau:

+ Cho học sinh đọc bài văn “Buổi sớm trên cánh đồng”.

+ Tiếp đó hướng dẫn các em trả lời những câu hỏi đã nêu trong bài tập:

- Tác giả đã tả những sự vật nào trong buổi sớm mùa thu?

+ Những sự vật trong buổi sớm mùa thu được tác giả miêu tả là: mâyxám đục; vòm trời xanh vòi vọi; vài giọt mưa loáng thoáng rơi; những sợi cỏthẫm nước; người trong làng gánh lên phố những gánh rau, gánh hoa; bầy sáocánh đen mỏ vàng chấp chới liệng trên đồng lúa mùa thu đang kết đòng

- Tác giả đã quan sát sự vật bằng những giác quan nào ?

+ Cảm giác của da ( xúc giác): thấy sớm đầu thu mát lạnh, những sợi cỏđẫm nước làm mát lạnh bàn chân

+ Mắt (thị giác): thấy mây xám đục, vòm trời xanh vòi vọi, mưa loángthoáng rơi, người gánh rau và hoa, bầy sáo liệng, mặt trời mọc

- Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả

+ Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tócxoã ngang vai của Thuỷ; những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thuỷ làm bàn chânnhỏ bé của em ướt lạnh

- Sau khi tìm hiểu xong bài văn, Giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinhthấy nghệ thuật quan sát với sự chọn lọc chi tiết và từ ngữ tả cảnh của tác giả bàivăn

Sau khi học sinh chọn được các sự vật cần tả trong bài giáo viên hướng dẫncác em cách miêu tả các sự vật ấy như thế nào cho phù hợp

* Ví dụ: Bài “Luyện tập tả cảnh”- sách Tiếng Việt 5 tập 1 trang 21.

- Yêu cầu của bài này là học sinh phân tích 2 văn bản “Rừng trưa” và

“Chiều tối” để thấy được những hình ảnh đẹp trong mỗi bài văn.

- Cách tiến hành bài này là:

+ Cho học sinh đọc lần lượt từng bài văn

+ Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh về rừng tràm cho học sinh quan sát

Trang 14

+ Cho học sinh nêu ý kiến về hình ảnh mà các em thích trong mỗi bài văn.

Có thể yêu cầu các em nêu lí do vì sao mình thích hình ảnh đó

Chẳng hạn: Bài“Rừng trưa” Những thân cây tràm vỏ trắng vươn lên trời,

chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ; Mùi hương ngòn ngọt nhức đầu của những loài hoa rừng không tên tuổi đắm vào ánh nắng ban

trưa khiến con người dễ sinh buồn ngủ và sẵn sàng ngả lưng dưới một bóng câynào đó, để cho thứ cảm giác mệt mỏi chốn rừng trưa lơ mơ đưa mình vào giấcngủ chẳng đợi chờ

Bài “Chiều tối” Bóng tối như bức màn mỏng, như thứ bụi xốp, mờ đen ;

ánh đom đóm chấp chới, lúc lên cao, lúc xuống thấp, lúc lại rơi xuống mặt cỏ

- Giáo viên cần tôn trọng ý kiến của học sinh, đặc biệt khen ngợi những

em tìm được những hình ảnh đẹp

- Sau cùng, giáo viên chốt lại các hình ảnh đẹp ở từng bài văn và hướngcho học sinh nên đưa các hình ảnh đẹp kết hợp sử dụng các biện pháp tu từ vàobài văn miêu tả

- Tương tự các bài văn mẫu trong sách giáo khoa giáo viên cũng hướngdẫn như trên Từ đó các em sẽ nắm được cách quan sát và cách dùng từ đặt câu

để viết thành đoạn văn, bài văn

Sau khi học sinh đã biết tìm sự vật và miêu tả sự vật giáo viên tiếp tụchướng dẫn học sinh cách tìm hiểu câu mở đoạn và tác dụng của câu mở đoạntrong bài văn tả cảnh

Ví dụ Dạy bài Luyện tập tả cảnh Sách Tiếng Việt 5 tập 1 trang 70.

Qua bài học trên giúp học sinh hiểu được mối quan hệ về nội dung giữacác câu trong một đoạn văn và biết cách viết câu mở đoạn cho một đoạn văn

+ Đọc bài văn “ Vịnh Hạ Long” và trả lời các câu hỏi để tìm hiểu bố cục

và bài văn tả cảnh sông nước

- Xác định các phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn

+ Mở bài: (Vịnh Hạ Long Việt Nam) : Vị trí của Hạ Long trong hệ thống

thắng cảnh của Việt Nam

Trang 15

+ Thân bài (Cái đẹp ngân lên vang vọng.) Miêu tả vẻ đẹp kì vĩ, duyên

dáng, riêng biệt và hấp dẫn của vịnh Hạ Long

+ Kết bài: (Núi non mãi mãi giữ gìn): Hạ Long là một bộ phận của non

sông Việt Nam được nhân dân ta từ đời nọ tiếp đời kia mãi mãi giữ gìn

- Giáo viên cần cho học sinh tìm câu mở đoạn, tìm từ ngữ chính của câu

mở đoạn và phân tích ý triển khai của tác giả cho từng đoạn đó

Ví dụ: Đoạn 1 đâu là câu mở đoạn? Câu mở đoạn đó có tác dụng gì?

+ Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên.

- Nêu tác dụng của câu mở đoạn

+ Đối với từng đoạn, câu văn in đậm là câu mở đoạn, thâu tóm ý chính củatừng đoạn văn đó

+ Đối với cả bài, các câu văn in đậm có tác dụng chuyển đoạn, kết nốiđoạn với nhau tạo thành một hệ thống thâu tóm ý chính của từng bài

Tương tự đoạn 2 và đoạn 3 giáo viên cũng hướng dẫn như trên

b) Hướng dẫn học sinh quan sát và ghi chép (Phần này giáo viên hướng

dẫn học sinh thực hiện ở nhà )

* Hướng dẫn quan sát văn tả cảnh

+ Trong văn miêu tả, quan sát rất quan trọng Việc quan sát và vị trí quansát tốt, góc quan sát phù hợp: xa hay gần, trong hay ngoài, ban ngày hay banđêm, mùa xuân hay mùa hạ, … sẽ giúp ta nắm được cái đẹp của đối tượng, cảmnhận đối tượng một cách rõ ràng, cụ thể và tinh tế hơn Quan sát đối tượngkhông chỉ bằng thị giác như các em vẫn nghĩ, mà phải biết huy động mọi giácquan: thính giác (nghe), khứu giác (ngửi), xúc giác (sờ, nắm), vị giác (nếm).Những đoạn văn hay và hấp dẫn là những thành công của tác giả trong việc dùngnhiều giác quan để quan sát Sự vật trong tự nhiên, mỗi sự vật có một đặc điểmriêng, chỉ khi nào ta nắm được đặc điểm riêng đó của sự vật thì khi viết ra mới cóhình ảnh như thật Thế nhưng, chỉ làm nổi bật đặc điểm bên ngoài thôi chưa đủ,cần nêu được cái đặc sắc ẩn chứa bên trong sự vật đó để nói lên những suy tư,những tình cảm không chỉ của người viết gửi gắm vào đó mà còn là của sự vật

Trang 16

đó Muốn làm được điều này, dứt khoát phải có sự quan sát tinh tế và phải cóđược những phát hiện rất riêng về đối tượng và rung cảm với nó

+ Bên cạnh đó, giáo viên cần nhắc các em quan sát phải đi đôi với việc tìm

từ ngữ để diễn tả đúng và sinh động điều đã quan sát được

+ Cân nhắc để lựa chọn được một thứ tự sắp xếp các chi tiết sẽ tả mà mìnhcoi là thích hợp hơn cả

+ Khi viết bài, giáo viên luôn nhắc học sinh nhớ: Mỗi bài văn cần có bốcục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài Với mỗi bài văn, công việc đầu tiên của tôi

là yêu cầu học sinh tìm hiểu đề bài; học sinh đọc kĩ đề bài nhiều lần rồi trả lờicác câu hỏi về vấn đề chính trong đề bài

- Đề bài thuộc thể loại gì ? Đề bài yêu cầu tả gì ?

+ Giáo viên gạch chân bằng phấn màu dưới các từ ngữ quan trọng để họcsinh chú ý

+ Nếu đối tượng miêu tả không thực tế và gần gũi với học sinh (tả cảnhcon sông, tả cảnh ở công viên, …) thì giáo viên cần giới thiệu một số tranh ảnhminh họa cho học sinh quan sát

- Khi quan sát cần hướng dẫn học sinh lưu ý những điểm sau:

+ Mỗi cảnh đều được xác định bởi một phạm vi không gian và thời giannhất định

+ Sau khi xác định được đối tượng miêu tả với một phạm vi không gian vàthời gian cụ thể, các em cần xác định được vị trí để quan sát

+ Khi xác định được vị trí quan sát rồi, ta nên có cái nhìn bao quát toàncảnh đồng thời phải biết phân chia cảnh ra thành từng mảng, từng phần để quansát

+ Khi quan sát ta cần phối hợp các giác quan như tai nghe, mũi ngửi, tay

sờ, da cảm nhận và cả cảm xúc của bản thân nữa

+ Khi quan sát ta phải xác định một trình tự phù hợp với cảnh được tả.Quan sát từ trên xuống hay từ dưới lên, Quan sát từ phải sang trái hay từ ngoàivào trong

Ngày đăng: 31/01/2016, 18:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w