Làm thế nào để học sinh lớp 5 có kĩ năng cảm thụ văn học tốt?”

22 891 1
Làm thế nào để học sinh lớp 5 có kĩ năng cảm thụ văn học tốt?”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

2. Lí do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết, bậc tiểu học chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục tiểu học là nền móng của ngôi nhà giáo dục. Để học sinh tiểu học phát triển một cách toàn diện, tất cả các môn học đều được coi trọng. Nhưng trong chương trình tiểu học, không có môn VĂN với tư cách là môn học độc lập, song vẫn hướng đến việc hình thành năng lực VĂN cho học sinh thông qua việc dạy học môn Tiếng Việt. Để hình thành năng lực VĂN cho học sinh tiểu tiểu học, trước hết phải hình thành kĩ năng cảm thụ văn học cho các em để các em có dịp hướng tới cái chân – thiện – mĩ được định hướng trong văn học, làm cho tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với con người trong các em trở lên phong phú. Đó là nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp ở lứa tuổi học sinh Tiểu học. Cảm thụ văn học, nói chính xác hơn, tiếp nhận văn học là quá trình nhận thức cái đẹp được chứa đựng trong thế giới ngôn từ hệ thống tín hiệu thứ hai của loài người. Nói một cách đơn giản, cảm thụ văn học là quá trình tiếp nhận, hiểu, cảm nhận được văn chương, tính hình tượng của văn chương, đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật, đặc trưng phản ánh nghệ thuật của văn chương. Đây là một quá trình hoạt động nhận thức thẩm mỹ rất đặc biệt, phức tạp và có tính sáng tạo. Đó là năng lực biết nghe được, đọc được những gì ẩn dưới những chuỗi âm thanh, ẩn dưới các dòng chữ, hay chính là năng lực tư duy nghệ thuật. Vì vậy, cái đích cuối cùng của việc dạy cảm thụ văn học không chỉ là cho thấy bài văn, bài thơ đã ghi chép hiện thực gì, mà trước hết phải cho thấy bài văn, bài thơ đó là kết quả của một hành động tự nhận thức, nơi bộc lộ tình cảm, thái độ của nhà văn, nhà thơ trước hiện thực đó. Từ dó trang bị cho các em kiến thức về đời sống, giáo dục tình cảm, thẩm mỹ để học sinh thấy được cái hay, cái đẹp ứng dụng trong cuộc sống và tích lũy về mặt kiến thức làm hành trang cho những cấp học sau này. Vì bản chất của năng lực cảm thụ văn là khả năng tiếp nhận vẻ đẹp của ngôn từ, vẻ đẹp của cách nói văn chương… Nhưng để viết được chúng ra thành bài văn cụ thể ở mức độ nâng cao thành kỹ năng lại rất trừu tượng và phực tạp đối với học sinh. Lâu nay, trong các đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt bậc Tiểu học, thường có một câu hỏi dành cho bài tập về cảm thu văn học. Mặc dù số lượng điểm chiếm tỉ lệ không cao. Thế nhưng, trên thực tế, việc rèn luyện để học sinh có kĩ năng cảm thụ văn học là một nhiệm vụ rất cần thiết đối với học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh được bồi dưỡng giỏi văn. Hơn nữa, một học sinh có năng lực cảm thụ văn học tốt sẽ cảm nhận được nhiều nét đẹp trong mỗi bài văn, bài thơ. Những nét đẹp đó được tích lũy dần dần sẽ làm phong phú cho các em về cách nói Tiếng Việt sao cho thật trong sáng, thật sinh động. Có năng lực cảm thụ văn học tốt còn giúp cho các em viết văn tốt hơn, bài văn dễ đi sâu vào lòng người đọc hơn. Chính vì vậy, trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt lớp 5, đặc biệt là việc bồi dưỡng học sinh giỏi, việc giúp cho các em có kĩ năng cảm thụ văn học là một việc làm không thể thiếu được. Với những lí do trên tôi đã chọn đề tài: “ Làm thế nào để học sinh lớp 5 có kĩ năng cảm thụ văn học tốt?” để nghiên cứu và ứng dụng trong quá trình dạy học. 3. Phạm vi nghiên cứu và thời gian thực hiện đề tài: Đề tài tôi đã nghiên cứu và áp dụng từ năm học 20122013 và được hoàn thiện trong năm học này, với đối tượng là học sinh lớp 5C do tôi chủ nhiệm.