1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một vài suy nghĩ giúp học sinh lớp 4 rèn kĩ năng cảm thụ văn học

33 2,4K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 334 KB

Nội dung

12,17 Từ kết quả điều tra trên, tôi đi đến những nhận xét về chất lượng cảm thụ vănhọc của học sinh lớp 4 như sau: Thứ nhất: Học sinh còn chậm trong quá trình nhận diện ngôn ngữ trong vă

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VINH TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ LỢI



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT VÀI SUY NGHĨ GIÚP HỌC SINH LỚP 4

Trang 2

PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4

A .CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4

I CƠ SỞ LÍ LUẬN 4

1.Khái niệm về cảm thụ văn học 4

2.Đặc trưng vế cảm thụ văn học ở lứa tuổi Tiểu học 2

3.Mục tiêu của việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho HS Tiểu học 6

II CƠ SỞ THỰC TIỄN 7

1.Về phía giáo viên 7

2.Về phía học sinh 7

B.CÁC BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CTVH CHO HS LỚP 4 9

I.NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 4-NGỮ LIỆU DÙNG ĐỂ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN CHO HỌC SINH . 9

II.BỒI DƯỠNG NĂNG LỤC CTVH CHO HS TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC 12

1.Mục đích của việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh 12

2.Nội dung cảm thụ văn học 12

III MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4 THÔNG QUA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC 13

1 Bồi dưỡng kiến thứcTiếng Việt, văn học cho học sinh 13

2 Tăng cường rèn kĩ năng đọc hiểu, giúp học sinh tìm hiểu sâu sắc nội dung các bài Tập đọc nhằm nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho các em 15

3 Luyện tập và củng cố vững chắc các thao tác trong CTVH cho HS 19

4 Khuyến khích học sinh rung cảm nghệ thuật trong mọi hoạt động dạy học của tiết Tập đọc 21

5 Xây dựng hệ thống bài tập nhằm nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 25

PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN 32

Trang 3

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ

Giáo dục tiểu học là bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân, cơ sở ban đầuhết sức quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người, đặt nền tảngcho giáo dục phổ thông Mục tiêu giáo dục tiểu học hiện nay là hình thành cho họcsinh những tư tưởng, tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản mang tính đúngđắn và lâu dài để các em học tiếp Trung học cơ sở Hiện nay, đất nước ta đang bướcvào thời kỳ mới, chất lượng giáo dục là vấn đề số một trong nội dung công tác củangành giáo dục

Để đáp ứng nhu cầu hiện nay của xã hội, cần đến nhân tài, những người có trítuệ sắc bén, có bàn tay vàng, có kỹ năng đặc biệt, việc phát hiện và bồi dưỡng nhântài là việc làm thực sự cần thiết

Ở tiểu học, việc bồi dưỡng học sinh là trách nhiệm của giáo viên và nhàtrường Trong hệ thống các môn học ở tiểu học thì môn Tiếng việt là môn học rấtquan trọng, được coi là môn học công cụ để học tốt các môn học khác Môn Tiếngviệt gồm nhiều phân môn, trong đó phần cảm thụ văn học là phần nhằm phát triển tưduy cho học sinh, nhằm bồi dưỡng để các em có thể trở thành học sinh giỏi mônTiếng việt

Khi cảm thụ được tác phẩm văn học, con người không chỉ được thức tỉnh vềmặt nhận thức mà còn rung động về tình cảm Từ đó, con người sẽ nảy nở những ước

mơ tốt đẹp, khơi dậy năng lực hành động, cũng như được bồi dưỡng về tâm hồn

Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh nhằm hướng tới việc khámphá nghệ thuật của tác phẩm Đó là việc hướng dẫn học sinh từng bước nhận diện,làm quen, hiểu biết và sáng tạo được các sản phẩm thẩm mĩ Với tác phẩm văn học,bồi dưỡng năng lực cảm thụ chính là nhằm giúp các em nhận biết nhanh nhạy vàchính xác các tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm Giúp học sinh xác định đúng nội dungchính của tác phẩm, hình thành một số kĩ năng sơ giản trong phân tích, đánh giá nộidung và nghệ thuật của tác phẩm Từ đó sẽ hình thành và phát triển tình cảm, tâmhồn, nhân cách cho các em Giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong vănchương và trong cuộc sống…, môn Tiếng Việt sẽ dần dần xây dựng được những tâmhồn, nhân cách theo mục tiêu giáo dục đề ra trong chiến lược phát triển con người

Vấn đề bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 là một vấn đềkhó, chưa được nhiều công trình khoa học nghiên cứu Đây là vấn đề phức tạp vì họcsinh tiểu học tư duy trừu tượng đang được hình thành và phát triển, các em tiếp nhậnvấn đề này tương đối vất vả Mà ở tiểu học lại chưa có phân môn học riêng cho cảmthụ văn học, chủ yếu giáo viên phải bồi dưỡng lồng ghép thông qua các phân môn củamôn Tiếng Việt như Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn…Không những thế, cảm thụvăn học cũng được đánh giá là một vấn đề khó đối với giáo viên

Thực tế cho thấy, khả năng cảm thụ văn học của giáo viên và học sinh cònnhiều hạn chế Học sinh không tìm được những từ “chìa khoá”, những từ cốt lõi, ẩnchứa nội dung, những dấu hiệu mang tính nghệ thuật của văn bản Học sinh chưa pháthiện được,

Trang 4

chưa hiểu hết được cái hay, cái đẹp của từ, ngữ, ý thơ, câu văn…trong một vănbản cụ thể Nếu có cảm nhận được thì học sinh diễn đạt ý còn rườm rà hoặc cộc lốcchưa thể hiện hết nội dung cảm nhận Đó chính là những nguyên nhân chủ yếu dẫnđến năng lực cảm thụ văn học của học sinh còn nhiều hạn chế.

