Các làng nghề tiêu biểu

Một phần của tài liệu Tiểu thủ công nghiệp ở Huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình từ năm 1986 đến năm 2012 Lê Thị Thoa. (Trang 54)

6. Bố cục của đề tài

2.2.4. Các làng nghề tiêu biểu

- Làng nghề chiếu Kim Chính

Kim Chính là xã nằm ở trung tâm huyện Kim Sơn, có diện tích tự nhiên là 865,55 ha. Địa hình của xã tương đối bằng phẳng dốc dần về phía nam. Xã có 3 làng, mỗi làng có ranh giới tự nhiên bởi con sông chạy ngang giữa xã là sông Ân. Sông Ân giống như quà tặng vô giá của thiên nhiên dành cho xã, nó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu, vận chuyển và lưu thông hàng hóa cho vùng. Ngay từ ngày đầu thành lập, người dân ở đây đã có bài vè ca ngợi sự trù phú của Kim Chính:

“Thanh nhàn mát mẻ Thủ Trung Đánh đay, dệt chiếu làm công nhẹ nhàng

Khen thay Kiến Thái sẵn sàng Có cột dây thép dọc đường giăng qua.

Cảnh vui Trì Chính phú hào Đi vào tàu thuỷ, ra vào hộ sinh..”

….

Làng nghề chiếu ở Kim Chính đã có từ lâu đời, ngay từ đầu thế kỷ XX ở Kim Chính đã có 4 xưởng chiếu cói (cả huyện chỉ có 5 xưởng). Chiếu ở đây vừa bền vừa đẹp, người mua chiếu có thể đến tận nơi đặt hàng theo nhu cầu, mẫu mã, và kích thước của mình.

Hầu hết người dân trong làng đều gắn bó với nghề thủ công truyền thống mang tính kỹ nghệ cao. Chiếu Kim Chính luôn có độ tinh xảo, mẫu mã đẹp. Thợ dệt chiếu ở Kim Chính luôn coi trọng khâu chọn lựa nguyên liệu, bởi nguyên liệu là linh hồn của sản phẩm. Để có sợi cói mềm, đẹp, người thợ phải đưa cói được chẻ đi phơi khô, đưa vào khuôn ép, sau đó lau bóng. Sợi

đay phải được se kỹ càng. Nguồn nguyên liệu để làm chiếu của Kim Chính

được các xã chuyên trồng cói, đay của huyện Kim Sơn cung cấp nên luôn được đảm bảo chất lượng và ổn định số lượng.

Làng chiếu Kim Chính luôn chú trọng cải tiến kỹ thuật dệt chiếu bằng cách tự trang bị máy móc hiện đại. Tuy nhiên, để có một lá chiếu đẹp người thợ thủ công ở đây phải đặt cả tâm huyết, lòng yêu nghề, sự khéo léo của đôi bàn tay để tạo ra một sản phẩm hoàn hảo. Công đoạn dệt chiếu rất vất vả, trước tiên người ta dùng đay sợi mắc lên thành từng hàng theo chiều dài, sợi

nọ cách sợi kia khoảng 1cm rồi xuyên đay qua những cái “go”. Để hoàn

thành một lá chiếu phải có hai người cùng làm và mất khoảng từ 3 - 4 tiếng,

một người mắc sợi cói vào một cái “văng” rồi văng qua “và đay” và một

người đập “go”. Vì thế, các sản phẩm chiếu của làng luôn đẹp, số lượng sản

phẩm rất phong phú, đa dạng, gồm có chiếu xe đan, chiếu táp bi, chiếu in,

chiếu đôi… Các sản phẩm này không những được tiêu thụ trong nước mà còn

tiêu thụ ở thị trường nước ngoài.

Trải qua thăng trầm của thời kỳ bao cấp, trì trệ, nhiều hộ sản xuất chiếu trong làng đã phải cất khung dệt vì làm ăn thua lỗ. Nhưng nhờ có chính sách đổi mới của Đảng ta và được sự quan tâm của chính quyền địa phương đã vực dậy nghề dệt chiếu của Kim Chính. Người dệt chiếu luôn thay đổi mẫu mã theo nhu cầu của thị trường, phát triển đa dạng các sản phẩm từ cói như làm

