1)Lí do chọn đề tài :Môn toán lớp Một mở đường cho trẻ đi vào thế giới kì diệu của toán học, rồi mai đây các em lớn lên trở thành anh hùng, nhà giáo, nhà khoa học, nhà thơ… trở thành những người lao động sáng tạo trên mọi lĩnh vực đời sống và sản xuất, trên tay có máy tính xách tay, nhưng không bao giờ các em quên được những ngày đầu tiên đến trường học đếm và học tập viết 1,2,3 học các phép tính cộng, trừ các em không thể quên được vì đó là kỉ niệm đẹp đẽ nhất của đời người và hơn thế nữa những con số, những phép tính đơn giản cần thiết cho suốt cuộc đời; SKKN: một vài biện pháp giúp học sinh lớp một giải toán có lời văn I. TÊN ĐỀ TÀI MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP MỘT GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN II. ĐẶT VẤN ĐỀ 1) Lí do chọn đề tài : Môn toán lớp Một mở đường cho trẻ đi vào thế giới kì diệu của toán học, rồi mai đây các em lớn lên trở thành anh hùng, nhà giáo, nhà khoa học, nhà thơ… trở thành những người lao động sáng tạo trên mọi lĩnh vực đời sống và sản xuất, trên tay có máy tính xách tay, nhưng không bao giờ các em quên được những ngày đầu tiên đến trường học đếm và học tập viết 1,2,3 học các phép tính cộng, trừ các em không thể quên được vì đó là kỉ niệm đẹp đẽ nhất của đời người và hơn thế nữa những con số, những phép tính đơn giản cần thiết cho suốt cuộc đời; Qua hoạt động toán học, học sinh được rèn luyện tính cẩn thận, phân biệt rõ ràng, đúng sai. Môn toán còn có tác dụng trau dồi óc thẩm mĩ, giúp các em thích học toán, thể hiện tính lợi ích của môn toán và hình thức trình bày; Nội dung môn toán ở tiểu học bao gồm các mạch kiến thức lớn như : - Số học; - Đo đại lượng thông dụng; - Một số yếu tố ban đầu về đại số; - Một số yếu tố hình học; - Giải toán có lời văn. Việc dạy học toán ở tiểu học nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán, được rèn luyện kĩ năng thực hành với những yêu cầu được thể hiện một cách đa dạng, phong phú. Nhờ việc học giải toán mà học 1 SKKN: một vài biện pháp giúp học sinh lớp một giải toán có lời văn sinh có điều kiện rèn luyện, phát triển năng lực tư duy, phương pháp suy luận và những phẩm chất của người lao động mới; Là một người giáo viên trực tiếp dạy lớp Một, đặc biệt là thực hiện chương trình đổi mới dạy học toán học ở lớp Một nói riêng, toàn bậc tiểu học nói chung. Tôi rất trăn trở và suy nghĩ nhiều về việc làm gì và làm như thế nào để học sinh làm được phép tính cộng trừ thành thạo đã khó mà việc giải toán có lời văn thì càng khó hơn đối với học sinh lớp Một còn nhiều bỡ ngỡ; Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học toán ở tiểu học nhất là lớp Một- lớp đầu cấp nên tôi chọn thực nghiệm đề tài : “Một vài biện pháp giúp học sinh lớp Một giải toán có lời văn” 2) Phạm vi nghiên cứu Tôi tập trung nghiên cứu nội dung về giải toán có lời văn cho học sinh lớp Một từ tuần 23 đến cuối năm 3) Đối tượng thực nghiệm Học sinh lớp 1B, Trường Tiểu học Duy Phú, năm học 2012-2013, lớp đối chứng là lớp 1C III. CƠ SỞ LÍ LUẬN Sách giáo viên, hướng dẫn dạy Toán lớp Một có ghi ở phần “Lời nói đầu” : Dạy học Toán 1 nhằm giúp học sinh : 1. Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép đếm; về các số tự nhiên trong phạm vi 100 và phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100 : về độ dài và đo độ dài trong phạm vi 20cm; về tuần lễ và ngày trong tuần; về đọc giờ đúng trên mặt đồng hồ; về một số hình hình học (đoạn thẳng, điểm, hình vuông, hình tam giác, hình tròn); về bài toán có lời văn, 2. Hình thành các kĩ năng thực hành : đọc, viết, đếm, so sánh các số trong phạm vi 100; đo và ước lượng độ dài đoạn thẳng (với các số đo là số tự 2 SKKN: một vài biện pháp giúp học sinh lớp một giải toán có lời văn nhiên trong phạm vi 20cm); nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn, đoạn thẳng, điểm; vẽ đoạn thẳng có độ dài đến 10cm; giải một số dạng toán đơn về cộng, trừ : bước đầu biết diễn đạt bằng lời, bằng kí hiệu một số nội dung đơn giản của bài học và bài thực hành; tập dượt so sánh, phân tích tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá trong phạm vi của những nội dung có nhiều quan hệ với đời sống thực tế của học sinh; 3. Chăm chỉ, tự tin, cẩn thận, ham hiểu biết và hứng thú trong học tập Toán là cơ sở để học tập các môn học khác. Đối với mạch kiến thức : “Giải toán có lời văn” là 1 trong 5 mạch kiến thức cơ bản xuyên suốt chương trình Toán bậc tiểu học. Thông qua giải toán có lời văn, các em phát huy được trí tuệ, được rèn luyện kĩ năng tổng hợp: đọc, viết, diễn đạt, trình bày, tính toán. Toán có lời văn là mạch kiến thức tổng hợp của các mạch kiến thức toán học, giải toán có lời văn các em sẽ được giải các bài toán về số học, các yếu tố đại số, các yếu tố hình học và đại lượng. Toán có lời văn là chiếc cầu nối giữa toán học và thực tế đời sống, giữa toán học với các môn học khác. IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN Trong quá trình giảng dạy ở Tiểu học, đặc biệt dạy lớp Một, tôi nhận thấy hầu như giáo viên nào cũng phàn nàn khi dạy đến phần giải toán có lời văn ở lớp Một. HS rất lúng túng khi nêu câu lời giải, thậm chí nêu sai câu lời giải, viết sai phép tính, viết sai đáp số. Những tiết đầu tiên của giải toán có lời văn mỗi lớp chỉ có khoảng 20% số HS biết nêu lời giải, viết đúng phép tính và đáp số. Số còn lại là rất mơ hồ, các em chỉ nêu theo quán tính hoặc nêu miệng thì được nhưng khi viết các em lại rất lúng túng, làm sai, một số em làm đúng nhưng khi cô hỏi lại lại không biết để trả lời. Chứng tỏ các em chưa nắm được một cách chắc chắn cách giải bài toán có lời văn. Giáo viên (GV) phải mất rất nhiều công sức khi dạy đến phần này. 3 SKKN: một vài biện pháp giúp học sinh lớp một giải toán có lời văn Kết quả điều tra năm học 2011-2012 Phân tích những nguyên nhân 1. Nguyên nhân từ phía GV - GV chưa chuẩn bị tốt cho các em khi dạy những bài trước. Những bài nhìn hình vẽ viết phép tính thích hợp, đối với những bài này hầu như HS đều làm được nên GV tỏ ra chủ quan, ít nhấn mạnh hoặc không chú ý lắm mà chỉ tập trung vào dạy kĩ năng đặt tính, tính toán của HS mà quên mất rằng đó là những bài toán làm bước đệm, bước khởi đầu của dạng toán có lời văn sau này. Đối với GV dạy lớp Một khi dạy dạng bài nhìn hình vẽ viết phép tính thích hợp, cần cho HS quan sát tranh, tập nêu bài toán và thường xuyên rèn cho HS thói quen nhìn hình vẽ nêu bài toán. Có thể cho những em HS giỏi tập nêu câu trả lời, cứ như vậy trong một khoảng thời gian chuẩn bị như thế thì lúc học đến phần bài toán có lời văn, HS sẽ không ngỡ ngàng và các em sẽ dễ dàng tiếp thu, hiểu và giải đúng. 2. Nguyên nhân từ phía HS Do HS mới bắt đầu làm quen với dạng toán này lần đầu, tư duy của các em còn mang tính trực quan là chủ yếu. Mặt khác, ở giai đoạn này, các em chưa đọc thông viết thạo, các em đọc còn đánh vần nên khi đọc xong bài toán rồi nhưng các em không hiểu bài toán nói gì, thậm chí có những em đọc đi đọc lại nhiều lần nhưng vẫn chưa hiểu bài toán. Vì vậy, HS không làm đúng cũng là điều dễ hiểu; TT Lớp sĩ số HS viết đúng câu lời giải HS viết đúng phép tính HS viết đúng đáp số HS giải đúng cả 3 bước 1 1A 32 17 53,2% 24 75% 27 85% 18 56,3% 2 1B 30 13 43,4% 17 56,7% 20 66,6% 13 43,4% 4 SKKN: một vài biện pháp giúp học sinh lớp một giải toán có lời văn Vậy làm thế nào để HS nắm được cách giải một cách chắc chắn chính xác, tôi tiến hành nghiên cứu thực nghiệm đề tài bằng các biện pháp ở phần nội dung nghiên cứu sẽ trình bày cụ thể V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU @Biện pháp 1 : Rèn kĩ năng nhìn tranh, nêu phép tính Tôi thấy việc dạy học sinh “Giải toán có lời văn” đối với học sinh lớp 1 là vô cùng khó. Mặc dù đến tận tuần 23, học sinh mới chính thức học cách giải toán có lời văn, song tôi đã phải có ý thức chuẩn bị từ xa cho việc làm ngay từ bài : Phép cộng trong phạm vi 3 - tiết luyện tập ở tuần 7. Ở thời điểm này, học sinh lớp tôi chỉ có vài em đọc thông viết thạo, nhưng tôi đã rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm các bài tập : “Nhìn tranh nêu phép tính” - Xem tranh vẽ; - Nêu bài toán bằng lời; - Nêu câu trả lời; - Điền phép tính thích hợp với tình huống trong tranh. Ví dụ 1: Ở tiết luyện tập - bài 5 - trang 46. Sau khi cho học sinh xem tranh. Tôi cho học sinh nêu bằng lời: “Có 1 quả bóng trắng và 2 quả bóng xanh. Hỏi có tất cả mấy quả bóng ?” Sau khi cho học sinh xem tranh. Tôi cho học nêu bằng lời : “Có tất cả mấy quả bóng” Từ đó học sinh viết vào dãy 5 ô trống để có phép tính. 1 + 2 = 3 Cứ như thế đến tuần 17, học sinh lớp tôi đã có được khoảng 7 em quen với việc đọc, tóm tắt, rồi nêu bài toán bằng lời, sau đó nêu bài giải và tự điền số vào phép tính thích hợp theo mẫu trên. Nhưng ở đây, mức độ nâng dần lên, không còn dựa vào các ô nữa mà học sinh tự ghi được phép tính và kết quả phép tính. 5 SKKN: một vài biện pháp giúp học sinh lớp một giải toán có lời văn Ví dụ 2 : Ở tiết : Bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10. Tôi đã cho học sinh tiếp cận với giải toán ở học kì II. Bài 3b trang 87 Có : 10 quả bóng Cho : 3 quả bóng Còn lại…. quả bóng ? Ở bài toán này không có tranh vẽ, tôi cho học sinh đọc kĩ tóm tắt. Dựa vào tóm tắt, học sinh có thể nêu đề toán bằng lời : “Hoa có 10 quả bóng, Hoa cho bạn 3 quả bóng. Hỏi Hoa còn lại mấy quả bóng ?” Học sinh nêu được câu trả lời bằng lời : “Hoa còn lại 7 quả bóng” 10 - 3 = 7 Ngoài ra, tôi còn cho học sinh làm các bài tập mở có rất nhiều cách giải quyết dẫn đến nhiều đáp số hoặc câu trả lời khác nhau. Ví dụ : Ở bài 5 (b) trang 50 Viết phép tính thích hợp : Nhìn tranh : Có 4 con chim đang đậu. 1 con nữa bay đến. Hỏi có tất cả mấy con chim ? Học sinh có thể nêu bài toán bằng nhiều cách khác nhau * Cách 1: Có 4 con chim đang đậu, 1 con nữa bay đến. Hỏi có tất cả mấy con chim ? 4 + 1 = 5 * Cách 2 : Có 1 con chim đang bay đến và 4 con chim đậu trên cành. Hỏi trên cành có tất cả mấy con chim ? 1 + 4 = 5 Cách 3 : Có 5 con chim, bay đi mất 1 con. Hỏi còn lại mấy con chim ? 5 - 1 = 4 Cách 4 : Có tất cả 5 con chim, trong đó có 4 con chim đậu trên cành. Hỏi có mấy con chim đã bay đến ? 6 SKKN: một vài biện pháp giúp học sinh lớp một giải toán có lời văn 5 - 1 = 4 Qua bài tập này, học sinh có rất nhiều cách giải nên tôi không áp đặt cho học sinh chỉ có một cách giải mà khuyến khích học sinh nêu nội dung bài toán, bài toán có nhiều cách tìm ra đáp số đúng nhưng tôi hướng cho học sinh thực hiện cách 1 là cách giải hợp lí nhất. Từ bài này, tôi cứ làm như vậy, học sinh quen dần với cách nêu bài toán bằng miệng, các em sẽ dễ dàng viết câu lời giải sau này. Như vậy, ở học kì 1, chủ yếu giúp học sinh thực hiện thao tác đọc đề toán, khâu này sẽ có hai tác dụng đó là : Học sinh rèn kĩ năng đọc hiểu và thao tác xem tranh vẽ, tập phát biểu bài toán bằng lời, tập nêu câu trả lời và điền phép tính thích hợp (với tình huống trong tranh). Sang học kì 2, chính thức học giải toán có lời văn từ tuần 23. Lúc này, học sinh được học về cấu tạo của bài toán có lời văn gồm hai phần chính : Những cái đã cho (đã biết) và cái phải tìm (chưa biết), nhưng khó có thể giải thích cho học sinh bài toán là gì nên tôi chỉ giới thiệu 2 bộ phận của bài toán cụ thể : Những cái đã cho (dữ kiện) cái cần tìm (câu hỏi) Ví dụ 1 : Bài 1- trang 115 có yêu cầu : Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán Bài toán : Có….bạn, có thêm….bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn ? Trước tiên, tôi yêu cầu học sinh đọc thầm, tự nêu nhiệm vụ cần thực hiện (Viết số thích hợp vào chỗ chấm). Sau đó, tôi cho học sinh quan sát mô hình, tôi đính trên bảng lớp, học sinh nhìn và nêu miệng các số liệu vào chỗ các dữ kiện để được bài toán ; 7 SKKN: một vài biện pháp giúp học sinh lớp một giải toán có lời văn = Học sinh có thể nêu nhiều ý kiến, đây là cơ hội để tôi rèn kĩ năng nói cho học sinh. Chắc chắn sẽ có nhiều học sinh nêu. Ví dụ như “Có 3 bạn, có thêm 2 bạn nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn ?” Tôi hỏi, học sinh trả lời : + Bài toán cho biết gì ? (Có 3 bạn, thêm 2 bạn nữa) Tôi yêu cầu học sinh nêu câu hỏi của bài toán (hỏi có tất cả bao nhiêu bạn ?). Tôi hỏi tiếp : Theo câu hỏi này em phải làm gì ? (Tìm xem có tất cả bao nhiêu bạn ?) Ví dụ 2 : Bài 4- trang 116 lại thiếu cả dữ kiện và câu hỏi Bài 4 : Nhìn tranh vẽ tiếp vào chỗ chấm để có bài toán Có…… con chim đậu trên cành, có thêm….con chim bay đến. Hỏi……………? Ở bài này, tôi cũng cho học sinh quan sát tranh, gọi học sinh nêu miệng đề toán và cho học sinh điền số vào dữ kiện và điền từ vào chỗ chấm của câu hỏi. Sau đó, tôi tập cho học sinh nhận xét; = Tôi gợi ý câu hỏi : Bài toán thường có những gì ? (Bài toán có các số liệu) và có câu hỏi. Nếu trường hợp học sinh không trả lời được tôi hướng dẫn học sinh trả lời, học sinh trả lời đúng rồi, tôi cho học sinh khác nhắc lại, kết hợp tôi sửa lỗi diễn đạt bằng lời cho học sinh; Qua các thao tác này, bước đầu, tôi đã dẫn dắt học sinh tìm được hai phần chính của bài toán có lời văn. Đây là điểm tựa cơ bản để tôi tập cho học 8 SKKN: một vài biện pháp giúp học sinh lớp một giải toán có lời văn sinh làm quen với việc tóm tắt bài toán. Học sinh làm tốt yêu cầu nhìn tranh nêu các dữ liệu bài toán thành thạo, tôi tiến hành biện pháp 2. @ Biện pháp 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán Đến giai đoạn này, tiết học tiếp theo về giải toán có lời văn, đã có đầy đủ dữ kiện và câu hỏi, tôi đi sâu vào hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán. Tôi cho học sinh đọc to, rõ nội dung bài toán, hướng dẫn học sinh đọc và hiểu một số từ khóa quan trọng có trong đề toán như : thêm, tất cả; bớt hay bớt đi; ăn mất, còn lại; bay đến, bay đi,…. kết hợp hình minh họa để học sinh hiểu thêm. Vấn đề quan trọng ở đây là làm như thế nào để giúp học sinh hiểu được bài toán thông qua việc giúp học sinh tóm tắt được bài toán. Tôi luôn trăn trở, đắn đo và tôi đã đưa ra cách làm như sau : + Đàm thoại : bài toán cho biết gì ? bài toán hỏi gì; + Bút đàm : dùng bút chì gạch chân dữ kiện bài toán, sau đó xóa bằng bút chì; + Dựa vào câu trả lời của học sinh tôi viết tóm tắt ở bảng lớp; + Dựa vào tóm tắt, tôi cho học sinh nêu lại nội dung bài toán; Đây cũng là cách tốt nhất để giúp học sinh biết phân tích đề toán. Học sinh xác định rõ được cái đã cho và cái phải tìm, học sinh viết thẳng cột và có thể lựa chọn phép tính giải nhưng dòng cuối phần tóm tắt là một câu hỏi (viết gọn lại) cần phải đặt dấu chấm hỏi (?) ở cuối. Ví dụ : Tuấn có 4 viên bi, Nam có 3 viên bi. Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu viên bi ? Tuấn có : 4 viên bi Nam có : 3 viên bi Cả hai bạn :… viên bi ? @ Biện pháp 3 : Hướng dẫn học sinh lựa chọn lời giải và phép tính 9 SKKN: một vài biện pháp giúp học sinh lớp một giải toán có lời văn Sau khi học sinh đã biết tóm tắt bài toán một cách chắc chắn, thành thạo, tôi hướng dẫn học sinh thao tác viết lời giải và phép tính dựa vào câu hỏi bài toán để trả lời. Ví dụ bài toán trên, tôi gợi ý, hướng dẫn để học sinh lồng cốt câu lời giải vào trong tóm tắt để dựa vào đó học sinh dễ viết câu lời giải hơn. Chẳng hạn, học sinh dựa vào dòng cuối của phần tóm tắt có thể viết lại ngay câu lời giải