1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng nghĩa từ nhiều nghĩa từ đồng âm THCS QUANG TRUNG

22 3,5K 26

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 342,5 KB

Nội dung

Song sau khi học hai bài “Từ đồng âm”, “Từ nhiều nghĩa” thì các em bắt đầu có sự nhầm lẫn và khả năng phân biệt từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa cũng không đượcnhư mong đợi củ

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỈM SƠN

TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIÚP HỌC SINH LỚP 5 PHÂN BIỆT

TỪ ĐỒNG NGHĨA, TỪ ĐỒNG ÂM VÀ TỪ NHIỀU NGHĨA

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Quang Trung SKKN thuộc môn: Tiếng Việt

BỈM SƠN NĂM 2013

Trang 2

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong chương trình Tiểu học, môn Tiếng Việt giữ một vị trí đặc biệt quantrọng, bởi vì nó vừa là môn khoa học, vừa là môn công cụ Đây cũng là mônhọc chiếm thời lượng nhiều nhất

Một trong những nguyên tắc cơ bản của dạy Tiếng Việt là dạy học thôngqua giao tiếp Người ta giao tiếp với nhau bằng nhiều phương tiện, nhưngphương tiện thông thường và quan trọng nhất là ngôn ngữ Giao tiếp bằng ngônngữ là công cụ chủ yếu để học sinh tiếp cận, rèn luyện và phát triển khả năng sửdụng từ Tiếng Việt Do đó, việc đưa học sinh vào các hoạt động học tập tronggiờ Tiếng Việt được giáo viên rất quan tâm, chú ý Trong quá trình dạy học tôinhận thấy có không ít giáo viên gặp khó khăn khi truyền tải nội dung kiến thứcmôn Tiếng Việt cho các em Tiếng Việt là môn học phức tạp nhất vì Tiếng Việt

có cấu trúc phức tạp và đa dạng về nghĩa, đặc biệt là phân môn Luyện từ và

câu Khi dạy tiết Luyện từ và câu đa số giáo viên chỉ bám sát giáo án để thực

hiện nội dung Theo tôi làm như thế là chưa đủ và máy móc, chưa giúp cho họcsinh nắm vững được nội dung cần yêu cầu Ngôn ngữ Tiếng Việt của chúng tathực sự có nhiều khía cạnh khó, một trong những nội dung khó đó là phần nghĩacủa từ

Trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 5, nội dung nghĩa của từ được tậptrung biên soạn có hệ thống trong phần Luyện từ và câu Nhiều năm liền trong

quá trình dạy học, tôi thường nhận thấy các em học sinh sau khi học hai bài “Từ

trái nghĩa”, “Từ đồng nghĩa” thì các em dễ dàng tìm được các từ trái nghĩa,

việc tìm các từ đồng nghĩa cũng không mấy khó khăn Song sau khi học hai bài

“Từ đồng âm”, “Từ nhiều nghĩa” thì các em bắt đầu có sự nhầm lẫn và khả

năng phân biệt từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa cũng không đượcnhư mong đợi của giáo viên, kể cả học sinh khá, giỏi đôi khi cũng còn thiếuchính xác

Nguyên nhân nào dẫn tới những nhầm lẫn đó? Làm thế nào để giúp họcsinh phân biệt chính xác về từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa? Trăntrở về vấn đề này, qua nhiều năm dạy lớp 5, tôi đã chọn sáng kiến kinh nghiệm :

“Giúp HS lớp 5 phân biệt từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa”

Đưa ra vấn đề này mong được sự trao đổi góp ý của các đồng nghiệp nhằmtháo gỡ những khó khăn cho bản thân khi hướng dẫn học sinh lớp 5 phân biệt từ

đồng âm, đồng nghĩa và từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu và góp

phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy - học phân môn Luyện từ và câu

nói riêng và đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nói chung

Trang 3

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I CƠ SỞ LÍ LUẬN

Từ đồng nghĩa , từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là một hiện tượng độc đáo của tiếng Việt , góp phần làm cho tiếng Việt thêm phong phú và mang đậm mộtnét đặc sắc riêng mà không thể lẫn với một thứ ngôn ngữ nào khác

Từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa SGK Tiếng Việt 5 tập 1 đãnêu khái niệm rất rõ ràng nhưng khi thực hành phân biệt, xác định từ đồngnghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong văn bản cụ thể thì có nhiều trườnghợp GV cũng như HS vẫn nhầm lẫn Để khắc phục vấn đề trên theo tôi chúng tacần nắm vững đặc điểm, cơ chế tạo từ nói chung và cơ chế tạo từ đồng nghĩa, từđồng âm và từ nhiều nghĩa nói riêng trong Tiếng Việt

Chúng ta biết rằng trong Tiếng Việt cũng như các ngôn ngữ khác, từ có

chức năng định danh sự vật Từ Tiếng Việt có đặc điểm là: Tính không lí do và

không biến đổi hình thái.

Cấu tạo của từ gồm 2 mặt đó là nội dung (nghĩa của từ) và hình thức (âmthanh, chữ viết) Các từ khác nhau chính là khác nhau về nội dung và hình thứccấu tạo của từ Tuy nhiên trong thực tế số lượng từ là có hạn trong khi sự vật,hiện tượng lại hết sức đa dạng, phong phú và luôn phát sinh, phát triển cùng vớicuộc sống Hiện tượng từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa chính làcách để giải quyết mâu thuẫn này Cụ thể là:

- Một sự vật, hiện tượng được gọi bằng nhiều tên khác nhau (từ đồngnghĩa)

- Nhiều sự vật, hiện tượng được gọi chung một tên mà không có, khôngcần bất cứ lý do nào (từ đồng âm)

- Gọi tên các sự vật, hiện tượng mới phát sinh dựa trên các đặc điểm,tính chất của sự vật, hiện tượng đã có trước đó (từ nhiều nghĩa)

Như vậy, hiện tượng từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều cónguyên nhân và cơ sở khoa học là do Tiếng Việt có đặc điểm là tính không lí do

và không biến đổi hình thái

Dựa vào các cơ sở khoa học nêu trên ta dễ dàng nhận thấy các từ đồngnghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh và cóphân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách, nào đó, hoặc đồng thời cả hai Từ đồng âm chỉ giống nhau về hình thức (âmthanh, chữ viết) nhưng khác nhau hoàn toàn về nội dung (nghĩa của từ) Chúng

ta không thể xác định được từ nào xuất hiện trước, từ nào xuất hiện sau Còn đốivới từ nhiều nghĩa ngoài việc giống nhau về hình thức (âm thanh, chữ viết) còn

có mối liên hệ về nghĩa và ta hoàn toàn có thể xác dịnh được từ gốc (có trước)

và các từ phát sinh (có sau) Do đó, muốn phân biệt từ đồng âm và từ nhiềunghĩa Xét các từ dưới góc độ thời gian ra đời, xuất hiện Nắm vững cơ chế tạo

Trang 4

từ mới dựa trên các đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng đã có trước đó (từnhiều nghĩa) Từ nhiều nghĩa không chỉ là những từ cùng từ loại

Tóm lại việc rèn luyện để mỗi học sinh phân biệt, nhận biết được từ đồngnghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu là rất quantrọng Nhưng điểm quan tâm nhất hiện nay về phương pháp giảng dạy, ngoàinhững phương pháp mà ngành giáo dục quy định thì ít có giáo viên nào tự tìmtòi những phương pháp mới để dạy phân môn Luyện từ và câu một cách sâu sắcnhất phù hợp với học sinh

II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1 Thực trạng của việc dạy và học từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều

nghĩa.