Chính vì vậy, tôi cho rằng, việc nghiên cứu, tìm tòi để tìm ra biện pháp hữuhiệu nhằm bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh ở bậc tiểu học là mộtviệc làm thiết thực, góp phần thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học

Tiếng Việt ở Tiểu học Trong khuôn khổ SKKN này tôi chỉ trao đổi " Một vài suy

nghĩ giúp học sinh lớp 4 rèn kỹ năng cảm thụ văn học" thông qua phân môn Tập đọc

PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

A CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

I CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Khái niệm về cảm thụ văn học

Cảm thụ văn học là quá trình nhận thức cái đẹp được chứa đựng trong thế giớingôn từ, hệ thống tín hiệu thứ hai loài người Đó là quá trình tiếp nhận, hiểu cảm thụđược của văn chương, đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật, đặc trưng phản ánh nghệ thuật,tính hình tượng của văn chương Đây là quá trình hoạt động nhận thức thẩm mỹ rấtđặc biệt, phức tạp và có tính sáng tạo Những tính chất này do đối tượng nhận thức làtác phẩm văn học quy định Mỗi một tác phẩm văn học đều mang một vẻ đẹp toàndiện về cả nội dung và cả giá trị nghệ thuật Đó chính là vẻ đẹp về ngôn ngữ, về cáchình thức nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm đó Quá trình nhận thức cái đẹptrong văn thơ là quá trình nhận thức cái đẹp về ngôn ngữ mà là ngôn ngữ nghệ thuật.Đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật là giàu hình ảnh, có sức biểu cảm và có tính đanghĩa

2 Đặc trưng về năng lực cảm thụ văn học ở lứa tuổi Tiểu học

- Trước khi đến trường, HS tiểu học đã có vốn văn học nhất định Đây không

phải là lần đầu tiên các em được tiếp xúc với hình tượng văn học Ngay từ nhỏ các em

đã được nghe bố, mẹ, ông, bà kể chuyện cổ tích,truyện kể nhi đồng, nghe và thuộc cácbài đồng dao, một số bài ca dao, dân ca Dù chưa ý thức rõ rệt, nhưng các em đã tiếp xúc với thơ, văn từ rất sớm, từ thuở ấu thơ trong lời bà, lời mẹ hát ru:

Ví dụ: Con ong làm mật yêu hoa

Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời

Âm điệu ngọt ngào của lời ru đã đưa những câu ca ấy đến với các em, giúp các

em tiếp xúc với "thơ" một cách hồn nhiên.Tình yêu cuộc sống đặt trong sự gắn bó hàihoà giữa thế giới bao la, một hình ảnh khăng định sức mạnh của tình đoàn kết đượctác giả dân gian khái quát bằng hình thức những câu thơ dễ thuộc, dễ nhớ, đã đi vàođời sống tâm hồn của mỗi con người và được lưu truyền từ đời này sang đời khác

Trang 5

Ngay cả khi còn chưa biết chữ, mỗi lần được đắm mình vào thế giới những câuchuyện cổ tích kì diệu, trong trí tưởng tượng của các em có thể phần nào hình dung vànhớ được một số chi tiết Sở dĩ, các em có cảm giác yêu nhân vật này hơn nhân vậtkhác, thích câu chuyện này hay không thích câu chuyện kia là vì các em đã có những

" cảm nhận chủ quan" về câu chuyện được nghe

- Đến bậc Tiểu học, lần đầu tiên các em được tiếp xúc với tác phẩm văn học

bằng chữ viết, chữ viết tiếp tục đưa các em đi xa hơn nữa trong việc cảm thụ thế giớivăn chương Mở trang sách Tiếng việt ở trường Tiểu học: học chữ, học vần, học tậpđọc, làm văn, kể chuyện dần dần các em thấy tự tin hơn, hứng thú hơn với việc mình

tự đọc một đoạn văn, đoạn thơ và có khi các em thuộc lòng đoạn văn, đoạn thơ ấy từlúc nào không biết

Trường tiểu học sẽ trang bị cho các em một số tri thức và rèn luyện một số kĩnăng, năng lực cần thiết cho cảm thụ văn học Học sinh bắt đầu làm quen với các thaotác, tìm hiểu nội dung, nghệ thuật cuả tác phẩm Đó là những câu hỏi, những bài tậpyêu cầu phát hiện ý của đoạn văn, đoạn thơ, ý chính hay nội dung của bài thơ, bài văn,hoặc tìm từ, ngữ "chìa khoá" làm nên cái hay cái đẹp của đoạn văn bản Học sinhcũng được trang bị một số kiến thức về hình tượng, về ngôn ngữ nghệ thuật thông qua

hệ thống câu hỏi, bài của bài tập đọc

Ở lứa tuổi Tiểu học, khả năng nhạy cảm, tinh tế trong cảm thụ các em mang nhữngđặc thù riêng Tình cảm, tâm hồn của các em rấtt hồn nhiên, trong sáng rất dễ rungđộng trước những kích thích, trong đó có kích thích thẩm mĩ

Chẳng hạn : Học sinh lớp 1 chuẩn bị được nghỉ hè để năm học tới lên học lớp Hai,trong buổi học cuối cùng, các em luyện đọc:

Lớp Một ơi! Lớp Một!

Đón em vào năm trước

Chào bảng đen cửa sổ

Chào nơi ngồi thân quen

Làm theo lời cô dạy

Cô sẽ luôn ở bên

Lớp Một ơi! Lớp MộtĐón em vào năm trướcNay giờ phút chia taGửi lời chào tiến bước

( Gửi lời chào lớp Một - Hữu Tưởng )

Chia tay lớp Một, các em như đang trong trạng thái khó tả: vừa vui mừng khônxiết vì đã được nghỉ hè, vì sắp được lên lớp Hai; song nghỉ hè, cũng phải chia tay côgiáo đã dạy mình, để sang năm cô sẽ đón những HS lớp Một mới Ngập ngừng, lưuluyến, các em chào cô giáo kính mến, đồng thời không quên chào bảng đen, cửa sổ,

Trang 6

chỗ ngồi, những đồ vật biết bao thân thiết từng gắn bó với mình Đọc bài thơ mà tràodâng nỗi niềm da diết, trào dâng nỗi xao xuyến, bồi hồi!

Từ ví dụ trên cho ta thấy: từ nghe đến đọc, rõ ràng không phải chỉ là việc chúng tanghe hay đọc một cách thuần tuý, mà thực sự là trong nghe có hiểu, trong đọc có hiểu,vừa nghe - hiểu vừa đọc - hiểu Hiện tượng đó dù ở những dấu hiệu sơ khai nhất, làchính các em thực sự đã tham gia cảm thụ văn học rồi đấy!