với nhiều cách khác nhau chứ không phải gò ép học sinh phải trả lời theo một kiểu; + Cả hai bạn có số viên bi là; + Số viên bi của hai bạn có tất cả là; + Cả hai bạn có là. (nên hạn chế câu trả lời này); Đây là dịp để học sinh phát huy khả năng sáng tạo của mình, các em được trình bày ý kiến của bản thân; Việc dạy cho trẻ đặt câu lời giải còn vất vả hơn dạy trẻ lựa chọn các phép tính và thực hiện các phép tính ấy để tìm ra đáp số. Vì vậy từ tuần 23, học sinh lớp tôi đã đọc thông, viết thạo, tôi chỉ chọn câu hỏi trong đề toán sao cho chỉ cần chỉnh sửa một chút thôi là được ngay câu lời giải. Còn khi viết phép tính, tôi bắt buộc học sinh viết bằng chữ số (kèm theo tên đơn vị đặt trong dấu ngoặc sau kết quả) mà thôi; Ví dụ : Từ bài toán trên, tôi hỏi : Cả hai bạn có mấy viên bi ? Em làm phép tính gì ? (Tính cộng) mấy cộng mấy ? (3+4); 3+ 4 bằng mấy ? (7) hoặc muốn biết cả hai bạn có mấy viên bi ? (7) Em tính thế nào để được 7 ? (3+4=7); Tới đây, tôi để học sinh nêu tiếp 7 là 7 viên bi. Ta viết “viên bi” vào trong dấu ngoặc đơn 3 + 4 = 7 (viên bi), còn đối với đáp số thì không cần viết tên đơn vị trong dấu ngoặc đơn nữa (Đáp số : 7 viên bi); Khâu này tôi làm chậm và ghi bảng rõ ràng để học sinh nhìn mẫu trình bày bài toán hoàn chỉnh, khoa học nhằm giáo dục tính cẩn thận, thẩm mĩ cho học sinh; 10 [...].. .SKKN: một vài biện pháp giúp học sinh lớp một giải toán có lời văn Sau đây, tôi hệ thống hóa lại nội dung các bài toán giải có lời văn để hướng dẫn học sinh một cách hiệu quả Trong phạm vi 27 tiết dạy từ tiết 81 đến tiết 108 tôi đặc biệt chú ý vào 1 số tiết chính sau đây : Tiết 81: Bài toán có lời văn Có bạn, có thêm bạn đang đi tới Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn ? HS quan sát tranh và trả lời câu... vẽ + Mức độ 2 : 18 SKKN: một vài
biện pháp giúp học sinh lớp một giải toán có lời văn Đến cuối học kì I, học sinh đã được làm quen với tóm tắt bằng lời Học sinh từng bước làm quen với lời thay cho hình vẽ, học sinh dần dần thoát ly khỏi hình ảnh trực quan từng bước tiếp cận đề bài toán Yêu cầu học sinh phải đọc và hiểu được tóm tắt, biết diễn đạt đề bài và lời giải bài toán bằng lời, chọn phép tính... thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam thống nhất xếp loại: 23 SKKN: một vài
biện pháp giúp học sinh lớp một giải toán có lời văn Những người thẩm định: (Ký, ghi rõ họ tên) Chủ tịch HĐKH (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) 24 SKKN: một vài
biện pháp giúp học sinh lớp một giải toán có lời văn 25 ... 11 SKKN: một vài
biện pháp giúp học sinh lớp một giải toán có lời văn Đáp số: 9 con gà Bài 1 trang117: Học sinh đọc bài toán - phân tích đề bài- điền vào tóm tắt Và giải bài toán Tóm tắt : An có : 4 quả bóng Bình có : 3 quả bóng Cả hai bạn có : quả bóng ? Bài giải Cả hai bạn có là : 4+3= 7 (quả bóng) Đáp số : 7 quả bóng Bài 2 trang 118 : Tóm tắt : Có : 6 bạn Thêm: 3 bạn Có tất cả : bạn ? Bài giải Có. .. của phép tính trong bài giải HS cần nhớ để thực hiện khi trình bày bài giải 19 SKKN: một vài biện pháp giúp học sinh lớp một giải toán có lời văn Bài toán giải bằng phép tính trừ được giới thiệu khi HS đã thành thạo giải bài toán có lời văn bằng phép tính cộng GV chỉ hướng dẫn cách làm tương tự, thay thế phép tính cho phù hợp với bài toán (ném bài cho HS) Ở lớp Một, HS chỉ giải toán về thêm, bớt với... Phương pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp Một giúp học sinh hoàn thiện một bài giải đủ 3 bước : câu lời giải - phép tính - đáp số là vấn đề đang được các thầy cô trực tiếp dạy lớp Một rất quan tâm Vấn đề đặt ra là giúp học sinh lớp Một viết câu lời giải của bài toán sao cho sát với yêu cầu mà câu hỏi của bài toán đưa ra Quá trình thực nghiệm, tôi rút ra kinh nghiệm mới : Để dạy tốt phần Giải. .. hoàn thiện bài toán có lời văn 17 SKKN: một vài
biện pháp giúp học sinh lớp một giải toán có lời văn Sau đây là kết quả của lớp thực nghiệm (1B) và lớp đối chứng (1C), chứng tỏ kết quả của lớp 1B và 1C là do tác động sư phạm thông qua các biện pháp mà có chứ không phải ngẫu nhiên Các lần Lớp sĩ HS viết HS viết HS viết đúng HSviết đúng số đúng câu lời đúng phép đáp số cả 3 bước 1B 19 giải 18 94.7% tính... quá quen với giải bài toán có lời văn nên hướng dẫn cho HS chọn cách viết câu lời giải gần với câu hỏi nhất đó là : - Đọc kĩ câu hỏi - Bỏ chữ Hỏi đầu câu hỏi - Thay chữ bao nhiêu bằng chữ số 16 SKKN: một vài biện pháp giúp học sinh lớp một giải toán có lời văn - Thêm vào cuối câu chữ là và dấu hai chấm Cụ thể Bài 1 trang 152 a) Câu hỏi là : Hỏi có tất cả bao nhiêu ô tô ? Câu lời giải là : Có tất cả số... ? Bài giải Cả hai đoạn thẳng dài là : 5+ 3 = 8 (cm) 13 SKKN: một vài biện pháp giúp học sinh lớp một giải toán có lời văn Đáp số : 8 cm Tiết 86 Tiết 104 Hầu hết đều có bài toán có lời văn vận dụng kiến thức toán được cung cấp theo phân phối chương trình Tuy nhiên, việc phân tích đề - tóm tắt - giải bài toán phải luôn luôn được củng cố duy trì và nâng dần mức độ Song cơ bản vẫn là các mẫu lời giải cho... số: 9 bạn Qua 2 bài toán trên tôi rút ra cách viết câu lời giải như sau : Lấy dòng thứ 3 của phần tóm tắt và thêm chữ là : VD - Cả hai bạn có là : - Có tất cả là : Tương tự bài 3 trang118 câu lời giải sẽ là : - Có tất cả là : Tiết 84 Luyện tập 12 SKKN: một vài biện pháp giúp học sinh lớp một giải toán có lời văn Bài 1 và bài 2 trang 121 tương tự bài 1, 2, 3 trang 117 Nhưng câu lời giải được mở rộng hơn . SKKN: một vài biện pháp giúp học sinh lớp một giải toán có lời văn I. TÊN ĐỀ TÀI MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP MỘT GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN II. ĐẶT VẤN ĐỀ 1) Lí do chọn đề tài : Môn toán. của bài toán có lời văn. Đây là điểm tựa cơ bản để tôi tập cho học 8 SKKN: một vài biện pháp giúp học sinh lớp một giải toán có lời văn sinh làm quen với việc tóm tắt bài toán. Học sinh làm. Tuấn có : 4 viên bi Nam có : 3 viên bi Cả hai bạn :… viên bi ? @ Biện pháp 3 : Hướng dẫn học sinh lựa chọn lời giải và phép tính 9 SKKN: một vài biện pháp giúp học sinh lớp một giải toán có lời văn