- Việc dạy và học từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa của giáoviên: Trong quá trình dạy học các bài này, mỗi giáo viên đều làm đúng vai tròhướng dẫn, tổ chức cho học sinh Tuy nhiên do thời lượng 1 tiết học có hạn nêngiáo viên chưa lồng ghép liên hệ phân biệt từ đồng nghĩa và từ đồng âm; từ đồng

âm và từ nhiều nghĩa trong các bài học Do đó, sau các bài học học sinh chỉ nắmđược kiến thức về nội dung học một cách tách bạch Đôi khi giảng dạy nội dungnày, giáo viên còn khó khăn khi lấy thêm một số ví dụ cụ thể từ bên ngoài SGK

để minh họa phân biệt từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

- Về việc dạy và học từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa của họcsinh: Trong thực tế học sinh làm các bài tập về từ đồng nghĩa, từ đồng âmnhanh và ít sai hơn khi học các bài tập về từ nhiều nghĩa, cũng có thể từ nhiềunghĩa trừu tượng hơn Đặc biệt khi học sinh phân biệt và tìm các từ có quan hệđồng âm, các nghĩa của từ nhiều nghĩa trong một số văn cảnh thì đa số học sinhlúng túng và làm bài chưa đạt yêu cầu Ban đầu, khi học từng bài về từ đồngnghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa thì phần đa các em làm được bài, song khilàm các bài tập lồng ghép để phân biệt từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ nhiềunghĩa thì chất lượng làm bài yếu hơn

2011-Bài 1: Tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau.

Chúng tôi kể chuyện về mẹ của mình Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹbằng má Bạn Hòa gọi mẹ bằng u Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ là bu Bạn Thànhquê Phú Thọ gọi mẹ là bầm Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ là mạ

Bài 2: Cặp từ nào dưới đây là từ đồng âm:

a Vỗ bờ, vỗ tay

b Vách đá, đá bóng

Trang 5

c Mắt cá, mắt lưới.

d Lưng núi, đau lưng

Bài 3: Trong các từ in đậm dưới đây những từ nào có quan hệ đồng âm,

những từ nào có quan hệ nhiều nghĩa với nhau?

- Lúa ngoài đồng đã chín vàng

- Tổ em có chín học sinh

- Nghĩ cho chín rồi hãy nói

Kết quả khảo sát như sau (tháng 10/2011)

Tổng số học sinh Loại giỏi Loại khá Loại TB Loại yếu

1.3.Hướng dẫn HS nhận diện chính xác từ đồng âm, từ đồng nghĩa và từnhiều nghĩa

1.4 Hướng dẫn HS phân biệt từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

2 Các biện pháp tổ chức thực hiện

2.1.Tìm hiểu nội dung các bài từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.

- Từ đồng nghĩa: Từ đồng nghĩa được dạy trong 4 tiết ở tuần 1, tuần 2 và

tuần 3 Ở tuần 1 các em được học về khái niệm từ đồng nghĩa Các bài tập về từđồng nghĩa chủ yếu giúp học sinh tìm được các từ đồng nghĩa trong các từ chosẵn và trong đoạn văn, tìm các từ đồng nghĩa để điền vào chỗ trống của đoạnvăn

- Từ đồng âm: Từ đồng âm được dạy trong 1 tiết ở tuần 5, các em được

học khái niệm về từ đồng âm các bài tập về từ đồng âm chủ yếu giúp học sinhphân biệt nghĩa các từ đồng âm, đặt câu phân biệt các từ đồng âm, bài luyện tập

về từ đồng âm đã được giảm tải, vì thế thời lượng còn ít

- Từ nhiều nghĩa: Từ nhiều nghĩa được dạy trong 3 tiết ở tuần 7 và tuần 8.

Học sinh được học khái niệm về từ nhiều nghĩa Các bài tập chủ yếu là phân biệtcác từ mang nghĩa gốc và nghĩa chuyển, đặt câu phân biệt nghĩa Nêu các nétnghĩa khác nhau của một từ

Dạng bài tập về phân biệt từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩakhông có, trong khi đó khả năng tư duy trừu tượng của các em còn hạn chế

2.2 Hướng dẫn HS khi học các khái niệm về từ đồng nghĩa, từ đồng

âm và từ nhiều nghĩa.

Trang 6

Trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5, các bài học về khái niệm từ đồng

âm, từ đồng nghĩa và từ nhiều nghĩa đều gồm ba phần: Nhận xét, Ghi nhớ,

Luyện tập.