Tuy nhiên, lứa tuổi tiểu học cũng gặp khó khăn trong việc phát hiện những nội

dung trừu tượng, khái quát và một số kĩ năng diễn đạt Đó là do tư duy lôgíc ở các em

chưa phát triển như ở người trưởng thành

- Trong cảm thụ văn học, học sinh tiểu học có những đặc điểm riêng biệt, tạonên lợi thế trong cảm quan tuổi thơ Đó là sự nhạy cảm, trong sáng, hồn nhiên, chânthật, ngộ nghĩnh rất đáng quí ở các em Trong con mắt trẻ thơ, thế giới luôn đầy tínhngạc nhiên Người ta thường nói tới "nhãn quan trẻ thơ" tức là cách nhìn từ góc độ trẻthơ Thật vậy, dưới nhãn quan này, cuộc sống luôn hiện ra những điều mới mẻ Ngay

cả những gì bình thường nhất đang diễn ra hàng ngày, đối với trẻ thơ cũng có thể đầy

sự mới lạ, hấp dẫn Đó chính là "tính ngạc nhiên" trong quan sát và thể hiện trongcuộc sống của tuổi thơ

"Tính ngạc nhiên" là sự tất yếu trong cách nhìn của trẻ Đó là vì lần đầu tiên,các em được chứng kiến tất cả những gì đang diễn ra, đang phát triển trước mắt mình

"Tính ngạc nhiên" làm nên đặc trưng riêng biệt cho nhãn quan trẻ thơ: vừa ngộnghĩnh, đáng yêu, lại vừa cho ta thấy vẻ đẹp trung thực, trong sáng, cội nguồn củatinh thần con người

Trong văn học của trẻ em và dành cho trẻ em, "tính ngạc nhiên" là điều kiệnkhông thể thiếu trong mọi tác phẩm Do vậy, cảm thụ văn học đối với trẻ thơ cũngphải luôn chứa đầy "tính ngạc nhiên"

3 Mục tiêu của việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho HS tiểu học

- Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học giúp học sinh xác định đúng nội dung

chính của tác phẩm

- Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học giúp học sinh nhận biết nhanh nhạy vàchính xác các tín hiệu nghệ thuật trong tác phẩm

-Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học giúp học sinh hình thành một số kĩ năng

sơ giản trong phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

- Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học giúp học sinh hình thành và phát triểntình cảm, tâm hồn và nhân cách

II CƠ SỞ THỰC TIỄN

1 Về phía giáo viên:

Trang 7

Nhận thức được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn họccho học sinh, trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã liên tục đưa ranhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn nhằm cải thiện và nâng cao chất lượngdạy học môn Tiếng Việt, trong đó đặc biệt chú ý phần cảm thụ văn học Những việclàm đó là: đổi mới chương trình SGK, tập huấn chương trình thay sách, tổ chức cáchội thảo về đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm và cácbáo cáo khoa học về nâng cao chất lượng các môn học, triển khai chương trình bồidưỡng thường xuyên theo các chu kỳ Tuy nhiên, như một vết hằn đã in sâu trongcách nghĩ của giáo viên quan niệm rằng việc dạy cảm thụ văn học cho học sinh tiểuhọc một cách đồng loạt là chưa cần thiết Mặc dù, có những công việc giáo viên vàhọc sinh làm trên lớp, bản chất là đang giúp học sinh cảm thụ văn học nhưng giáoviên không biết Hoặc đôi khi giáo viên đề cao quá vấn dề cảm thụ văn học, cho rằngdạy cảm thụ văn học là dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, là dạy nâng cao cho học sinh Từviệc chưa nhận thức được, hoặc là nhận thức chưa đầy đủ về vai trò quan trọng củaviệc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh nên phần giúp học sinh cảmthụ văn học thông qua các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn thì giáo viêndạy chưa có hiệu quả nếu không dám nói là hời hợt, qua loa Giáo viên chưa vận dụnglinh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học mới, chưa tìm ra các biện pháp dạy họchiệu quả để áp dụng vào việc rèn kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh Nếu có dạycảm thụ văn học thì đa số giáo viên áp đặt cách cảm thụ của mình cho học sinh, tròthừa nhận ý kiến của thầy, cảm thụ lại những điều mà thầy cảm thụ được Mà chúng

ta đã biết rằng việc cảm thụ của người lớn có những điểm giống nhưng cũng có rấtnhiều điểm khác so với cảm thụ của trẻ…rõ ràng với cách làm này là chưa ổn

2 Về phía học sinh:

Để khảo sát toàn diện về vấn đề nhận thức và thực hành cảm thụ văn học củahọc sinh lớp 4, tôi đã tiến hành điều tra và phỏng vấn 40 học sinh lớp 4A Khi điềutra vấn đề này , tôi nhận thấy trong quá trình cảm thụ văn học thông qua phân mônTập đọc các em gặp rất nhiều khó khăn Hầu hết các em không nắm được bản chấtcủa hoạt động cảm thụ văn học là làm cái gì, học sinh không nắm được các kỹ năngcần thiết để cảm thụ được một văn bản nghệ thuật

Tôi khảo sát và đánh giá năng lực cảm thụ văn học của học sinh, thu được kếtquả như sau:

Đề bài: Viết một đoạn văn cảm thụ về bài tập đọc Tre Việt Nam

Sự rung động có tính thẩm mĩ 3 7,5 7 17,5 18 45 12 30

Trang 8

Khả năng diễn đạt theo ý riêng 3 7.5 7 17,5 19 47,5 11 27,5

Qua chất lượng bài làm của học sinh, tôi thấy về vốn văn học của học sinh tỉ lệ Trung bình chiếm đa số (60%) và Yếu chiếm (17,5%), số em đạt Tốt chỉ có 7,5% và khá 15%

quả Nhận diện

BT4 và BT6: Tìm từ ngữ, hình ảnh đặc sắc, các biện pháp nghệ thuật của

BT8: Xác định mục đích của tác giả viết bài văn, bài thơ này nhằm diễn

BT10: Bài học rút ra sau khi tìm hiểu nội dung Em thích chi tiết nào nhất trong bài văn, bài thơ ? Bài văn, bài thơ gợi cho em suy nghĩ, cảm xúc gì ? 12,17