thêm thảm cói, đan giày, mũ, khay, làn…

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp phát triển đã làm cho thu nhập của làng nghề tương đối ổn định với thu nhập bình quân đầu người là khoảng 1.400.000 đồng/người/tháng, thị trường tiêu thụ mở rộng sang các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Đức, Bỉ…. Một số hộ dân trong làng đã có nguồn vốn lưu động lớn, mở rộng sản xuất, thuê thêm nhân công từ các vùng lân cận. Theo báo cáo tổng kết năm 1993 của UBND xã thì nghề chiếu, nghề kỹ nghệ cói đã đưa về cho xã mỗi năm 3 tỷ đồng. Hiện nay, nghề chiếu cói không được phát triển mạnh như trước kia nữa vì thị trường tiêu thụ chiếu cói bị thu hẹp, thay vào đó là việc tiêu thụ các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ

bèo tây, cói, rơm, rạ.... Người dân trong làng cũng không bỏ nghề làm chiếu, mà làm với số lượng ít hơn, chủ yếu theo đơn đặt hàng, họ tập trung sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đan lát từ cói và các vật liệu khác.

- Làng nấu rượu Lai Thành

Lai Thành là một xã nằm ở phía nam huyện Kim Sơn, có diện tích là

10,51km2, dân số (năm 2012) là 11.759 người. Người dân ở đây chủ yếu sản

xuất nông nghiệp bởi diện tích đất canh tác lớn. Cũng từ việc sản xuất nông nghiệp họ làm ra những loại lúa tốt nhất, thơm ngon nhất để phát triển một nghề thủ công khác đó là nghề nấu rượu.

Ban đầu người dân chủ yếu nấu rượu đề phục vụ công việc trong gia đình, trong họ. Nhưng do có bí quyết nấu rượu riêng biệt, sản phẩm rượu Lai Thành ngon, ngọt dịu, thơm thoang thoảng mùi men, mùi gạo đồng quê nên được nhiều người yêu thích. Một số hộ gia đình bắt đầu nấu rượu theo đơn đặt hàng của khách, trong quá trình phát triển đã hình thành làng nghề nấu rượu.

Rượu Lai Thành được chưng cất từ gạo nếp cái hoa vàng trồng trên những thửa ruộng nơi đây. Lúa nếp sau khi thu hoạch được phơi nắng cho “săn”, sàng sẩy những hạt lép, rồi đưa vào chum sành để bảo quản. Khi nào nấu rượu mới đưa đi giã hoặc xay xát, vì thế mà gạo nếp ở đây thơm, trắng như màu sữa. Ở Lai Thành có những hộ gia đình đã trải qua hàng chục đời nấu rượu, có những hộ chuyên làm men cái. Cách làm men cái cũng khá công phu, men ở đây được làm từ loại thuốc Bắc nên rất thơm ngon, đây cũng chính là nét riêng tạo ra thương hiệu rượu Kim Sơn, Lai Thành.

Gạo sau khi xay xát được nấu thành cơm, để nguội, rồi rải từng lớp men lên cơm và đưa đi ủ khoảng một tuần sau đó đưa vào chưng cất bằng nước mưa, hoặc nước giếng khơi. Rượu ở đây rất trong, uống vào cảm thấy vị ngòn ngọt, cay cay nhưng cũng êm dịu. Những ai đã từng đến Kim Sơn thường đều tìm mua cho mình ít rượu Lai Thành làm quà, rượu ở đây không

chỉ ngon mà còn tốt cho sức khoẻ khi chúng ta uống với lượng vừa phải, hoặc ngâm với một số loại dược liệu khác.

- Làng mộc Thủ Trung

Thủ Trung là một làng nằm trong xã Kim Chính. Vì có điều kiện giao thông thuận lợi, lại nằm ở một xã trung tâm của huyện nên làng có điều kiện phát triển kinh tế. Ban đầu làng chỉ có một vài hộ làm nghề mộc, sau này khi công việc làm ăn phát đạt nhiều hộ trong làng bắt đầu làm nghề mộc và hình thành làng nghề.

Làng nghề Thủ Trung chủ yếu đóng các vật dụng như giường, tủ, ghế, bàn. Các sản phẩm của làng phần lớn tiêu thụ ở thị trường trong huyện. Sản phẩm thường được đóng theo nhu cầu của người sử dụng, như đóng giường cưới, bàn ghế cho hộ gia đình, hoặc được các cơ quan Nhà nước đặt với số lượng nhiều như trường học, phòng họp. Hiện nay trong làng chỉ còn một số hộ sản xuất gỗ với quy mô vừa và nhỏ, các hộ khác thì làm nghề chiếu cói, đan lát các mặt hàng thủ công mỹ nghệ.

