Những hạn chế của tiểu thủ công nghiệp ở huyện Kim Sơn

Một phần của tài liệu Tiểu thủ công nghiệp ở Huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình từ năm 1986 đến năm 2012 Lê Thị Thoa. (Trang 90)

6. Bố cục của đề tài

3.7. Những hạn chế của tiểu thủ công nghiệp ở huyện Kim Sơn

Tiểu thủ công nghiệp trong những năm qua của huyện đã có chiều hướng phát triển, đóng góp lớn vào quá trình phát triển kinh tế của huyện. Cải thiện đời sống vật chất và văn hoá tinh thần cho nhân dân trong huyện. Thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.

Tuy vậy, tiểu thủ công nghiệp phát triển chưa thực sự ổn định, chủ yếu mới tập trung vào nghề sản xuất chế biến cói. Nghề chế biến cói đã đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho huyện, nhưng nông dân trồng cói còn mang tính tự phát, chưa thực hiện đúng theo quy hoạch, dẫn đến trồng cói tràn lan. Thị trường nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm luôn bị biến động theo giá cả và nhu cầu thị trường ở trong và ngoài nước. Giá cói nguyên liệu giảm mạnh do cung vượt cầu.

Ngành chế biến lương thực - thực phẩm, thủy hải sản là những ngành thế mạnh và là tiềm năng của huyện nhưng chưa được đầu tư tương xứng. Đa phần người dân sản xuất theo phong trào chưa có các dự báo chính thức về thị trường tiêu thụ nên dẫn đến sản xuất ồ ạt, sản phẩm không tiêu thụ được gây tổn thất về kinh tế.

Máy móc tiên tiến phục vụ cho sản xuất vẫn chưa được trang bị đầy đủ nên hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm chưa cao.

Các doanh nghiệp còn phụ thuộc vào mẫu mã và các đơn đặt hàng từ nước ngoài. Vì thế bị động trong sản xuất kinh doanh, những sản phẩm làm theo mẫu của khách hàng chỉ bán được cho những khách đặt hàng nên thường bị ép giá, nếu lô hàng gặp sự cố thì rất khó giải quyết. Nhiều doanh nghiệp tự hạ giá các sản phẩm để thu hút khách hàng dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, làm mất uy tín với khách hàng.

Nhiều doanh nghiệp còn thiếu vốn và mặt bằng để mở rộng sản xuất, vốn đầu tư của Nhà nước qua các chương trình dự án chưa đáng kể. Tính chủ động sáng tạo, trình độ ngoại ngữ, năng lực sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của một số doanh nghiệp còn yếu, thiếu thông tin, sức cạnh tranh của hàng hóa còn thấp, chưa quan tâm đúng mức tới duy trì và phát triển vùng cói nguyên liệu.

Hiệp hội nghề cói tỉnh Ninh Bình đã được thành lập, song hoạt động còn hạn chế, các thành viên chưa thực sự gắn kết với nhau để bàn bạc, giải quyết những khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

Cụm công nghiệp Đồng Hướng đã được phê duyệt, cơ sở hạ tầng đã được đầu tư như xây cầu vào cụm công nghiệp. Hệ thống đường đã được đầu tư nhưng chưa đồng bộ với hệ thống điện, nước... Việc thu hồi, đền bù và cho thuê đất gặp khó khăn nên chưa thu hút được các nhà đầu tư.

Nguyên nhân của hạn chế trên là vì:

Công tác quản lý Nhà nước về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chưa được coi trọng, chồng chéo, thủ tục hành chính chậm đổi mới.

Trình độ hiểu biết chính sách của một số chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất còn thấp. Lao động sản xuất các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp đa phần là nông dân chưa qua đào tạo nâng cao tay nghề, kiến thức về sản xuất hàng hoá còn thấp đôi khi không tuân thủ các kỹ thuật sản xuất làm mất giá trị của sản phẩm.

Do chuyển đổi diện tích trồng cói sang nuôi trồng thủy sản và trồng lúa của Công ty nông nghiệp Bình Minh và một số hộ ở các xã vùng kinh tế mới ven biển nên diện tích trồng cói giảm, giá cói nguyên liệu biến động bất thường.

Việc cung cấp thông tin thị trường, chủ trương, chính sách và hướng dẫn hoạt động sản xuất kinh doanh nghề cói của các cơ quan chức năng của huyện chưa làm tốt.