Từ kết quả điều tra trên, tôi đi đến những nhận xét về chất lượng cảm thụ vănhọc của học sinh lớp 4 như sau:

Thứ nhất: Học sinh còn chậm trong quá trình nhận diện ngôn ngữ trong văn

bản, kĩ năng đọc thành thạo để nắm được đề bài và những từ ngữ cần tìm nghĩa để từ

đó hiểu nội dung của văn bản còn nhiều hạn chế Đọc và hiểu đang còn tách rời nhau.Học sinh đọc nhưng học sinh không hiểu, đọc nhưng không tư duy cái được đọc, đọc

mà không hiểu huống gì nói đến cảm thụ.,

Trang 9

Thứ hai: Phần tìm hiểu nội dung văn bản, học sinh trả lời câu hỏi SGK còn

máy móc, phụ thuộc quá nhiều vào từng câu, từng chữ trong văn bản, trong suy nghĩ

và trả lời học sinh chưa chủ động và chưa có tính sáng tạo Chẳng hạn, tìm từ ngữ,hình ảnh đặc sắc trong văn bản thì học sinh đọc cả đoạn trích trong văn bản Hay việcxác định các biện pháp nghệ thuật của văn bản, học sinh cũng còn nhiều lúng túng,nhiều học sinh còn lẫn lộn chưa phân biệt rạch ròi các biện pháp tu từ tiếng Việt.Dạng bài tập: Em thích hình ảnh nào nhất, từ ngữ, câu thơ, nhân vật…nào nhất? Thìhọc sinh có một số em trả lời được, nhưng khi hỏi để lý giải vì sao em thích thì thì họcsinh không trả lời được hoặc diễn đạt ngắc ngứ Phần đông học sinh chỉ dừng lại ởphần tìm hiểu văn bản mà chưa chủ động trong việc diễn đạt kết quả cảm thụ, chưabiết rút ra bài học về nhận thức, về tình cảm, hành vi sau khi được đọc, được nghe.Đặc biệt học sinh chưa biết suy nghĩ để phê phán hay khẳng định nội dung văn bảnđưa ra, học sinh không biết quan tâm đến mong muốn mà người viết đặt vào chính đốitượng người đọc, người nghe

Như vậy, quá trình nhận thức và thực hành cảm thụ văn học của giáo viên vàhọc sinh trong nhà trường tiểu học đang còn nhiều tồn tại Việc dạy cảm thụ văn họccòn hình thức, chiếu lệ và chủ yếu là thực hiện bằng kinh nghiệm giảng dạy của giáoviên chứ chưa có một quy trình nào đảm bảo tính khoa học để bồi dưỡng năng lựccảm thụ văn học cho các em Bản thân các em còn gặp nhiều khó khăn trong quá trìnhcảm thụ và diễn đạt kết quả cảm thụ, khiến cho học sinh không thấy hứng thú khi họccảm thụ văn học Đôi khi học sinh cảm thấy sợ khi làm các bài tập về cảm thụ vănhọc, đặc biệt là dạng hồi đáp văn bản, học sinh không chủ động trong việc diễn đạtkết quả cảm thụ, “ngại”bày tỏ cảm xúc bằng ngôn ngữ của mình Nếu như giáo viên

có vốn kiến thức và kỹ năng nhất định về cảm thụ văn học, biết tạo hứng thú học tập ởhọc sinh bằng cách đưa ra hệ thống các biện pháp phù hợp kích thích sự tò mò, hamhiểu biết của các em thì chắc chắn sẽ giải quyết được những khó khăn này, đồng thờirèn kỹ năng cảm thụ cho học sinh để quá trình bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn họccho học sinh từng bước được nâng lên

B CÁC BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4 .

I NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 4 - NGỮ LIỆU DÙNG ĐỂ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH.

Hệ thống văn bản, câu hỏi, bài tập trong Tập đọc lớp 4 nhằm nâng cao nănglực cảm thụ văn học cho học sinh:

Chương trình SGK Tiếng Việt 4 được đưa vào giảng dạy chính thức từ nămhọc 2005 - 2006 Phân môn Tập đọc lớp 4, tập 1 được dạy trong 18 tuần, trừ 2 tuần ôntập, kiểm tra, mỗi tuần có 2 bài tập đọc, tất cả có 32 bài Phần môn Tập đọc lớp 4 tập

2 được dạy trong 17 tuần, trừ 2 tuần ôn tập, kiểm tra, mỗi tuần cũng có 2 bài tập đọc,tất cả kì là 30 bài

Như vậy SGK Tiếng Việt 4 có tổng cộng 62 bài tập đọc, trong đó 41 bài thuộcthể loại văn xuôi, 1 bài tục ngữ và 20 bài thuộc thể loại thơ Nghiên cứu kĩ tôi thấytrong 62 bài tập đọc thì có đến 60 bài là văn bản nghệ thuật, 2 bài là văn bản phi nghệ

Trang 10

thuật Đây là điều kiện thuận lợi giúp học sinh học tốt cảm thụ văn học Tìm hiểu câuhỏi và bài tập sử dụng sau mỗi bài Tập đọc trong SGK Tiếng Việt 4 và sách Bài tậpTiếng Việt 4 tôi có nhận xét như sau:

Thứ nhất: do SGK được soạn theo 2 trục chủ điểm và kĩ năng nên một phần hệ

thống câu hỏi giúp học sinh hiểu và cảm thụ bài Tập đọc một cách rod ràng, giúp họcsinh làm quen với phong cách văn học và tạo cơ hội cho học sinh hồi đáp văn bản tốthơn

Như vậy, tôi thấy tính tích hợp giữa các phân môn trong môn Tiếng Việt là rấtcao, các phân môn liên quan mật thiết với nhau, cùng sử dụng chung một số văn bản

