Quan hệ giữa cơ sở sản xuất với quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu Tiểu thủ công nghiệp ở Huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình từ năm 1986 đến năm 2012 Lê Thị Thoa. (Trang 75)

6. Bố cục của đề tài

3.5.1. Quan hệ giữa cơ sở sản xuất với quản lý Nhà nước

Quản lý Nhà nước là các hoạt động tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người theo pháp luật, nhằm đạt được những mục tiêu yêu cầu của

quản lý Nhà nước. Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh là cơ quan quyền lực nhằm đảm bảo cho các doanh nghiệp quyền tự do kinh doanh theo pháp luật.

Trước đây nước ta thực hiện cơ chế quan liêu bao cấp, Nhà nước quản lý và kế hoạch hoá nền kinh tế một cách tập trung quá mức, mọi việc đều theo lệnh từ trên xuống một cách rập khuôn, máy móc. Chính vì thế nó đã kìm hãm lực lượng sản xuất, làm giảm năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế. Quản lý Nhà nước trong giai đoạn này đã bó buộc sự phát triển của các ngành kinh tế, kìm hãm sự sáng tạo trong kinh doanh, can thiệp sâu vào hình thức, mẫu mã và chất lượng sản phẩm.

Sau khi Đảng ta tiến hành đổi mới toàn diện năm 1986, quản lý Nhà nước không can thiệp sâu vào việc sản xuất của các cơ sở sản xuất nữa mà chỉ quản lý về mặt hành chính hướng dẫn các cơ sở sản xuất hoạt động theo đúng pháp luật.

Tỉnh Ninh Bình đã có những quy hoạch, định hướng dài hạn để thúc đẩy các cơ sở sản xuất phát triển theo đúng nhu cầu của thị trường, bắt kịp với nhịp độ phát triển chung của kinh tế cả nước. Ngoài ra, Tỉnh đã có những chính sách kinh tế khuyến khích tư nhân đầu tư sản xuất, kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài với những ưu đãi đặc biệt nhằm mục đích tận dụng nguồn vốn và tiếp thu kỹ thuật sản xuất hiện đại. Tỉnh đã tiến hành cải cách thủ tục hành chính nhanh gọn trong việc cấp giấy phép kinh doanh, không gây nhũng nhiễu cho các cơ sở và doanh nghiệp sản xuất.

Đối với huyện Kim Sơn, tổ chức thực hiện các định hướng, quy hoạch của tỉnh một cách có hiệu quả, hướng dẫn các doanh nghiệp, xí nghiệp, hộ dân sản xuất kinh doanh theo định hướng nhằm mục đích đem lại hiệu quả kinh tế cao, không sản xuất manh mún, tự phát hoặc cạnh tranh không lành mạnh bằng việc tự giảm giá thành sản phẩm. Huyện còn tiến hành nhanh các

thủ tục vay vốn ưu đãi của Nhà nước, cử cán bộ thuế đi tuyên truyền, tiếp xúc trực tiếp để nghe ý kiến đóng góp của các cơ sở sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Các cơ sở kinh doanh sản xuất cũng phải chấp hành đúng pháp luật và có nghĩa vụ nộp thuế theo đúng tiến độ. Thực hiện đúng các chính sách đối với công nhân như trả lương hợp lý, đúng thời hạn, nếu là các doanh nghiệp lớn thì phải tiến hành đóng bảo hiểm cho công nhân theo đúng quy định của pháp luật. Nhiều Doanh nghiệp đã có những đóng góp lớn đối với địa phương trong việc xây dựng các công trình phúc lợi.

Cơ sở sản xuất và chính quyền có quan hệ hài hoà, mật thiết, thấu hiểu lẫn nhau sẽ giúp cho các hoạt động sản xuất trở nên có hiệu quả hơn, chính quyền cũng dễ quản lý, tạo ra môi trường thân thiệt hợp tác có hiệu quả giữa chính quyền địa phương và cơ sở sản xuất.

Một phần của tài liệu Tiểu thủ công nghiệp ở Huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình từ năm 1986 đến năm 2012 Lê Thị Thoa. (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)