Nhận xét là phần cung cấp ngữ liệu và nêu câu hỏi (bài tập) gợi ý cho học

sinh phân tích nhằm rút ra kiến thức lí thuyết Theo quan điểm tích hợp, ngữ liệuthường được rút ra từ những bài tập đọc mà học sinh đã học Các ngữ liệu đềumang tính điển hình cao và có số lượng chữ hạn chế để đảm bảo tính hiệu quảcủa việc phân tích và không làm mất thời gian học tập

Ghi nhớ là phần chốt lại những điểm chính yếu về kiến thức được rút ra từ

việc phân tích ngữ liệu Học sinh cần nắm vững những kiến thức này

Luyện tập là phần bài tập nhằm củng cố và vận dụng kiến thức đã học.

2.2.1 Từ đồng nghĩa:

- Để dạy khái niệm từ đồng nghĩa, giáo viên cần cho học sinh tìm hiểu vàthực hiện kĩ các bài tập ở phần nhận xét trong SGK Tiếng Việt 5- tập 1- trang 7:

1 So sánh nghĩa của các từ in đậm trong mỗi ví dụ sau:

a)Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta

cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng tatheo kịp các nước khác trên hoàn cầu trong công cuộc kiến thiết đó,

nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều

So sánh và nhận xét nghĩa của các từ:

+ xây dựng và kiến thiết

(Nghĩa của hai từ này giống nhau hoàn toàn, có thể thay thế được chonhau vì cùng chỉ một hoạt động đó là: Làm nên một công trình kiến trúc, hìnhthành một tổ chức hay một chế độ chính trị, xã hội, kinh tế)

+ Vàng xuộm, vàng hoe và vàng lịm

(Nghĩa của ba từ này giống nhau là cùng chỉ một màu vàng nhưng chúngkhông thay thế được cho nhau vì nghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn

Vàng xuộm chỉ màu vàng đậm của lúa đã chín Vàng hoe chỉ màu vàng nhạt,

tươi, ánh lên Còn vàng lịm chỉ màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt).

- Giáo viên kết luận các từ có nghĩa giống nhau đó là các từ đồng nghĩa.Sau đó cho HS rút ra khái niệm về từ đồng nghĩa

- Khái niệm:

+ Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau

Ví dụ: siêng năng , chăm chỉ, cần cù,

Trang 7

+ Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn , có thế thay thế cho nhau trong lờinói Ví dụ : hổ, cọp, hùm,

+ Có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn Khi dùng những từ này, taphải cân nhắc để lựa chọn cho đúng

Ví dụ : ăn, xơi, chén, (biểu thị thái độ, tình cảm khác nhau đối với ngườiđối thoại hoặc điều được nói đến); mang, khiêng, vác, (biểu thị những cáchthức hành động khác nhau)

(SGK Tiếng Việt 5 - tập 1- trang 8)

- Sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh làm xong phần luyện tập Ở phầncủng cố bài cho học sinh nhắc lại khái niệm và giáo viên cần nhấn mạnh thêm

về khái niệm từ đồng nghĩa: Từ đồng nghĩa là các từ khác nhau về mặt ngữ âmnhưng giống nhau về mặt ý nghĩa, chúng cùng biểu thị các sắc thái khác nhaucủa cùng một khái niệm

2.2.2.Từ đồng âm:

- HS tìm hiểu nghĩa của các từ:

Câu trong Ông ngồi câu cá: Bắt cá, tôm, … bằng móc sắt nhỏ (thường có

mồi) buộc ở đầu một sợi dây

Câu trong Đoạn văn này có năm câu: Đơn vị của lời nói diễn đạt một ý

trọn vẹn, trên văn bản được mở đầu bằng một chữ cái viết hoa và kết thúc bằngmột dấu ngắt câu

- HS rút ra khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưngkhác nhau về nghĩa (SGK Tiếng Việt 5 - tập 1 - trang 51)

- GV đưa thêm một số ví dụ cho HS tìm hiểu:

+ Bò trong kiến bò: Chỉ hoạt động di chuyển ở tư thế áp bụng xuống nền

bằng cử động của toàn thân hoặc những cái chân ngắn

+ Bò trong trâu bò: Chỉ loài động vật nhai lại, sừng ngắn, lông thường có

màu vàng, được nuôi để lấy sức kéo, thịt, sữa, …

+ Đầm trong đầm sen: Chỉ khoảng trũng to và sâu giữa đồng để giữ

nước

+ Đầm trong cái đầm đất: Chỉ vật nặng, có cán dùng để nện đất cho chặt.