để hình thành kiến thức, kĩ năng cho học sinh Vì thế, các câu hỏi nhằm giúp học sinhhọc tốt phân môn Tập đọc, rèn luyện các kĩ năng đọc hiểu, đọc diễn cảm, cảm thụ vănhọc thì cũng giúp học sinh học tốt các môn học khác và ngược lại

Thứ hai: do tính tích hợp giữa các phân môn như đã nêu ở trên, nên trong quá

trình học sinh tìm hiểu nội dung bài tập đọc thì loại câu hỏi, bài tập tìm dàn ý, ý củađoạn, đại ý của bài rất hạn chế và được thể hiện chủ yếu ở phân môn Tập làm văn.Thay vào đó là nhiều câu hỏi, bài tập yêu cầu sự hồi đáp của học sinh, yêu cầu họcsinh bày tỏ ý kiến, thái độ, nêu cảm nghĩ về nội dung bài học, điều đó chứng tỏ cáctác giả khi biên soạn đã chú ý quan tâm đến bước hồi đáp văn bản trong dạy đọc hiểucủa học sinh, giúp học sinh từng bước có nhu cầu cảm thụ văn học và biết cách cảmthụ văn học

Thứ ba: trong vở Bài tập Tiếng Việt 4 không có các câu hỏi, bài tập dành cho

phân môn Tập đọc mà chỉ có các câu hỏi, bài tập cho phân môn Chính tả, Luyện từ vàcâu, Tập làm văn Nên việc giúp học sinh đọc - hiểu, đọc diễn cảm, cảm thụ thôngqua hệ thống bài tập - những việc làm cụ thể như các phân môn học khác thì gặpkhông ít những khó khăn

Thứ tư: trong cả 2 quyển SGK Tiếng Việt 4 (T1 và T2) có tổng cộng 264 câu

hỏi, bài tập tìm hiểu bài sau các bài Tập đọc Có thể chia các câu hỏi, bài tập nàythành các thể loại sau:

Loại thứ nhất: nhắc lại nội dung miêu tả, nội dung thông tin của văn bản Loại

câu hỏi này chiếm tỉ lệ cao (khoảng 75%) toàn bộ hệ thống câu hỏi, bài tập dành chophân môn Tập đọc, loại câu hỏi thể hiện ý chính của đoạn nhằm khắc sâu nội dung bàihọc thì không nhiều Dạng câu hỏi, bài tập chủ yếu trong loại này là tìm chi tiết trongbài để minh hoạ một nhận định, một nhận xét trong bài

Ví dụ: “Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt.” Hay “Những lời nói

và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?” (Dế Mèn bênh vực kẻ yếu TV4 )

-Loại thứ hai: Câu hỏi, bài tập làm rõ ý nghĩa nội dung trong bài -Loại câu hỏi

này đã tìm được sự quan tâm của các tác giả trong SGK, có khoảng (6%) trong tổng

số câu hỏi thuộc dạng này

Trang 11

Ví dụ: “Vì sao cách làm của cô em giúp được chị tỉnh ngộ?” (Chị em tôi - TV4

- T1 - tr59); “Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông trạng thả diều?” (Ông trạng thảdiều TV4 - T1 - tr104);

Loại thứ ba: Nhận biết các chi tiết nghệ thuật thể hiện sự sáng tạo độc đáo của

tác giả

Ví dụ: “Chiếc bè được ví với cái gì? (Bè xuôi Sông La - TV4 - T2); “Cách nói:

“dòng sông mặc áo” có gì hay? (Dòng sông mặc áo - TV4 - T2)

Loại Thứ tư: Yêu cầu học sinh nêu mục đích tác động của tác giả gửi vào văn

bản và yêu cầu nêu sự hồi đáp của các em về nội dung văn bản Loại câu hỏi, bài tậpnày thể hiện tương đối nhiều, thể hiện sự quan tâm của tác giả SGK tới bước hồi đápvăn bản

Ví dụ: “Qua các câu thơ mở bài và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánhdiều tuổi thơ?

a Cánh diều là kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ

b Cánh diều khơi gợi những ước mơ tốt đẹp cho tuổi thơ

c Cánh diều đem đến bao niềm vui cho tuổi thơ” (Cánh diều tuổi thơ TV4 - T1).

Như vậy, qua việc thống kê và sắp xếp các bài tập dành cho phần Tập đọctrong SGK Tiếng Việt 4 tôi nhận thấy như sau: Để bồi dưỡng nâng cao năng lực cảmthụ văn học cho học sinh thì trước hết phải giúp học sinh đọc - hiểu văn bản, đọc diễncảm văn bản và làm các bài tập rèn kĩ năng cảm thụ văn học

Để việc đọc - hiểu có hiệu quả thì phải giúp học sinh đọc và nắm được ý nghĩacủa các từ chìa khoá, ý của các câu đặc biệt, ý của từng đoạn, từng khổ thơ và đại ýcủa toàn bài Nhưng nghiên cứu hệ thống câu hỏi, bài tập sau mỗi bài tập đọc giúphọc sinh thực hiện các công việc đó thì chưa đáp ứng được Cụ thể là chưa có hệthống câu hỏi cho từng yêu cầu cụ thể, một số câu hỏi đưa ra còn mang tính chấtchung chung, một số câu hỏi tự luận quá khó với học sinh, trong khi đó lại chưa đưa

ra các phương án trả lời giúp học sinh lựa chọn theo hình thức trắc nghiệm khách

quan Điều đó chứng tỏ SGK chưa thực sự coi trọng trong việc giúp học sinh khai

thác bài để hiểu sâu, hiểu kĩ nội dung bài đọc Mà chúng ta đã biết, việc thực hành cácbài tập có vị rất quan trọng trong việc hiểu văn bản của học sinh, đặc biệt là văn bảnnghệ thuật Hơn nữa, hầu như tất cả các bài tập đọc của lớp 4 đều là văn bản nghệthuật (tổng số có 62 bài mà có tới 60 bài là văn bản nghệ thuật)