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc I. SƠ YẾU LÝ LỊCH - Họ và tên: Nguyễn Thị Tươi - Sinh năm: 01/04/1976 - Năm vào ngành: 2003 - Chức vụ: Giáo viên - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Bích Hòa – Thanh Oai – Hà Nội - Trình độ chuyên môn: ĐH – chuyên ngành GD Tiểu học - Trình độ chính trị: Sơ cấp lí luận chính trị - Ngày vào Đảng CS Việt Nam: 06/09/2012 - Khen thưởng: + Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở I. MỞ ĐẦU 1. Tên đề tài: “ Làm thế nào để học sinh lớp 5 có kĩ năng cảm thụ văn học tốt?” 2. Lí do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết, bậc tiểu học chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục tiểu học là nền móng của ngôi nhà giáo dục. Để học sinh tiểu học phát triển một cách toàn diện, tất cả các môn học đều được coi trọng. Nhưng trong chương trình tiểu học, không có môn VĂN với tư cách là môn học độc lập, song vẫn hướng đến việc hình thành năng lực VĂN cho học sinh thông qua việc dạy học môn Tiếng Việt. Để hình thành năng lực VĂN cho học sinh tiểu tiểu học, trước hết phải hình thành kĩ năng cảm thụ văn học cho các em để các em có dịp hướng tới cái chân – thiện – mĩ được định hướng trong văn học, làm cho tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với con người trong các em trở lên phong phú. Đó là nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp ở lứa tuổi học sinh Tiểu học. Cảm thụ văn học, nói chính xác hơn, tiếp nhận văn học là quá trình nhận thức cái đẹp được chứa đựng trong thế giới ngôn từ - hệ thống tín hiệu thứ hai của loài người. Nói một cách đơn giản, cảm thụ văn học là quá trình tiếp nhận, hiểu, cảm nhận được văn chương, tính hình tượng của văn chương, đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật, đặc trưng phản ánh nghệ thuật của văn chương. Đây là một quá trình hoạt động nhận thức thẩm mỹ rất đặc biệt, phức tạp và có tính sáng tạo. Đó là năng lực biết nghe được, đọc được những gì ẩn dưới những chuỗi âm thanh, ẩn dưới các dòng chữ, hay chính là năng lực tư duy nghệ thuật. Vì vậy, cái đích cuối cùng của việc dạy cảm thụ văn học không chỉ là cho thấy bài văn, bài thơ đã ghi chép hiện thực gì, mà trước hết phải cho thấy bài văn, bài thơ đó là kết quả của một hành động tự nhận thức, nơi bộc lộ tình cảm, thái độ của nhà văn, nhà thơ trước hiện thực đó. Từ dó trang bị cho các em kiến thức về đời sống, giáo dục tình cảm, thẩm mỹ để học sinh thấy được cái hay, cái đẹp ứng dụng trong cuộc sống và tích lũy về mặt kiến thức làm hành trang cho những cấp học sau này. Vì bản chất của năng lực cảm thụ văn là khả năng tiếp nhận vẻ đẹp của ngôn từ, vẻ đẹp của cách nói văn chương… Nhưng để viết được chúng ra thành bài văn cụ thể ở mức độ nâng cao thành kỹ năng lại rất trừu tượng và phực tạp đối với học sinh. Lâu nay, trong các đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt bậc Tiểu học, thường có một câu hỏi dành cho bài tập về cảm thu văn học. Mặc dù số lượng điểm chiếm tỉ lệ không cao. Thế nhưng, trên thực tế, việc rèn luyện để học sinh có kĩ năng cảm thụ văn học là một nhiệm vụ rất