Các công ty, xí nghiệp sản xuất chưa có chiến lược kinh doanh lâu dài, phụ thuộc lớn vào các đơn đặt hàng từ nước ngoài, không chủ động tìm kiếm

thị trường và giới thiệu sản phẩm đến khách hàng.

Tiểu kết

Tiểu thủ công nghiệp của huyện Kim Sơn giai đoạn 1996 – 2012 đã có những chuyển biến mạnh mẽ về số lượng, chất lượng và giá trị các sản phẩm. Huyện đã phát huy được những thế mạnh của mình, đưa Kim Sơn trở thành vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Ninh Bình.

Hiện nay, sản xuất tiểu thủ công nghiệp của huyện đang dần tiến tới chuyên nghiệp bằng các hoạt động kinh doanh có hiệu của các công ty, doanh nghiệp, xí nghiệp trên địa bàn. Thương hiệu chiếu cói, hàng thủ công mỹ nghệ ở Kim Sơn đã được nhiều người biết tới. Đây là một tín hiệu lạc quan cho quá trình phát triển kinh tế nói chung và phát triển thủ công mỹ nghệ nói riêng của huyện.

Sự phát triển của tiểu thủ công nghiệp đã giúp nâng cao đời sống cho nhân dân trong huyện thu nhập bình quân đầu người của huyện năm 2012 là 14,2 triệu đồng (năm 2011 là 12 triệu đồng). Tiểu thủ công nghiệp còn tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế giúp giải quyết việc làm, thực hiện tốt các chính sách xã hội, xây dựng và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.

Tuy vậy, do hoàn cảnh kinh tế thế giới và khu vực có nhiều biến động, các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp của huyện vẫn còn gặp khó khăn trong vấn

đề tiêu thụ. Nguyên liệu ngày càng thu hẹp do phần lớn diện tích đất canh tác được chuyển sang xây dựng các khu công nghiệp, mẫu mã các sản phẩm chưa phong phú, khâu quảng bá sản phẩm tiểu thủ công nghiệp bằng dịch vụ du lịch chưa được chú trọng.

Nhà nước và chính quyền địa phương luôn quan tâm đến việc đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp, cũng như xu thế mới của thế giới là sử dụng những sản phẩm từ thiên nhiên, thân thiện với môi trường, điều này sẽ tạo điều kiện cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Kim Sơn đến được người tiêu dùng trên toàn thế giới biến tới. Tiểu thủ công nghiệp của huyện Kim Sơn trong giai đoạn tiếp theo hứa hẹn sẽ có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn cả về chất và lượng.

KẾT LUẬN

Kim Sơn là một huyện kinh tế trọng điểm của tỉnh Ninh Bình. Với 3 thế mạnh luôn được phát huy: Nông nghiệp thì sản xuất lúa tăng trưởng nhanh. Sản lượng tiểu thủ công nghiệp có ngành chế biến cói phát triển mạnh đưa lại cho huyện nhiều chuyển biến về cơ cấu kinh tế. Kinh tế biển đang là một ngành kinh tế đầy tiềm năng của huyện và được xác định là kinh tế mũi nhọn, tạo điều kiện cho kinh tế của huyện phát triển vượt bậc trong tương lai.

Ở đây có tỷ lệ đồng bào theo đạo Công giáo cao. Tình hình an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững. Hệ thống chính trị được tăng cường. Vì thế Kim Sơn luôn là huyện trọng điểm chính trị của tỉnh Ninh Bình.

Tính đến năm 2012, huyện đã có lịch sử 183 năm, trải qua thăng trầm của thời gian huyện vẫn giữ được những nét riêng về bản sắc và tính cách con người Kim Sơn cần cù, sáng tạo trong lao động, tiết kiệm trong sinh hoạt và sản xuất, với lòng yêu quê hương, đất nước mạnh mẽ. Chính vì tính cách đặc trưng đó mà nhân dân huyện Kim Sơn không ngừng nỗ lực, cố gắng vượt qua bao gian nan vất vả cùng với toàn dân tộc đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong huyện. Tập trung phát huy thế mạnh kinh tế của huyện. Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Tiểu thủ công nghiệp của huyện Kim Sơn trong giai đoạn 1986 – 2012, có sự chuyển biến tích cực. Từ một nền tiểu thủ công nghiệp lạc hậu với một số sản phẩm chủ yếu được sản xuất từ cói mà điển hình là chiếu cói, hiện nay tiểu thủ công nghiệp đã phát triển đa dạng phong phú, các sản phẩm từ bèo tây, rơm, rạ, tre, nứa và vật liệu tết bện được tăng cường sản xuất với mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, giá trị sản xuất đạt 459.816 triệu đồng, chiếm 59,1% giá

trị sản xuất của ngành công nghiệp chế biến (theo Niên giám thống kê huyện Kim Sơn năm 2012).