- Đối với giáo viên tiểu học, cần chú ý thêm từ đồng âm được nói tới trongsách giáo khoa Tiếng Việt 5 gồm:

+ Từ đồng âm ngẫu nhiên (nghĩa là có 2 hay hơn 2 từ có hình thức ngữ âmngẫu nhiên giống nhau, trùng nhau nhưng giữa chúng không có mối quan hệ

nào, chúng vốn là những từ hoàn toàn khác nhau) như trường hợp câu trong

câu cá và câu trong Đoạn văn có 5 câu là từ đồng âm ngẫu nhiên.

2.2.3 Từ nhiều nghĩa:

Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển.Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau (SGK TiếngViệt 5 - Tập 1 - Trang 67)

Ví dụ:

Trang 8

+ Đôi mắt của bé mở to (bộ phận quan sát của con người mọc ở trên mặt) + Từ mắt trong câu Quả na mở mắt là nghĩa chuyển.

Đối với giáo viên có thể hiểu: Một từ có thể gọi tên nhiều sự vật hiệntượng, biểu thị nhiều khái niệm (khái niệm về sự vật, hiện tượng) trong thực tếkhách quan thì từ ấy được gọi là từ nhiều nghĩa Các nghĩa trong từ nhiều nghĩa

có mối liên hệ mật thiết với nhau

Muốn hiểu rõ hơn khái niệm về từ nhiều nghĩa ta có thể so sánh từ nhiềunghĩa với từ một nghĩa Từ nào là tên gọi của một sự vật, hiện tượng biểu đạtmột khái niệm thì từ ấy chỉ có một nghĩa Từ nào là tên gọi của nhiều sự vật,hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm thì từ ấy là từ nhiều nghĩa

Nhờ vào quan hệ liên tưởng tương đồng (ẩn dụ) và tương cận (hoán dụ)người ta liên tưởng từ sự vật này đến sự vật kia trên những đặc điểm, hình dáng,tính chất giống nhau hay gần nhau giữa các sự vật ấy Từ chỗ gọi tên sự vật, tínhchất, hành động này (nghĩa gốc) chuyển sang gọi tên sự vật, tính chất, hànhđộng khác (nghĩa chuyển), quan hệ đa nghĩa của từ nảy sinh từ đó

Ví dụ: Chín:

+ Gốc: Chỉ quả đã qua một quá trình phát triển, đạt đến độ phát triển caonhất, hoàn thiện nhất, độ mềm nhất định, màu sắc đặc trưng

+ Chuyển 1: Chỉ quá trình vận động, quá trinh rèn luyện từ đó, khi đạt đến

sự phát triển cao nhất (Suy nghĩ chín, tình thế cách mạng đã chín, tài năng đã

chín).

+ Chuyển 2: Sự thay đổi màu sắc nước da (ngượng chín cả mặt).

+ Chuyển 3: Trải qua một quá trình đã đạt đến độ mềm (cam chín).

Như vậy muốn phân tích được nghĩa của từ nhiều nghĩa, trước hết phải miêu tả thật đầy đủ các nét nghĩa của nghĩa gốc để làm cơ sở cho sự phân tích nghĩa Nghĩa của từ phát triển thường dựa trên hai cơ sở :

- Theo cơ chế ẩn dụ nghĩa của từ thường có ba dạng sau :

Dạng 1: Nghĩa của từ phát triển dựa vào sự giống nhau về hình thức giữa

các sự vật, hiện tượng hay nói cách khác là dựa vào các kiểu tương quan vềhình dáng

Ví dụ:

+ Mũi ( mũi người) và Mũi( mũi thuyền).

+Miệng ( miệng xinh) và miệng( miệng bát).