cần thiết đối với học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh được bồi dưỡng giỏi văn. Hơn nữa, một học sinh có năng lực cảm thụ văn học tốt sẽ cảm nhận được nhiều nét đẹp trong mỗi bài văn, bài thơ. Những nét đẹp đó được tích lũy dần dần sẽ làm phong phú cho các em về cách nói Tiếng Việt sao cho thật trong sáng, thật sinh động. Có năng lực cảm thụ văn học tốt còn giúp cho các em viết văn tốt hơn, bài văn dễ đi sâu vào lòng người đọc hơn. Chính vì vậy, trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt lớp 5, đặc biệt là việc bồi dưỡng học sinh giỏi, việc giúp cho các em có kĩ năng cảm thụ văn học là một việc làm không thể thiếu được. Với những lí do trên tôi đã chọn đề tài: “ Làm thế nào để học sinh lớp 5 có kĩ năng cảm thụ văn học tốt?” để nghiên cứu và ứng dụng trong quá trình dạy học. 3. Phạm vi nghiên cứu và thời gian thực hiện đề tài: Đề tài tôi đã nghiên cứu và áp dụng từ năm học 2012-2013 và được hoàn thiện trong năm học này, với đối tượng là học sinh lớp 5C do tôi chủ nhiệm. II.NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Tình hình thực tế trước khi thực hiện đề tài: Thông qua khảo sát, dạy học môn Tiếng Việt và bồi dưỡng kiến thức Tiếng Việt cho học sinh tôi nhận thấy: - Vì các em chưa có kĩ năng cảm thụ văn học nên khả năng làm văn của học sinh còn rất nhiều hạn chế như: học sinh chưa biết dùng từ, đặt câu. Việc sử dụng từ ngữ viết vào văn cảnh chưa phù hợp, sai ngữ pháp, ít hình ảnh, chưa có cảm xúc…… - Thực tế vốn sống của học sinh còn ít, sự hiểu biết của các em còn non nớt. Cảm thụ văn học lại không theo một khuôn mẫu, một công thức như Toán học, mỗi bài có sự cảm nhận riêng. Do đó sự cảm nhận của học sinh về một tác phẩm văn học còn nông cạn, chưa có chiều sâu. - Việc cảm thụ văn học đối với học sinh ngoài sự chăm học còn cần đến năng khiếu cảm nhận của từng em. Vì thế học sinh còn ngại chưa thích học. - Khi dạy phần lý thuyết về cảm thụ văn học, học sinh hiểu và nắm vững. Nhưng khi viết đoạn văn cảm thụ thì các em vô cùng lúng túng. Dù không muốn nhưng giáo viên vẫn phải nói nhiều, không phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh. 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài: Ngay từ đầu năm học, tôi đã kiểm tra khả năng cảm thụ văn học của các em thông qua một bài viết và kết quả là: - Đa số các em không biết viết như thế nào. - Không chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật có trong tác phẩm. - Nội dung tác phẩm được nhắc đến một cách sơ sài, lan man, thiếu trọng tâm. - Không rút ra được bài học, suy nghĩ của bản thân về cái hay, cái đẹp có trong tác phẩm. - Cách trình bày một bài cảm thụ chưa có trình tự, câu văn còn lủng củng, không lôgic. Cụ thể số điểm bài làm của các em đạt như sau: Lớp có 27 học sinh trong đó: Điểm 9-10 7-8 5-6 3-4 1-2 Số lượng 0 2 5 8 12 Tỉ lệ 0 7 19 30 44 Tôi thiết nghĩ chính vì các em chưa có kĩ năng cảm thụ văn học nên khi viết một bài văn cũng vậy, các em không biết viết như thế nào cho hay, nghĩ đâu viết đấy, văn nói lẫn văn viết, câu văn lủng củng, ít hình ảnh, thiếu cảm xúc……nên tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau đây: 3. Các biện pháp thực hiện: 3.1. Biện pháp 1: Những khái niệm cơ bản khi cảm thụ văn học. Tôi nhận thấy rằng để giúp các em có kĩ năng cảm thụ văn học thì cần phải trang bị cho các em những khái niệm cơ bản sau đây để các em nắm vững, nhận diện và thấy rõ tác dụng của chúng. Để từ đó dần hình thành kĩ năng cảm thụ văn học trong các em và bên cạnh đó là kĩ năng viết văn của các em. Điều này chúng ta phải thực hiện thường xuyên và liên tục trong quá trình dạy học tất cả các phân môn của môn Tiếng Việt. Trước hết, bản thân mỗi người giáo viên cần phải hiểu: Thế nào là cảm thụ văn học?: Cảm thụ văn học chính là giúp cho học sinh cảm nhận được những giá trị nỗi bậc, những điểm sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học được thể hiện thông qua các tác phẩm văn học, hay một bộ phận của tác phẩm, thậm chí chỉ là một từ ngữ có giá trị nghệ thuật trong câu văn, câu thơ. Cảm thụ văn học ở bậc Tiểu học là cả một quá trình. Các em được cảm nhận một cách sâu sắc, tinh tế của tác phẩm thông qua việc đọc mẫu của giáo viên, thông qua việc rèn luyện đọc và đặc biệt trong việc khai thác, tìm hiểu nội dung, ý nghĩa cũng như nghệ thuật của tác phẩm. ( Theo tác giả Trần Mạnh Tường.) Học sinh Tiểu học mặc dù còn ít tuổi, song các em vẩn có khả năng rèn luyện, trau dồi để từng bước nâng cao khả năng cảm thụ văn học, giúp cho các em học tập môn Tiếng Việt ngày càng tốt hơn. Để làm được điều đó, người giáo viên cần phải trang bị cho các em những khái niệm cơ bản sau đây: - Thế nào là hình ảnh?( Là toàn bộ đường nét, màu sắc, hay đặc điểm của sự vật được ghi lại trong tác phẩm.) - Thế nào là chi tiết?( Là những điểm nhỏ, nội dung nhỏ làm nổi bật nội dung của cả một tác phẩm.) - Một số biện pháp tu từ là gì?( so sánh, nhân hóa, điệp từ, ẩn dụ, phóng đại, liệt kê, đối lập……) Sau khi đã trang bị cho các em những khái niệm cơ bản trên thì việc giúp các em tìm hiểu, phân tích cái hay, cái đẹp và cảm nhận những giá trị nghệ thuật trong mỗi tác phẩm được các em tiếp nhận một cách dễ dàng hơn. 3.2.Biện pháp 2: Cảm thụ văn học thông qua việc khai thác các biện pháp nghệ thuật trong mỗi tác phẩm. Một trong những biện pháp giúp cho các em có kĩ năng cảm thụ văn học tốt là giúp các em nhận biết được các biện pháp nghệ thuật và tác dụng của nó được tác giả sử dụng trong mỗi tác phẩm văn học. Các biện pháp nghệ thuật thương gặp trong các bài văn, bài thơ ở bậc Tiểu học là: So sánh, nhân hóa, điệp ngữ, đảo ngữ…… Để Cảm thụ tốt các tác phẩm văn học thông qua việc khai thác các biện pháp nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ. Học sinh cần thực hiện tốt các yêu cầu sau đây: - Hiểu được thế nào là biện pháp nghệ thuật :So sánh, nhân hóa, điệp từ, đảo ngữ , ( như phần trên đã nói) - Xác định đúng những biện pháp nghệ thuật trong mỗi tác phẩm. - Xác định đúng những từ, cụm từ, hình ảnh( ngữ liệu) thể hiện biện pháp nghệ thuật. - Cảm nhận được giá trị nghệ thuật làm tăng giá trị nội dung, ý nghĩa của bài văn, bài thơ. 3.2.1.Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường gặp ở chương trình bậc tiểu học: a . Biện pháp nghệ thuật so sánh. So sánh là việc đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc cùng có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả một cách đầy đủ các hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng. Ví dụ 1: “ Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày…” ( Quê hương- Đỗ Trung Quân) Phân tích để học sinh thấy được : + Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ trên là : So sánh + Hình ảnh so sánh : Quê hương - chùm khế ngọt + Cảm nhận được: Chùm khế ngọt, là hình ảnh quen thuộc, gần gũi với làng quê, gắn bó với con người Việt Nam. Đặc