Nếu như giai đoạn trước năm 1986, các cơ sở sản xuất chủ yếu của Nhà nước, hoạt động sản xuất của các hộ tư nhân, làng nghề bị trì trệ, sản xuất nhỏ lẻ. Thì chuyển sang giai đoạn này các cơ sở sản xuất tư nhân được mở rộng với nhiều công ty lớn như: Công ty chiếu cói Quang Minh, công ty TNHH Đổi Mới, xí nghiệp tư nhân Năng Động… Tính đến năm 2012 có 31 cơ sở sản xuất tư nhân, 15.958 cơ sở sản xuất cá thể trên địa địa bàn huyện.

Thị trường tiêu thụ các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp của huyện Kim Sơn luôn được mở rộng. Ngoài những thị trường truyền thống trước kia là nước Nga và Đông Âu. Thì hiện nay thị trường được mở rộng sang các nước như: Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Đức, Bỉ, Pháp... Đây là những thị trường rất khó tính, có yêu cầu cao về chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm. Giá thị xuất khẩu năm 2012 của huyện đạt 3 triệu USD. Trong những giai đoạn tiếp theo thị trường tiêu thụ các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp của huyện Kim Sơn sẽ còn được mở sang các nước Tây Âu, và Mỹ.

Tiểu thủ công nghiệp đã tác động lớn đến sự phát triển kinh tế, đời sống nhân dân của huyện Kim Sơn. Phát triển tiểu thủ công nghiệp đã tạo ra sự đa dạng trong ngành, nghề. Nó đã giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nhân dân. Tuy nhiên, tiểu thủ công nghiệp của huyện phát triển chưa đồng đều, chỉ mới tập trung phát triển trồng và chế biến cói. Chế biến lương thực, thực phẩm cũng là thế mạnh của huyện nhưng chưa được phát huy hết tiềm năng. Các ngành dịch vụ hoạt động chưa hiệu quả và có tính chuyên nghiệp. Vì thế, mặc dù đã có nhiều biện pháp và cố gắng nhưng cơ cấu kinh tế của Huyện vẫn chưa cân đối. Các mặt hàng sản xuất chất lượng cao còn ít, nên hiệu quả kinh tế chưa cao đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu.

Thị trường tiêu thụ các sản phẩm còn bó hẹp. Huyện chưa có một kênh

quảng bá nào cho các sản phẩm được gọi là “đặc sản” của mình. Các cơ sở

sản xuất vẫn tự mày mò tìm lối đi cho các sản phẩm, nhưng hiệu quả vẫn không cao. Các hoạt động sản xuất còn manh mún, tự phát, sản xuất chưa chuyên nghiệp.

Để tiểu thủ công nghiệp nói riêng và các ngành kinh tế khác phát triển một cách đồng đều, hiệu quả thì huyện cần phải có một quy hoạch tổng thể về nguồn nguyên liệu. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, xí nghiệp, cơ sở sản xuất vay vốn. Có những biện pháp cụ thể để thu hút đầu tư nước ngoài. Giải quyết các thủ tục hành chính nhanh chóng, không gây khó khăn cho các doanh nghiệp.

Huyện cần quan tâm hơn nữa vấn đề đào tạo nghề, dạy nghề, truyền nghề ở các làng nghề. Tăng cường đầu tư kinh phí đào tạo nguồn lao động chất lượng cao, để chuyên nghiệp hoá trong kinh doanh và sản xuất.

Cần tích cực phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất tích cực quảng bá các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các mặt hàng truyền thống của huyện. Chủ động tìm kiếm thị trường, sáng tạo ra nhiều mẫu mã mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Giảm tối thiểu các khâu trung gian khi đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng để tạo ra một môi trường kinh doanh bền vững. Tích cực đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ theo hướng chuyên nghiệp tạo ra những sản phẩm thủ công cao cấp đủ sức cạnh tranh với nước ngoài.

Tăng cường trang bị những máy móc hiện đại để tăng hiệu quả lao động. Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia các hoạt động xã hội. Tích cực động viên khuyến khích người lao động sáng tạo trong sản xuất, tạo môi trường làm việc thân thiện, thoải mái để người lao động có thể gắn bó lâu dài với công việc.