Dạng 2: Nghĩa của từ phát triểm trên cơ sở ẩn dụ về cách thức hay chức

năng, của các sự vật, đối tượng

Ví dụ : cắt (cắt cỏ) với cắt (cắt quan hệ )

Dạng 3: Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở ẩn dụ kết quả do tác động của

các sự vật đối với con người

Ví dụ: đau (đau vết mổ ) và đau (đau lòng )

- Theo cơ chế hoán dụ có các dạng :

Dạng 1: Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở quan hệ giữa bộ phận và toàn

thể

Trang 9

Ví dụ: Chân, Tay, mặt là những tên gọi chỉ bộ phận được chuyển sang chỉ

cái toàn thể ( anh ấy có chân trong đội bóng Taybảo vệ của nhà máy số ba có

Dạng 3: Nghĩa của từ phát triển dựa trên nguyên liệu hay công cụ với sản

phẩm được làm ra từ nguyên liệu hay công cụ đó hoặc hành động dùng nguyênliệu hay công cụ đó

Ví dụ: Muối:

+ Nguyên liệu (Một kg muối).

+ Hành động làm cho thức ăn lên men (Chị ấy muối dưa ngon lắm).

* Tóm lại khi dạy khái niệm về từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiềunghĩa, cần thực hiện theo quy trình các bước:

- Cho học sinh nhận biết ngữ liệu để phát hiện những dấu hiệu bản chấtcủa từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

- Học sinh rút ra các đặc điểm của từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ nhiềunghĩa và nêu khái niệm

- Luyện tập để nắm khái niệm trong ngữ liệu mới

Đối với các tiết dạy luyện tập về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, giáo viênchủ yếu thông qua việc tổ chức các hình thức dạy học để giúp học sinh củng cố,nắm vứng kiến thức, nhận diện, đặt câu, xác định đúng nghĩa…

Sau khi mở rộng cho HS một số khái niệm cơ bản cần thiết về từ đồng nghĩa,

từ nhiều nghĩa, từ đồng âm tôi đã hướng dẫn HS so sánh sự giống nhau và khácnhau giữa chúng:

Khác nhau:

Từ đồng nghĩa Từ đồng âm Từ nhiều nghĩa

- Đặc điểm: Khác nhau

về âm thanh nhưng

giống nhau hoặc gần

giống nhau về ý nghĩa

- Đặc điểm: Giống nhau

về âm thanh, khác nhau

- Ví dụ: Từ mắt có

những nét nghĩa như sau:

+ Đôi mắt của bé mở to + Quả na mở mắt.

Giống nhau:

- Từ nhiều nghĩa và từ đồng âm đều có hình thức âm thanh giống nhau

- Từ nhiều nghĩa và từ đồng âm thường dễ nhầm lẫn:

Ví dụ: - ba: (1) bố : Ba tôi rất thích đọc báo.

(2) số ba: Số ba là con số không may mắn.

Trang 10

Học sinh có thể nhầm lẫn từ ba là từ nhiều nghĩa vì có hình thức âm thanh

giống nhau Khi gặp trường hợp này tôi đã phân biệt để học sinh thấy được giữacác nét nghĩa của từ nhiều nghĩa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau còn ở đây cácnghĩa của hai từ này khác nhau, không có quan hệ với nhau vì thế không phải

là từ nhiều nghĩa Trường hợp ví dụ trên là từ đồng âm

2.3 Hướng dẫn HS nhận diện chính xác từ đồng âm, từ đồng nghĩa và

từ nhiều nghĩa

2.3.1 Dùng thước gạch chân những từ ngữ quan trọng trong định nghĩa từ đồng âm, đồng nghĩa và giải thích rõ bằng ví dụ.

- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau

Ví dụ: Siêng năng, chăm chỉ, cần cù

Tổ quốc, non sông, đất nước

Điểm khác với từ đồng âm là: từ đồng nghĩa mặc dù âm thanh phát rakhông giống nhau nhưng về mặt ý nghĩa thì giống nhau hoặc gần giống nhau

- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng khác hẳn nhau

về nghĩa

Ví dụ:

- Hòn đá - Đá bóng: Hai tiếng đá trong hai từ này đều được ghi bằng :