biệt là gắn liền với những kỉ niệm thời thơ ấu của mỗi người. Qua đó cho ta thấy hình ảnh quê hương trong tâm trí của người Việt nam luôn gần gũi, thanh bình và không bao giờ quên được. Ví dụ 2: “ Thế rồi cơn bão qua Bầu trời xanh trở lại Mẹ về như nắng mới Sáng ấm cả gian nhà” ( Mẹ vắng nhà ngày bão - Đặng Hiển ) Phân tích để học sinh thấy được: + Biện pháp nghệ thuật được sử dụng: So sánh + Hình ảnh so sánh: Mẹ về- nắng mới + Cảm nhận được: Sau nhiều ngày mưa bão, có nắng mới làm cho cảnh vật tươi sáng và ấm áp, thời tiết đẹp trở lại. Hình ảnh: “ Mẹ về như nắng mới. Sáng ấm cả gian nhà” cho thấy nỗi vui mừng khôn xiết của bố và con khi mẹ về sau nhiều ngày trông đợi. Mẹ như “nắng mới” làm cho gian nhà ẩm ướt sau cơn bão như “sáng ấm” lên. “Nắng mới” được so sánh như hình ảnh trở về của người mẹ đã xua tan đi sự trống trải, sự mong mỏi của gia đình lại đoàn tụ vui vẻ. Vì vậy khi so sánh, cần biết lựa chọn những sự vật, hình ảnh quen thuộc, gần gũi, sẽ có tác dụng gợi hình ảnh để cho lời nói hay câu văn thêm sinh động hơn. Bên cạnh đó trong quá trình phân tích cần đưa ra những hình ảnh thật, vật thật hay tranh ảnh để học sinh dễ cảm nhận bởi học sinh tiểu học khả năng tư duy của các em còn hạn chế( việc làm này thực hiện một cách dễ dàng qua sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong giảng dạy.) b. Biện pháp nghệ thuật nhân hóa. Nhân hóa là sự diễn đạt bằng cách biến các sự vật không phải là người thành những nhân vật mang tính chất như con người. Ví dụ 1: Cho đoạn thơ : “ Rừng mơ ôm lấy núi Sương trắng đọng thành hoa Gió chiều đông gờn gợn Hương bay gần bay xa.” ( Rừng mơ- Trần Lê Văn.) Phân tích dể học sinh xác định được : + Biện pháp nghệ thuật được sử dụng : Nhân hóa + Hình ảnh nhân hóa : ôm lấy núi. + Cảm nhận được: Rừng mơ bao quanh núi được nhân hóa (ôm lấy núi) cho thấy sự gắn bó gần gũi, thân mật và thắm đượm tình cảm của cảnh thiên nhiên. Hoa mơ nở trắng như mây trên trời đọng (kết) lại. Gió chiều đông nhè nhẹ (gờn gợn) đưa hương hoa mơ lan tỏa đi khắp nơi. Có thể nói, đoạn thơ trên đã vẽ ra bức tranh mang vẻ đẹp của đất trời hòa quyện trong rừng mơ Hương Sơn( cho học sinh quan sát tranh ảnh về rừng mơ để các em có những cảm nhận và liên tưởng vì nhiều khi các em còn chưa biết về loại cây này.) Hoa mơ nở trắng rừng Ví dụ 2: “ Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu, tre gần nhau hơn Thương nhau tre chẳng ở riêng Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người” ( Tre Việt Nam – Nguyễn Duy ) Phân tích để học sinh thấy : + Biện pháp nghệ thuật : Nhân hóa + Hình ảnh nhân hóa : thân bọc lấy thân, tay ôm tay níu +Thấy được tác giả miêu tả những khóm tre trong gió bão bằng những hình ảnh “thân bọc lấy thân”, “tay ôm, tay níu” của thân tre, cành tre nói lên sự đoàn kết, đùm bọc giữa con người với nhau.( cho học sinh quan sát tranh ảnh về cây tre) Tre làng quê Việt Nam Vì vậy, khi sử dụng nghệ thuật nhân hóa hợp lý sẽ tạo cho sự vật trở nên sinh động, gợi hình ảnh biểu cảm. c. Nghệ thuật điệp ngữ. Điệp ngữ là cách diễn đạt một từ, một ngữ được nhắc lại nhiều lần nhằm mục đích nhấn mạnh ý, khẳng định, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc, người nghe. Ví dụ 1: “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công.” ( Hồ Chí Minh) Phân tích để học sinh thấy được: + Nghệ thuật được sử dụng: Điệp ngữ + Từ ngữ được nhắc lại trong hai câu thơ (đoàn kết, thành công.) + Cảm