Theo quy trình của tiết dạy Tập đọc thì đều có bước yêu cầu học sinh đọc diễn cảm Bước này được thực hiện sau khi đọc hiểu Nhưng trong thực tế giảng dạy thì lạikhông có câu hỏi, bài tập hướng dẫn học sinh cách đọc bài này như thế nào? Khi đọc cần nhấn mạnh từ ngữ nào? Tốc độ đọc nhanh, chậm như thế nào? Thái độ khi đọc ra sao? Hay hệ thống câu hỏi, bài tập rèn kĩ năng cảm thụ bài đọc về giá trị nội dung, giátrị nghệ thuật một cách sâu sắc, ý nghĩa của bài đọc đi vào cuộc sống như thế nào? thì chưa được quan tâm một cách đúng mực Những nội dung trên không được thể hiện

Trang 12

trong SGK TV4, trong vở bài tập TV cũng không có Với những lí do trên, tôi thiết nghĩ rằng việc xây dựng một hệ thống bài tập giúp học sinh đọc - hiểu, đọc diễn cảm

và cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 trong giờ Tập đọc là hết sức cần thiết, nhằm giúp giáo viên và học sinh có những hoạt động cụ thể, chi tiết nâng cao chất lượng của giờ Tập đọc góp phần bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh

II BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC:

1 Mục đích của việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh

Mục đích của việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học trong phân môn Tậpđọc nhằm trang bị cho học sinh vốn văn hoá - văn học cần thiết, giúp học sinh rènluyện năng lực đọc - hiểu và hình thành những kĩ năng sơ giản về phân tích tác phẩm,

từ đó bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn cho các em

Mục đích của việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học khác với mục đíchchung của bài tập đọc ở chỗ: Nội dung của một bài dạy Tập đọc có nhiều mục đích,trong đó trọng tâm là luyện đọc thành tiếng và luyện đọc hiểu Bồi dưỡng năng lựccảm thụ văn học không quan tâm đến việc luyện đọc các từ khó và một số nhiệm vụkhác như mục đích của bài Tập đọc nói chung

2 Nội dung cảm thụ văn học

Tập đọc là phân môn có vai trò quan trọng bậc nhất trong việc bồi dưỡng nănglực cảm thụ văn học cho học sinh Bởi vì, Tập đọc cung cấp một khối lương ngữ liệuvăn chương nhiều nhất thuộc nhiều lĩnh vực, nhiều phạm vi khác nhau, rèn kĩ năngđọc - hiểu nhiều nhất và rèn kĩ năng đọc diễn cảm, đọc phân vai tập trung nhất, ở đây

có một số đoạn trích, hoặc toàn bộ tác phẩm của các tác giả văn học lớn được đưa vàochương trình Cũng có nhiều bài do các nhà giáo soạn ra, hoặc phỏng theo các nhàvăn hoặc sưu tầm trên báo chí Chúng được biên soạn lại, sắp xếp theo hệ thống chủ

đề và theo các kiểu văn bản Phân môn Tập đọc sẽ giúp các em hiểu được nội dung,nghệ thuật, rung cảm trước những từ ngữ, những câu, những hình ảnh, những hìnhtượng thẩm mỹ Những sáng tác được đưa vào chương trình, hoặc là những tác phẩmvăn học đích thực, hoặc là những sáng tác có nhiều yếu tố văn học, cũng đủ giúp các

em hình thành và phát triển năng lực cảm thụ văn học

Nội dung cụ thể của cảm thụ văn học trong các bài Tập đọc là học sinh đượcđọc trực tiếp các ngữ liệu văn học, tìm hiểu nội dung và nghệ thuật, đồng thời diễn đạtnhững suy nghĩ và cảm xúc của mình khi trả lời các câu hỏi và bài tập Phân môn Tậpđọc còn tạo điều kiện để học sinh rung cảm, thưởng thức vẻ đẹp của hình tượng ngôn

từ thông qua giọng đọc diễn cảm, giọng ngâm tuỳ thuộc vào nội dung của từng bài

Trong số các văn bản được dùng để dạy cảm thụ ở tiểu học, loại văn bản nghệthuật có một vị trí đặc biệt, không những bởi tầm quan trọng của loại văn bản này màcòn do tỉ lệ văn bản nghệ thuật được đưa vào chương trình rất cao

Để học sinh cảm thụ được các tác phẩm nghệ thuật thể hiện bằng văn bản thìtrước hết phải giúp học sinh đọc và hiểu được văn bản

Trang 13

Đọc văn bản nghệ thuật, học sinh không chỉ hiểu nội dung văn bản mà còn phảicảm thụ được một loại hình nghệ thuật lấy ngôn ngữ làm chất liệu Dạy học sinh đọc -hiểu văn bản nghệ thuật gồm việc làm cho học sinh nắm được nội dung văn bản, mụctiêu của văn bản, đồng thời dạy cho học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ, dạyđọc hiểu văn bản nghệ thuật là dạy tiếp nhận văn học, hay là dạy cảm thụ văn học.

Đọc - hiểu và đọc diễn cảm là hai kĩ năng quan trọng nhất trong Tập đọc.Trong dạy học Tập đọc, cần quan tâm và tạo mọi điều kiện để tất cả học sinh tronglớp đều được rèn kĩ năng đọc - hiểu Kĩ năng này được thể hiện lần lượt từ dễ đếnkhó, bao gồm: giải nghĩa từ, đọc chú thích, trả lời các câu hỏi tìm hiểu nội dung củabài, từ ý của đoạn đến ý của bài, trả lời câu hỏi phát hiện các biện pháp nghệ thuật,đặc điểm ngôn từ, hoặc tìm các câu, các ý hay nhất, các hình ảnh đẹp nhất…

Phân môn Tập đọc bằng cách đó đã đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ bồidưỡng tình cảm, tâm hồn, phát triển tư duy và nhân cách học sinh Khi dạy học Tậpđọc, không nên biến giờ học này thành giờ giảng văn, vì con đường cảm thụ văn họccủa học sinh sẽ phụ thuộc vào giáo viên mà mất đi tính chủ động, sáng tạo của cácem

III MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4 THÔNG QUA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC

1 Bồi dưỡng kiến thứcTiếng Việt, văn học cho học sinh:

Ngay từ buổi học đầu tiên của chương trình Tập đọc lớp 4, giáo viên phải giúphọc sinh hiểu rõ được cảm thụ văn học là một phần quan trọng của phân môn Tậpđọc, là cái đích và cũng là một yêu cầu của phân môn Tập đọc nói riêng và môn TiếngViệt nói chung Để đánh giá kết quả của một bài dạy Tập đọc chúng ta thường xemxét ở nhiều khía cạnh, song điều dễ nhận thấy nhất đó là mức độ hiểu, nắm bắt củahọc sinh về giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của bài Tập đọc và cách thểhiện sự hiểu biết đó qua việc học sinh đọc diễn cảm bài Tập đọc, cao hơn nữa là khảnăng trình bày sự hiểu biết đó bằng ngôn ngữ nói và viết của học sinh

Giáo viên giúp học sinh hiểu được cảm thụ văn học là một quá trình nhận thứccái đẹp chứa trong thế giới ngôn từ, cảm thụ kiến thức văn học là quá trình tiếp nhận,hiểu và cảm được tính hình tượng của văn học, đặc trưng phản ánh nghệ thuật của vănhọc

Năng lực cảm thụ văn học là khả năng phát hiện được những tín hiệu nghệthuật và đánh giá được chúng trong việc biểu đạt nội dung Cảm thụ văn học là cảmnhận được những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thểhiện trong văn bản được đọc đồng thời là sự thể hiện thái độ, sự chia sẻ của người đọcvới những gì đã học Ở đây, chúng ta không yêu cầu học sinh phải tìm ra khái niệm vàhọc thuộc từng khái niệm, mà thông qua các thao tác, các việc làm cụ thể của giáoviên và học sinh như khi chúng ta giới thiệu bài đưa học sinh vào nội dung bài học,đọc mẫu cho học sinh nghe, giúp học sinh hiểu và cảm thụ một số hình ảnh đặc sắc,một số biện pháp tu từ trong bài… Hay khi học sinh làm việc trong nhóm: nghe bạnđọc rồi lại đọc cho bạn nghe, cùng bạn trao đồi về nghĩa của một số từ mới trong bài

Trang 14

hay cùng bạn tìm hiểu cách đọc, ý chính của đoạn, đại ý của bài…để học sinh làmquen với việc cảm thụ Từ đó, sẽ hình thành cho học sinh những suy nghĩ, những thaotác về cảm thụ văn học Đồng thời tích ôn luyện lại các kiến thức về Tiếng Việt như:Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, các biện pháp tu từ trong Tiếng Việt Chẳng hạn, khihướng dẫn học sinh đọc và cảm thụ đoạn:

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầyDẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phầnGiáo viên nêu vấn đề học sinh suy nghĩ:

- Tại sao tác giả lại chọn thời gian "ban trưa" mà không chọn thời gian khác?

- Mồ hôi của người nông dân được so sánh với gì? (Mưa ruộng cày-so sánh,ngoa dụ)

- Em hãy tìm các cặp từ đối nghĩa với câu cuối? (Dẻo thơm - đắng cay, một hạt

a Bản chất của quá trình dạy đọc hiểu:

Trong quá trình tiếp nhận, người đọc phải hướng lĩnh hội nội dung và đích củavăn bản Để đạt được mục tiêu này, người đọc phải phân tích văn bản trên những gì

đã được người viết triển khai, đó có thể là nghĩa của từ (nghĩa từ điển và nghĩa văncảnh, nghĩa biểu vật và nghĩa hình thái), nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái của câu,nghĩa của đoạn, nghĩa của bài, rồi mới đi đến mục đích thông báo của văn bản Nhưvậy, có thể nói bản chất của việc đọc hiểu chính là đọc và phân tích những cái đượcđọc

Quá trình phân tích văn bản trong dạy đọc hiểu có thể diễn ra theo hai cách tráingược nhau Việc lựa chọn cách phân tích nào là tùy thuộc vào vốn sống, trình độ vănhóa và kĩ năng đọc của học sinh, có thể đi từ nghĩa chung (nội dung tổng thể) của vănbản đến nghĩa của từng bộ phận trong văn bản rồi từ đó khái quát lên chủ đề, tư tưởngcủa văn bản, hoặc phân tích đi từ nghĩa của bộ phận nhỏ (từ, câu, đoạn) đến nghĩachung của văn bản (nội dung, chủ đề, đích của văn bản) Mặc dù vậy, dù cho cáchphân tích nào thì để hiểu văn bản, học sinh vẫn phải biết nghĩa của các bộ phận nhỏtrong văn bản và lấy đó làm căn cứ để xác định chủ đề, đích của văn bản

Trang 15

Khả năng đọc và vốn sống của học sinh tiểu học còn hạn chế, cho nên việc rèn

kĩ năng đọc hiểu cho học sinh thường theo cách phân tích văn bản đi từ hiểu nghĩacủa bộ phận nhỏ đến hiểu nghĩa nội dung và đích của văn bản Tuy nhiên, cuốichương trình lớp 4 có những bài tập đọc phù hợp với việc dạy phối hợp cả hai cáchphân tích trên nhằm làm cho học sinh bắt đầu làm quen với kĩ năng quan sát toàn bài

để đọc lướt, đọc quét, đọc đoán nghĩa

Ý nghĩa đích thực của biện pháp này là nó khơi gợi và làm sống lại những kiếnthức đã học, thức tỉnh động cơ học tập năng động, tạo ra sự ôn luyện tích cực những

gì đã học

Bên cạnh việc luyện tập kĩ thuật đọc, đọc hoàn thiện có tính chất tìm hiểu còphát triển phẩm chất tinh thần của năng lực đọc và kết quả tư tduy trong mối qua hệvới văn bản đọc Điều đó, đặc biệt có tác dụng tạo ra những nội dung đã đọc và nănglực cặt nghĩa hoàn cảnh làm nên sự thấu hiểu các ý tưởng cơ bản, những thông tinquan trọng và sự nhận thức về cầu trúc của văn bản