đ+ a + thanh sắc và khi phát âm thì chúng có cùng âm thanh Nhưng xét về mặt

từ loại và ý nghĩa thì hoàn toàn khác nhau.Tiếng đá trong từ Hòn đá là danh từ

-là vật hình thành trong tự nhiên và rất cứng còn tiếng đá trong Đá bóng -là động

từ - nghĩa là dùng chân tác động vào quả bóng làm cho quả bóng văng ra xa

- Cánh đồng -Tượng đồng - Một nghìn đồng: Ba tiếng đồng trong ba từ

này phát âm ra đều giống nhau nhưng về ý nghĩa thì khác nhau hoàn toàn; tiếng

đồng trong từ Cánh đồng chỉ khoảng đất rộng, bằng phẳng nơi để trồng trọt; tiếng đồng trong từ Tượng đồng chỉ bức tượng được làm bằng chất liệu là đồng

có màu đỏ; tiếng đồng trong từ Một nghìn đồng là chỉ đơn vị tiền của Việt Nam.

- Ba má - Ba tuổi: Hai tiếng ba đều được cấu tạo âm vần giống nhau: b + a

+ thanh ngang, chúng còn giống nhau cả về âm thanh khi phát âm Về ý nghĩa:

Tiếng ba trong từ Ba má chỉ người đàn ông sinh ra mình; tiếng ba trong từ Ba

tuổi là từ chỉ thời gian, tuổi

Nói tóm lại các từ đồng âm khi phát ra âm thanh thì hoàn toàn giống nhaunhưng về mặt ngữ nghĩa thì khác hẳn nhau

- Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và nhiều nghĩa chuyển:

Ví dụ:

a chạy

- Cầu thủ chạy đón quả bóng (chạy: Hoạt động di chuyển thân thể bằng

những bước nhanh, mạnh và liên tiếp - nghĩa gốc)

- Tàu chạy trên đường ray (chạy: Sự di chuyển nhanh của phương tiện giao

thông - nghĩa chuyển)

- Đồng hồ này chạy chậm (chạy: Hoạt động của máy móc - nghĩa chuyển)

Trang 11

- Mưa ào xuống, không kịp chạy lúa phơi ngoài sân (chạy: Khẩn trương

tránh những điều không may sắp xảy đến - nghĩa chuyển)

2.3.2 Dùng tranh ảnh vật thật…để minh hoạ cho từ nhằm giúp các

em hiểu đúng nghĩa và phân biệt được từ.

Ví dụ:

- Để phân biệt nghĩa từ đồng trong ví dụ: Cánh đồng - tượng đồng - một

nghìn đồng GV có thể đưa bức ảnh chụp cánh đồng, một pho tượng làm bằng

đồng và tờ tiền một nghìn đồng cho HS xem để HS nắm nghĩa của các từ đồng

2.3.3 Hướng dẫn HS đặt từ vào văn cảnh để hiểu đúng nghĩa của từ.

Nghĩa của các từ đồng nghĩa:

+ bao la, bát ngát, thênh thang:

Bao la: mênh mông, xa thẳm, không giới hạn (Lòng mẹ bao la như biển

cả Vũ trụ bao la)

Bát ngát: rộng lớn, không có giới hạn (Biển trời bát ngát Cánh đồng bátngát.)

Thênh thang: Rộng rãi (Nhà rộng thênh thang.)

+ xanh biếc, xanh um, xanh rờn, xanh xao, xanh bủng:

Xanh biếc: Màu lam đậm và tươi (Bầu trời xanh biếc.)

Xanh um: Xanh tốt, rậm rạp (Hàng liễu xanh um.)

Xanh rờn: Xanh mượt như màu lá cây non (Ruộng mạ xanh rờn.)

Ngày đăng: 19/07/2014, 20:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình tấm mảnh nhẹ hoặc  giống như hình cái lá. - SKKN một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng nghĩa   từ nhiều nghĩa  từ đồng âm THCS QUANG TRUNG
Hình t ấm mảnh nhẹ hoặc giống như hình cái lá (Trang 15)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w