nhận được sự mạnh mẽ trong lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tinh thần đoàn kết sẽ đem đến sự thành công to lớn. Ví dụ 2: “ Trời xanh đây là của chúng ta. Núi rừng đây là của chúng ta. Những cánh đồng thơm mát, Những ngả đường bát ngát, Những dòng sông đỏ nặng phù sa.” ( Đất nước- Nguyễn Đình Thi) Phân tích để học sinh thấy: + Biện pháp nghệ thuật được sử dụng: Điệp ngữ + Từ được nhắc lại ( đây, của chúng ta, những) + Tác giả muốn nhấn mạnh và liệt kê những cảnh đẹp của đất nước và quyền làm chủ đất nước không ai khác chính là chúng ta- những người dân Việt nam, không ai có thể xâm phạm( cho học sinh quan sát một số hình ảnh núi rừng trùng điệp, cánh đồng, dòng sông….) Núi rừng trùng điệp Dòng sông và cánh đồng bát ngát Vì vậy, sử dụng điệp ngữ có chọn lọc, hợp lý sẻ có tác dụng làm nổi bật ý, giúp câu văn, câu thơ mạnh mẽ, nhịp nhàng và tạo nên âm điệu, tính nhạc cho đoạn thơ, câu văn. Ghi chú: Khi sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ trong viết văn, tránh nhầm lẫn với trường hợp lặp từ. d. Nghệ thuật đảo ngữ. Nghệ thuật đảo ngữ là hình thức đảo trật tự thông thường của cụm chủ - vị trong câu. Nhằm mục đích nhấn mạnh hoạt động, tính chất, trạng thái của đối tượng trình bày. Ví dụ : Câu đảo ngữ : Đẹp vô cùng // tổ quốc ta ơi! VN CN Phân tích giúp học sinh xác định đúng bộ phận chủ - vị của câu đảo ngữ. Thông qua đó để hiểu được giá trị về nội dung, ý nghĩa của câu: Khẳng định vẻ đẹp bất tận của tổ quốc Việt Nam ta. Vì vậy, đảo ngữ có tác dụng làm nổi bật ý và giúp cho việc diễn đạt có giá trị biểu cảm. 3.2.2.Một số bài tập phát triển cảm thụ văn học. Ví dụ 1: Trong bài thơ Cô giáo lớp em, nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh có viết: “Cô dạy em tập viết Gió đưa thoảng hương nhài. Nắng ghé vào cửa lớp Xem chúng em học bài.” [...]... kiến thức có trong tác phẩm mà dựa trên những vấn đề mà học sinh đã phát hiện được như :(các biện pháp nghệ thuật, các ngữ liệu thể hiện biện pháp nghệ thuật… ) để định hướng cho học sinh cảm nhận được giá trị nghệ thuật của tác phẩm Chính cái đó mới là cảm thụ văn học Vì vậy trong giảng dạy phân môn tập đọc người giáo viên cần lưu ý một số điểm sau : - Để học sinh có được kĩ năng cảm thụ văn học tốt,... dưỡng kĩ năng cảm thụ văn học cho học sinh như sau : 1 Phải cung cấp đầy đủ kiến thức về luyện từ và câu cho học sinh, đặc biệt là kiến thức về ngữ pháp như :từ vựng và các kiến thức về biện pháp tu từ… 2 Trong giảng dạy phân môn tập đọc, giáo viên cần thực hiện tốt việc đọc diễn cảm, cần cho các em làm quen dần ( ở lớp 2,3) và rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm( ở lớp 4 ,5) 3 Cần trang bị cho học sinh những... tình cảm, cảm xúc và suy nghĩ của mình thông qua đoạn trích đó - Kết bài : Nêu ấn tượng, cảm xúc sâu sắc nhất của mình về đoạn trích đó III ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 1 Kết quả về chất lượng thu được : Đã từ lâu việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học chỉ được thực hiện với đối tượng học sinh khá, giỏi nên với học sinh đại trà các em hầu hết không biết viết một bài văn như thế nào cho hay bởi các em chưa có kĩ năng. .. 