Huyện Kim Sơn là huyện có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, văn hoá xã hội. Đặc biệt là tiềm năng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Huyện là rất lớn. Nhưng trong phạm vi của một luận văn tôi chưa thể nêu đầy đủ các góc cạnh của tiểu thủ công nghiệp ở Kim Sơn. Tuy vậy, luận văn cũng góp phần nhỏ vào quá tìm hiểu tiểu thủ công nghiệp ở huyện Kim Sơn (1986 - 2012), phác hoạ được quá trình phát triển của tiểu thủ công nghiệp, sự quan tâm của Nhà nước và chính quyền địa phương tới tiểu thủ công nghiệp. Tác động của nó tới đời sống, văn hoá xã hội ở Kim Sơn. Luận văn còn góp phần nhỏ vào việc bảo tồn những nét văn hoá truyền thống của Kim Sơn và văn hoá của dân tộc/.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Kim Sơn (1991), Lịch sử Đảng bộ huyện

Kim Sơn tập I (1945-1954).

2. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Kim Sơn (2002), Lịch sử Đảng bộ huyện

Kim Sơn tập II (1954 -1975)

3. Ban Chấp hành Đảng bộ Kim Sơn (2006), Lịch sử Đảng Bộ huyện Kim

Sơn tập III ( 1975-2005).

4. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Kim Sơn (2008), Lịch sử Đảng bộ huyện

Kim Sơn (1947 - 2007).

5. Ban Chấp hành Đảng bộ Kim Sơn (2008), Nghị quyết số 12- NQ/HU về

đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và làng nghề đến năm 2010 ; định hướng đến năm 2015.

6. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Kim Sơn (2011), Nghị quyết số 10-

NQ/HU về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đến

năm 2015, định hướng đến năm 2020.

7. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (2002), Ninh Bình quê hương

anh hùng, NXB Chính trị Quốc gia.

8. Phan Gia Bền (1957), Sơ thảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt

Nam, NXB Văn sử địa, Hà Nội.

9. Bộ Công nghiệp (2005), Chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển tiểu thủ

công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015, tầm nhìn đến 2020, Hà Nội..

10. Chính phủ (1997), Nghị định 44 – CP về ban hành điều lệ mẫu Hợp tác

xã công nghiệp và xây dựng.

11. Chính Phủ (2004), Nghị định số 134/2004/NĐ – CP về khuyến khích phát

triển công nghiệp nông thôn, Hà Nội.

12. Chính phủ (2006), Nghị định số 66/2006/NĐ – CP về phát triển ngành

13. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1984), Chỉ thị số 231-CT về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác cải tạo và tăng cường củng cố quan hệ sản xuất xã hội

chủ nghĩa đối với tiểu công nghiệp - thủ công nghiệp.

14. Cục thống kê Ninh Bình, Niên Giám thống kê huyện Kim Sơn 2003.

15. Cục Thống kê Ninh Bình (2005), Ninh Bình 50 năm xây dựng và phát

triển 1955 - 2004.

16. Cục Thống kê Ninh Bình, Niên giám thống kê huyện Kim Sơn 2012.

17. Hoàng Kim Giao (1996), Làng nghề truyến thống – mô hình làng nghề và

phát triển nông thôn, Kỷ yếu hội thảo Bảo tồn và phát triển làng nghề

truyền thống Việt Nam.

18. Nguyễn Quang Ngọc (2009), Một số vấn đề làng xã Việt Nam, NXB Đại

học Quốc gia Hà Nội.

19. Nghiêm Phú Ninh (1986), Con đường phát triển tiểu thủ công nghiệp -

Thủ công nghiệp Việt Nam, NXB Thông tin lý luận, Hà Nội.

20. Phòng thống kê huyện Kim Sơn (1997), Niên giám thống kê huỵên Kim

Sơn năm 1997.

21. Phòng thống kê huyện Kim Sơn (2000), Niên giám thống kê huyện Kim

Sơn năm 2000.

22. Phòng thống kê huyện Kim Sơn (2002), Niên giám thống kê huyện Kim

Sơn năm 2002.

23. Phòng Công thương huyện Kim Sơn, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất

Một phần của tài liệu Tiểu thủ công nghiệp ở Huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình từ năm 1986 đến năm 2012 Lê Thị Thoa. (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)