Nhiều năm qua tôi được phân công giảng dạy lớp 5, bản thân tôi nhận thấy: Trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều, yêu cầu đặt ra khi giải các bài toán có lời văn cao hơn những lớp trước, các em phải đọc nhiều, viết nhiều, bài làm phải trả lời chính xác với phép tính, với các yêu cầu của bài toán đưa ra, nên thường vướng mắc về vấn đề trình bày bài giải: sai sót do viết không đúng chính tả hoặc viết thiếu, viết từ thừa. Một sai sót đáng kể khác là học sinh thường không chú ý phân tích theo các điều kiện của bài toán nên đã lựa chọn sai phép tính.
Trang 1PHẦN 1 – ĐẶT VẤN ĐỀ
I Lý do chọn đề tài
Nhiều năm qua tôi được phân công giảng dạy lớp 5, bản thân tôi nhận thấy: Trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều, yêu cầu đặt
ra khi giải các bài toán có lời văn cao hơn những lớp trước, các em phải đọc nhiều, viết nhiều, bài làm phải trả lời chính xác với phép tính, với các yêu cầu của bài toán đưa ra, nên thường vướng mắc về vấn đề trình bày bài giải: sai sót do viết không đúng chính tả hoặc viết thiếu, viết từ thừa Một sai sót đáng kể khác là học sinh thường không chú ý phân tích theo các điều kiện của bài toán nên đã lựa chọn sai phép tính Qua thực tế giảng dạy cho HS lớp 5, có khoảng 70% - 85% học sinh chưa thành thạo về giải toán có lời văn Với những lý do đó, trong học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp năm nói riêng, việc học toán và giải toán có lời văn rất quan trọng và rất cần thiết Để thực hiện tốt mục tiêu đó, giáo viên cần phải nghiên cứu, tìm biện pháp giảng dạy thích hợp, giúp các em giải bài toán một cách vững vàng, hiểu sâu được bản chất của vấn đề cần tìm, mặt khác giúp các em có phương pháp suy luận toán logic thông qua cách trình bày, lời giải đúng, ngắn gọn, sáng tạo trong cách thực hiện Từ đó giúp các em hứng thú, say mê học toán
Từ những căn cứ đó tôi đã chọn đề tài " Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5" để nghiên cứu với mục đích xuất
một số ý kiến góp phần nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn nói riêng và môn toán lớp 5 nói chung
II Mục đích nghiên cứu
…
III Kết quả cần đạt
…
IV Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Trang 2- Đối tượng: Học sinh lớp 5.
- Thời gian áp dụng: Năm học 20 - 20 và năm học 20 - 20 (Trong học kì I)
- Giả thuyết khoa học: Nếu sáng kiến này áp dụng thành công thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả việc dạy học giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5, góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục học sinh trong nhà trường Nếu thành công, rất mong được áp dụng cho trong tất cả các lớp ở trường tôi và các trường bạn
Trang 3PHẦN 2 - NỘI DUNG
I Cơ sở lý luận nghiên cứu
Việt Nam chúng ta đang thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước với mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Trong công cuộc kiến thiết đó nước nhà rất cần những con người lao động có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, thực sự uyên bác về khoa học, tinh thông, lão luyện về khoa học kĩ thuật để đủ sức khám phá,
đề xuất, sáng tạo cái mới, cải thiện những cái đã có, tạo ra bước ngoặt về
sự phát triển kinh tế xã hội Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ:
“Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” với mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” Hiện nay chúng ta đang thực hiện đổi mới nhiều vấn đề liên quan đến dạy và học với mục đích là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh Đặc biệt đối với bậc Tiểu học được xác định “là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân” (Điều 2 - Luật giáo dục) với mục tiêu cơ bản là: “nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất và thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” (Điều 23 - Luật Giáo dục) Mục tiêu đó được cụ thể hóa trong từng môn học, từng lớp học, từng hoạt động của cả bậc học
Cùng với các môn học khác, môn Toán của tiểu học có vị trí và tầm quan trọng rất lớn Môn Toán là một môn học được xem như công cụ để học các môn học khác, là "chìa khóa" mở cửa cho tất cả các ngành khoa học khác, nó là công cụ cần thiết của người lao động trong thời đại mới Trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về số học, các số tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản, giải toán có lời văn ứng dụng thiết thực trong đời sống và một số yếu tố hình học đơn giản Môn Toán ở tiểu học bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hóa, khái quát hóa, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập
Trang 4toán, phát triển hợp lý khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng bằng lời, bằng viết, các suy luận đơn giản, góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt sáng tạo cho học sinh tiểu học
Trong dạy - học toán ở tiểu học, việc giải toán có lời văn chiếm một
vị trí quan trọng Bởi học sinh phải tư duy một cách tích cực và linh hoạt, huy động tích cực các kiến thức và khả năng đã có vào tình huống khác nhau, trong nhiều trường hợp phải biết phát hiện những dữ kiện hay điều kiện chưa được nêu ra một cách tường minh và trong chừng mực nào đó, phải biết suy nghĩ năng động, sáng tạo Vì vậy có thể coi giải toán có lời văn là một trong những biểu hiện năng động nhất cho hoạt động trí tuệ của học sinh
II Thực trạng vấn đề nghiên cứu
1 Một số đặc điểm tình hình nhà trường, giáo viên và học sinh:
* Thuận lợi:
- Trường có một khu vực chính 16 lớp và một khu vực lẻ có 2 lớp Nhìn chung cơ sở vật chất, khuôn viên, các điều kiện và phương tiện dạy học ngày càng được cải tạo, tăng trưởng, từng bước đáp ứng được nhu cầu giảng dạy, giáo dục hiện nay
- Trường là một đơn vị có thành tích đáng tự hào trong công tác giáo dục - đào tạo trong mấy năm gần đây Từ năm đến năm liên tục đạt danh hiệu trưưòng tiên tiến cấp huyện và được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức I năm 20 và được kiểm tra công nhận lại vào tháng năm 2008
- Tập thể giáo viên trường tôi là một tập thể sư phạm vững mạnh và đoàn kết, thực sự tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, tất cả
Trang 5vì học sinh thân yêu Tổng số cán bộ giáo viên là 30 người đều đạt chuẩn
và trên chuẩn
- Đa số các em là con em nông dân, thật thà chất phác và chăm học
- Nhận thức của địa phương, phụ huynh về giáo dục ngày càng đổi mới
* Khó khăn:
- Mấy năm học gần đây tôi được phân công dạy lớp 5 Học sinh lớp tôi phần lớn là con nông dân, ngoài việc làm ruộng bố mẹ hay đi làm ăn xa
để kiếm thêm thu nhập nên một số em phải ở nhà với ông bà Điều kiện kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn nên các em chưa thực sự được bố