6 Phải phối hợp tốt giữa hai biện pháp ( một và hai) để rèn luyện kĩ năng cảm thụ cho học sinh V KẾT LUẬN Với kinh nghiệm của bản thân trong nhiều năm giảng dạy, tôi mạnh dạn xây dựng sáng kiến này Mặc dù đây chỉ là một vài giải pháp để bồi dưỡng kĩ năng cảm thụ văn học cho học sinh nhưng nó đã đem lại hiệu quả cao cho các em trong quá trình học Tiếng Việt Trong khi trình bày không thể tránh khỏi... cần có những câu hỏi mang tính mở để các em phát huy năng lực hiểu và cảm thụ văn của mình - Trong việc giải nghĩa từ, ngoài những từ mới trong SGK cung cấp Giáo viên cần mạnh dạn chọn những từ chìa khóa( từ chứa đựng giá trị nội dung và nghệ thuật) để giảng giải cho học sinh 3.4 Biện pháp 4 : Cấu trúc một bài cảm thụ văn học Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy : Khi dạy phần lí thuyết về cảm thụ văn. .. thể nói ngày hôm qua cũng không thể nào bị mất đi *Cảm nhận được : Sự liên kết giữa : Ngày hôm qua là thì quá khứ, ngày mai là thì tương lai Hiểu được ý nghĩa : Khuyên mỗi một học sinh cần phải cố gắng chăm chỉ học hành để ngày mai, tương lai của các em càng thêm tươi sáng và đẹp đẽ hơn Tóm lại : Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh theo biện pháp Cảm thụ văn học thông qua tìm hiểu nội dung, ý nghĩa... tôi cảm nhận một điều rằng các em đã say sưa hơn với môn học, đặc biệt là trong giờ tập đọc các em say sưa như muốn nuốt từng lời giảng của cô Các bài văn các em viết đã tiến bộ rõ rệt, đặc biệt là bài cảm thụ, các em đã biết viết và viết bằng tất cả những suy nghĩ của mình IV BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua thực tế việc bồi dưỡng kĩ năng cảm thụ văn học cho học sinh, bản thân tôi đã rút ra được những bài học. .. chưa có kĩ năng cảm thụ văn học Vì vậy việc dạy các em kĩ năng cảm thụ văn là rất cần thiết và phải thường xuyên và liên tục thông qua việc dạy các phân môn của môn Tiếng Việt Và tôi đã làm điều này trong quá trình dạy học sinh của mình Sau đây là kết quả mà các em đã đạt được sau khi áp dụng các biện pháp của SKKN: *Đầu năm: Điểm Điểm 9-10 Số lượng 0 Tỉ lệ 0 Điểm 7-8 2 7 Điểm 5- 6 5 19 Điểm 3-4 8 30... phẩm - Trong giảng dạy phân môn tập đọc, giáo viên cần thực hiện tốt việc đọc diễn cảm và luyện đọc diễn cảm cho học sinh 3.3 Biện pháp 3 : Cảm thụ văn học thông qua việc tìm hiểu nội dung, ý nghĩa Mỗi bài văn, bài thơ hay đoạn văn, câu văn, thơ đều mang một nội dung, ý nghĩa Việc khai thác nội dung của nó giúp học sinh cảm nhận được nét tinh tế, và giá trị nghệ thuật mà tác giả đã nhắn gửi vào trong... 12 44 * Cuối năm: Điểm Điểm 9-10 Số lượng 5 Tỉ lệ 19 Điểm 7-8 7 26 Điểm 5- 6 9 33 Điểm 3-4 6 22 Điểm 1-2 0 0 Kết quả trên cho thấy chất lượng đã tiến bộ rõ rệt 2.Kết quả về tình cảm với bộ môn và năng lực học tập của học sinh: Trước đây, khi dạy phân môn tập đọc, luyện từ và câu hay làm văn thì tôi thấy các em không hào hứng học tập, không có hứng thú với bài học Nhưng khi tôi áp dụng các biện pháp nêu . những suy nghĩ của mình. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM. Qua thực tế việc bồi dưỡng kĩ năng cảm thụ văn học cho học sinh, bản thân tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm về công tác bồi dưỡng kĩ. trong văn học, làm cho tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với con người trong các em trở lên phong phú. Đó là nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp ở lứa tuổi học sinh Tiểu. phức tạp và có tính sáng tạo. Đó là năng lực biết nghe được, đọc được những gì ẩn dưới những chuỗi âm thanh, ẩn dưới các dòng chữ, hay chính là năng lực tư duy nghệ thuật. Vì vậy, cái đích cuối cùng

Ngày đăng: 07/01/2015, 21:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan