Tình hình chia cổ tức

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN.DOC (Trang 26 - 29)

III. Thực trạng & Giải pháp

2.3.1.Tình hình chia cổ tức

Mức chia cổ tức và diễn tiến thị trường chứng khoán trong năm nay các chuyên gia nhận định, so với các hình thức đầu tư khác như gửi tiết kiệm, chơi bảo hiểm và mua nhà đất, bỏ tiền mua cổ phiếu là hình thức cho lợi nhuận khá cao. Điều này có thể thấy rõ khi lãi suất tiền gửi tiết kiệm VND bình quân 8,7%/năm, bảo tức của các công ty bảo hiểm nhân thọ dao động 2-5%, lợi nhuận từ kinh doanh bất động sản bằng 0 do thị trường đóng băng.

Các công ty cổ phần trong lĩnh vực này thường trả cổ tức trung bình khoảng 12%/năm. Những doanh nghiệp làm ăn tốt, có tên tuổi chia ít nhất 15% song cũng có công ty do làm ăn kém hiệu quả chỉ lo được 4-5%.

Trả cổ tức cao nhất là nhóm các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin như Bảo Minh chia 15-16%, VP Bank 20%, ACB đạt lợi nhuận 385 tỷ đồng dự kiến chia cổ tức 25%, Techcombank đạt lợi nhuận trước thuế 286 tỷ đồng tỷ lệ cổ tức đạt 36,6%, có doanh nghiệp viễn thông chia cổ tức tới 50%.

Tuy vậy, cũng có nhiều doanh nghiệp không trả cổ tức do làm ăn kém hiệu quả hoặc chi trả cổ tức khi mà doanh nghiệp đang bị lỗ. Điển hình là trường hợp

Công ty Bibica. Năm 2003 Bibica dự kiến mức cổ tức 12-13% cho cổ đông và Công ty đã tạm ứng trước cho cổ đông 5%. Việc tạm ứng cổ tức đã dựa trên mục tiêu ''khả quan'' và được chứng minh bởi có số lãi 4,1 tỷ đồng trong 3 quý đầu năm 2002. Sau một thời gian khất lần báo cáo tài chính cả năm 2002, cuối cùng Công ty này đã ''bất ngờ'' công bố lỗ 5,4 tỷ đồng. Khoản tạm ứng cổ tức 5% trở thành lỗi vi phạm của Bibica. Vì theo Khoản 1, Điều 67, Luật Doanh nghiệp, ''công ty cổ phần chỉ được chi trả cổ tức cho cổ đông khi kinh doanh có lãi''. Điều này tạo nên nhiều bất cập trong Luật và cách thi hành Luật do khi đã chia cổ tức cho cổ đông rồi thì khó lòng mà thu lại được.

Hiện nay, cổ tức có thể được trả bằng tiền hoặc bằng cổ phiếu.

a. Trả cổ tức bằng tiền.

Lâu nay việc chia cổ tức thường được quan niệm là chia bằng tiền mặt. Điều này cũng dễ hiểu vì cổ đông luôn ưa thích “tiền tươi thóc thật”. Trả cổ tức bằng tiền làm hao hụt nguồn tiền mặt của doanh nghiệp trong khi trả cổ tức bằng cổ phiếu chỉ là phân chia cổ phần bổ sung cho các cổ đông theo tỷ lệ nào đó. Doanh nghiệp không nhận được tiền thanh toán từ cổ đông nhưng cung không mất tiền chi trả cổ tức. Trước đây, việc trả cổ tức bằng tiền mặt phổ biến còn do thu nhập từ cổ tức chưa bị đánh thuế. Nhưng hiện tại, theo theo Luật Thuế thu nhập cá nhân do Ủy ban Thường vụ Quốc hội công bố, thuế cổ tức được thu bằng cách khấu trừ tại nguồn, với mức 5%, điều này sẽ dẫn đến những thay đổi trong cách nghĩ và phân chia cổ tức tại các doanh nghiệp.

b.Trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Bản chất: Cổ phiếu được chia theo cổ tức thường được gọi là cổ phiếu thưởng.

Cổ phiếu thưởng không được coi là cổ tức thực sự bởi vì cổ tức này không được thanh toán bằng tiền. Việc chia cổ tức bằng cổ phiếu chỉ làm tăng đến số lượng cổ phiếu lưu hành mà các cổ đông nắm giữ. Chính vì thế, về bản chất, nó làm

giảm giá trị của mỗi cổ phiếu sau khi chia. Thông thường cổ phiếu thưởng được chia theo một tỷ lệ nhất định.

Ví dụ: Đại hội đồng cổ đông công ty FPT vừa thông qua phương án sử dụng lợi

nhuận và chia cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 2:1. Điều đó có nghĩa là cổ đông nắm giữ 02 cổ phiếu cũ sẽ được “thưởng” 01 cổ phiếu mới phát hành, và tổng số cổ phiếu lưu hành sẽ tăng lên 50%. Khi đó chúng ta có thể thấy kết quả của việc chia cổ tức bằng cổ phiếu có thể dẫn đến giá trị của mỗi cổ phiếu giảm 33% do tổng giá trị vốn chủ sở hữu không thay đổi.

Theo suy luận logic thông thường, cổ phiếu thưởng có thế: (1): không làm ảnh hưởng đến giá trị công ty.

(2): làm giảm giá trị công ty. (3): làm tăng giá trị công ty.

Quan niệm chuẩn về cổ phiếu thưởng là nó không làm thay đổi giá trị tài sản của nhà đầu tư cũng như của doanh nghiệp. Theo ví dụ trên, giá trị thị trường của ABC là $660.000. Sau khi chia cổ phiếu thưởng, số cổ phiếu lưu hành là 110.000 cổ phiếu, và mỗi cổ phiếu có thế có giá trị là $660.000 : 110.000 = $6,00. Trường hợp một cổ đông năm giữ 1000 cổ phiếu trước khi chia, có giá $6.600. Sau khi chia cổ phiếu thưởng, cổ đông đó có 1.100 cổ phiếu và tổng giá trị của nó có thể sẽ là 1.100 x $6,00 = $6.600. Như vậy, cổ phiếu thưởng, thực chất, không có ảnh hưởng về mặt kinh tế. Và trên lý thuyết, việc xác định tỷ lệ chia càng cao thì giá trị cổ phiếu càng giảm và sẽ ảnh hưởng đến giá trị thị trường của số cổ

phiếu ban đầu mà cổ đông nắm giữ.

Tuy nhiên, thực tế thị trường lại có khác biệt rất lớn. Việc chia cổ phiếu thưởng sẽ tác động đến tâm lý được mua “rẻ” của số đông nhà đầu tư, dẫn đến các nhà đầu tư tìm cách mua cổ phiếu trước khi chia cổ phiếu thưởng đã làm cho cầu về cổ phiếu tăng cao. Hơn nữa, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu được các nhà đầu tư Việt Nam "diễn giải" là doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận đạt được để tái đầu tư,

cũng khiến cho kỳ vọng của nhà đầu tư về sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Các yếu tố này góp phần đẩy giá của cổ phiếu lên cao. Điều này đặc biệt đúng trong điều kiện Việt Nam hiện nay, nơi các nhà đầu tư đầu tư theo phong trào và “mách nước” nhiều hơn là có sự phân tích kỹ càng nhiều yếu tố, và đặc biệt đúng trong ngắn hạn. Tuy nhiên, về lâu dài việc phát hành cổ phiếu thưởng tràn lan có thể dẫn tới làm giảm giá thị trường của cổ phiếu.

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN.DOC (Trang 26 - 29)