Tiểu kết

Được sự quan tâm của Nhà nước và chính quyền địa phương với những chính sách kinh tế hợp lý, kịp thời. Tiểu thủ công nghiệp của huyện Kim Sơn đã có nhiều chuyển biến tích cực, phát triển đa dạng về ngành nghề, phong phú về chủng loại. Ngoài các sản phẩm truyền thống từ cây cói thì còn đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm tết bện từ rơm, rạ, các sản phẩm đan lát từ mây, tre.

Giai đoạn trước năm 1986, nghề chủ yếu là nghề dệt chiếu nhưng chuyển sang giai đoạn 1986 - 1996 đã xuất hiện nhiều nghề thủ công như: chế biến lương thực thực phẩm, thủ công mỹ nghệ… Các ngành, nghề tiểu thủ công nghiệp đã có sự thay đổi về mẫu mã và chất lượng. Tuy nhiên, nếu nhìn tổng thể thì huyện Kim Sơn vẫn chưa phát triển hết tiềm năng tiểu thủ công nghiệp của địa phương. Các ngành chế biến lương thực, thực phẩm vẫn chưa

được đầu tư thích đáng về kỹ thuật cũng như nguồn vốn, bởi Kim Sơn là vùng sản xuất nông nghiệp lớn, nhưng sản phẩm bán ra hầu hết là các sản phẩm chưa qua chế biến nên giá trị không cao.

Hoạt động của các làng nghề vẫn còn gặp nhiều khó khăn do khâu sản xuất manh mún, chưa được đầu tư và quy hoạch cụ thể, một số hộ dân sản xuất còn tự phát, dẫn đến chất lượng sản phẩm không cao làm hạ giá thành sản phẩm một số hàng thủ công mỹ nghệ. Các loại mẫu mã vẫn nghèo nàn, phụ thuộc vào mẫu mã của khách hàng. Bên cạnh đó, tất cả các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp của huyện còn gặp khó khăn về nguồn vốn, do ngân sách của huyện còn eo hẹp, chính sách ưu đãi của Nhà nước còn hạn chế. Thị trường tiêu thụ trong giai đoạn này còn phụ thuộc vào những thị trường truyền thống như Đông Âu, Liên Xô. Nên khi các nước này ngừng nhập khẩu thì các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp lại bị tồn đọng gây tổn thất lớn cho nền kinh tế. Nhiều làng nghề cói, HTX tiểu thủ công nghiệp không thể hoạt động. Người dân bỏ đi nơi khác tìm việc làm, một số đông đảo thanh niên trai tráng qua Thanh Hoá, Nghệ An, Hoà Bình đi đào vàng gây mất trật tự an ninh xã hội.

Chƣơng 3

TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN KIM SƠN TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2012

3.1. Chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về TTCN và sự vận dụng của chính quyền địa phƣơng từ năm 1996 – 2012

- Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về TTCN

Trải qua 10 năm tiến hành đổi mới toàn diện (1986 - 1995). Nền kinh tế nước ta đã có nhiều thay đổi căn bản. Từ một nền kinh tế bao cấp, với cơ chế quản lý quan liêu, đến nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tháng 6/1996, Đảng ta đã tiến hành Đại hội toàn quốc lần thứ VIII, đề ra nhiệm vụ cho thời kỳ quá độ là đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Đại hội khẳng định: Tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Dựa trên cở sở Luật Hợp tác xã năm 1992, Chính phủ đã đưa ra Nghị

định 44-CP ngày 29/4/1997 ban hành điều lệ mẫu Hợp tác xã công nghiệp và

xây dựng. Theo Nghị định thì “HTX công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, Hợp

tác xã xây dựng (sau được gọi tắt là HTX công nghiệp) là tổ chức kinh doanh tự chủ, do người lao động có nhu cầu lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức, lập ra theo quy định của pháp luật, để sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ công nghiệp xây

dựng”[10]. Đây là Nghị định hướng dẫn cụ thể và chi tiết việc thành lập HTX

công nghiệp. Qua nghị định này đã tạo điều kiện để các HTX tiểu thủ công nghiệp có thể phát triển dưới nhiều loại hình, rất phù hợp cho nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam. Nghị định cũng đã chỉ rõ: “Tuỳ theo quy mô và

đặc điểm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà Hợp tác xã có thể tổ chức các loại hình Hợp tác xã thích hợp: Loại hình Hợp tác xã tập trung; Loại hình Hợp tác xã sản xuất phân tán theo hộ gia đình; Loại hình Hợp tác xã vừa sản xuất tập trung vừa sản xuất phân tán” [10]. Các loại hình HTX, đã tạo điều kiện cho ngành tiểu thủ công nghiệp ở Kim Sơn phát triển mạnh.