Ở Tiểu học không có phân môn riêng cho cảm thụ văn học Tập đọc là phânmôn góp phần nhiều nhât vào quá trình hình thành và phát triển năng lực cảm thụ vănhọc cho học sinh Luyện đọc cho học sinh là một hoạt động đặc trưng của phân mônTập đọc đồng thời cũng là một khâu rất quan trọng trong việc giúp học sinh cảm thụkiến thức văn học Để tìm hiểu tác phẩm văn học nói chung hay cảm thụ đoạn trích,bài thơ ở tiểu học nói riêng, yêu cầu đầu tiên phải thể hiện được khả năng đọc Phảiđọc đúng và đọc rõ ràng từng từ, từng câu, từng đoạn, gọi là thao tác đọc trơn (có đọcthầm và đọc thành tiếng) Thực hiện xong thao tác này, cần tìm hiểu các từ khó vàphần “Chú giải”nhằm hiểu rõ ý nghĩa của bài văn, bào thơ Sau đó, tuỳ theo thể loạivăn bản mà xác định giọng đọc, cách nghỉ hơi, ngặt nhịp cho phù hợp Cho học sinhđọc nhiều lần đonạ văn, đoạn thơ, yêu cầu học sinh phải đọc đúng, trôi chảy, lưu loát.Đọc hiểu nội dung cơ bản của bài văn, bài thơ, phân biệt đọc văn khác với đọc thơ,đọc văn miêu tả không giống văn kể chuyện, đọc lời trần thuật không giống đọc câuhỏi hay câu cảm và với mỗi bài sẽ có cách đọc khác nhau Khi đọc phải ngắt nghỉ chođúng, tốc độ đọc phù hợp với từng bài Khi đọc, học sinh phải chú ý đến cao độ,trường độ từng câu, từng dòng trong bài Khi đọc thơ cần thể hiện sự phối hợp giữanhịp điệu, tiết tấu, ngắt hơi hợp lí giữa các ý thơ, mạch thơ, dòng thơ

Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm là để giúp các em nâng cao cảm xúc thẩm mĩ

và kích thích các em khám phá ra cái hay, cái đẹp của văn học Đọc diễn cảm là hìnhthức tái sản sinh tác phẩm nghệ thuật, là khám phá ra những điều kì diệu ẩn chứa saunhững hàng chữ, làm cho chúng được vang lên, sống lại, làm cho học sinh lại gần vớitác phẩm văn học hơn Từ đó giúp cho học sinh cảm thụ bằng chính giọng đọc, bằngchính nhạc điệu, âm hưởng của bài văn, bài thơ

Khi dạy học sinh cảm thụ, giáo viên phải hướng dẫn học sinh ngoài tư duy cụthể phải biết tư duy trừu tượng để nâng cao nhận thức trong văn học

Trong SGK, các bài Tập đọc đã có hệ thống câu hỏi hay bài tập được biên soạnkhá công phu, sắp xếp theo hệ thống từ dễ đến khó Các câu hỏi khó thường ở vị trícuối hệ thống bao giờ cũng nêu yêu cầu phát hiện những nội dung sâu sắc và quan

Trang 16

trọng nhất của bài đọc Để câu hỏi đảm bảo được độ sâu sắc và chính xác, giáo viên

có thể hướng dẫn học sinh suy nghĩ với những câu hỏi gợi mở khi cần thiết Bản thângiáo viên cũng cần tham khảo cách trả lời trong sách giáo viên hoặc các sách thamkhảo khác Tránh ngại khó mà trả lời qua loa, nông cạn

Bởi trong thực tế dạy học Tiếng Việt ở tiểu học hiện nay, không ít những câuhỏi, bài tập tỏ ra dễ dãi , khiến học sinh không cần phải suy nghĩ gì cũng có thể trả lờiđược Với quan niệm coi hệ thống bài tập như một con đường có nhiều lợi thế để bồidưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh, tôi thấy rằng, cần phải chống lại nhữngcâu hỏi quá lộ đề, nông cạn, không có hệ thống, không rõ mục đích… Cần có sự đầu

tư công sức vào việc xây dựng hệ thống bài tập trong các tiết Tập đọc, thông qua đóhình thành và phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh

Hệ thống câu hỏi, bài tập có chất lượng cao chính là hệ thống được thiết kế cẩnthận, có xác định mục đích rõ ràng, có yêu cầu phù hợp với đối tượng và quan trọnghơn là phải có tính hệ thống, xứng đáng với ý nghĩâ là con đường tích cực nhất đểhình thành năng lực cảm thụ văn học cũng như phát triển tâm hồn và nhân cách chohọc sinh

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu sâu sắc nội dung các bài Tập đọc là một việc làm

có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho các em

Vì cảm thụ đích thực là loại hoạt động có chiều sâu, bắt nguồn từ trong tình cảm, máuthịt của người cảm thụ Mọi sự hời hợt, nông cạn sẽ chẳng thể để lại được một kết quảnào đáng kể trong hoạt động của cảm thụ văn học

Ở đây, tôi muốn nói rằng, sử dụng những câu hỏi có chất lượng cao để tìm hiểusâu sắc nội dung giáo dục, ý nghĩa nhân văn trong những bài Tập đọc là biện pháp tốtnhất để bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh Những câu hỏi có chất lượng cao lànhững câu hỏi vừa có yêu cầu cao, vừa phù hợp với đối tượng học sinh, có khả nănggiúp học sinh tìm hiểu, phát hiện được những ý nghĩa sâu sắc nhất trong văn bản đọc

Tất nhiên, không phải học sinh nào cũng có thể trả lời được những câu hỏi này,nhưng sự thất bại của những học sinh trung bình sẽ là động lực để các em này cố gắngtrong lần trả lời sau

Ví dụ: Trong bài Tập đọc: “ Tre Việt Nam” (TV lớp 4 - tập 1)

Tìm hiểu bài có câu hỏi phục vụ cho việc giúp học sinh cảm thụ là: Em thích

những hình ảnh nào về cây tre và búp măng non? Vì sao?

Để trả lời hai câu hỏi trên, chúng ta cùng đọc bài viết sau đây:

Đọc xong bài thơ, chúng ta tự hỏi: có mấy hình ảnh xuyên suốt bài thơ? Hình như có một hình ảnh Điều này chẳng những đã được dự báo từ đầu đề của bài thơ Đúng, bài thơ nói về cây tre mọc khắp làng quê ta Đó là tre Việt Nam, có thể hiểu là tre của Việt Nam, tre ở Việt Nam.

Ngày đăng: 25/12/2014, 16:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w