mẹ quan tâm đúng mức, tất cả mọi việc học của con đều phó mặc cho nhà trường Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của các em Nhất là với môn Toán số lượng học sinh yếu còn nhiều, chất lượng học tập chưa cao,
có những học sinh không hiểu được đề bài toán nên làm cho có, dẫn đến kết quả của bài toán sai khá nhiều
Để thực hiện được vấn đề này, tôi đã tìm hiểu và nắm rõ tình hình học sinh lớp tôi ngay khi được phân công Trước tiên tôi xem sổ chủ nhiệm năm học trước đồng thời tôi trao đổi với giáo viên chủ nhiệm năm học trước để nắm rõ hơn Sau đó tôi cho học sinh kiểm tra lại để phân loại từng đối tượng học sinh
2 Số liệu thống kê:
Đầu mỗi năm học tôi luôn tự khảo sát chất lượng môn Toán của lớp mình với kết quả như sau: năm học 20 - 20 (vì tỉ lệ học sinh yếu môn Toán chịu ảnh hưởng rất lớn ở phần bài tập giải toán có lời văn)
Trang 6khảo sát HS SL % SL % SL % SL %
* Nhận xét: Qua số liệu thống kê cho thấy số học sinh đạt loại giỏi rất ít, số học sinh đạt trung bình và yếu khá cao Điều đó cho thấy học sinh chưa nắm vững về cách giải toán có lời văn
3 Thực trạng về giải toán có lời văn đối với học sinh lớp 5:
Trong mạch kiến thức giải toán có lời văn bao gồm nhiều dạng bài: dạng toán đơn, dạng toán hợp, dạng toán điển hình, dạng toán có nội dung liên quan đến hình học, Đa số các dạng toán đơn thì HS làm được, song các bài toán từ 2 phép tính trở lên thì đa số học sinh yếu không làm được bởi một số nguyên nhân sau:
- Kĩ năng đọc đề, phân tích đề của HS còn hạn chế Học sinh đọc đề vội vàng, chưa biết tập trung vào những dữ kiện trọng tâm của đề toán không chịu phân tích đề toán khi đọc đề
- Kĩ năng nhận dạng toán, nắm các bước giải trong từng dạng toán còn lúng túng Khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hoá vấn đề và tư duy của học sinh còn hạn chế khi gặp những bài toán phức tạp Hầu hết, các em làm theo khuôn mẫu của những dạng bài cụ thể mà các em thường gặp trong sách giáo khoa, khi gặp bài toán đòi hỏi tư duy, suy luận một chút các em không biết cách phân tích dẫn đến lười suy nghĩ
- Chưa biết lập kế hoạch giải bài toán
- Kĩ năng đặt lời giải, kĩ năng tính toán của học sinh còn gặp nhiều khó khăn Một số em biết tìm ra phép tính đúng nhưng khi đặt lời giải thì còn lúng túng và có khi đặt lời giải cho bài toán chưa hợp lý
- Học sinh chưa được luyện tập thường xuyên, nên thường nhầm lẫn giữa các dạng toán
Trang 7- Đa số giải toán có lời văn thường tập trung ở các đối tượng học sinh khá giỏi nên thói quen của các đối tượng HS trung bình và yếu là bỏ qua các bài toán giải hoặc làm cho có, không có động não suy nghĩ Từ thói quen lười suy nghĩ dẫn đến hiệu quả thấp
- Trí nhớ của các em chưa thoát khỏi tư duy cụ thể nên còn ngại khó khi gặp các bài toán phức tạp Từ đó dẫn đến kết quả học tập của các em chưa cao
- Khi giải xong bài toán, đa số học sinh bỏ qua bước kiểm tra lại bài, dẫn đến nhiều trường hợp sai sót đáng tiếc do tính nhầm, do chủ quan Ngoài ra, còn có những trường hợp học sinh hiểu bài nhưng còn lúng túng trong cách trình bày nhất là với các bài toán giải có lời văn phức tạp
- Thực tế trong một tiết dạy 35 phút, vừa dạy bài mới, vừa làm bài tập và các bài toán có lời văn thường ở cuối bài nên thời gian để luyện nêu