Năm 2000, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg

ngày 24/11/2000 về một số chính sách, tạo điều kiện thuận lợi và áp dụng

những chính sách nhằm đảm bảo quyền lợi cho các cở sở sản xuất và ngành

nghề nông thôn, đặc biệt là các ngành, nghề tiểu thủ công nghiệp. Quyết định

số 132 của Thủ tướng chính phủ đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các cở sở và các làng nghề phát triển, trong quá trình hoạt động, họ được đảm bảo quyền lợi cạnh tranh công bằng theo cơ chế kinh tế thị trường.

Năm 2001, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 132/2001/QĐ-TTg

ngày 07/9/2001 về việc khuyến khích các địa phương huy động mọi nguồn lực

và tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình phát triển đường và cơ sở

hạ tầng nông thôn phục vụ nông, ngư nghiệp tại các làng nghề. Cơ sở hạ tầng

là yếu tố vô cùng quan trọng để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá kinh tế nông thôn. Chính vì thế Nhà nước đã chú trọng tìm nguồn lực cho việc phát triển hệ thống giao thông. Giao thông thuận lợi sẽ giúp cho việc lưu thông hàng hoá thuận tiện, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, trong đó có tiểu thủ công nghiệp.

Trên tinh thần đổi mới toàn diện của Đảng mà trọng tâm là đổi mới kinh tế, khuyến khích các ngành kinh tế phát triển đồng đều. Với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam trở thành một nước công nghiệp. Chính phủ đã ban hành

Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 về khuyến khích phát triển

đích huy động các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp nông thôn và các hoạt động khuyến công theo quy hoạch phát triển công nghiệp của cả nước và từng địa phương. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hoá, hướng tới một nền công nghiệp bền vững, nâng cao sức cạnh tranh, thích ứng kịp với quá trình hội nhập quốc tế. Công tác khuyến công đặc

biệt chú trọng đến việc “tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển

nghề”. Trong thực trạng làng nghề lao đao, nhiều làng bỏ nghề. “Có nghề cả

làng chỉ còn một gia đình làm, còn đã chuyển sang các nghề khác. Có nghề,

đã mất nghề, còn mất cả công nghệ, mất cả tiềm năng kinh tế và văn hoá, mất

cả bản sắc dân tộc” [24; 9]. Thì việc khuyến khích truyền nghề, dạy nghề có

ý nghĩa tái tạo lại sức sống cho các làng nghề.

Đại hội X của Đảng(2)

đã khẳng định mục tiêu tổng quát 5 năm 2006 -

2010 là: “... đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt

mọi nguồn lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế…; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát

triển” . Nước ta là một nước nông nghiệp còn lạc hậu, sản xuất nhỏ lẻ, phân

tán...,nên việc tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là rất khó khăn, việc phát triển tiểu thủ công nghiệp trong giai đoạn này rất quan trọng, bởi tiểu thủ công nghiệp gắn liền với các làng quê nông thôn. Phát triển tiểu thủ công nghiệp sẽ giúp cho các vùng nông thôn tăng thêm thu nhập, giải quyết việc làm. Sau đó sẽ tác động tích cực vào chuyển dịch cơ cấu ở nông thôn, giúp đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Ngoài

ra, trong Văn kiện của Đảng ở Đại hội X còn khẳng định: “Chuyển dịch mạnh

cơ cấu kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia

(2)

tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường... ; Tăng nhanh tỉ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỉ trọng sản phẩm nông nghiệp…; phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao, vùng trồng trọt và chăn nuôi tập trung, doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ gắn với hình thành các ngành nghề, làng nghề, hợp

Một phần của tài liệu Tiểu thủ công nghiệp ở Huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình từ năm 1986 đến năm 2012 Lê Thị Thoa. (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)