đề, nêu câu trả lời không được nhiều nên học sinh chưa khắc sâu kiến thức, chưa nắm được mẹo để giải bài toán
- Một số học sinh gia đình còn khó khăn nên chưa quan tâm đúng mức đến việc học của con em mình dẫn đến kết quả học tập còn thấp
- Một số học sinh chưa ý thức việc học của mình
Từ những thực trạng trên tôi mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy như sau:
III Mô tả nội dung
1 Công tác chuẩn bị tiết dạy giáo viên:
- Công tác chuẩn bị của giáo viên thể hiện rõ qua việc soạn giáo án, phương pháp lên lớp, đồ dùng dạy học Muốn giảng dạy tốt thì trước khi lên lớp giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung bài, hiểu rõ ý đồ của sách giáo khoa, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tốt nhất nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh Cụ thể trong giáo
Trang 8án phải thể hiện rõ hoạt động của thầy và hoạt động của trò, phải chú ý đến các đối tượng học sinh để đưa ra các tình huống, câu hỏi hợp lí cho từng đối tượng khá - giỏi, trung bình, yếu
- Trong khâu chuẩn bị bài giáo viên cũng cần chú ý đến việc chuẩn
bị đồ dùng dạy học làm sao phát huy được sự sáng tạo, kích thích óc tưởng tượng và tư duy của học sinh Mỗi tuần nên chuẩn bị tối thiểu 2 giáo án dạng trình chiếu
2 Hướng dẫn học sinh nắm chắc phương pháp chung về các bước giải các bài toán có lời văn:
Điều tôi trăn trở nhất là làm thế nào để các em thấy được niềm vui,
sự say mê khi giải toán có lời văn Các em không chỉ hiểu mà phải làm bài theo nhiều cách khác nhau Biết vận dụng vào thực tế một cách có hiệu quả Vì vậy tôi xem xét kỹ và giúp đỡ các em từng bước cụ thể
2.1 Tìm hiểu đề:
- Việc tìm hiểu nội dung đề toán thường thông qua việc đọc bài toán
dù bài toán cho dưới dạng lời văn hoàn chỉnh hoặc bằng dạng tóm tắt (sơ đồ) Tập cho học sinh có thói quen tự tìm hiểu bài toán Tránh tình trạng vừa đọc xong đã bắt tay vào giải bài toán ngay mà phải xác định được dữ liệu đã cho và cái phải tìm và ghi vào vở nháp 2 yêu cầu cơ bản ấy Nếu trong bài toán có thuật ngữ nào mà học sinh chưa hiểu rõ, giáo viên cần hướng dẫn để học sinh hiểu được nội dung và ý nghĩa của từ đó trong bài toán đang làm, chẳng hạn từ “tiết kiệm”, “năng suất”, “sản lượng”…
Ví dụ 1: Một lớp học có 28 học sinh, trong đó số học sinh nam bằng
2/5 số học sinh nữ Hỏi lớp học đó có bao nhiêu em nữ, bao nhiêu em nam? (Bài 1- trang 22 - Luyện tập chung)
- Dữ liệu đã cho: Lớp học có 28 học sinh, trong đó số học sinh nam bằng 2/5 số học sinh nữ
- Yêu cầu phải tìm: Số học sinh nam, số học sinh nữ của lớp học đó
Trang 9* Tuy nhiên, trong quá trình giải toán không phải tất cả các đề bài đều cho dữ liệu trước và yêu cầu phải tìm sau mà đôi khi ngược lại: Đưa ra câu hỏi trước rồi mới cho dữ liệu
Ví dụ 2: Tính chu vi một mảnh đất hình chữ nhật, biết chiều dài gấp
2 lần chiều rộng và hơn chiếu rộng 15m (Bài 2- trang 22 - Luyện tập chung)
- Dữ liệu đã cho: Chiều dài gấp 2 lần chiều rộng và hơn chiếu rộng 15m
- Yêu cầu cần tìm: Chu vi mảnh đất hình chữ nhật
* Học sinh phải phân biệt rõ những gì thuộc về bản chất, những gì không thuộc về bản chất của đề toán để hướng sự chú ý của mình vào những chỗ cần thiết, cụ thể
Ví dụ 3: Một trường có 639 học sinh, trong đó có 1/3 số học sinh là
đội viên Nhân ngày 15 tháng 5 có thêm 72 em nữa được kết nạp vào Đội Hiện nay có tất cả bao nhiêu em đã vào Đội?
- Dữ liệu đã cho: 1/3 của 639 học sinh, thêm 72 học sinh
- Yêu cầu phải tìm: Số đội viên có tất cả
2.2 Tóm tắt đề:
Trong giải toán có lời văn, tóm tắt đề toán cũng là một việc rất cần thiết và quan trọng Vì có tóm tắt được đề toán các em mới biết tìm ra mối quan hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm để tìm ra cách giải bài toán
Mỗi bài toán đều có nhiều cách tóm tắt khác nhau, tuy nhiên các em cần lựa chọn cách tóm tắt sao cho phù hợp với nội dung từng bài để dễ hiểu, đơn giản và ngắn gọn nhất Có những bài toán nên tóm tắt bằng lời song cũng có nhiều bài toán nên tóm tắt sơ đồ hoặc vừa tóm tắt bằng sơ đồ vừa tóm tắt bằng lời cũng vẫn dễ hiểu như nhau
Trang 10Ví dụ 1: Một thùng đựng 28,75 kg đường Người ta lấy từ thùng đó
ra 10,5 kg đường sau đó lại lấy ra 8 kg đường nữa Hỏi trong thùng còn bao nhiêu ki- lô- gam đường? (Bài 3- trang 54 - Trừ hai số thập phân)
Tóm tắt bằng lời:
Trong thùng có: 28,75kg đường
Lần đầu lấy ra: 10,5 kg đường
Lần sau lấy ra: 8 kg đường
Còn lại:….kg đường?
Ví dụ 2: Một người thợ dệt, ngày thứ nhất dệt được 28,4m vải, ngày
thứ hai dệt nhiều hơn ngày thứ nhất 2,2m vải, ngày thứ ba dệt hơn ngày thứ hai 1,5m vải Hỏi cả ba ngày người đó dệt được bao nhiêu mét vải? (Bài 4-trang 52 - Luyện tập)
Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng:
Ngày thứ nhất: 28,4m
Ngày thứ hai: 2,2m ? m vải
Phần tóm tắt đề tôi yêu cầu học sinh tự làm vào vở và kiểm tra từng
em Sau khi tóm tắt xong, yêu cầu học sinh nhìn vào tóm tắt đọc lại một bài toán hoàn chỉnh đúng theo ý đề đã cho
3 Phân tích bài toán để tìm cách giải:
Cũng như tất cả các môn học khác, để làm được bài thì học sinh cần xác định xem bài yêu cầu chúng ta làm gì? Vì thế sau khi cho học sinh nhìn tóm tắt đọc lại đề bài giáo viên nên nêu câu hỏi: Bài toán hỏi gì? để học sinh suy nghĩ
Trang 11- Tiếp đó yêu cầu học sinh suy nghĩ: Muốn trả lời được câu hỏi của bài toán thì cần phải biết những gì? Trong những điều ấy cái gì đã biết, cái
gì chưa biết?
- Học sinh nêu ý kiến giáo viên chưa vội kết luận ngay mà nên khuyến khích để các em tự làm bài theo ý hiểu của mình
Ví dụ: Một người đã bán được 150 quả cam và quýt, trong đó số
cam bằng 2/3 số quýt Tìm số cam, số quýt đã bán?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích đề:
+ Bài toán cho biết gì? (Số cam và số quýt có tất cả là 150 quả, trong
đó số cam bằng 2/3 số quýt)
+ Bài toán hỏi gỉ? (Tìm số cam, số quýt đã bán)
+ Số cam và quýt là 150 quả nghĩa là gì? (Số cam cộng với số quýt bằng 150 quả)
+ Số cam bằng 2/3 số quýt nghĩa là gì? ( Số quýt được chia làm ba phần thì số cam chiếm 2 phần)
- Hãy vẽ đoạn thẳng biểu diễn số cam và số quýt (Một học sinh lên bảng thực hiện, lớp làm nháp)
? quả
150 quả
Số quýt
? quả
+ Muốn tìm số cam ta làm như thế nào? (Lấy 150 : (2 + 3) x 2 ) + Muốn tìm số quýt ta làm như thế nào? (Lấy 150 - số cam)
- Sau khi phân tích xong đề toán học sinh sẽ tự rút ra được trình tự giải dạng toán này như sau:
Bước 1: Vẽ sơ đồ